Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 2: Gõ cửa trái tim - Tiết 21+22: Văn bản "Mây và sóng"

Trò chơi của em bé:

+ Con là mây

+ Mẹ là trăng

+ Mái nhà là bầu trời xanh thẳm

+ Hai bàn tay con ôm lấy mẹ.

+ Con là sóng

+ Mẹ là bến bờ kì lạ

+ Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ.

Lặp từ , hình ảnh so sánh.

Trò chơi kì thú có thiên nhiên lung linh, có vũ trụ rộng lớn, có mẹ diễn ra trong mái nhà thân yêu của chính mình.

Trò chơi hấp dẫn, em được hoà nhập vào thế giới tự nhiên trong cuộc vui chơi ấm áp tình mẫu tử.

Một em bé rất thông minh, giàu trí tưởng tượng, khát khao khám phá thế giới và rất yêu mẹ.

ppt 21 trang trithuc 20/08/2022 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 2: Gõ cửa trái tim - Tiết 21+22: Văn bản "Mây và sóng"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 2: Gõ cửa trái tim - Tiết 21+22: Văn bản "Mây và sóng"

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 2: Gõ cửa trái tim - Tiết 21+22: Văn bản "Mây và sóng"
TIẾT 2 1+ 2 2 
( R. Ta-go) 
Mây và sóng 
Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. 
Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến 
giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy em sẽ làm gì? 
Kiểm tra bài cũ 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả, tác phẩm 
Nêu vài nét chính về tác giả Tagor? 
Văn bản: MÂY VÀ SÓNG 
a. Tác giả: 
Ra-bin-đơ-ra-nat Ta-go 
 (1861-1941) 
Là danh nhân văn hóa, nhà 
thơ hi ện đại lớn nhất của Ấn 
 Độ. Thơ Tago chan chứa tình 
 yêu đất nước, con người, 
 cuộc sống,... 
“Mây và sóng” trích từ tập “Si-su” ( Trẻ thơ ) viết bằng tiếng Ben- gan , xuất bản lần đầu năm 1909. 
Sau được dịch sang tiếng Anh và in trong tập “ Trăng non ”. 
? Bài thơ ra đời vào năm nào ? In trong tập thơ gì ? 
I. Tìm hiểu chung 
 b, Tác phẩm 
Bài thơ được dịch ra Tiếng Anh. 
Mây và Sóng 
Mẹ ơi , trên mây có người gọi con 
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy đến lúc chiều tà. 
Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi 
với vầng trăng bạc” 
Con hỏi : “Nhưng làm thế nào mình lên đó được” 
Họ đáp :“Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay 
 lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây” 
“Mẹ mình đang đợi ở nhà”-con bảo- “Làm sao 
có thể rời mẹ mà đến được” 
Thế là họ mỉm cười bay đi. 
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn mẹ ạ. 
Con là mây và mẹ sẽ là trăng 
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là 
bầu trời xanh thẳm 
Trong sóng có người gọi con: 
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao” 
Con hỏi : “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?” 
Họ nói : “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. 
Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” 
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua. 
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn. 
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, 
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười văng vỡ tan vào lòng mẹ. 
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào 
I. Tìm hiểu chung 
2. Đọc- giải từ khó: 
3. Bố cục: 
2 phần 
? Bài thơ là lời nói của ai ? 
 Lời nói đó được chia làm 
 bao nhiêu phần ? 
Bài thơ là lời nói của em bé, 
được chia làm 2 phần: 
Phần 1: Từ đầu đến “ xanh thẳm 
Phần 2: Còn lại 
? Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không ? 
Thêm phần thứ hai tức là có thêm 
những thử thách mới, như vậy tình 
thương yêu mẹ của em bé mới 
được trọn vẹn. 
I. Tìm hiểu chung 
 3. Bố cục: 2 phần 
? Hãy chỉ ra 
những điểm 
giống và 
khác nhau (về 
 số dòng thơ, 
về cách xây 
dựng hình ảnh, 
 về cách tổ chức 
 khổ thơ,...) 
 giữa hai phần? 
* Giống: 
 Trình từ tường thuật của hai 
 phần đầu giống nhau: 
+ Thuật lại lời rủ rê 
+ Thuật lại lời từ chối và 
lí do từ chối; 
+ Nêu lên trò chơi mới 
 Trong cả hai phần, dòng thơ 
 thứ năm đều là phản ứng trực 
 tiếp của em bé trước lời rủ rê 
* Khác: 
- Phần thứ nhất mở đầu bằng 
 cụm từ :”mẹ ơi”, phần 
thứ hai không có; 
 Ý và lời ở hai phần không hề 
 trùng lặp nhau. Mây và sóng đều 
 là những cảnh vật tự nhiên hấp 
Dẫn song tính chất hấp dẫn khác 
nhau. 
 => Bố cục trên làm cho chủ đề bài thơ trọn vẹn, đầy đủ. 
II. Tìm hiểu chi tiết 
? Xác định vị trí của dòng thơ “ Con hỏi : ...” 
ở mỗi phần và lí giải vì sao em bé chưa từ chối 
 ngay lời mời gọi của những người “ trên mây ” 
và những người sống “ trong sóng ” ? 
Nếu em bé từ chối ngay lời rủ rê của những người 
sống “trên mây” và những người sống“ trong sóng” 
 thì tình cảm sẽ thiếu chân thực vì trẻ em nào chả 
ham chơi. Em bé phần nào đã bị lôi cuốn. 
II. Tìm hiểu chi tiết 
1. Trò chơi của mây và sóng 
Lời mời gọi của mây 
Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc 
Lời mời gọi của sóng 
Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao 
=> Những trò chơi vô cùng hấp dẫn, thú vị, cuốn hút vào một thế giới sặc sỡ sắc màu 
II. Tìm hiểu chi tiết 
1. Trò chơi của mây và sóng. 
Lời mời gọi 
Sóng 
Mây 
chơi từ khi thức dậy 
cho đến lúc chiều tà. 
chơi với bình minh vàng, 
 chơi với vầng trăng bạc”. 
Trước lời mời của mây và sóng, em bé có thái độ như thế nào? Sau đó em đã quyết định ra sao? 
ca hát từ sáng sớm cho 
đến hoàng hôn, ngao du 
nơi này nơi nọ mà không 
 biết từng đến nơi nao”. 
Hấp dẫn 
Nhưng làm thế nào mà 
mình lên trên ấy được? 
Nhưng làm thế nào mình 
ra ngoài đó được?”. 
Muốn đi 
Từ chối 
Buổi chiều mẹ luôn muốn 
mình ở nhà, làm sao có thể 
Rời mẹ mà đi được?” 
Tình mẫu tử 
Mẹ mình đang đợi ở nhà”- 
làm sao có thể rời mẹ mà 
 đến được?” 
II. Tìm hiểu chi tiết : 
2.Trò chơi của em bé: 
+ Con là mây 
+ Mẹ là trăng 
+ Mái nhà là bầu trời xanh thẳm 
+ Hai bàn tay con ôm lấy mẹ. 
+ Con là sóng 
+ Mẹ là bến bờ kì lạ 
+ Con lăn , lăn , lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ. 
- Trò chơi hấp dẫn, em được hoà nhập vào thế giới tự nhiên trong cuộc vui chơi ấm áp tình mẫu tử. 
- > Lặp từ , hình ảnh so sánh. 
-Trò chơi kì thú có thiên nhiên lung linh, có vũ trụ rộng lớn, có mẹ diễn ra trong mái nhà thân yêu của chính mình. 
-Một em bé rất thông minh, giàu trí tưởng tượng, khát khao khám phá thế giới và rất yêu mẹ. 
-Nhận xét gì cách sử dụng từ ngữ, sử dụng hình ảnh, việc sáng tạo trò chơi ? 
3. Ý nghĩa triết lý của bài thơ: 
Những hình ảnh 
 thiên nhiên trong 
bài thơ có ý 
nghĩa tượng trưng 
điều gì ? 
Tượng trưng 
cho những 
quyến rũ 
của cuộc 
đời; vừa 
diễn tả tình 
 mẹ con 
ngang tầm 
 vũ trụ. 
3. Ý nghĩa triết lý của bài thơ : 
? Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa ? 
 Cuộc sống con người thường gặp 
những cám dỗ. Muốn khước từ những 
cám dỗ đó, con người cần có chỗ dựa 
vững chắc như tình mẫu tử. 
- Hạnh phúc không phải là cái gì 
 xa xôi bí ẩn, hay do ai ban phát mà 
do chính mình tạo ra. 
- Bài thơ còn cho thấy quan hệ giữa 
 tình yêu và sáng tạo 
? Nội dung 
chính của 
 bài thơ 
này là 
 gì? 
Ca ngợi 
 tình mẹ 
con thiêng 
 liêng, cao 
 đẹp 
 CÂU HỎI THẢO LUẬN 
Có lẽ cuộc đời mỗi con người là một cuộc hành trình dài. Từ những bước chập chững đầu đời cho đến cả mai sau hình bóng mẹ vẫn hằng dõi theo ta mãi. 
 Câu chuyện của em bé đã kéo chúng ta trở lại trong cái ngày xưa hồn nhiên bằng những trò chơi bên mẹ. Mẹ được ví như mặt trăng, biển cả. Đó là thiên nhiên lớn lao, là vũ trụ vĩnh hằng vô cùng vô tận. Còn con là mây, sóng bay cao, lan xa để mãi hát lên những lời tụng ca về mẹ. Mẹ là người mãi ở trong tim mỗi chúng ta. 
- Con dù lớn vẫn là con của mẹ, 
 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con 
 ( Chế Lan Viên) 
- Ta đi trọn kiếp con người 
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru 
 ( Nguyễn Duy) 
III.Tổng kết: 
1.Nghệ thuật: 
?Nhận xét nào sau đây đúng nhất về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? 
A. Hình ảnh thiên nhiên vừa lung linh, kỳ ảo vừa chân thực, sinh động, mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. 
B. Trí tưởng tượng phong phú, bay bổng. 
C. Hình thức đối thoại lồng trong lời kể 
D. Cả 3 ý trên. 
D 
 - Hình thức đối thoại lồng trong lời kể. 
 - Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, giàu ý nghĩa tượng trưng. 
 - Chất triết lí trữ tình nồng đượm. 
2.Nội dung: 
 	Qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với mây và sóng, người đọc cảm nhận được một cách thấm thía tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. 
 
 L UYỆN TẬP : 
Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (5 – 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy. 
 
 VẬN DỤNG: 
THẢO LUẬN NHÓM: 
Nhóm 1: Tình huống 1 : Nếu có bạn rủ em đi chơi và em thấy rất thú vị, nhưng ở nhà em vẫn còn bài tập chưa làm xong, bố mẹ cũng muốn em ở nhà để giúp đỡ bố mẹ, em sẽ làm gì? 
Nhóm 2: Tình huống 2 : Nếu có bạn rủ em đi chơi, nhưng cả tuần mới có một ngày nghỉ, em muốn dành thời gian để đi chơi với gia đình, em sẽ làm gì? 
Nhóm 3: Tình huống 3 : Nếu em được đi chơi, em rủ bạn em đi cùng, nhưng bạn lại từ chối vì còn bài tập phải hoàn thành, vì còn cần ở nhà phụ giúp bố mẹ hay vì bạn muốn dành thời gian cho gia đình của bạn, em sẽ có thái độ và ứng xử như thế nào? 
SƠ ĐỒ TƯ DUY 
Hướng dẫn học và làm bài ở nhà 
1. Học thuộc bài thơ 
2. Nắm được nội dung, nghệ thuật của bài 
3. Phân tích những câu thơ em thích. 
4. Chuẩn bị bài : Thực hành Tiếng Việt ( Ẩn dụ, Dấu câu) 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.ppt