Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 11
Tiếng Việt
Đọc: THANH ÂM CỦA NÚI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của núi.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây khèn, tiếng khèn, người thổi khèn cùng cảnh vật miền núi Tây Bắc qua lời văn miêu tả, biểu cảm của tác giả.
- Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 11
TUẦN 11 Tiếng Việt Đọc: THANH ÂM CỦA NÚI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của núi. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây khèn, tiếng khèn, người thổi khèn cùng cảnh vật miền núi Tây Bắc qua lời văn miêu tả, biểu cảm của tác giả. - Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc như khèn, đàn bầu, đàn t’rưng, đàn đá, - HS thảo luận nhóm đôi - GV gọi HS chia sẻ. - HS chia sẻ - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV gọi HS đọc mẫu toàn bài. - Bài chia làm mấy đoạn? - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (vấn vương, xếp khéo léo,...) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - Hướng dẫn HS đọc: + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Đến Tây Bắc,/ bạn sẽ được gặp những nghệ nhân người Mông/ thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió.; + Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng khèn người Mông: Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng... - HS đọc - Bài chia làm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn - HS đọc nối tiếp - HS lắng nghe - Cho HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc b. Tìm hiểu bài: - GV hỏi: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông? - HS trả lời - GV cho HS quan sát hình ảnh cái khèn, yêu cầu HS giới thiệu về chiếc khèn (Vật liệu làm khèn; Những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn). - HS chỉ tranh và giới thiệu - Yêu cầu thảo luận theo cặp: Vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông? - HS thảo luận và chia sẻ - Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn? - HS trả lời - Yêu cầu HS xác định chủ đề chính của bài đọc. Lựa chọn đáp án đúng. - HS trả lời. (Đáp án C) - GV kết luận, khen ngợi HS 3. Luyện tập, thực hành: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm - HS lắng nghe - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc. - HS thực hiện - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc và đất nước Việt Nam? - HS trả lời. - Nhận xét tiết học. - Sưu tầm tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Tiếng Việt Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ BIỆN PHÁP NHÂN HÓA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Nhận biết được các vật, hiện tượng được nhân hóa, biện pháp nhân hóa. - Nói và viết được câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV hỏi: Nhân hóa là gì? Đặt 1 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. - Nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài – ghi bài - 2-3 HS trả lời 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - HS đọc - HS trả lời (Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hóa; chúng được nhân hóa bằng cách nào) - GV yêu cầu thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu học tập. - HS thảo luận và thống nhất đáp án Đoạn Hiện tượng được nhân hóa Cách nhân hóa Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người Dùng từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người a chim mừng, rủ nhau về cào cào mặc áo xanh, đỏ; giã gạo hạt (lúa) níu, nhờ gió chị mách tin b rặng phi lao vật vã, chao đảo, khôngchịu gục, reo hát, chào Ly vẫy tay chào lại: - lớn mau lên, lớn mau lên nhé! c chích chòe, khướu, chào mào, cu gáy thím, chú, anh, bác nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm - GV mời HS đại diện nhóm phát biểu - HS trả lời - GV cùng HS nhận xét. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - HS nêu - Yêu cầu HS xác định hình ảnh nhân hóa trong đoạn thơ. - HS trả lời (Các hình ảnh nhân hóa: nàng gà, bà chuối, ông ngô) - Em thích hình ảnh nhân hóa nào? Vì sao? - GV khen ngợi HS có cách giải thích thú vị, sáng tạo. - GV chốt lại tác dụng của biện pháp nhân hóa: giúp cho sự vật, hiện tượng vô tri trở nên sinh động hơn, có hồn hơn, giống với con người, gần gũi với con người hơn. - HS trả lời - HS lắng nghe Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - HS đọc - Cho HS đặt câu vào vở: 2-3 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên. - HS đặt câu vào vở - Tổ chức cho HS đọc câu và nhận xét, chỉnh sửa câu. - HS thực hiện - GV tuyên dương HS đặt câu hay, sáng tạo. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nhân hóa là gì? Có những cách nhân hóa nào? - 2-3 HS trả lời - Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa nói về học tập. - HS thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): _____________________________________ Tiếng Việt Viết: VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Viết được đoạn văn tưởng tượng dựa dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. - Bước đầu xây dựng được những chi tiết thể hiện sự sáng tạo. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV yêu cầu HS đọc lại dàn ý đã lập ở tiết trước, trả lời câu hỏi: + Đề bài yêu cầu những gì? + Em chọn câu chuyện nào để viết đoạn văn tưởng tượng? + Em có muốn thay đổi hoặc điều chỉnh gì ở dàn ý? - GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài. - 2-3 HS đọc và trả lời 2. Luyện tập, thực hành: - GV cho HS viết đoạn văn dựa vào dàn ý đã lập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. - HS viết bài vào vở. - Yêu cầu HS tự soát lỗi theo hướng dẫn trong sách giáo khoa. - HS soát lỗi và sửa lỗi. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - Yêu cầu chia sẻ với người thân về đoạn văn tưởng tượng mà em viết. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ______________________________________ Tiếng Việt Đọc: BẦU TRỜI MÙA THU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Bầu trời mùa thu. - Hiểu được nội dung bài: Bầu trời mùa thu nước Nga hiện lên qua cách miêu tả của các bạn nhỏ rất đẹp và thú vị. - Biết đọc diễn cảm lời của các nhân vật trong câu chuyện; học được cách miêu tả sự vật trong bài. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV gọi HS đọc bài Thanh âm của núi nối tiếp theo đoạn. - HS đọc nối tiếp - GV gọi HS trả lời một số câu hỏi: Vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông? - HS trả lời - Bầu trời đẹp nhất khi nào? Vì sao? - GV nhận xét, giới thiệu bài mới. - 2-3 HS trả lời - HS lắng nghe 2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. - Bài có thể chia làm mấy đoạn? - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (tia nắng mặt trời, mặt nước mệt mỏi,...) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - HS lắng nghe, theo dõi - Bài chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến để nói về bầu trời. Đoạn 2: Tiếp đến và mỉm cười Đoạn 3: Còn lại - HS đọc nối tiếp - Hướng dẫn HS đọc ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở những từ ngữ dùng để hỏi; từ ngữ thể hiện cảm xúc. - HS lắng nghe - Cho HS luyện đọc theo cặp, theo nhóm. - HS luyện đọc b. Tìm hiểu bài: - GV hỏi: Các bạn học sinh được thầy giáo giao cho nhiệm vụ gì? - HS trả lời (giờ học văn thầy giáo dẫn HS ra cánh đồng vào một buổi sáng mùa thu để quan sát bầu trời và tả bầu trời) - GV cho HS tìm các câu văn tả bầu trời của các bạn nhỏ. - HS nối tiếp nêu - Yêu cầu thảo luận theo cặp: Em có nhận xét gì về cách miêu tả bầu trời của các bạn nhỏ? - HS thảo luận và chia sẻ (bầu trời có hành động, cử chỉ, cảm xúc, tâm trạng giống với con người) - Em có thích những câu văn này không? Vì sao? - GV chốt: đây chính là biện pháp nhân hóa. Cách miêu tả sự vật bằng biện pháp nhân hóa làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người hơn. - HS trả lời - HS lắng nghe - Trong bài có rất nhiều câu văn tả bầu trời, em thích câu văn nào nhất? Vì sao? - HS chia sẻ - Theo em vì sao hình ảnh bầu trời trong mỗi bạn nhỏ lại rất khác nhau? - HS trả lời (do các bạn quan sát từ các hướng, các góc khác nhau; do có liên tưởng, tưởng tượng khác nhau; do vốn từ khác nhau,) - GV kết luận, khen ngợi HS - Tổ chức cho HS viết 1-2 câu tả bầu trời theo quan sát và cảm nhận của em. - HS viết vào vở - Gọi HS đọc câu và hướng dẫn sửa câu. - HS chia sẻ trước lớp 3. Luyện tập, thực hành: - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm - HS thực hiện - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc. - HS thực hiện - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Tìm câu văn sử dụng cả hai biện pháp so sánh và nhân hóa. - HS trả lời (Đáp án A) - Yêu cầu hoạt động nhóm 4: Đặt câu kể, tả về hiện tượng tự nhiên sử dụng biện pháp nhân hóa. - Mỗi nhóm đặt 4 câu về 1 hiện tượng tự nhiên, sau đó chia sẻ trước lớp. - GV cùng HS nhận xét và sửa câu. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Tiếng Việt Viết: TRẢ BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Nhận biết được ưu, nhược điểm trong đoạn văn tưởng tượng. - Biết chỉnh sửa đoạn văn cho hay hơn. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV giới thiệu ghi bài - HS lắng nghe 2. Luyện tập, thực hành: - GV trả bài cho HS và nhận xét chung - Tổ chức cho HS sửa lỗi, viết lại câu. - HS lắng nghe, đọc nhận xét ưu, nhược điểm về bài của mình. - HS thực hiện - GV tổ chức cho HS chia sẻ bài sau khi hoàn thiện. - HS chia sẻ 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Tổ chức cho HS chia sẻ bài với các bạn và ghi lại những câu văn, những điều em muốn học tập - HS thực hiện - Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Tiếng Việt Đọc mở rộng I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Tìm đọc được sách báo để có thêm những hiểu biết về các thành tựu khoa học, công nghệ. - Viết được phiếu đọc sách theo mẫu. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu đọc sách - HS: sách, báo sưu tầm có nội dung về khoa học công nghệ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: 2. Luyện tập, thực hành: - GV giải thích cho HS hiểu: thông tin khoa học và công nghệ là gì? (Thông tin khoa học và công nghệ là dữ liệu, dữ kiện, số liệu, tin tức được tạo ra trong các hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.) - HS lắng nghe - Tổ chức cho HS đọc và chia sẻ sách báo đã sưu tầm. - HS đọc - Phát phiếu đọc sách và yêu cầu HS viết phiếu - HS viết phiếu - Thảo luận nhóm 4: chia sẻ với bạn về những kiến thức hoặc phát minh khoa học công nghệ em đã đọc. - HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp - GV động viên, khen ngợi HS 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe - Em hãy chia sẻ với người thân về những thông tin khoa học công nghệ em đọc được từ sách báo. - HS thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.docx