Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương III: Tốc độ - Năm học 2022-2023

CHƯƠNG III: TỐC ĐỘ

Tiết 33,34 BÀI 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm tốc độ chuyển động, nhớ được công thức tính và các đơn vị đo tốc độ.

- Đổi được đơn vị tốc độ từ m/s sang km/h và ngược lại.

- Sử dụng được công thức tính tốc độ để giải các bài tập về chuyển động trong đó đã cho giá trị của hai trong ba đại lượng v, s, t.

- Xác định được tốc độ qua việc xác định quãng đường đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về tốc độ chuyển động.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra tốc độ chuyển động, công thức tính.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện công thức để giải bài tập về tính tốc độ.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nêu đơn vị tính tốc độ.

- Trình bày được khái niệm tốc độ, công thức tính.

- Xác định được một đại lượng khi biết hai đại lượng đã cho.

- Thực hiện được các bài toán về chuyển động đơn giản.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tốc độ chuyển động.

 

docx 69 trang Khánh Đăng 27/12/2023 680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương III: Tốc độ - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương III: Tốc độ - Năm học 2022-2023

Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương III: Tốc độ - Năm học 2022-2023
Ngày soạn
31/10/2022
Ngày dạy
7A3
3/11/2022	
TIẾT 37 ÔN TẬP CHƯƠNG I và II
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ, LIÊN KẾT HÓA HỌC
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Ôn tập, củng cố lại kiến thức về nguyên tử, phân tử và liên kết hóa học.
Luyện tập cách vận dụng kiến thức đã học vào bài tập và cuộc sống
Hệ thống hóa lại kiến thức của chương I và II
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, ôn tập các vấn đề yêu cầu của kiến thức đã học về nguyên tử, phân tử và liên kết hóa học. 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để hoàn thành các bài tập, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để tạo ra sản phẩm thảo luận nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề về thực tiễn về liên kết hóa học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
Năng lực nhận biết KHTN: Xác định các vấn đề về nguyên tử, phân tử và liên kết hóa học như trạng thái của chất
 Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Dựa vào quan sát thí nghiệm, giải bài toán liên quan về nguyên tử, phân tử và liên kết hóa học
Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức về nguyên tử, phân tử và liên kết hóa học 
3. Phẩm chất: 
Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm.
Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
Kế hoạch bài học.
Phiếu học tập 
2. Học sinh: 
Xem trước hệ thống lại kiến thức chương III: Tốc độ
Lập kế hoạch hoạt động của nhóm, bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.
Công cụ hỗ trợ: Sách giáo khoa, tài liệu liên quan đến kiến thức tốc độ
Đồ dùng học tập cá nhân.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: Nhận biết được một số khái niệm thông qua trò chơi ô chữ
c) Sản phẩm: Các ô chữ được mở ra hết
d) Tổ chức thực hiện:
1
2
3
4
5
6
7
Hàng ngang thứ 1 gồm 8 chữ cái, đó là từ chỉ: hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện.
Hàng ngang thứ 2 gồm 6 chữ cái, chỉ khái niệm được định nghĩa là: tập hợp các nguyên tử có cùng số lớp e.
Hàng ngang thứ 3 gồm 7 chữ cái chỉ: khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở phần này.
Hàng ngang thứ 4 gồm 8 chữ cái chỉ: tập hợp những nguyên tử cùng loại.
Hàng ngang thứ 5 gồm 6 chữ cái chỉ: hạt cấu tạo nên hạt nhân, mang điện tích dương.
Hàng ngang thứ 6 gồm 8 chữ cái chỉ: hạt cấu tạo nên nguyên tử mang điện tích âm.
Hàng ngang thứ 7 gồm 9 chữ cái chỉ: người tìm ra và sắp xếp thành công nguyên tố hóa học thành một bảng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (hệ thống lại kiến thức trọng tâm )
a ) Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức trong chương I và II
b) Nội dung: Trả lời các câu hỏi lý thuyết:
1. Quan sát H2.4 Mô hình nguyên tử helium cho biết: Nguyên tử cấu tạo bởi những loại hạt nào?
2. Vì sao khối lượng hạt nhân được xem là khối lượng nguyên tử?
3. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn:
4. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
c) Sản phẩm: Các câu trả lời các câu hỏi lý thuyết và sơ đồ tư 
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên đưa các câu hỏi trên máy chiếu , học sinh rhaor luận và trả lời.
3. Hoạt động 3. Luyện tập 
a) Mục tiêu: vận dụng các kiến thức vật lí để củng cố nội dung chương. 
b) Nội dung: Hệ thống bài tập về nguyên tử, phân tử, liên kết hóa học 
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện các câu hỏi trong phiếu học tập	
d) Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thảo luận nhóm. Trả lời bài tập trắc nghiệm 
Câu 1. Hạt nhân nguyên tử tạo thành từ các hạt
A. hạt nhân và vỏ electron.	B. proton và neutron.
 C. proton và electron	D. neutron và electron.
Câu 2. Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
 A.5	B.7	C.8	D.9
Câu 3. Một nguyên tử có 11 proton, 12 neutron. Khối lượng nguyên tử sấp xỉ bằng
 A. 11 amu.	B. 12 amu.	C. 22 amu.	D. 23 amu.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Công thức hoá học cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử của chất.
B. Công thức hoá học cho biết các nguyên tố tạo nên chất.
C. Công thức hoá học cho ta biết được khối lượng phân tử của chất.
D. Công thức hoá học cho biết được trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Câu 5. Khi hình thành phân tử calcium chloride, nguyên tử Ca (calcium)
A. nhường 2 electron cho nguyên tử chlorine. B. nhận 1 electron từ nguyên tử chlorine.
C. nhường 1 electron cho nguyên tử chlorine. D. nhận 2 electron từ nguyên tử chlorine.
Câu 6. Một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Công thức hóa học của hợp chất carbon dioxide là:
 A. CO2 B, CO2 C. CO2 D. Co2
 Câu 7. Công thức của copper sulfate CuSO4 có tỉ lệ số nguyên tử Cu : S : O là :
 A. 1:4:1 B. 4:1:1 C. 1:1:4 D. 1:4:4
Câu 8. Phân tử:
là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện
là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
gồm tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân
do một loại nguyên tố hóa học tạo nên
Câu 9. Muối ăn (sodium chloride) được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học là Na ( Sodium) và Cl (Chlorine). Biết Na hóa trị I, Cl: hóa trị I. Vậy công thức hóa học của muối ăn là:
A. NaCl B. Na2Cl	C. Na2Cl2 D. NCl
Câu 10. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp
theo thứ tự tăng dần của
A. Khối lượng	B. Số proton	C.tỉ trọng	D.Số neutron
Câu 11. Nguyên tử X có 19 proton. Số hạt electron của X là
A. 17.	B. 18.	C. 19.	D. 20.
Câu 12. Cho mô hình nguyên tử helium như sau:
Khối lượng gần đúng của nguyên tử helium là
A. 2 amu.	B. 4 amu.	C. 6 amu.	D. 3 amu.
Câu 13. Cho ô nguyên tố nitrogen như hình sau:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên tử nitrogen có 14 proton.
B. Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là Ni.
C. Nguyên tố nitrogen ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
D. Khối lượng nguyên tử nitrogen là 7 amu.
Câu 14. Phần lớn các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn là
 A. Kim loại	B. Phi kim	C. Khí hiếm	D. Chất khí
Câu 15.  Cho các bước sau:
(1) Hình thành giả thuyết
(2) Quan sát và đặt câu hỏi
(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết
(4) Thực hiện kế hoạch
(5) Kết luận
Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?
A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5).	B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5).
C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4).	D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4).
Câu 16. Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt; B. Kĩ năng quan sát;
C. Kĩ năng dự báo; D. Kĩ năng phân loại
Câu 17. Số electron tối đa ở lớp electron thứ nhất là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 8.
Câu 18. Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo.
(1). Kết luận.	(2). Mục đích thí nghiệm.	(3). Kết quả.
(4). Các bước tiến hành	(5). Chuẩn bị	(6). Thảo luận
A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6).
B. (2) - (5) - (4) - (3) - (6) - (1).
C. (1) - (2) – (6) - (3) - (5) - (4).
D. (2) - (1) - (3) - (5) - (6)- (4).	
Câu 19. Cho mô hình cấu tạo của các nguyên tử A, B, D như sau:
 A B D
Cho biết nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học?
A. A, B, D.	B. A, B.	C. A, D. 	D. B, D.
Câu 20. Nguyên tử của nguyên tố aluminium có số hiệu nguyên tử là 13. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tử aluminium có 13 protons trong hạt nhân.
B. Nguyên tử aluminium có 13 electrons.	
C. Nguyên tử aluminium có số đơn vị điện tích hạt nhân là 13. 	
D. Nguyên tử aluminium có 13 neutrons trong hạt nhân.
Câu 21. Cho các hình sau, trong đó mỗi vòng tròn biểu diễn một nguyên tử, các vòng tròn đen và trắng biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.
Hình biểu diễn phân tử của một hợp chất là
A. (3).	B. (2).	C. (1).	D. (2) và (3).
Câu 22. Trong các chất sau hãy cho biết dãy nào chỉ gồm toàn đơn chất?
A. Fe(NO3)2, NO, C, S.	B. Mg, K, S, C, N2.
C. Fe, NO2, H2O.	D. Cu(NO3)2, KCl, HCl.
Câu 23. Phân tử khối của Copper gấp bao nhiêu lần phân tử khối của oxi (biết khối lượng của nguyên tử Copper là 64, của oxi là 16)?
A. 4 lần. 	B. 32 lần.	C. 2 lần.	D. 64 lần.
Câu 24. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết:
A. cộng hóa trị. B. ion.	C. phi kim. 	D. kim loại.
Câu 25. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử muối ăn là liên kết:
A. cộng hóa trị. B. ion.	C. phi kim. D. kim loại.
Câu 26. Trong phân tử oxygen (O2), khi hai nguyên tử oxygen liên kết với nhau, chúng:
A. góp chung proton.
B. chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
C. chuyển proton từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
D. góp chung electron.
Câu 27. Nguyên tố Calcium có kí hiệu hóa học là:
A. C	B. Ca	C. Ci	D. Cx
Câu 28. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là N.	
B. Những nguyên tử có cùng số protons thuộc cùng một nguyên tố hóa học.	
C. Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố có kí hiệu hóa học Ca là Carbon. 	
D. Bốn nguyên tố carbon, oxygen, hdrogen và nitrogen chiếm khoảng 96% trọng lượng cơ thể người.
Bài 1 : Biết nguyên tử của nguyên tố M có 2 electron ở lớp ngoài cùng và có 3 lớp electron. Hãy xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm) và cho biết M là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Bài 2 : Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sulfur và oxygen, trong đó sulfur chiếm 40% về khối lượng còn lại là oxi, biết khối lượng phân tử của hợp chất là 80 amu.
Bài 3: Copper sulfate (CuSO4) được dùng làm chất chống xoăn lá cho cây cà chua. Em hãy xác đinh thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất này.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá chung các nhóm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. 
b) Nội dung: Hệ thống BT tự luận của GV 
Bài 1 : Biết nguyên tử của nguyên tố M có 2 electron ở lớp ngoài cùng và có 3 lớp electron. Hãy xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm) và cho biết M là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Bài 2 : Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sulfur và oxygen, trong đó sulfur chiếm 40% về khối lượng còn lại là oxi, biết khối lượng phân tử của hợp chất là 80 amu.
Bài 3: Copper sulfate (CuSO4) được dùng làm chất chống xoăn lá cho cây cà chua. Em hãy xác đinh thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất này.
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện BT vận dụng
d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu HS vận dụng được kiến thức làm bài tập 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động nhóm làm phần trả lời bài tập 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm 
*Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung.
C. Hướng dẫn về nhà
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT.
- Chuẩn bị kiểm tra giữa kì và ... 
Gv chiếu bài tập, yêu cầu hs thực hiện.
GV yêu cầu HS đọc Em có thể trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7:
HS: nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
HS: trả lời:
- Báo cáo kết quả hoạt động
GV: gọi học sinh trả lời câu hỏi.
HS: trả lời
HS: khác nhận xét
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV chốt lại nội câu trả lời.
HS: Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
Trả lời : Em có thể trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tham gia thảo luận được về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
 Hoạt động 13: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng, củng cố các biện pháp an toàn giao thông vào thực tiễn. 
b. Nội dung: GV yêu cầu học sinh nêu tác dụng của Camera giám sát hoạt động của các phương tiện xe, Theo em điều này có tác dụng gì
c. Sản phẩm: Video, báo tường về các biện pháp an toàn giao thông
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát thực tế tốc độ mình khi tham gia giao thông trên đường hoặc qua truyền thông và nêu các biện pháp áp dụng vào thực tiễn.
-Hs hoàn thiện tại lớp hoặc ở nhà.
Hoạt động 14: Hướng dẫn về nhà 
Gv yêu cầu HS
Ôn tập lại các kiến thức cơ bản đã học
Dựa vào kiến thức đã học của bài em hãy nêu những tốc độ có ảnh hưởng gì trong an toàn giao thông? (Sản phẩm báo cáo là bảng phụ hoặc video)
Xem trước bài 12: Sóng âm
Ngày soạn
Ngày dạy
7A3
Tiết 1
Tiết 2
Tiết 3
ÔN TẬP CHƯƠNG III: TỐC ĐỘ
Môn học; KHTN 7 – Lớp : 7
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Ôn tập, củng cố lại kiến thức về tốc độ
Luyện tập cách vận dụng kiến thức về tốc độ vào cuộc sống
Hệ thống hóa lại kiến thức của chương III.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, ôn tập các vấn đề yêu cầu của kiến thức đã học về tốc độ. 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để hoàn thành các bài tập, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để tạo ra sản phẩm thảo luận nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề về thực tiễn về hiện tượng tốc độ.
2.2. Năng lực đặc thù: 
Năng lực nhận biết KHTN: Xác định các vấn đề về tốc độ như chuyển động của vật nhanh hay chậm, dụng cụ dùng để đo tốc độ.
Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Dựa vào quan sát thí nghiệm, giải bài toán liên quan về tốc độ
Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức về tốc độ ứng dụng vào thực tế
3. Phẩm chất: 
Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm.
Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
Kế hoạch bài học.
Powerpoint trò chơi tìm mảnh ghép
Phiếu học tập 
2. Học sinh: 
Xem trước hệ thống lại kiến thức chương III: Tốc độ
Lập kế hoạch hoạt động của nhóm, bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.
Công cụ hỗ trợ: Sách giáo khoa, tài liệu liên quan đến kiến thức tốc độ
Đồ dùng học tập cá nhân.
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: Nhận biết được vai trò của tốc độ trong cuộc sống thông qua trò chơi tìm mảnh ghép
c) Sản phẩm: Các mảnh ghép giống kết quả
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Học sinh chia nhóm hoạt động theo tổ.
+ Mỗi tổ thực hiện đi tìm mảnh ghép theo thời gian quy định, hết thời gian các nhóm trình bày sản phẩm.
+ Nêu ra cách đổi km/h sang m/s và ngược lại
- Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Trả lời yêu cầu.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
- Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trình bày sản phẩm.
*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
- Giáo viên chốt vấn đề cần tìm hiểu trong trò chơi này.
Trò chơi tìm mảnh ghép
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (hệ thống lại kiến thức trọng tâm )
a) Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức trong chương III: Tốc độ 
b) Nội dung: Trả lời các câu hỏi lý thuyết:
Câu 1: Tốc dộ đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Viết công thức tính tốc dộ, giải thích và nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức?
Câu 2: Để đo tốc độ, ta dùng những dụng cụ nào? 
Câu 3: Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi có hình dạng như thế nào? Dựa vào đồ thị tốc độ chuyển động chúng ta có thể biết được điều gì?
Câu 4: Để so sánh tốc độ của chuyển động của hai vật ta cần lưu ý điều gì?
Câu 5: Thiết kế sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức chương III: Tốc độ. 
c) Sản phẩm: Các câu trả lời các câu hỏi lý thuyết và sơ đồ tư duy theo thiết kế mà nhóm đã chọn. Gợi ý:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Mỗi nhóm hoàn thành các câu hỏi lý thuyết vào bảng nhóm, nhận giấy vẽ và bút, thiết kế sơ đồ tư duy theo tư duy của nhóm để thể hiện rõ nội dung về kiến thức của chương III; Tốc độ.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Hoạt động theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
- Giáo viên: 
+ Phát dụng cụ cho các nhóm.
+ Hỗ trợ, gợi ý cho các em thảo luận theo nhóm.
+ Hướng dẫn các bước tiến hành. Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành thiết kế.
Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Nhận xét sản phẩm của nhau.
*Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức cần ghi nhớ.
Câu 1: 
- Tốc dộ đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. 
- Công thức tính tốc độ
v=St
Trong đó: 
+ v là vận tốc, đơn vị km/h, m/s
+ S là quãng đường vật đi được, đơn vị là km, m
+ t là thời gian đi hết quãng đường đó. Đơn vị giờ (h), giây (s)
Câu 2: Để đo tốc độ, ta dùng những dụng cụ: Dùng đồng hồ để đo thời gian và dùng thước để đo quãng đường. 
Câu 3: Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi có hình dạng Là một đường thẳng Dựa vào đồ thị tốc độ chuyển động chúng ta có thể biết được thời gian chuyển động, quãng đường vật chuyển động và vận tốc của vật đó.
Câu 4: Để so sánh tốc độ của chuyển động của hai vật ta cần lưu ý là hai chuyển động đó có tốc độ cùng đơn vị đo.
Câu 5. Sơ đồ tư duy tổng kết chương III: Tốc độ
TIẾT 2
3. Hoạt động 3. Luyện tập 
a) Mục tiêu: vận dụng các kiến thức vật lí để củng cố nội dung chương. 
b) Nội dung: Hệ thống bài tập về tốc độ 
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện các câu hỏi trong phiếu học tập	
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thảo luận nhóm. Trả lời bài tập trắc nghiệm 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá chung các nhóm.
Phiếu học tập
Câu 1: D
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: C
Câu 5: 1 – C, 2 – E, 3 – D, 4 – A, 5 - B 
Câu 6: C
Câu 7: D
Câu 8: B
Câu 9: A
Câu 10: A
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. 
b) Nội dung: Hệ thống BT tự luận của GV 
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện BT vận dụng
d) Tổ chức thực hiện:	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu HS vận dụng được kiến thức tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông và làm bài tập 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động nhóm làm sản phẩm tuyên truyền và phần trả lời bài tập 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm tuyên truyền
*Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung.
Sản phẩm của học sinh 
Câu 1: Giải
Tốc độ của xe đạp lúc này là:
v=st=12030=4(ms)
 Đáp số: 4m/s
Câu 2: 
Giải
Quãng đường đoàn tàu đi được:
v=st⇒s=v.t=30.5=150(km)
 Đáp số: 150km
Câu 3: 
Hình 1
0
5
10
15
20
s(m)
2
4
6
8
t(s)
Hình 2
0
5
10
15
20
s(m)
2
4
6
8
t(s)
Hình 3
0
5
10
20
s(m)
2
4
6
8
t(s)
Hình 4
0
5
10
15
20
s(m)
2
4
6
8
t(s)
Câu 4:
Một người đi xe đạp đi từ A đến B dài 25 km. Trong 1 giờ đầu, người đó đi được 15km và tại đây nghỉ ngơi 0,5h. Quãng đường 10km còn lại người đi mất 1h.
a) Tình vận tốc người đó đi được trong 1 giờ đầu
b) Tính vận tốc người đó đi được trong 10km còn lại.
c) Để đi từ A đến B người đó mất bao lâu?
C. Hướng dẫn về nhà
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp.
PHIẾU HỌC TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tốc độ của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 34km/h và của tàu hỏa là 14m/s. Sắp xếp độ lớn tốc độ của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là
A. tàu hỏa – ô tô – xe máy
B. ô tô – tàu hỏa – xe máy
C. ô tô – xe máy – tàu hỏa
D. Xe máy – ô tô – tàu hỏa
Câu 2. Đổi 108km/h =  m/s
A. 30m/s
B. 20m/s
C. 15m/s
D. 10m/s
Câu 3. Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Tốc độ của học sinh đó là
A. 19,44m/s
B. 15m/s
C. 1,5m/s
D. 2/3m/s
Câu 4. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của tốc độ?
A. m/s
B. km/h
C. kg/m3
D. m/phút
Câu 5. Hãy chọn giá trị tốc độ cho phù hợp
Đối tượng
Vận tốc
1. Người đi bộ
A. 340m/s
2. Xe đạp lúc đổ dốc
B. 300000km/s
3. Tốc độ tối đa của xe mô tô tại nơi đông dân cư
C. 5km/h
4. Tốc độ âm thanh trong không khí
D. 40km/h
5. Tốc độ của ánh sáng trong chân không
E. 42,5km/h
Câu 6. Minh và Nam đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng. Trên Hình 10.2, đoạn
thẳng OM là đồ thị quãng đường - thời gian của Minh, đoạn thẳng ON là đổ thị quãng đường - thời gian của Nam. Mò tả nào sau đây không đúng?
A. Minh và Nam xuất phát cùng một lúc.
B. Tốc độ của Minh lớn hơn tốc độ của Nam.
C. Quãng đường Minh đi ngắn hơn quãng đường Nam đi.
D. Thời gian đạp xe của Nam nhiểu hơn thời gian đạp xe của Minh. 
Câu 7. Dụng cụ nào để đo tốc độ?
A. Lực kế
B. Tốc kế
C. Đồng hồ bấm giây
D. Nhiệt kế
Câu 8. Nếu biết độ lớn tốc độ của một vật, ta có thể:
A. Biết được quỹ đạo của vật là đường tròn hay đường thẳng
B. Biết được vật chuyển động nhanh hay chậm
C. Biết được tại sao vật chuyển động
D. Biết được hướng chuyển động của vật
Câu 9. Đường biểu diễn quãng đường theo thời gian của chuyển động như hình bên có hình dạng gì?
A. Đường thẳng
B. Đường cong
C. Đường nằm ngang
D. Đường hyperbol 
Câu 10. Một xe ô tô đi từ A đến B với vận tốc 25km/h. Quãng đường AB dài 108km. Hỏi xe ô tô đi từ A đến B mất bao lâu?
A. 2,7h B. 3,5h C. 2,5h D. 3,7h
TỰ LUẬN
Bài tập 1. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Tính tốc độ của đạp lúc này?
Bài tập 2. Một đoàn tàu chuyển động trong 5 giờ với tốc độ trung bình 30km/h. Tính quãng đường đoàn tàu đi được?
Bài tập 3. Hãy vẽ những đồ thị (s,t) có thể từ những số liệu số dưới
- Quãng đường (m): 5; 10; 15
- Thời gian (s): 2; 4; 6
Bài tập 4. Hãy dựa vào đồ thị, viết một để bài tập có 3 câu hỏi rồi giải.
Bài tập 5. Điều gì xảy ra nếu vượt quá tốc độ? Nếu bạn được tuyên truyền đề điều này bạn sẽ làm gì? (Làm sản phẩm)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_c.docx