Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 2

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

2. Năng lực:

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, hợp tác cùng nhau trong thực hiện hoạt động quan sát và phân tích sơ đồ sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra câu trả lời của mình cho tình huống thực tế sau khi xem xong video quảng cáo nước giải khát bù nước, bổ sung các chất điện giải cho cơ thể.

b) Năng lực khoa học tự nhiên :

- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, phân biệt được sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật qua quan sát và phân tích sơ đồ.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu về sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Xác định được cơ chế của các hiện tượng thực tế như toát mồ hôi, thở nhanh, nhịp tim tăng khi vận động hay lao động nặng. Xác định được cơ chế của việc bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể

3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

 

docx 247 trang Khánh Đăng 27/12/2023 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 2

Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 2
Tiết 81, 82: BÀI 21: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
2. Năng lực:
a) Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, hợp tác cùng nhau trong thực hiện hoạt động quan sát và phân tích sơ đồ sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra câu trả lời của mình cho tình huống thực tế sau khi xem xong video quảng cáo nước giải khát bù nước, bổ sung các chất điện giải cho cơ thể.
b) Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, phân biệt được sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật qua quan sát và phân tích sơ đồ. 
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu về sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Xác định được cơ chế của các hiện tượng thực tế như toát mồ hôi, thở nhanh, nhịp tim tăngkhi vận động hay lao động nặng. Xác định được cơ chế của việc bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. 
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Hình ảnh minh họa cho sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây và con gà.
- Hình ảnh các sản phẩm bù nước, các hoạt động như vận động, lao động nặng...
- Video quảng cáo nước uống bù nước, bổ sung các chất điện giải...
2. Học sinh: 
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là xem video quảng cáo nước uống bù nước, bổ sung các chất điện giải)
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập vì sao cần phải bù nước, bổ sung các chất điện giải cho cơ thể sau khi vận động nhiều, lao động nặng.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện thảo luận nhóm 4, đưa ra câu trả lời cho tình huống quảng cáo đề cập đến.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập KWL. HS làm rõ 2 vấn đề:
+ Hiện tượng gì xảy ra sau khi vận động nhiều hoặc lao động nặng?
+ Việc uống nhiều nước hay các loại nước giải khác có tác dụng gì? Cơ chế?
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chiếu video quảng cáo
https://www.youtube.com/watch?v=Vv3wCEFN78s
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu viết trên phiếu trong 5 phút.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày 1 nội dung trong phiếu.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên vào bài thông qua tình huống được đề cập trong video quảng cáo và qua phần thảo luận của HS đã trình bày: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: theo mục tiêu SGK.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm của trao đổi chất.
- Nêu được khái niệm của chuyển hóa năng lượng.
- Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
b) Nội dung: 
- Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, hình ảnh minh họa và trả lời các câu hỏi sau:
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4
H1. Theo các em, sơ đồ ở hình 1, 2 mô tả điều gì?
H2. Ở hình 3, 4 là trao đổi chất hay là chuyển hóa năng lượng?
H3. Xác định dạng năng lượng chuyển hóa ở hình 3, 4.
- HS hoạt động nhóm đôi và xung phong trả lời qua trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo nhất”
- HS hoạt động cá nhân nghiên cứu tài liệu và qua hoạt động trên, HS trả lời câu hỏi:
H4. Phát biểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sơ đồ sự trao đổi chất và quá trình chuyển hóa năng lượng ở thực vật và động vật
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu thông tin về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong SGK trả lời câu hỏi H1,H2, H3.
- GV yêu cầu HS lấy giấy A3/bảng nhóm để trả lời câu hỏi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy A3/bảng nhóm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
HS tham gia trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”. GV cho HS nhanh tay giơ bảng, chọn 3 cặp nhanh nhất để tham gia “Cặp đôi hoàn hảo”. Các cặp đôi mang bảng lên bảng, lần lượt trình bày. Cặp đôi trả lời đúng nhất sẽ trở thành cặp đôi hoàn hảo nhất.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung Khái niệm Sự trao đổi chất và mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
I. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường , biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống , đồng thời trả lại môi trường các chất thải.
- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Hoạt động 2.2: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi tình huống giả định: Nếu chúng ta nhịn ăn, nhịn uống hoặc cây xanh không được tưới nướcthì điều gì sẽ xảy ra? 
- Từ đây cho thấy giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có mối quan hệ như thế nào với nhau?
- Gv chiếu hình 21.1, 21.2 . Yêu cầu HS quan sát , đọc thông tin mục II , nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sự sinh trưởng của cây khoai tây và con gà.
- Lấy thêm được VD về vai trò của trao đổi chất và chuyên hóa năng lượng
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động cá nhân, đưa ra quan điểm của mình.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một vài HS trả lời.
Câu 1.
- Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ chết. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.
- Ở cây khoai tây (Hình 21.1): trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản.
- Ở con gà (Hình 21.2): trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận động và sinh sản. 
Câu 2. Ví dụ
- Hạt nảy mầm và phát triển được ở cây con là nhờ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tế bào lớn lên và phân chia.
- Sau khi chúng ta ăn vào, cơ thể sẽ phân hủy các năng lượng chứa trong phân tử thức ăn, gọi là glucose và chuyển hóa thành glycogen, đây là nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể. Ngược lại khi chúng ta đói, cơ thể thiếu năng lượng, cơ thể phân giải glycogen thành đường giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
* Lồng ghép giáo dục về chăm sóc sức khỏe (đặc biệt trong cách giảm cân) hay bảo vệ chăm sóc cây cối. 
II. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ chết. 
à Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
Củng cố cho HS kiến thức về các nhóm thực vật và vai trò của thực vật
b) Nội dung: Câu hỏi luyện tập
1, Chọn từ, cụm từ phù hợp hoàn thành đoạn thông tin sau
Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường , (1).. chúng thành các chất (2) cho cơ thể và tạo (3) cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại môi trường các (4).
Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi (5) từ dạng này sang dạng khác
2, Cho các yếu tố nước uống, carbon dioxide, Oxygen, năng lượng nhiệt, chất thải, thức ăn. Xác định những yếu tố mà cơ thể lấy vào, thải ra
c) Sản phẩm:
Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập do học sinh thực hiện
Câu 1 : 
1, biến đổi
	2, cần thiết
	3, năng lượng 
	4, chất thải
	5, năng lượng
Câu 2 : Lấy vào : nước uống, Oxygen, thức ăn
	Thải ra : carbon dioxide, năng lượng nhiệt, chất thải
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv chiếu bài tập, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi ra vở bài tập
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Báo cáo kết quả
- GV có thể hỏi theo từng câu, hoặc nhận xét vở 1 số HS.
* Kết luận, đánh giá
- Đánh giá qua Rubrics theo các mức độ nhận thức.
Phiếu đánh giá mức độ thực hiện Luyện tập
Mức ĐG
Mức biết
Mức hiểu
Mức vận dụng
Tiêu chí
Trả lời được Câu 1- Phần luyện tập.
Hoàn thành bài tập điền từ ở Câu 1
Trả lời được Câu 2- Phần luyện tập.
Hoàn thành bài tập điền từ ở Câu 1.
Trả lời được Câu 2- Phần luyện tập.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. 
b) Nội dung: 
- Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành sơ đồ tư duy tổng kết bài học
- Yêu cầu HS tìm hiểu để trả lời câu hỏi: Tại sao trời nắng nóng cây có hiện tượng bị héo lá, người cảm thấy nhanh khát nước?
c) Sản phẩm: 
- Sơ đồ tư duy và câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS:
+ Khái quát lại nội dung trọng tâm của bài đã học bằng sơ đồ tư duy vào vở học.
+ Trả lời câu hỏi: Tại sao trời nắng nóng một số cây có hiện tượng bị héo lá, người cảm thấy nhanh khát nước?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm và trả lời câu hỏi.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Câu trả lời của HS.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, góp ý. 
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 21: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Họ và tên:  
Lớp: . Nhóm: 
H1. Theo các em, sơ đồ ở hình 1, 2 mô tả điều gì?
.
H2. Ở hình 3, 4 là trao đổi chất hay là chuyển hóa năng lượng?
.
H3. Xác định dạng năng lượng chuyển hóa ở hình 3, 4.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỪNG HỌC SINH TRONG NHÓM
Nhóm ...............................
TT
Tên học sinh
Chức vụ trong nhóm
Các tiêu chí đánh giá
Điểm
Tích cực
(10 điểm)
Chưa tích cực
(5 điểm)
Không tham gia hoạt động
(0 điểm)
1
2
3
4
Tiết 83-85: BÀI 22: QUANG HỢP
Môn học: Khoa học tự nhiên – Lớp 7. Thời gian thực hiện: 02 tiết.
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.
- Viết được phương trình quang hợp.
- Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.
- Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Tự ... c đề ra (3 điểm).
3
Ý thức học tập
- Hoàn thành đúng thời gian cho phép
(1 điểm).
Tổng điểm:
Phụ lục 1.2: PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên:  
Lớp: . Nhóm: 
Câu 1: Tìm cụm từ thích hợp để hoàn thành thông tin sau:
Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(1)... Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(2)...
Câu 2: Lựa chọn tên loại mô phân sinh phù hợp thay thế cho các vị trí đánh số trong Hình 36.
Câu 3: Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, hãy để xuất các biện pháp canh tác giúp cây trổng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao theo mẫu sau:
Yếu tố bên ngoài
Biện pháp canh tác
Nhiệt độ
Ánh sáng
Chất dinh dường
Độ ẩm
Câu 4: Vận dụng kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật, em hãy đề xuất các biện pháp trong chăn nuôi để vật nuôi sinh trưởng tốt, cho năng suất cao theo mẫu sau:
Yếu tố tác động
Biện pháp trong chăn nuôi
Dinh dưỡng
Nhiệt độ
Ánh sáng
Chất kích thích sinh trưởng
Câu 5: Em hãy xem video và theo dõi sự biến đổi của cây từ giai đoạn hạt đến cây trưởng thành, em hãy phân biệt biểu hiện của quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật theo mẫu sau:
Biểu hiện
Quá trình sinh trưởng
Quá trình phát triển
Sự nảy mầm
Thân dài ra
Số lượng lá tăng thêm
Lá to lên
Rễ dài ra
Mọc chồi nách
C. Hướng dẫn về nhà
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp.
Tiết 139, 140: KIỂM TRA CUỐI HKII
Ngày soạn: 12/05/2023
Ngày giảng: 17/05/2023
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá, chất lượng học tập của học sinh trong đầu HKII, 
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm bài, tư duy độc lập
	3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh có ý thức tự giác, trung thực và nghiêm túc trong khi làm bài
	4. Định hướng phát triển năng lực phẩm chất:
	- Năng lực tính toán
	- Năng lực làm việc và tư duy độc lập
II. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN KHTN 7
1. Khung ma trận 
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2 khi kết thúc nội dung bài 32 : Thực hành : Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước. Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
- Thời gian làm bài: 90 phút
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao
- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm 
- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)
Tên bài
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
Tổng số ý/ câu
Tổng % điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Chương 7. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
2
2
0,5
Chương 8. Cảm ứng ở sinh vật
2
2
1
1
4
2
Chương 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
1
2
2
1
4
3
Chương 10. Sinh sản ở sinh vật
2
1
2
2
1
2
6
4,5
Tổng số ý/câu
1
8
1
6
1
2
1
4
16
100 %
Điểm số
2
2
2
1,5
1
0,5
1
6
4
Tổng số điểm
4
3,5
1,5
1
10
III. Đề bài và điểm số
I. PHẦN TNKQ (16 câu – 4 điểm)
Câu 1. Tập tính học được là
	A. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
	B. loại tập tính sinh ra đã có, đặc trưng cho loài.
	C. loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ nhưng không có tính bền vững.
	D. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể nhưng mang tính đặc trưng cho loài.
Câu 2. Việc trồng xen canh giữa cây mía và cây bắp cải đem đến lợi ích nào sau đây?
	A. Mía tạo ra chất khoáng cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
	B. Bắp cải tạo ra chất khoáng cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
	C. Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
	D. Bắp cải tạo bóng râm cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
Câu 3. Hiện tượng cảm ứng nào sau đây được con người ứng dụng để nhận biết sự thay đổi của thời tiết?
	A. Độ cao khi bay của chuồn chuồn.
	B. Tính hướng sáng của côn trùng gây hại.
	C. Tính hướng sáng của cá.
	D. Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại.
Câu 4. Cơ sở khoa học của biện pháp đặt bù nhìn trên đồng ruộng dựa trên
	A. tập tính sợ và tránh xa nguồn phát ra âm thanh của động vật phá hoại mùa màng.
	B. tập tính bị thu hút bởi mùi rơm của động vật phá hoại mùa màng.
	C. tập tính sợ và tránh xa con người của động vật phá hoại mùa màng.
	D. tập tính sợ và tránh xa rơm của động vật phá hoại mùa màng.
Câu 5. Trong quá trình trồng rừng, người trồng rừng thường để mật độ dày khi cây còn non. Biện pháp này nhằm
	A. kích thích thân cây phát triển đường kính.
	B. kích thích cây ra nhiều rễ và cành nhánh.
	C. kích thích cây ra nhiều cành và lá.
	D. kích thích cây phát triển về chiều cao và thẳng.
Câu 6. Thực vật sinh trưởng nhờ hoạt động của
	A. mô phân sinh.	B. mô xốp.	C. mô biểu bì.	D. mô dẫn.
Câu 7. Đa số các thực vật trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu nhờ
	A. tế bào mạch gỗ	B. tế bào thịt vỏ.
	C. tế bào lông hút.	D. tế bào trụ dẫn.
Câu 8. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là
	A. các cảm ứng.	B. các nhận biết.	C. các phản ứng.	D. các kích thích.
Câu 9. Phát triển bao gồm
	A. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh đột biến về hình thái cơ thể.
	B. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
	C. phân chia và phân hóa tế bào, phát sinh các đột biến để hình thành cơ quan mới.
	D. sinh trưởng và phân chia tế bào.
Câu 10. Mục đích thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long nhằm
	A. kích thích khả năng sinh trưởng của cây thanh long.
	B. kích thích thanh long ra nhiều hoa và tạo quả trái vụ.
	C. tăng cường khả năng chống chịu của cây thanh long.
	D. kéo dài thời gian sinh sản của cây thanh long.
Câu 11. Đối với cây ăn quả, việc người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả sẽ có tác dụng
	A. giúp tiêu diệt các loài sâu phá hoại cây.
	B. giúp tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.
	C. giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
	D. giúp tăng độ ngọt cho các loại quả.
Câu 12. Biện pháp canh tác nào sau đây là ứng dụng ảnh hưởng của độ ẩm trong việc điều khiển sinh trưởng và phát triển của cây trồng?
	A. Tưới nước cho cây trồng.
	B. Trồng luân phiên các loại cây khác nhau.
	C. Trồng xen canh hoặc làm luống.
	D. Chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính.
Câu 13. Nhóm nhân tố nào sau đây gồm các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?
	A. Nhiệt độ, ánh sáng, nước.
	B. Ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.
	C. Nước, vật chất di truyền từ bố mẹ, nhiệt độ.
	D. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.
Câu 14. Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết?
	A. CO2, hormone, chất dinh dưỡng.	B. CO2, các chất thải.
	C. Nước, hormone, kháng thể.	D. Nước, CO2, kháng thể.
Câu 15. Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?
	A. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng.
	B. Khỉ tập đi xe đạp.
	C. Sáo học nói tiếng người.
	D. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
Câu 16. Trong hệ mạch, máu vận chuyển nhờ
	A. sự co bóp của tim.
	B. sự co bóp của mao mạch.
	C. sự va đẩy của các tế bào máu.
	D. sự ma sát với thành động mạch.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 17 (2 điểm): Trình bày ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Cho 1 ví dụ minh họa.
Câu 18 (2 điểm): Cảm ứng ở thực vật là gì? Nêu một số hình thức cảm ứng ở thực vật.
Câu 19: (2 điểm): Với kiến thức đã học, em hãy tư vấn cho bố mẹ một số biện pháp để tăng năng suất khi:
a) Trồng ngô
b) Trồng bắp cải
IV. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
PHÂN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4,0 điểm, mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
B
A
A
C
C
D
C
D
D
B
D
C
A
C
A
C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Câu 17. (2,0 điểm)
- Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Thiếu chất dinh dưỡng, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị ức chế, thậm chí là chết. Thừa chất dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng và phát triển cũng bị ảnh hưởng.
- Ví dụ:
+ Ở động vật: Nếu thiếu protein, động vật sẽ chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.
+ Ở thực vật: Nếu thiếu nitrogen thì quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị ức chế, lá có màu vàng, thậm chí còn gây chết.
Câu 18. (2,0 điểm) 
* Cảm ứng thực vật
Cảm ứng ở  thực vật là phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích
Cảm ứng ở thực vật là các phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.
Có 2 hình thức  cảm ứng ở thực hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng).
- Hướng động
Khái niệm: Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ một hướng xác định.
Hướng của phản ứng được xác định bởi hướng  của tác nhân kích thích
Có hai loại hướng động chính :
+ Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích
+ Hướng động âm : vận động tránh xa nguồn kích thích
Các hình thức hướng động ở thực vật
Tùy theo tác nhân kích thích, có các kiểu hướng động sau đây :
+ Hướng sáng: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng. Thân, cành hướng sáng dương; rễ hướng sáng âm.
+ Hướng trọng lực: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về tâm quả đất). Rễ hướng trọng lực dương, thân cành hướng hướng trọng lực âm.
+ Hướng hóa: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp  lại tác  động của hoá chất
Rễ cây luôn hướng về nơi có nguồn dinh dưỡng thích hợp và cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển (hướng hoá dương) và tránh xa nơi có  hoá chất độc hại với nó.
+ Hướng nước : là phản ứng sinh trưởng của thực vật  hướng tới  nguồn nước
Hướng nước ở rễ là hướng dương 
+ Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây.
Sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào ở phía không tiếp xúc làm cho tua của nó quấn quanh giá thể.
Vai trò: Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi và tránh xa các tác nhân không thuận lợi của môi trường =>  giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.
Câu 19. (2,0 điểm)
Liên hệ, mỗi ý 1 điểm
V. Tiến hành kiểm tra.
	1. Tổ chức: 7A1:.	7A2:..	
	2. Phát đề và coi thi.
	3. Nhận xét - Thu bài.
Gv thu bài làm của học sinh; nhận xét chung ý thức làm bài của học sinh
	4. Hướng dẫn về nhà: 
Làm lại đề kiểm tra. Xem trước bài 29
	5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá: Không
Duyệt ngày 15/05/2023
P. HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Đỗ Việt Hòa 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_h.docx