Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1, 2, 3
BÀI 1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN (5 TIẾT)
I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
1. Năng lực
- Năng lực chung
• Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.
• Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
• Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng
• Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên:
+ Phương pháp tìm hiểu tự nhiên;
+ Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.
• Sử dụng được một số dụng cụ đo trong môn Khoa học tự nhiên 7.
• Làm được báo cáo, thuyết trình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1, 2, 3
Ngày soạn:// Ngày dạy:// BÀI 1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN (5 TIẾT) I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT 1. Năng lực Năng lực chung Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên. Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Năng lực riêng Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên: + Phương pháp tìm hiểu tự nhiên; + Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo. Sử dụng được một số dụng cụ đo trong môn Khoa học tự nhiên 7. Làm được báo cáo, thuyết trình. 2. Phẩm chất - Trung thực, Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học. - Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên SGK, SGV, SBT KHTN 7. Các dụng cụ đo lường cơ bản đã học ở lớp 6 Cổng quang điện, đồng hồ điện tử hiện số và các phụ kiện kèm theo Giá đỡ thí nghiệm Máy chiếu và màn hình chiếu để chiếu các hình vẽ trong bài. 2. Đối với học sinh SGK, SBT KHTN 7. Đọc trước bài học trong SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐẦU ( MỞ ĐẦU) a, Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức cũ, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới. b, Nội dung: GV nêu vấn đề, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. c, Sản phẩm: đáp án của HS về phương pháp, kĩ năng để học tốt môn Khoa học tự nhiên. d, Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu vấn đề: Các sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên rất đa dạng và phong phú khiến ta phải đặt ra những câu hỏi tại sao, vì sao. Chẳng hạn, tại sao lá cây xấu hổ tự khép lại khi có vật chạm vào? vì sao vào những ngày trời âm u sắp mưa thì chuồn chuồn bay thấp? hay nguyên nhân nào khiến ta có thể quan sát được cầu vồng?... Học tập môn Khoa học tự nhiên giúp ta giải thích được các hiện tượng tự nhiên đó thông qua việc hình thành và phát triển các năng lực khoa học tự nhiên: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống. Vậy, để học tốt môn Khoa học tự nhiên các em cần sử dụng những phương pháp và kĩ năng nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát và chú ý lắng nghe yêu cầu và đưa ra đáp án. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các HS xung phong phát biểu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận xét: - GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Để biết chính xác, tìm hiểu thế giới tự nhiên, cần vận dụng phương pháp nào, thực hiện các kĩ năng gì nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phương pháp tìm hiểu tự nhiên a) Mục tiêu: Hướng dẫn HS tập làm nhà khoa học, khám phá tự nhiên theo phương pháp tìm hiểu tự nhiên b) Nội dung: GV giới thiệu phương pháp tìm hiểu tự nhiên, phân tích vai trò mỗi bước trong quy trình, HS thảo luận trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: Các bước tìm hiểu khoa học tự nhiên, đáp án câu hỏi mục I trong SGK – tr8 d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận cho biết thế nào là phương pháp tìm hiểu tự nhiên? - GV giới thiệu HS sơ đồ phương pháp tìm hiểu tự nhiên - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc ví dụ trong SGK và phân tích vai trò của mỗi bước trong quy trình. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong SGK theo phiếu học tập số 1. Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hòa tan của một chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên và hoàn thành bảng sau: Tên các bước Nội dung Bước 1 .. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên - Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học - Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm 5 bước: Đề xuất vấn đề cùng tìm hiểu Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề Lập kế hoạch kiểm tra dự án Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự án Viết báo cáo, thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu. Câu hỏi và thảo luận Tên các bước Nội dung B1 Đề xuất vấn đề. Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước. B2 Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề. Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước? B3 Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán. Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm). B4 Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán. Thực hiện các bước thí nghiệm: rót vào cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất rắn và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận. B5 Báo cáo kết quả và thảo luận về kết quả thí nghiệm. Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm. Hoạt động 2: Tìm hiểu kĩ năng quan sát, phân loại a) Mục tiêu: HS tìm hiểu vai trò của việc hình thành kĩ năng quan sát, phát hiện và phân loại các vấn đề trong tự nhiên b) Nội dung: HS đọc thông tin SGK tìm hiểu về kĩ năng quan sát, phân loại, thảo luận trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: Kết quả tìm hiểu kĩ năng quan sát, phân loại; trả lời các câu hỏi 1, 2, mục II.1 trong SGK – tr9 d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi đọc sgk trả lời các câu hỏi đinh hướng để tìm hiểu về kĩ năng quan sát, phân tích + Thế nào là kĩ năng quan sát? Vai trò của kĩ năng quan sát? à Kỹ năng quan sát là kĩ năng sử dụng một hay nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trícủa các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. Kĩ năng quan sát có vai trò để mở rộng phạm vi quan sát và có những thông tin, kết quả chính xác hơn. + Thế nào là kĩ năng phân loại? Vai trò của kĩ năng phân loại à Kĩ năng phân loại là kĩ năng học sinh biết nhóm các đối tượng, khái niệm hoặc sự kiện thành các danh mục, theo các tính năng hoặc đặc điểm được lựa chọn. - HS thảo luận nhóm, dựa vào các thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi 1, 2 mục I.1 SGK – tr9. + Quan sát Hình 1.2 và cho biết hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên thông thường trên Trái Đất? Hiện tượng nào là thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường? + Em hãy tìm hiểu và cho biết cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên ở Hình 1.2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. II. Một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên 1. Kĩ năng quan sát, phân loại - Kỹ năng quan sát là kĩ năng sử dụng một hay nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trícủa các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. - Kĩ năng phân loại là kĩ năng học sinh biết nhóm các đối tượng, khái niệm hoặc sự kiện thành các danh mục, theo các tính năng hoặc đặc điểm được lựa chọn. Câu hỏi thảo luận C1. - Hiện tượng tự nhiên thông thường trên Trái Đất: + Hình 1.2 c) Mưa to kèm theo sấm, sét. - Hiện tượng là thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường: + Hình 1.2 a) Cháy rừng. + Hình 1.2 b) Hạn hán. C2. - Cách phòng chống và ứng phó đối với cháy rừng: + Chấp hành tốt các quy định phòng tránh cháy rừng. + Quản lí chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở trong rừng và ven rừng + Giảm vật liệu cháy hoặc làm giảm độ khô của vật liệu cháy trong rừng. + Nghiêm cấm các hoạt động sử dụng lửa gây nguy cơ cháy rừng như: Đốt rừng làm nương, làm rẫy; hút thuốc lá trong rừng và vứt tàn thuốc không được dập tắt trong rừng; đốt lửa trại trong rừng; bắt ong mật trong rừng bằng đốt lửa + Xây dựng các đường băng cản lửa. + Tuyên truyền phòng chống cháy rừng. + - Cách phòng chống và ứng phó với hạn hán: + Sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt. + Trồng rừng và bảo vệ rừng. + Xây dựng các hồ chứa nước. + Tổ chức giám sát, cảnh báo xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn. + Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ năng liên kết a) Mục tiêu - HS liên kết các kiến thức thuộc các nội dung Vật lí, Hóa học và Sinh học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống - Hình thành kĩ năng kiên kết giữa các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn xung quanh. b) Nội dung: GV phân tích ví dụ trong SGK, HS lắng nghe, thảo luận hoàn thành câu hỏi trong SGK. c) Sản phẩm: Kết quả tìm hiểu về kĩ năng liên kết trong tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên, đáp án câu hỏi thảo luận mục II.2 SGK – tr9. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV phân tích ví dụ trong SGK về vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất, các thể của nước và ảnh hưởng của nước đến hệ sinh thái. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về kĩ năng liên kết trong tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi II.2 SGK – tr9. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. 1. Kĩ năng liên kết - Kĩ năng liên kết liên quan đến việc sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. Câu hỏi thảo luận Nối thông tin cột A và cột B: 1 – c ; 2 – a; 3 – b. Hoạt động 4: Tìm hiểu kĩ năng đo a) Mục tiêu - HS biết được vai trò của các phép đo trong khoa học thực nghiệm, kết quả của các phép đo chính là các dữ liệu khoa học chứng minh khi nhận biết, tìm hiểu các sự vật và hiện tượng tự nhiên. b) Nội dung: GV phân tích trình tự các bước của kĩ năng đo, quy trình đo, đánh ... A (1, 0); D (1, 1); E (1, 2); G (6, 6); L (6, 8); M (7, 7); Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10); X (20, 20); Y (19, 20); Z (19, 21). + GV yêu cầu HS thực hiện: xếp các thẻ thuộc cùng một nguyên tố vào một ô vuông. + GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện yêu cầu: Em có thể xếp được bao nhiêu ô vuông? Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: + Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton nhưng có thể có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tử hóa học là hydrogen. + Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là bao nhiêu? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 3.1 SGK tr.19, 20 và thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày khái niệm nguyên tố hóa học và cách nhận biết nguyên tố hóa học dựa vào số proton. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. 1. Nguyên tố hóa học - Đặc điểm: + Không có hình dạng, kích thước cụ thể + Có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ proton xác định. VD: một mẩu chì nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử chì, mỗi nguyên tử chì có 82 proton. - Khái niệm: + Là tất cả các nguyên tử có cùng số hiệu nguyên tử (cùng số proton trong hạt nhân). - Số hiệu nguyên tử là số proton trong hạt nhân. Mỗi nguyên tố hóa học cchir có duy nhất một số hiệu nguyên tử. - Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau. VD: Oxygen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 proyon trong hạt nhân những số neutron khác nhau (8, 9 hoặc 10 neutron). - Đến nay, người ta đã tìm ra 118 nguyên tố hóa học. Nhận biết nguyên tố hóa học dựa vào số proton: + Có thế xếp được 6 ô vuông. + Các nguyên tử A, D, E thuộc cùng một nguyên tố hóa học; G và L thuộc cùng một nguyên tố hóa học; M thuộc một nguyên tố hóa học; Q, R, T thuộc cùng một nguyên tố hóa học; X thuộc một nguyên tố hóa học; Y và Z thuộc một nguyên tố hóa học. ?. + Các nguyên tử H có 1 proton nhưng có thể có số neutron khác nhau (không có, có 1 neutron hoặc có 2 neutron). Chúng đều thuộc về một nguyên tố hydrogen vì các nguyên tử này có cùng số proton. + Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là 8. Hoạt động 2: Tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Biết và ghi nhớ được tên, kí hiệu của 20 nguyên tố hóa học đầu tiên trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Biết được các nguyên tố hóa học mà con người biết đến trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử nhân loại. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục II, quan sát Bảng 3.1 SGK tr.20, 21 và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm học tập: HS nắm và ghi được vào vở tên, kí hiệu của 20 nguyên tố hóa học đầu tiên trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu kiến thức: + Một số nguyên tố được biết đến từ thời cổ xưa như vàng (gold), bạc (silver), sắt (iron), + Có nhiều nguyên tố mới được tìm thấy gần đây như rutherfordium, bohrium, à Tên gọi của các nguyên tố hóa học được đặt theo các cách khác nhau, được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới theo IUPAC. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và cho biết: Nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như đồng, sắt, nhôm. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.20, 21 và cho biết: Kí hiệu của nguyên tố hóa học được quy định như thế nào? Lấy ví dụ cụ thể. - GV hướng dẫn HS quan sát Bảng 3.1 SGK tr.21, đọc và ghi nhớ tên gọi, kí hiệu hóa học, khối lượng nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên. - GV phát cho HS phiếu học tập theo mẫu và yêu cầu HS hoàn thành theo nhóm: Số hiệu nguyên tử Z Tên nguyên tố hóa học Z (IUPAC) Kí hiệu hóa học Khối lượng nguyên tử (amu) - GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta: + GV chuẩn bị: các mẫu đồ vật (hộp sữa, dây đồng đồ dùng học tập). + GV yêu cầu HS quan sát các đồ vật đã chuẩn bị, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu: Hãy đọc tên các nguyên tố hóa học mà em biết trong các đồ vật trên. Viết kí hiệu hóa học và nêu một số ứng dụng của những nguyên tố hóa học đó. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Đọc thông tin trong Bảng 3.1 và trả lời: + Hãy tìm nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái và nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái. Kí hiệu nguyên tố nào không liên quan tới IUPAC của nó? + Hãy đọc tên một số nguyên tố có trong thành phần không khí. - GV chốt kiến thức bài học: + Những nguyên tử có cùng số proton thuộc cùng một nguyên tố hóa học. + Kí hiệu nguyên tố hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa và chữ cái sau viết thường. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục II, quan sát Bảng 3.1 SGK tr.20, 21 và thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày tên, kí hiệu của 20 nguyên tố hóa học đầu tiên trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 2. Tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học a. Tên gọi của nguyên tố hóa học - Tên gọi của các nguyên tố hóa học được đặt theo cách khác nhau thống nhất toàn thế giới theo IUPAC (Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng). VD: + vàng (gold), bạc (silver), sắt (iron), thủy ngân (mercury), thiếc (tin), đồng (copper), chì (lead). + Rutherfordium, bohrium, ?. - Tên gọi của nguyên tố đồng (copper): từ tiếng Latin Cuprum hoặc Cuprus, tên gọi của đảo Síp, nơi có nhiều quặng chứa đồng, được khai thác từ thời cổ xưa. - Tên gọi của nguyên tố sắt (iron): tên cổ xưa của sắt là ferrum. - Tên gọi của nguyên tố nhôm (aluminium): từ tiếng Latin alumen, aluminis nghĩa là ‘‘sinh ra phèn’’. b. Kí hiệu của nguyên tố hóa học - Mỗi nguyên tố hóa học có một kí hiệu riêng, được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới. + Kí hiệu hoá học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa và chữ cái sau viết thường. VD: kí hiệu hóa học của nguyên tố hydrogen là H, nguyên tố oxygen là O, của nguyên tố lithium là Li. + Có những nguyên tố hóa học không xuất phát từ tên gọi theo IUPAC mà xuất phát từ tên Latin của nguyên tố. VD: nguyên tố sodium (tên Latin là natrium) có kí hiệu hóa học là Na; nguyên tố potassium (tên Latin là kalium) có kí hiệu là K. Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta 1. Vỏ hộp sữa có thể có nguyên tố nhôm (bên cạnh nguyên tố carbon có trong vật liệu bằng bột giấy, nhựa). Dây đồng có nguyên tố đồng. Ngòi bút bi có nguyên tố sắt. 2. Kí hiệu hóa học của nhôm là Al. Nhôm có thể được dùng làm dây dẫn điện cao thế, làm vật liệu xây dựng, làm vỏ máy bay. Kí hiệu hóa học của đồng là Cu. Đồng có thể sử dụng để đúc tượng, làm lõi dây dẫn điện, làm tay nắm cửa, làm động cơ điện. Kí hiệu hóa học của sắt là Fe. Sắt có thể được sử dụng làm vật liệu xây dựng, sử dụng trong sản xuất ô tô, tàu hỏa, làm đồ gia dụng (nồi, chảo,..). ?. Câu 1: Các nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái: hydrogen (H), boron (B), carbon (C), nitrogen (N), oxygen (O), fluorine (F), phosphorous (P), sulfur (S), potassium (K). Các nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái: helium (He), beryllium (Be), neon (Ne), sodium (Na), magnesium (Mg), aluminium (Al), silicon (Si), chlorine (Cl), argon (Ar), calcium(Ca). Kí kiệu của nguyên tố sodium (Na) và potassium(K) không xuất phát từ tên gọi IUPAC của chúng. Câu 2. Tên một số nguyên tố có trong thành phần không khí: oxygen, nitrogen, carbon, hydrogen. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS củng cố, ôn luyện kiến thức đã học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên tố hóa học d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu yêu cầu cho HS: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1. Copper và carbon là: A. Hợp chất. B. Hỗn hợp. C. Nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. D. Nguyên tố hóa học. Câu 2. Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của nguyên tố magnnesium? A. MG. B. Mg. C. mg. D. mG. Câu 3. Đến nay, con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học? A. 118. B. 94. C. 20. D. 1 000 000. Câu 4. Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là: A. Phi kim. B. Đơn chất. C. Hợp chất. D. Khí hiếm. Câu 5. Hạt nhân nguyên tử Na có bao nhiêu proton? A. 23. B. 11. C. 32. D. 16. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi : Câu 1. Đáp án D. Câu 2. Đáp án B. Câu 3. Đáp án A. Câu 4. Đáp án A. Câu 5. Đáp án B. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS củng cố, ôn luyện kiến thức đã học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên tố hóa học d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu yêu cầu cho HS: Câu 1. Trong tự nhiên có hai loại nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học là Ne (Z=10). Một loại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 20 amu và loại còn lại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 22 amu. a) Hạt nhân nguyên từ Ne có khối lượng 22 amu có bao nhiêu hạt proton và neutron? b) Hãy giải thích vì sao hai loại nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học Ne. Câu 2. Cho các nguyên tố hóa học sau: carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen, phosphorus, chlorine, sulfur, potassium, iron, iodine và argon. a) Kể tên 5 nguyên tố hóa học có trong không khí. b) Kể tên 4 nguyên tố hóa học có trong nước biển. c) Kể tên 4 nguyên tố hóa học chiếm thành phần phần trăm khối lượng lớn nhất của cơ thể. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi : Câu 1. a) Hạt nhân nguyên tử Ne khối lượng 22 amu có 10 proton và 12 neutron. b) Hai loại nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học Ne vì các loại nguyên tử đó đều có cùng số proton trong hạt nhân là 10. Câu 2. a) 5 nguyên tố có trong không khí: nitrongen, oxygen, carbon, argon, hydrogen. b) 4 nguyên tố có trong nước biển: hydrogen, oxygen, sodium, chlorine. c) 4 nguyên tố hóa học chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất của cơ thể con người: carbon, oxygen, hydrogen, nitrogen.
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_b.docx