Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 4, Chuyên đề 2: Nguyên tử - Năm học 2023-2024

I. Mục tiêu: Sau khi học xong chuyên đề này học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức:

- Giúp học sinh có được khái niệm ban đầu về nguyên tử theo quan niệm của: Đê-mô-crit và Đan-tơn.

- Hiểu rõ và trình bày được mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho(E. Rutherford) và Bo (N. Bohr).

- Trình bày được cấu tạo của nguyên tử, hiểu được tại sao khối lượng hạt nhân nguyên tử được xem là khối lượng của nguyên tử.

- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu thông tin sách giáo khoa, quan sát, phân tích mô hình về nguyên tử và trả lời được các câu hỏi.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Biết lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, lắng nghe, hợp tác với các thành viên trong nhóm.

+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các hạt tạo thành hạt nhân nguyên tử (proton, neutron); Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt kiến thức cung cấp trong SGK, kiến thức thực tiễn để giải đáp các hiện tượng và kết luận vấn đề. Khắc phục được những khó khăn, giải thích được các mô hình nguyên tử theo Rơ – dơ – pho – Bo.

*Năng lực khoa học tự nhiên:

- Năng lực nhận thức KHTN:

+ Nhận biết được khái niệm ban đầu về nguyên tử.

+ Nhận biết được mô hình cấu tạo nguyên tử có điểm chung và cũng có điểm riêng.

- Năng lực tìm hiểu KHTN:

+ Trình bày các quan niệm về nguyên tử của Đê-mô-crit và Đan-tơn.

+ Quan sát, phân tích được mô hình cấu tạo của các nguyên tử.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Vẽ được mô hình cấu tạo của nguyên tử.

+ Trả lời được các câu hỏi trong bài, làm được mô hình nguyên tử.

 

docx 7 trang Khánh Đăng 27/12/2023 680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 4, Chuyên đề 2: Nguyên tử - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 4, Chuyên đề 2: Nguyên tử - Năm học 2023-2024

Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 4, Chuyên đề 2: Nguyên tử - Năm học 2023-2024
Tuần 4
CHUYÊN ĐỀ BÀI 2: NGUYÊN TỬ 
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
NS:22/09/2023
Tiết 1
ND:28/09/2023
I. Mục tiêu: Sau khi học xong chuyên đề này học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức: 
- Giúp học sinh có được khái niệm ban đầu về nguyên tử theo quan niệm của: Đê-mô-crit và Đan-tơn.
- Hiểu rõ và trình bày được mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho(E. Rutherford) và Bo (N. Bohr).
- Trình bày được cấu tạo của nguyên tử, hiểu được tại sao khối lượng hạt nhân nguyên tử được xem là khối lượng của nguyên tử.
- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu thông tin sách giáo khoa, quan sát, phân tích mô hình về nguyên tử và trả lời được các câu hỏi.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
+ Biết lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, lắng nghe, hợp tác với các thành viên trong nhóm.
+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các hạt tạo thành hạt nhân nguyên tử (proton, neutron); Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt kiến thức cung cấp trong SGK, kiến thức thực tiễn để giải đáp các hiện tượng và kết luận vấn đề. Khắc phục được những khó khăn, giải thích được các mô hình nguyên tử theo Rơ – dơ – pho – Bo.
*Năng lực khoa học tự nhiên:
- Năng lực nhận thức KHTN: 
+ Nhận biết được khái niệm ban đầu về nguyên tử.
+ Nhận biết được mô hình cấu tạo nguyên tử có điểm chung và cũng có điểm riêng. 
- Năng lực tìm hiểu KHTN: 
+ Trình bày các quan niệm về nguyên tử của Đê-mô-crit và Đan-tơn.
+ Quan sát, phân tích được mô hình cấu tạo của các nguyên tử.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
+ Vẽ được mô hình cấu tạo của nguyên tử.
+ Trả lời được các câu hỏi trong bài, làm được mô hình nguyên tử.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Tích cực tìm hiểu SGK, trả lời các câu hỏi. 
- Trung thực: Trả lời đúng, đầy đủ các yêu cầu tối thiểu về mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo. 
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: 
- Giáo án, (máy chiếu, máy tính), phiếu học tập.
- Các hình ảnh về Đê-mô-crit, Đan-tơn, Rơ-dơ-pho và Bo.
- Hình ảnh về mô hình của một số nguyên tử.
2. Học sinh: 
- Bút, giấy, bảng con, bảng nhóm, PHT, vở, SGK
- Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo được húng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được chất được tạo nên từ đâu.
b) Nội dung: HS kể tên một số vật thể xung quanh ta. Các vật thể đó được cấu tạo từ các chất. Vậy chất được tạo nên từ đâu?
c) Sản phẩm: HS bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân và có hướng điều chỉnh đúng trong nghiên cứu vấn đề.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV – HS
Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
Em hãy cho ví dụ: một số vật thể tự nhiên và một số vật thể nhân tạo? 
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động cá nhân lấy ví dụ, trả lời câu hỏi.
(GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần).
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày đáp án, mỗi HS trả lời 1 câu hỏi.
- Các HS khác lắng nghe và bổ sung.
* Kết luận, nhận định
- GV nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài.
- GV giới thiệu chung mục tiêu bài học và dẫn dắt vào bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20 phút)
Hoạt động: Chuyên đề nguyên tử (20 phút)
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh có được khái niệm ban đầu về nguyên tử theo quan niệm của: Đê-mô-crit và Đan-tơn.
- Hiểu rõ và trình bày được mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho(E. Rutherford) và Bo (N. Bohr).
- Trình bày được cấu tạo của nguyên tử, hiểu được tại sao khối lượng hạt nhân nguyên tử được xem là khối lượng của nguyên tử.
- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
b) Nội dung: 
- Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).
- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
c) Sản phẩm: Quan niệm ban đầu về nguyên tử, vẽ mô hình cấu tạo nguyên tử, trả lời câu hỏi và làm bài tập về nguyên tử.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV – HS
Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
Trong vòng 3’: Các nhóm nghiên cứu SGK mục I trang 14 để hoàn thành việc nối đúng hai cột nhà khoa học và quan điểm của họ về nguyên tử
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và thống nhất câu trả lời.
* Báo cáo, thảo luận
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả của mình.
- Giáo viên cùng đại diện các nhóm kiểm tra sản phẩm.
* Kết luận, nhận định
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét qua trò chơi vừa rồi.
- GV kết luận và tuyên dương nhóm có kết quả tốt nhất.
I. Quan niệm ban đầu về nguyên tử
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
Hoạt động nhóm trong 3’: Các nhóm nghiên cứu SGK mục II trang 15 để vẽ mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho và Bo
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh và thảo luận nhóm phân công vẽ mô hình nguyên tử.
* Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức thảo luận.
- HS đại diện nhóm trình bày sản phẩm vẽ mô hình nguyên tử. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, kết luận về nội dung kiến thức của bài học.
II. Mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho và Bo
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
Thảo luận nhóm 3 phút: Quan sát mô hình nguyên tử Helium và nêu cấu tạo nguyên tử bằng cách điền từ vào chỗ trống sau:
Cấu tạo nguyên tử gồm:
- Hạt nhân ở giữa gồm:
+ proton(p) mang điện tích ..(+)
+ .(n) không mang điện
- Vỏ nguyên tử: Có các lớp electron chứa các electron(e) mang điện tích(-)
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh và thảo luận nhóm hoàn thành điền từ vào PHT.
* Báo cáo, thảo luận
- HS đại diện nhóm trình bày PHT. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, kết luận về nội dung kiến thức của bài học.
III. Cấu tạo nguyên tử
- Hạt nhân ở giữa gồm:
+ proton(p) mang điện tích dương(+)
+ neutron(n) không mang điện
- Vỏ nguyên tử: Có các lớp electron chứa các electron(e) mang điện tích âm(-)
Lưu ý: Trong nguyên tử: 
p=e=Z(số điện tích hạt nhân)
* GV giao nhiệm vụ học tập 4
Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau:
Khối lượng nguyên tử có đơn vị gì?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu SGK mục IV trang 18 trả lời.
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện HS trả lời. HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, kết luận về nội dung kiến thức của bài học. Bổ sung thêm thông tin mở rộng cho HS về công thức tính khối lượng nguyên tử.
IV. Khối lượng nguyên tử
Công thức: mnt = mp + mn 
Trong đó:
mnt :khối lượng nguyên tử
mp :khối lượng proton
mn :khối lượng neutron
me :khối lượng electron
Quy c: 1p=1n=1amu
Đơn vị: amu
3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng(15 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về nguyên tử.
b) Nội dung: Cá nhân HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm củng cố kiến thức 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV – HS
Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV lần lượt chiếu 8 câu hỏi trắc nghiệm mức độ từ dễ đến khó yêu cầu HS trả lời 
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và lần lượt trả lời các câu hỏi 
bằng cách đưa đáp án lên bảng con.
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi tất cả HS đưa bảng đáp án.
- HS khác theo dõi, nhận xét, sửa sai (nếu có).
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt lại đáp án.
- Giảng giải thêm cho học sinh khắc sâu kiến thức.
1
2
3
4
5
6
7
8
A
C
B
D
C
B
A
B
8 Hướng dẫn tự học ở nhà (5 phút)
- Học bài theo nội dung đã học về nguyên tử.
- Tìm hiểu chuyên đề về các nguyên tố hóa học và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_t.docx