Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 33-42 - Năm học 2022-2023 - Đặng Đình Chiến

BÀI 33: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Môn học: KHTN - Lớp: 7

Thời gian thực hiện: tiết

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật ( ở thực vật và động vật)

- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.

- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật và tập tính đối với động vật.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về cảm ứng ở sinh vật.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vai trò của cảm ứng ở sinh vật, hợp tác trong thực hiện hoạt động quan sát và chỉ ra những vai trò của tập tính đối với động vật.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực tiễn.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, kể tên một số hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nêu được vai trò của tập tính với đời sống sinh vật .

3. Phẩm chất:

- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ .

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm quan sát tính cảm ứng ở sinh vật.

 

docx 136 trang Khánh Đăng 27/12/2023 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 33-42 - Năm học 2022-2023 - Đặng Đình Chiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 33-42 - Năm học 2022-2023 - Đặng Đình Chiến

Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 33-42 - Năm học 2022-2023 - Đặng Đình Chiến
CHƯƠNG VIII CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
BÀI 33: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT 
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật ( ở thực vật và động vật)
- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật và tập tính đối với động vật.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về cảm ứng ở sinh vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vai trò của cảm ứng ở sinh vật, hợp tác trong thực hiện hoạt động quan sát và chỉ ra những vai trò của tập tính đối với động vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực tiễn.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, kể tên một số hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nêu được vai trò của tập tính với đời sống sinh vật .
3. Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân. 
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ .
Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm quan sát tính cảm ứng ở sinh vật.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên:
Hình ảnh phóng to: 33.1,33.2.
Video cảm ứng ở sinh vật.
Phiếu học tập.
Học sinh: 
Bài cũ ở nhà.
Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học
Khởi động.
Mục tiêu.
 Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới.
Rèn luyện năng lực tư duy phán đoán cho học sinh.
Nội dung hoạt động: Trò chơi gợi mở.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Tổ chức thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Gv đặt vấn đề
- Cho học sinh quan sát hình ảnh/video chạm tay vào lá cây trinh nữ (xấu hổ).
Nhấp vào đường link (Ctrl+chuột trái)
- Đặt câu hỏi: Khi ta chạm tay vào lá cây trinh nữ hiện tượng gì sẽ xảy ra? Hiện tượng này có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật.
- Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài 33. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tập trung chú ý, suy nghĩ vấn đề đặt ra.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- Học sinh tham gia tìm hiểu, thảo luận và trả lời câu hỏi tình huống.
Bước 4: Kết luận.
- Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn dắt học sinh vào hoạt động hình thành kiến thức.
B. Hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. Cảm ứng và vai trò của cảm ứng ở sinh vật
a) Mục tiêu: 
- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được các ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
b) Nội dung:
1. Cảm ứng là gì?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân/nhóm trên phiếu học tập số 1.
2. - Học sinh làm việc cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
H1. Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường ( ví dụ cây ở hình 33.1 không có phản ứng với ánh sáng?
H2. Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật?
-HS thảo luận hoàn thành sản phẩm dưới sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
	Hoạt động 1a. Cảm ứng ở sinh vật là gì?
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chiếu hình 33.1 Một số hiện tượng cảm ứng ở sinh vật
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. 
GV chuẩn và chốt kiến thức
 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
I. Cảm ứng và vai trò của cảm ứng ở sinh vật
Cảm ứng ở sinh vật là gì.
- Là phản ứng của sinh vật đối với những kích thích đến từ môi trường.
Hoạt động 1b: Vai trò của cảm ứng ở sinh vật
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho học sinh quan sát lại kết quả PHT hoạt động 1a
- GV giao nhiệm vụ học tập, tìm hiểu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi H1,H2
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập .
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một cặp trình bày, các cặp đôi khác bổ sung (nếu có).
H1. Nếu các sinh vật không có phản ứng với các kích thích đến từ môi trường ví dụ câu không có phản ứng về phía có ánh sáng thì cây sẽ không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp => không thích nghi với sự thay đổi của môi trường => cây sẽ không tồn tại được do ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
H2. Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung vai trò của cảm ứng.
GV mở rộng: Có sự khác nhau giữa cảm ứng ở động vật với cảm ứng ở thực vật.
- Cảm ứng ở động vật: phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng do có hệ thần kinh.
- Cảm ứng ở thực vật: phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức kém đa dạng do chưa có hệ thần kinh.
2. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật
 - Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
1. Hoạt động 2: II. Tập tính ở động vật
a) Mục tiêu: 
- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.
b) Nội dung:
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành PHT
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
	Hoạt động 2a. Tập tính là gì?
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chiếu hình 33.2 Một số tập tính ở sinh vật.
Quan sát hình ảnh, đọc thông tin mục II.1 hoàn thành phiếu học tập số 2
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu và trao đổi chéo với bạn cùng bàn.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân/ cặp theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. 
GV chuẩn và chốt kiến thức
 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
II. Tập tính ở động vật
Tập tính là gì.
- Là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
 - Có 2 loại tập tính bẩm sinh và tập tính học được
Hoạt động 2b: Vai trò của tập tính
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II. 2 hoàn thành PHT 3
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập .
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung vai trò của tập tính đối với động vật.
2. Vai trò của tập tính
 - Giúp động vật thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
- Hệ thống được một số kiến thức đã học. 
b) Nội dung:
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm: 
- HS vẽ được sơ đồ tư duy bài học.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. 
b) Nội dung: 
- Vận dụng kiến thức đã học về cảm ứng hình thành thói quen tốt cho bản thân. 
c) Sản phẩm: 
- HS lập kế hoạch hình thành các thói quen tốt cho bản thân: đọc sách, đi ngủ và thức dạy đúng giờ...
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu mỗi HS hãy lập một bản kế hoạch hình thành thói quen tốt cho mình. 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện làm ra sản phẩm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm của các học sinh
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học và nộp sản phẩm vào tiết sau.
PHIẾU HỌC TẬP ( PDF đính kèm)
Ngày soạn:	
Ngày dạy:	
Điều chỉnh:	
BÀI 34: VẬN DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG
Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỄN
Môn học: KHTN – Lớp 7
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:
Vận dụng được các kiến thức về cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (học tập, chăn nuôi, trồng trọt).
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Hình thành các tập tính tốt cho vật nuôi như ăn đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ,đáp ứng yêu cầu thực tiễn của con người
- Vận dụng các kiến thức về cảm ứng ở thực vật vào trồng trọt nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
3. Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiện.
	- Có trách nhiệm, chủ động nhận, thực hiện nhiệm vụ 
- Trung thực, cẩn thận ghi chép, có trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
SGK, SGV, SBT.
Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
SGK, SBT, dụng cụ học tập 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề học tập)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, quan sát hình ảnh, HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh/SGK và trả lời câu hỏi: Vì sao khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí,người trồng thường phải làm giàn cho cây?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
 HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí, người trồng thường phải làm giàn cho cây vì: các loại cây này thuộc dạng thân leo, việc làm giàn chắc chắn sẽ giúp cho bộ rễ các loại cây này cố định, nhánh bám vững, cây vươn dài hơn và từ đó cho h ... ơm, hệ tiêu hoá làm việc với cường độ liên tục để nghiền nhỏ, vận chuyển và tiêu hoá thức ăn. Cùng lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng hoạt động không ngừng nghỉ: Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng được chuyển hoá từ thức ăn và oxygen tới tế bào. Hệ hô hấp có vai trò duy trì và điều hoà nhịp thở...
 d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân về nhà tìm hiểu để trả lời câu hỏi H1, H2.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện NV theo y/c của GV tại nhà.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo kết quả cho GV qua nhóm lớp
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung kiến thức vào tiết học tiếp theo.
ÔN TẬP CHƯƠNG X
Môn học: Khoa học tự nhiên. Lớp 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- HS hệ thống lại kiến thức đã học về sinh sản của sinh vật
- Phân biệt được các hình thức sinh sản ở sinh vật.
- Chứng minh được cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện việc ôn tập và hệ thống hóa kiến thức của chủ đề;
- Giao tiếp và hợp tác: lắng nghe, chia sẻ với bạn cùng nhóm để thực hiện nội dung ôn tập;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận thức khoa học tự nhiên: hệ thống hóa được kiến thức về sinh sản của sinh vật thông qua đó chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất;
- Vận dụng kiến thứ, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập.
3. Về phẩm chất
Trung thực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và bài tập ôn tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm
- Máy chiếu, bảng nhóm
- Phiếu học tập. 
Phiếu học tập số 1
Sinh sản ở 
sinh vật
.
..
Khái niệm:...
Các hình thức:
Khái niệm: ..
ở thực vật:.
Động vật:
Động vật:
Thực vật:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản..
Bên trong: ..
Bên ngoài: ..
Phiếu học tập số 2
Cho các từ/ cụm từ: sinh sản và cảm ứng, tế bào, thể thống nhất, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển. Hãy chọn các từ/ cụm từ phù hợp để hoàn thiện đoạn thông tin sau:
Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ (1)... . Cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và oxygen từ môi trường cung cấp cho tế bào thực hiện các hoạt động sống. Các hoạt động sống như (2)..., (3) ..., (4) ... có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể như một (5)... .
Nêu mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường.
Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ tư duy
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức về cơ thể đơn bào, đa bào và mối quan hệ từ tế bào đến cơ thể.
b) Nội dung: GV nêu vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thông báo luật chơi: Chia lớp 6 nhóm, đại diện nhóm nhận phiếu học tập số 1.
Đại diện nhóm nhận phiếu
Giao nhiệm vụ: Các thành viên nhóm tham gia đóng góp, xây dựng và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Các thành viên lắng nghe và cùng thực hiện
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học các nhóm hoàn thành phiếu học tập 
HS tiến hành hoàn thành sơ đồ tư duy.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Theo nội dung SGK 
Đóng góp ý kiến và hoàn thiện
B. BÀI TẬP
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập, trả lời câu hỏi thông qua trò chơi
a) Mục tiêu: Hoàn thành câu hỏi, bài tập.
b) Nội dung: Hoàn thành cau hỏi, bài tập SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
c) Sản phẩm: Hệ thống câu hỏi .
d) Tổ chức thực hiện: GV gợi ý, định hướng HS hoạt động nhóm để làm bài tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân trả lời lần lượt các câu hỏi thông qua trò chơi “Rung chuông vàng”
- GV phổ biến luật chơi, hướng dẫn HS chuẩn bị
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lần lượt trả lời các câu hỏi 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS dựa vào phần trả lời của mình và đáp án để tiếp tục chơi hoặc dừng lại
Sau 20 câu hỏi, những HS nào còn lại trên sân sẽ vào chung kết.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Kết thúc trò chơi tìm ra người thắng cuộc. GV đánh giá phần tham gia của HS
- GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trong tiết trước.
 HS nhận nhiệm vụ.
Hăng hái tham gia trò chơi
Hệ thống câu hỏi RUNG CHUÔNG VÀNG
Câu 1. Các hoạt động sống chủ yếu diễn ra ở đâu.
A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Cơ thể.
Câu 2. Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm
A. đảm bảo sự phát triển của sinh vật. B. duy trì sự phát triển của sinh vật.
C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật. D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.
Câu 3. Sinh sản vô tính là
A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật.
C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.
Câu 4. Chúng ta có thể nhân giống khoai tây bằng bộ phận nào của cây?
A. Lá B. Rễ C. Thân củ D. Hạt giống
Câu 5. Bộ phận được khoanh tròn trên củ khoai tây trong hình bên được gọi là gì?
A. Rễ cây con
B. Chồi mầm
C. Chồi hoa
D. Bao phấn
Câu 6. Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng tư hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn sinh dưỡng dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ lứa thứ hai trong năm. Yếu tố môi trường nào đã ảnh hướng đến sinh sản của loài cóc trên?
A. Nhiệt độ. B. Mùa sinh sản. C. Thức ăn. D. Hormone.
Câu 7. Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào dưới đây?
A. Con người. B. Amip. C. Thủy tức. D. Vi khuẩn.
Câu 8. Quá trình sinh sản ở sinh vật được diễn ra định kì ở mỗi loài là do yếu tố nào tham gia quá trình điều hòa sinh sản?
A. Nhiệt độ. B. Thức ăn. C. Gió. D. Hormone.
Câu 9. Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là
A. mọc chồi. B. tái sinh. C. phân đôi. D. nhân giống.
Câu 10. Sự thụ phấn là quá trình
A. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang bầu nhụy.
B. chuyển giao tử đực tử bầu phấn sang vòi nhụy.
C. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang đầu nhụy.
D. chuyển hạt phấn tử bao phấn sang noãn.
Câu 11. Ở sinh vật, quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là
A. sự thụ tinh. B. sự thụ phấn. C. tái sản xuất. D. hình thành hạt.
Câu 12. Nhóm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật là
A. Gió, nước, hormone. B. gió, nước, thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.
C. gió, nước, thức ăn, hormone. D. thức ăn, nhiệt độ, con người.
Câu 13. Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?
A. Đài hoa. B. Trành hoa. C. Nụ hoa. D. Bầu nhụy.
Câu 14. Hoa lưỡng tính là
A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa. B. hoa có đài, tràng và nhị hoa.
C. hoa có nhị và nhụy. D. hoa có đài và tràng hoa.
Câu 15. Ý nào sau đây KHÔNG đúng về bản chất của điều khiển sinh sản ở động vật.
A. Điều khiển tuổi thọ. B. Điều khiển giới tính.
C. Điều khiển thời điểm sinh sản. D. Điều khiển số con
Câu 16. Quan sát hình bên và cho biết yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thụ phấn của chùm hoa phi lao.
A. Côn trùng. 
B. Gió. 
C. Nước. 
D. Con người
Câu 17. Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành
A. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây. B. chỉ từ rễ của cây.
C. chỉ từ một phần thân của cây. D. chỉ từ lá của cây.
Câu 18. Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì
A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
C. dễ tránh sâu bệnh gây hại.
D. rút ngắn thời gian sinh trường, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 19. Biện pháp nào dưới đây giúp điều khiển thụ tinh ở động vật đạt hiệu quả nhất.
A. Sử dụng hormone. B. Thay đổi các yếu tố môi trường.
C. Thụ tinh nhân tạo. D. Sử dụng chất kích thích tổng hợp.
Câu 20. Hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ nào?
A. Tế bào và mô. B. Mô và cơ quan.
C. Tế bào và cơ thể. D. Mô và cơ quan. 
CÂU HỎI CHUNG KẾT
Câu 1. Nối tên sinh vật ở cột A với các hình thức sinh sản tương ứng ở cột B.
Cột A
Cột B
1. Củ khoai lang
A. sinh sản vô tính bằng phân mảnh
2. Nhánh xương rồng
B. sinh sản vô tính bằng cách phân đôi
3. Thủy tức
C. sinh sản sinh dưỡng bằng lá
4. Sao biển
D. sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi
5. Trùng biến hình
E. sinh sản sinh dưỡng bằng rễ
6. Cây sen đá
G. sinh sản sinh dưỡng bằng thân
Đáp án
1-E
2- G
3-D
4-A
5-B
6-C
Câu 2. Nối nội dung ở cột A với các định nghĩa ở cột B.
Cột A
Cột B
1. Sự thụ tinh
A. Sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái
2. Động vật đẻ trứng
B. Giao tử cái
3. Động vật đẻ con
C. Giao tử đực
4. Tinh trùng
D. Con non được sinh ra từ trứng
5. Noãn
E. Con non được nuôi trong cơ thể mẹ và đẻ ra ngoài
 Đáp án: 
1-A
2-D
3-E
4-C
5-B
ĐÁP ÁN
Sản phẩm học tập
Phiếu số 1
Sinh sản ở 
sinh vật
SS vô tính
SS hữu tính
Khái niệm: SS không có sự kết hợp của giao tử đực và cái, con tạo thành từ một phần cơ thể mẹ
Các hình thức:
Khái niệm: SS có sự hợp nhất giao tử đực và cái tạo hợp tử và ptrien thành cơ thể mới
ở thực vật:gồm các giai đoạn: tạo giao tử, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt
Động vật:gồm các giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh, ptrien phôi thành cơ thể mới.
Động vật: nảy chồi, phân mảnh, trinh sản
Thực vật:SS sinh dưỡng và SS bào tử
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản..
Bên trong: đặc điểm di truyền, hoocmon, tuổi
Bên ngoài: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng
Phiếu số 2
(1): tế bào; (2): trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, 
(3): sinh trưởng và phát triển ; (4): sinh sản và cảm ứng, (5): thể thống nhất 
Mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường: mọi co thể đều được cấu tạo từ tế bào.Cơ thể lấy các chấtdinh dưỡng, nước, chất khoáng và oxygen từ môi trường cung cấp cho tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống. 
Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể: Trao đổi chất và năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Và ngược lại các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng tác động trở lại quá trinh trao đổi chất và năng lượng. Các hoạt động động sống có mối quan hệ qua lại mật thiết nhau.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_b.docx