Kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kỳ II - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Huyền
CHỦ ĐỀ 6: TỪ
BÀI 19: TỪ TRƯỜNG
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu một lực từ, được gọi là từ trường.
- Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.
- Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất chủ yếu
- Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
- Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị
- Máy tính, máy chiếu (Laptop, tivi).
- Phiếu học tập (Bảng phụ)
2. Học liệụ
- Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo thời gian từ trước đến nay.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 thanh nam châm thẳng; 1 kim nam châm; đế gắn nam châm; 1 bộ TN từ phổ của thanh nam châm.
- Đoạn video Thí nghiệm Từ phổ _ Hình dạng đường sức từ của nam châm chữ U: - Tranh ảnh: Hình 19.1 → Hình 19.5
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập
a) Mục tiêu:
- Phân tích được các dữ kiện của thí nghiệm: khi đưa các vật liệu từ gần nam châm thì xuất hiện lực hút.
- Xác định và phát biểu được nhiệm vụ cần thực hiện.
b) Nội dung:
- Học sinh di chuyển vào các nhóm đã được chọn, bầu nhóm trưởng, ghi nhận thông tin của các thành viên trong nhóm.
- Thảo luận nhóm, phân tích các dữ kiện của thí nghiệm mà giáo viên đưa ra.
c) Sản phẩm:
- Trả lời câu hỏi phân tích thí nghiệm: Vì nam châm có thể hút các vật có tính chất từ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kỳ II - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Huyền
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY HỌC KỲ II Môn học: KHTN - Lớp: 7 Trường: THCS Hòa Hiệp Tổ: Hóa - Sinh Họ và tên giáo viên: Lê Thị Huyền CHỦ ĐỀ 6: TỪ BÀI 19: TỪ TRƯỜNG Thời gian thực hiện: 03 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực khoa học tự nhiên - Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu một lực từ, được gọi là từ trường. - Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm. - Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm 2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất chủ yếu - Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ - Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị - Máy tính, máy chiếu (Laptop, tivi). - Phiếu học tập (Bảng phụ) 2. Học liệụ - Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo thời gian từ trước đến nay. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 thanh nam châm thẳng; 1 kim nam châm; đế gắn nam châm; 1 bộ TN từ phổ của thanh nam châm. - Đoạn video Thí nghiệm Từ phổ _ Hình dạng đường sức từ của nam châm chữ U: https://youtu.be/hCZoSyOxFxY - Tranh ảnh: Hình 19.1 → Hình 19.5 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập a) Mục tiêu: - Phân tích được các dữ kiện của thí nghiệm: khi đưa các vật liệu từ gần nam châm thì xuất hiện lực hút. - Xác định và phát biểu được nhiệm vụ cần thực hiện. b) Nội dung: - Học sinh di chuyển vào các nhóm đã được chọn, bầu nhóm trưởng, ghi nhận thông tin của các thành viên trong nhóm. - Thảo luận nhóm, phân tích các dữ kiện của thí nghiệm mà giáo viên đưa ra. c) Sản phẩm: - Trả lời câu hỏi phân tích thí nghiệm: Vì nam châm có thể hút các vật có tính chất từ. d) Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV làm thí nghiệm đưa một vật bằng sắt đến gần nam châm rồi đặt câu hỏi: “Vì sao khi đưa các vật liệu từ gần nam châm thì xuất hiện lực hút? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV. - Giáo viên: Theo dõi và hướng dẫn khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án của nhóm mình. GV nhận xét đáp án của HS. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Chúng ta đã học các loại lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc ở KHTN 6, vậy vì sao không tiếp xúc nhưng nam châm vẫn tác dụng lực được. Vậy vùng không gian xung quanh nam châm có tính chất gì? Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2) Hình thành kiến thức: Hoạt động 2.1: Nhận biết từ trường của thanh nam châm, dây dẫn mang dòng điện a) Mục tiêu: - Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu một lực từ, được gọi là từ trường. b) Nội dung: 1. HS thực hiện thí nghiệm về tương tác giữa hai nam châm - Lắng nghe yêu cầu thực hiện thí nghiệm. Đọc kĩ, tìm hiểu kĩ các bước tiến hành thí nghiệm. Nhận dụng cụ thí nghiệm, kiểm tra đầy đủ, sử dụng tốt. - Thực hiện thí nghiệm theo nhóm, ghi nhận kết quả. - GV giúp HS chính xác hóa lại kiến thức, thông báo nội dung kết luận, cho học sinh ghi chép kiến thức vào vở. 2. HS làm việc với SGK, quan sát thí nghiệm Oerted GV trình chiếu để nhận biết được vùng không gian bao quanh dây dẫn có từ trường. 3. HS thảo luận và phát biểu kiến thức cần nghiên cứu ở phiếu học tập 1, ghi nhận lại kiến thức cần học vào vở. c) Sản phẩm: - Đáp án phiếu học tập 1. PHIẾU HỌC TẬP 1 Lớp: . Nhóm: Bước 1: Nhận biết từ trường của thanh nam châm 1. Quan sát và nhận xét hướng của kim nam châm so với hướng ban đầu? Hướng của kim nam châm bị lệch đi so với hướng ban đầu 2. Ngoài kim nam châm, ta có thể dùng các vật nào khác để phát hiện từ trường không? Ngoài nam châm, ta có thể dùng cảm biến từ trường hoặc dây dẫn mang dòng điện để phát hiện từ trường. Bước 2: Nhận biết từ trường của dây dẫn mang dòng điện 1. Thí nghiệm Oersted cho thấy có điểm nào giống nhau giữa không gian quanh nam châm và dòng điện? - Điểm giống nhau giữa không gian quanh nam châm và dòng điện trong thí nghiệm Oersted là đều có từ trường. 2. Xung quanh vật nào sau đây có từ trường? A. Bóng đèn điện đang sáng. B. Cuộn dây đồng nằm trên kệ. Đáp án A. d) Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm theo các bước như SGK như H 19.1. - GV trình chiếu thí nghiệm Hans Christian Oersted như SGK để HS quan sát. - GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi (tùy vào trang thiết bị thí nghiệm của nhà trường nếu đủ, hoặc có thể cho làm nhóm) và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 1. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy. - HS quan sát vị trí của nam châm khi khóa K mở (không có dòng điện) và khi khóa K đóng (có dòng điện), để từ đó khẳng định xung quanh dây dẫn mang dòng điện cũng tồn tại từ trường tác dụng lên các vật có từ tính. Từ hai thí nghiệm trên, bằng phương pháp so sánh HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 1. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá , kết luận , định hướng - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá đồng đẳng. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. (Sử dụng phiếu đánh giá hoạt động nhóm) - GV mở rộng: MRI (Magnetic Resonance Imaging) là phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ, sử dụng từ trường rất mạnh được tạo nên bởi dòng điện để chụp các chi tiết bên trong cơ thể. Từ trường này có thể gây nên các rủi ro như làm hỏng các thẻ từ, các thiết bị điện tử, Tiểu kết: - Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường (trường từ ). - Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó. Hoạt động 2.2: Thí nghiệm quan sát từ phổ của một nam châm a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm. b) Nội dung: 1. HS thực hiện thí nghiệm từ phổ của thanh nam châm - Lắng nghe yêu cầu thực hiện thí nghiệm. Đọc kĩ, tìm hiểu kĩ các bước tiến hành thí nghiệm. Nhận dụng cụ thí nghiệm, kiểm tra đầy đủ, sử dụng tốt. - Thực hiện thí nghiệm theo nhóm, ghi nhận kết quả. - GV giúp HS chính xác hóa lại kiến thức, thông báo nội dung kết luận, cho học sinh ghi chép kiến thức vào vở. 2. HS làm việc với SGK, thảo luận và phát biểu kiến thức cần nghiên cứu ở phiếu học tập 2, ghi nhận lại kiến thức cần học vào vở. c) Sản phẩm: - Đáp án phiếu học tập 2. PHIẾU HỌC TẬP 2 Lớp: . Nhóm: 1. Nhận xét về hình dạng sắp xếp mạt sắt ở xung quanh nam châm? - Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong kín nối từ cực này sang cực kia của nam châm. - Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần và mở rộng ra. d) Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc SGK và tiến hành thí nghiệm theo các bước của SGK và giải quyết phiếu học tập 2 - GV hướng dẫn HS chốt lại các bước làm thí nghiệm. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về các bước làm thí nghiệm. - HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày/ 1 bước trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có). *Đánh giá, kết luận, định hướng GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm (thông qua phiếu đánh giá) về tìm hiểu các bước thực hiện thí nghiệm và nhận xét về hình dạng sắp xếp mạt sắt ở xung quanh nam châm. Tiểu kết: - Hình ảnh các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm được gọi là tư phổ. - Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về đường sức từ a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm b) Nội dung: 1. HS thực hiện thí nghiệm đường sức từ của thanh nam châm - Lắng nghe yêu cầu thực hiện thí nghiệm. Đọc kĩ, tìm hiểu kĩ các bước tiến hành thí nghiệm. Nhận dụng cụ thí nghiệm, kiểm tra đầy đủ, sử dụng tốt. - Thực hiện thí nghiệm theo nhóm, ghi nhận kết quả. - GV giúp HS chính xác hóa lại kiến thức, thông báo nội dung kết luận, cho học sinh ghi chép kiến thức vào vở. 2. HS làm việc với SGK, thảo luận và phát biểu kiến thức cần nghiên cứu ở phiếu học tập 3, ghi nhận lại kiến thức cần học vào vở. c) Sản phẩm: - Đáp án phiếu học tập 3. PHIẾU HỌC TẬP 3 Lớp: . Nhóm: 1. Em hãy xác định cực Bắc và Nam của kim nam châm trong Hình 19.4? - Cực Bắc của kim nam châm là đầu màu đỏ (kí hiệu bằng chữ N), cực Nam của kim nam châm là đầu màu xanh (kí hiệu bằng chữ S). 2. Hãy nhận xét hình dạng đường sức từ Hình 19.5 và sự sắp xếp các mạt sắt ở từ phổ Hình 19.3 - Hình dạng đường sức từ Hình 19.5 giống với sự sắp xếp các mạt sắt ở từ phổ Hình 19.3: - Chúng đều là những đường cong khép kín nối từ cực này sang cực kia của nam châm. - Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần và mở rộng ra. 3. Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu qua các đường sức từ không? Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu dựa vào độ mau, thưa của các đường sức từ: chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ đường sức từ càng thưa thì từ trường càng yếu. 4. Thực hành theo nhóm Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau. Hãy chỉ rõ tên các cực của kim nam câm và hai thanh nam châm? d) Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc SGK. - GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm và hoàn thành cách vẽ đường sức từ. Quan sát hỗ trợ thao tác thực hành thí nghiệm của học sinh. - GV yêu cầu HS tiếp tục ghi chép kết quả quan sát được và hoàn thiện phiếu học tập 3. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về các bước thực hành. - HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày/ 1 bước trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có). *Đánh giá, kết luận, định hướng GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm (sử dụng phiếu đánh giá) về cách vẽ đường sức từ và câu trả lời trong phiếu học tập 3. GV chốt nội dung. GV Chuyển giao nhiệm vụ về nhà yêu cầu các nhóm làm bài thuyết trình về ứng dụng của từ trường Tiểu kết: - Các đường sức từ cho phép mô tả từ trường. - Hướng của đường sức từ tại một vị trí nhất định được quy ước là hướng nam – bắc của kim la bàn đặt tại vị trí đó. 3) Hoạt động luyện tập. a) Mục tiêu: - Vẽ đường sức từ của các nam châm có hình dạng khác nhau, từ đó xác định các cực và độ mạnh yếu của từ trường tại các điểm khác nhau trong từ trường. - Khi quan sát từ phổ, biết được: vùng có từ trường, hình dạng nam châm, vùng có từ trường mạnh hay yếu. b) Nội dung: - HS thực hiện cá nhân để hoàn thiện các câu hỏi trắc nghiệm và bài tâp 1, 2 trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7. - HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. CÂU HỎI LUYỆN TẬP Câu 1. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về: A. các đường sức điện. B. các đường sức từ. C. cường độ điện trường. D. cảm ứng từ. Câu 2. Độ mau, thưa của các đườ ... K, kết hợp với đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi và hoàn thành PHT 01. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. - Sự thay đổi về kích thước: Từ bé ® to; từ thấp ® cao. - Sự thay đổi về hình thái: Từ hạt ® ra rễ ® mọc lá, thân, cành ® ra hoa. - Sự thay đổi về các cơ quan: Từ rễ giả ® rễ thật; từ thân non, mềm ® thân dần dài ra và cứng; từ lá mầm ® lá thật với số lượng nhiều; có hoa. - Dấu hiệu sự sinh trưởng, sự phát triển của gà: Trứng ® Nở thành gà con ® Gà choai ® Gà trưởng thành. - Đáp án PHT 01: Nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Biểu hiện Sinh trưởng Phát triển Sau 1 năm, em học sinh lớp 1 cao thêm 10 cm. + - Hạt đậu ngâm nước lâu, nở to hơn lúc đầu. - - Hạt đỗ nảy mầm. - + Cây bưởi ra hoa. - + Trứng gà nở thành gà con. - + Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS quan sát hình 34.1-SGK và nêu nhận xét sự thay đổi về kích thước, hình thái, các cơ quan của cây hoa hướng dương. - Từ đó hãy nêu khái niệm sinh trưởng và phát triển của sinh vật? - GV yêu cầu HS quan sát hình 34.2-SGK và cho biết dấu hiệu sự sinh trưởng, sự phát triển của gà? - Hãy cho biết mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật? - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức, hoàn thành PHT 01: Nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. - Sinh trưởng và phát triển là những đặc trưng cơ bản của sự sống. - Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, từ đó làm cho cơ thể lớn lên. - Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể. - Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình 34.1, 34.2-SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi của GV giao cho. * Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Đề nghị nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có). * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho các nhóm đánh giá kết quả chéo nhau và tự rút ra kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập của HS và chốt kiến thức. 2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở thực vật (Tiết 2) Mục tiêu: - Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây Hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên. - Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Nội dung: Giáo viên yêu cầu HS quan sát tranh hình 34.3 và 34.4-SGK, kết hợp với đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. - Mô phân sinh đỉnh có ở đỉnh của thân và rễ. Có vai trò làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. - Mô phân sinh bên có ở thân cây. Có vai trò làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành. - Các giai đoạn trong vòng đời của cây cam: Hạt ® Hạt nảy mầm ® Cây mầm ® Cây con ® Cây trưởng thành ra hoa ® Cây trưởng thành tạo quả và hạt. - Giai đoạn sinh trưởng của cây cam: Hạt ® Hạt nảy mầm ® Cây mầm ® Cây con ® Cây trưởng thành. - Giai đoạn phát triển của cây cam: Cây trưởng thành ra hoa ® Cây trưởng thành tạo quả và hạt. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS quan sát hình 34.3-SGK và cho biết: + Mô phân sinh là gì? + Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có ở đâu trên cơ thể thực vật? + Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có vai trò gì đối với sự sinh trưởng của cây? - Vận dụng: Hãy kể tên một số loại cây có mô phân sinh bên? - GV yêu cầu HS quan sát hình 34.4-SGK và hãy kể tên các giai đoạn trong vòng đời của cây cam. Xác định các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam? - Vận dụng: Hãy vẽ vòng đời của một cây có hoa mà em biết? (Gợi ý: cây ổi, cây xoài, cây mít,) - Mô phân sinh là nhóm các tế bào có khả năng phân chia, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước. - Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. - Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân, có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình 34.3, 34.4-SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi của GV giao cho. * Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Đề nghị nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có). * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho các nhóm đánh giá kết quả chéo nhau và tự rút ra kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập của HS và chốt kiến thức. 2.3. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở động vật (Tiết 2) a) Mục tiêu: - Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật. b) Nội dung: Giáo viên yêu cầu HS quan sát tranh hình 34.5-SGK, kết hợp với đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. - Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn: Trứng ® Phôi ® Nòng nọc ® Nòng nọc 2 chân ® Nòng nọc 4 chân ® Ếch con ® Ếch trưởng thành. - Trong đó, giai đoạn từ trứng thành phôi, từ phôi thành các dạng nòng nọc là phát triển; giai đoạn từ nòng nọc thành ếch con là phát triển; giai đoạn từ ếch con thành ếch trưởng thành có dấu hiệu của sự sinh trưởng rõ rệt nhưng cũng có dấu hiệu của sự phát triển với việc đứt đuôi và hoàn thiện các cơ quan chức năng. Do đó, mỗi giai đoạn trong vòng đời của ếch đểu có sự xen kẽ giữa sinh trưởng và phát triển. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS quan sát hình 34.5-SGK và cho biết hình thái của ếch qua các giai đoạn có điểm gì đặc biệt? Hãy xác định giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch? - Vận dụng: Hãy vẽ sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển của người qua các giai đoạn? - Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau gọi là vòng đời. - Vòng đời của sinh vật khác nhau tùy thuộc vào mỗi loài. - VD: Vòng đời của Ếch trải qua các giai đoạn: Trứng ® Phôi ® Nòng nọc ® Nòng nọc 2 chân ® Nòng nọc 4 chân ® Ếch con ® Ếch trưởng thành. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình 34.5-SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi của GV giao cho. * Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Đề nghị nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có). * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho các nhóm đánh giá kết quả chéo nhau và tự rút ra kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập của HS và chốt kiến thức. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (Tiết 3) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi để củng cố kiến thức. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. - Đáp án PHT 02: Phân biệt sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Dấu hiệu phân biệt Đúng/Sai Hiện tượng người trưởng thành tăng chế độ ăn và béo lên, tăng kích thước bụng là sinh trưởng. Đúng Cá trắm trong ao thiếu chăm sóc nên chỉ dài ra mà to chậm là sinh trưởng. Đúng Hạt ngô nảy mầm thành cây non gọi là sinh trưởng. Sai Cây xoài ra hoa gọi là phát triển. Đúng - Câu 1: Nên thu hoạch sau 1 năm khi đạt khối lượng 1,5-1,8 kg vì đây là giai đoạn cá rô phi sinh trưởng mạnh nhất thu kinh tế cao, sau giai đoạn này cá rô phi sinh trưởng chậm. - Câu 2: Nên nuôi tiếp gà Hồ để đạt khối lượng tối đa 3-4kg vì đây đang là giai đoạn sinh trưởng của gà. Nên xuất chuồng gà Ri vì đây là trọng lượng tối đa của gà Ri rồi. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS hoàn thành PHT số 02: Phân biệt sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Câu 1: Cá rô phi sau 1 năm đạt khối lượng 1,5-1,8 kg; sau 3 năm đạt khối lượng 2,5 kg. Theo em, nên thu hoạch ở giai đoạn nào? Vì sao? + Câu 2: Theo hướng nuôi lấy thịt, nếu em nuôi gà Ri và gà Hồ đã đạt khối lượng 1,5kg thì nên nuôi tiếp gà nào, xuất chuồng gà nào? Tại sao? * Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS vận dụng kiến thức vừa học, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của GV giao cho. * Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Đề nghị nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có). * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho các nhóm đánh giá kết quả chéo nhau và tự rút ra kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập của HS và chốt kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (Tiết 3) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi vận dụng kiến thức. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. - Câu 1: Vòng đời của muỗi: Trứng → Ấu trùng → Nhộng (Lăng quăng) → Muỗi trưởng thành. Cách tiêu diệt muỗi: phun thuốc diệt muỗi; dùng vợt muỗi; xử lí các chum, vại, bể đựng nước, ao nước bị ô nhiễm; tiêu diệt trứng hoặc ấu trùng,. - Câu 2: Vì Sâu bướm ăn thực vật → Hại mùa màng; Bướm trưởng thành ăn mật hoa → thụ phấn cho hoa. - Câu 3: Gợi ý: nêu được ít nhất 3 loài thực vật, 3 loài động vật và vẽ được tóm tắt các giai đoạn chính trong vòng đời của mỗi loài đó. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Câu 1: Hãy vẽ vòng đời của muỗi? Chúng ta có thể tiêu diệt muỗi bằng những cách nào? + Câu 2: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại trực tiếp cho cây trồng? + Câu 3: Em hãy tìm hiểu thêm về vòng đời của một số loài thực vật và động vật ở địa phương và viết một báo cáo khoảng 500 từ vể các vấn đề tìm hiểu được. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS vận dụng kiến thức vừa học, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của GV giao cho. * Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Đề nghị nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có). * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho các nhóm đánh giá kết quả chéo nhau và tự rút ra kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập của HS và chốt kiến thức. 5. Dặn dò, giao nhiệm vụ - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi, bài tập SGK/158. - Đọc và chuẩn bị trước bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. - Yêu cầu các nhóm chuẩn bị: + Nhóm 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ và ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt. + Nhóm 2: Ảnh hưởng của ánh sáng và ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi. + Nhóm 3: Ảnh hưởng của nước và ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong phòng trừ côn trùng và sâu hại. + Nhóm 4: Ảnh hưởng của dinh dưỡng và ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong phòng trừ côn trùng và sâu hại.
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_mon_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_vo.docx