Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7-16 - Năm học 2022-2023

BÀI 7: TỐC ĐỘ CỦA CHUYỂN ĐỘNG

Thời lượng thực hiện: 5 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm tốc độ, nhớ được công thức tính và đơn vị đo tốc độ.

- Đổi được đơn vị tốc độ từ m/s sang km/h và ngược lại.

- Sử dụng được công thức tính tốc độ để giải các bài tập về chuyển động trong đó đã cho giá trị của hai trong ba đại lượng v,s và t.

- Xác định được tốc độ qua việc xác định quãng đường đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái niệm tốc độ, công thức tính và đơn vị đo tốc độ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để giải bài tập vận dụng công thức tính tốc độ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong khi tìm hiểu về khái niệm, đơn vị đo tốc độ và giải bài tập về tốc độ chuyển động.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nêu được khái niệm, đơn vị đo tốc độ.

- Trình bày được các cách xác định sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được công thức tính tốc độ.

- Xác định được tốc độ qua việc xác định quãng đường đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

- Giới thiệu được tốc độ khác nhau của một số vật (bao gồm vật sống và vật không sống).

- Sử dụng được công thức tính tốc độ để giải các bài tập cũng như các tình huống đơn giản liên quan đến tốc độ trong đời sống.

 

docx 66 trang Khánh Đăng 27/12/2023 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7-16 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7-16 - Năm học 2022-2023

Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7-16 - Năm học 2022-2023
 Ngày soạn: 4/9/2022
 Ngày dạy: 5 /9/2022
 Điều chỉnh:.. /9/2022
Tiết 34,35,36,37,41
BÀI 7: TỐC ĐỘ CỦA CHUYỂN ĐỘNG
Thời lượng thực hiện: 5 tiết
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
- Phát biểu được khái niệm tốc độ, nhớ được công thức tính và đơn vị đo tốc độ.
- Đổi được đơn vị tốc độ từ m/s sang km/h và ngược lại. 
- Sử dụng được công thức tính tốc độ để giải các bài tập về chuyển động trong đó đã cho giá trị của hai trong ba đại lượng v,s và t.
- Xác định được tốc độ qua việc xác định quãng đường đi được trong khoảng thời gian tương ứng.
Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái niệm tốc độ, công thức tính và đơn vị đo tốc độ.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để giải bài tập vận dụng công thức tính tốc độ.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong khi tìm hiểu về khái niệm, đơn vị đo tốc độ và giải bài tập về tốc độ chuyển động.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Nêu được khái niệm, đơn vị đo tốc độ.
Trình bày được các cách xác định sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được công thức tính tốc độ.
- Xác định được tốc độ qua việc xác định quãng đường đi được trong khoảng thời gian tương ứng.
Giới thiệu được tốc độ khác nhau của một số vật (bao gồm vật sống và vật không sống).
Sử dụng được công thức tính tốc độ để giải các bài tập cũng như các tình huống đơn giản liên quan đến tốc độ trong đời sống.
 Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tốc độ của chuyển động.
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thảo luận hoàn thành các phiếu học tập, nhiệm vụ được giao.
Cẩn thận trong tính toán.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
Hình ảnh về: Một số ví dụ về chuyển động nhanh, chậm.
Các phiếu học tập cho các nhóm (đính kèm).
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 tốc kế.
Bảng phụ cho các nhóm HS.
2. Học sinh
- Ôn lại công thức dùng để giải bài tập về chuyển động đều trong môn Toán lớp 5; ôn lại đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian đã học ở lớp dưới.
- Đọc trước bài mới ở nhà.
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động 
Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Giao nhiệm vụ học tập: 
GV lần lượt đặt câu hỏi H1 và H2, yêu cầu mỗi cá nhân HS nhớ và suy nghĩ trả lời các câu hỏi đó.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện yêu cầu của GV. Trong quá trình trả lời, nếu HS chưa trả lời được GV gợi ý đáp án có trong phần mở đầu của SGK hoặc đưa ra một ví dụ để HS liên tưởng và trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận:
GV gọi bất kì HS nào đó trả lời câu hỏi. Mời các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. 
* Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét câu trả lời của HS => Dẫn dắt vào bài mới: Vậy thì thương số đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động, để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Nhận biết về khái niệm tốc độ, hình thành và vận dụng công thức tính tốc độ.
Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Giao nhiệm vụ học tập: 
- GV phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm. GV yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận nhóm 4 hoàn thiện Phiếu học tập số 1 trong vòng 8 phút.
- HS cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV đưa ra.
- Yêu cầu HS hoàn thiện cá nhân câu hỏi bài tập sgk/46 trong vòng 3 phút. 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất hoàn thành Phiếu học tập số 1. 
- Mỗi HS suy nghĩ làm câu hỏi bài tập sgk/46 và ghi vào vở.
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi ngẫu nhiên lần lượt các nhóm trình bày từng câu hỏi trong Phiếu học tập số 1. Các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
- GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi và lên bảng trình bày lời giải cho phần câu hỏi bài tập. Các HS còn lại quan sát, theo dõi, nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét câu trả lời của các HS, đưa ra đáp án, giải thích cho HS hiểu. GV giới thiệu với HS cách mà thường dùng để xác định sự nhanh, chậm của chuyển động; thông báo khái niệm tốc độ và công thức tính tốc độ. GV thông báo cho HS biết từ công thức ta có thể suy ra công thức tính s và t.
I. Khái niệm tốc độ
- Đại lượng cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động, được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian, gọi là tốc độ chuyển động.
- Công thức tính tốc độ: , 
trong đó:
 v: tốc độ 
 s: quãng đường đi được 
 t: thời gian đi quãng đường đó. 
- Mối quan hệ giữa s,v,t: từ suy ra s=v.t và 
- Thực tế tốc độ chuyển động của một vật thường thay đổi (trên từng quãng đường; trong những khoảng thời gian khác nhau) nên đại lượng còn gọi là tốc độ trung bình của chuyển động.
? CH sgk/46:
Tóm tắt: 
 = 120m ; =35s
 = 140m ; = 40s
 Ai nhanh hơn? 
Giải: Tốc độ chạy của bạn A là: 
= (m/s)
 Tốc độ chạy của bạn B là: 
= (m/s)
 Vì < (3,43m/s < 3,5m/s) nên bạn B chạy nhanh hơn. 
Hoạt động 2.2: Nhận biết các đơn vị tốc độ
Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Giao nhiệm vụ học tập: 
- GV dẫn dắt: Vì v=s/t nên đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào dơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian, trước khi tìm hiểu đơn vị đo tốc độ các em hãy nhớ lại một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian. 
+ Yêu cầu cá nhân mỗi HS suy nghĩ câu hỏi H5.
- Chúng ta cùng tìm hiểu đơn vị đo tốc độ thông qua Phiếu học tập số 2.
+ GV phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm. Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập số 2 trong 8 phút và ghi kết quả vào bảng phụ.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Đối với câu hỏi H5, GV tổ chức trò chơi nhỏ: GV gọi bất kì HS nào, yêu cầu HS đó kể một đơn vị đo độ dài, sau khi trả lời xong HS đó chỉ bạn khác trong lớp, bạn được chỉ kể nhanh đơn vị đo độ dài nhưng không trùng với bạn trước, cứ như vậy cho đến khi GV hô “ngừng”. Tương tự đối với kể đơn vị đo thời gian.
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi ngẫu nhiên một số nhóm lần lượt trình bày các câu hỏi trong Phiếu học tập số 2. 
- Nhóm được gọi treo bảng phụ lên bảng và trình bày câu trả lời.
- Các HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV giới thiệu bảng đơn vị tốc độ thường dùng trong SGK, hệ đo lường chính thức của đơn vị đo tốc độ của nước ta. Giới thiệu bảng liệt kê một số tốc độ. Giới thiệu Tốc kế (đồng hồ vận tốc).
- GV có thể giới thiệu nội dung trong phần “Em có biết?”. 
II. Đơn vị đo tốc độ
- Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian.
- Đơn vị đo tốc độ là: m/s; km/h.
	1 km/h = m/s
	1 m/s = 3,6 km/h
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về bài tập vận dụng Công thức tính tốc độ
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS đọc bài tập ví dụ SGK, chia lớp hoạt động theo 3 nhóm, thảo luận các bài tập trong SGK ( mỗi nhóm 1 bài)? 
+ Thảo luận: cho biết những đại lượng đã biết, những đại lượng nào chưa biết, tóm tắt và tìm lời giải?
+ Bài tập 1: 
? Ta đã biết những đại lượng nào?
?để tìm vận tốc chúng ta sử dụng công thức nào?
+ Bài tập 2:
? Đề bài cho biết điều gì?
? Vậy khi ta biết quãng đường, vận tốc để tính thời gian chúng ta sẽ làm như thế nào?
+ Bài tập 3
? tương tự khi chúng ta biết vận tốc, thời gian làm sao chúng ta tính được quãng đường đi được? 
+ Lưu ý đơn vị của các đại lượng
- Thực hiện nhiệm vụ 
 + HS nhận nhiệm vụ, thảo luận hoạt động theo nhóm.
- Báo cáo, thảo luận
 + HS: từng nhóm trình bày, báo cáo kết quả. Lắng nghe, ghi chú.
+ Nhóm khác nhận xét
- Kết luận, nhận định 
GV phân tích, nhận xét kết quả của các nhóm và thống nhất kết quả.
III. Bài tập vận dụng công thức tính tốc độ
1. Bài tập ví dụ
Tóm tắt
Giải
s = 5 km
t = 7 h 15 min - 6h 45 min = 0,5h
v = ? km/h, 
v = ? m/s
Tốc độ đi xe đạp của bạn đó là:
v = st = 50,5 =10 (km/h)
v = 103,6 = 
,28
(m/s)
2. Bài tập 1
Tóm tắt
Giải
s = 100 m
t = 11,54 s
v = ? m/s
Tốc độ của nữ vận động viên Lê Tú Chinh là: 
v = st = 10011,54 ≈ 8,67 (m/s)
3. Bài tập 2
Tóm tắt
Giải
s = 2,4 km
v = 4,8 km/h
t = ? h
Thời điểm đến = ? h
Thời gian đi đến siêu thị của bạn A là: 
t = sv = 2,44,8 = 0,5 (h) = 30 (min)
Bạn A đến siêu thị lúc: 
8h 30 min + 30 min
= 9 h
4. Bài tập 3
Tóm tắt
Giải
v = 12 km/h
t = 20 min = 13 h
s = ? km
Quãng đường từ nhà bạn B đến trường là: 
s = v.t= 12. 13 = 4 (km)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
 Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành 3 đội mỗi đội 5 HS thực hiện bài tập từ 8.1,8.2,8.6,8.7 SBT
- Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
- Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm theo yêu cầu.
Các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá: kết quả thực hiện của HS.
Luyện tập
Dự kiến sản phẩm
8.1. 1 -c; 2-d; 3 - a; 4-b.
8.2
A. Đối 
ượng chuyển động
B.Tốc độ (m/s)
C.Tốc độ (km/h)
Người đi bộ
1,5
4,5
Người đi xe đạp
3 đến 4
10,8 đến 14
4
Ô tô
15 đến 20
54 đến 72
Tàu hoả
10 đến 20
26 đến 72
Máy bay phản lực
200 đến 300
720 đến 1080
8.6. B.
8.7. B.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
. Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu Hs trình bày phương án xác định tốc độ khi đi từ nhà đến trường.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Báo cáo, thảo luận: Hs trình bày phương án xác định tốc độ.
- Kết luận, nhận định: Thảo luận thống nhất.
Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ và làm các bài tập trong SBT. 
- Đọc trước bài 9. Đo tốc độ.
Hãy xây dựng phương án xác định tốc độ của bản thân khi đi từ nhà đến trường.
 Ngày soạn: 18/9/2022
 Ngày dạy: 21 /9/2022
 Điều chỉnh:.. /9/2022
BÀI 8: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG - THỜI GIAN
Thời lượng thực hiện: 6 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Vẽ được đồ thị quãng đường- thời gian cho chuyển động.
- Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật)
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động trong bài học và thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách biểu diễn quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng đều theo thời gian. Từ đồ thị quãng đường- thời gian, đề xuất được các cách tìm tốc độ chuyển động
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: 
- Năng lực nhận biết KHTN: Biết đọc được đồ thị quãng đường – thời gian.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vẽ được đồ thị quãng đường- thời gian cho vật chuyển động thẳng. Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi, tốc độ hoặc thời gian chuyển động. 
3. Phẩm chất: 
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với năng lực của bản thân
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập. 
Tự tin đề xuất cách giải quyết vấn đề.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, phiếu học tập
Học sinh: 
Bài cũ ở nhà.
Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là suy nghĩ tìm cách xác định quãng đường đi ... huyển kim theo đường đã vẽ; đánh dấu mũi tên tại mỗi vị trí đặt kim nam chầm theo chiếu từ cực Nam đến cực Bắc của kim nam chầm.
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân giải các bài tập 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động vào phiếu học tập.
HS làm việc cá nhân giải các bài tập Hình 19.5, 19.6.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
cá nhân HS lên bảng vẽ lại các bài tập Hình 19.5, 19.6.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung.
Chú ý: GV cẩn nhấn mạnh đường sức từ chỉ là những đường người ta vẽ ra theo quy tắc nhất định để mô tả từ trường (hướng của từ trường và độ mạnh yếu của từ trường). Qua bất kì điểm nào trong từ tiường cũng có thể vẽ được một đường sức từ và chỉ một mà thôi (các đường sức từ không cắt nhau).
III. Đường sức từ
- Đường sức từ là những đường cong không cắt nhau, trên đó kim nam châm định hướng theo một chiểu nhầt định
- Chiều của đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên đọc kim nam châm nằm cân bằng trên đường sức từ đó.
- Quy ước vẽ các đường sức từ sao cho độ mau thưa của chúng cho ta biết độ mạnh yếu của từ trường (chỗ các đường sức từ sắp xếp dày là ở đó từ trường mạnh, chỗ các đường sức từ sắp xếp thưa là ở đó từ trường yếu).
CH: 
1. 
Chú ý chiều của đường sức từ ở bên ngoài nam châm thẳng là những đường cong khép kín, đi ra ở cực Bắc và đi vào cực Nam.
2.
Chú ý chiều của đường sức từ ở bên ngoài nam châm chữ u là những đường khép kín đi ra ở cực Bắc và đi vào cực Nam, tuy nhiên ở trong lòng chữ u thì các đường sức từ là những đường thẳng song song.
Hoạt động 2.4: TÌM HIỂU TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt vấn đề: Vì sao kim la bàn luôn luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam?
GV yêu cầu HS đọc mục IV SGK.
GV chiếu Hình, yêu cầu HS quan sát kĩ và giải thích vì sao có thể vẽ các đường sức từ của từ trường Trái Đất với chiều như Hình 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS tìm hiểu thông tin và trả lời
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi 1, 2 HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung.
Chú ý: HS dễ hiểu lẩm Trái Đất là một nam châm khổng lồ có hai cực, cực Bắc địa từ gần với cực Bắc địa lí, cực Nam địa từ gần với cực Nam địa lí. Ghính xác phải là cực Bắc địa từ gần với cực Nam và cực Nam địa từ gần với cực Bắc của Trái Đất. Tuy nhiên, ngay từ đẩu người ta đã gọi nhẩm từ cực ở Bắc bán cầu là cực Bắc địa từ, từ cực ở Nam bán cẩu là cực Nam địa từ. Ngày nay, người ta vân dùng cách gọi tên theo thói quen.
IV. Từ trường Trái Đất
- Trái đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, các đường sức từ trường có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
- Cực Bắc địa lí và cực từ bắc (của Trái đất) không trùng nhau.
CH: Có thể chứng tỏ Trái Đất có từ trường bằng cách dùng kim nam châm (la bàn) hoặc tìm hiểu vẽ một số loài động vật có thể nhận biết được từ trường Trái Đất để định hướng di chuyển.
Hoạt động 2.5: TÌM HIỂU CẤU TẠO LA BÀN VÀ SỬ DỤNG LA BÀN XÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐỊA LÍ
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS tìm hiểu cấu tạo của la bàn, đồng thời chiếu Hình 19.8.
- La bàn gồm những bộ phận cơ bản nào? Vì sao có thể dùng la bàn để xác định hướng địa lí? 
HS thảo luận trả lời.
GV trình bày các bước dùng la bàn để xác định hướng địa lí.
GV phát dụng cụ cho các nhóm để HS xác định hướng địa lí và yêu cẩu các nhóm tiến hành theo hướng dẫn trong SGK
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhom; đánh gia san phẩm của HS.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo nhóm, thực hành xác định hướng cửa ra vào lớp học.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung.
V. La bàn
a. Cấu tạo 
 b. Sử dụng la bàn xác định hướng địa lí
(SGK)
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
 Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phiếu học tập số 2 và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
 Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy chế tạo được la bàn bằng những dụng cụ đơn giản
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS thực hiện theo nhóm và trình bày cách chế tạo
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm của các nhóm
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và thu lại sản phẩm vào tiết học sau
 Ngày soạn: 24/12/2022
 Ngày dạy: 26 /12/2022
 Điều chỉnh:.. /12/2022
Tiết 77,78,79
Bài 16: TỪ TRƯỜNG CỦA TRÁI ĐẤT
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng của lực từ, gọi là từ trường.
- Nêu được khái niệm từ phổ, tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.
- Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái đất có từ trường.
- Nêu được cực từ bắc và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
- Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí..
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về từ trường, từ trường của Trái Đất.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tạo ra từ phổ của nam châm, vẽ được các đường sức từ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng thành thạo la bàn để xác định hướng địa lí 
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Năng lực nhận biết KHTN: định nghĩa được từ trường, từ phổ.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Hiểu được Trái Đất có từ trường, tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí..
3. Phẩm chất: 
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về từ trường. 
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận để tạo ra từ phổ của nam châm, vẽ được các đường sức từ.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
a. Giáo viên:
máy chiếu (nếu có).
Phiếu học tập
b. Học sinh: Mỗi nhóm gồm:
- Thanh nam châm thẳng, Thanh nam chầm thẳng.
- Tấm bìa các-tông hoặc mi-ca. Hộp mạt sắt. Kim nam châm.
- Tờ giấy Ao, bút chì.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động 
 Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt một kim nam châm tự do trên bàn. 
Hỏi: 
+ Kim nam châm nằm theo hướng nào? 
+ Đẩy kim lệch khỏi vị trí cần bằng, có hiện tượng gì xảy ra?
+ Đặt kim nam châm ở vị tri khác để xem kim nằm theo hướng nào?
- GV đặt câu hỏi: Tại sao kim nam châm tự do luôn nằm theo hướng bắc - nam?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. 
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV liệt kê đáp án của HS trên bảng 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
- GV ghi lại các ý kiến của HS rơi đặt vấn đế: Để kiểm chứng tính đúng đắn của các ý kiến, hãy tiến hành các hoạt động trong bài.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
 Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 2.4: TÌM HIỂU TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt vấn đề: Vì sao kim la bàn luôn luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam?
GV yêu cầu HS đọc mục IV SGK.
GV chiếu Hình, yêu cầu HS quan sát kĩ và giải thích vì sao có thể vẽ các đường sức từ của từ trường Trái Đất với chiều như Hình 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS tìm hiểu thông tin và trả lời
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi 1, 2 HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung.
Chú ý: HS dễ hiểu lẩm Trái Đất là một nam châm khổng lồ có hai cực, cực Bắc địa từ gần với cực Bắc địa lí, cực Nam địa từ gần với cực Nam địa lí. Ghính xác phải là cực Bắc địa từ gần với cực Nam và cực Nam địa từ gần với cực Bắc của Trái Đất. Tuy nhiên, ngay từ đẩu người ta đã gọi nhẩm từ cực ở Bắc bán cầu là cực Bắc địa từ, từ cực ở Nam bán cẩu là cực Nam địa từ. Ngày nay, người ta vân dùng cách gọi tên theo thói quen.
IV. Từ trường Trái Đất
- Trái đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, các đường sức từ trường có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
- Cực Bắc địa lí và cực từ bắc (của Trái đất) không trùng nhau.
CH: Có thể chứng tỏ Trái Đất có từ trường bằng cách dùng kim nam châm (la bàn) hoặc tìm hiểu vẽ một số loài động vật có thể nhận biết được từ trường Trái Đất để định hướng di chuyển.
Hoạt động 2.5: TÌM HIỂU CẤU TẠO LA BÀN VÀ SỬ DỤNG LA BÀN XÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐỊA LÍ
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS tìm hiểu cấu tạo của la bàn, đồng thời chiếu Hình 19.8.
- La bàn gồm những bộ phận cơ bản nào? Vì sao có thể dùng la bàn để xác định hướng địa lí? 
HS thảo luận trả lời.
GV trình bày các bước dùng la bàn để xác định hướng địa lí.
GV phát dụng cụ cho các nhóm để HS xác định hướng địa lí và yêu cẩu các nhóm tiến hành theo hướng dẫn trong SGK
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhom; đánh gia san phẩm của HS.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo nhóm, thực hành xác định hướng cửa ra vào lớp học.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung.
V. La bàn
a. Cấu tạo 
 b. Sử dụng la bàn xác định hướng địa lí
(SGK)
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
 Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phiếu học tập số 2 và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
 Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy chế tạo được la bàn bằng những dụng cụ đơn giản
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS thực hiện theo nhóm và trình bày cách chế tạo
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm của các nhóm
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và thu lại sản phẩm vào tiết học sau

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_b.docx