Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 22

Tiếng Việt

Đọc: CON MUỐN LÀM MỘT CÁI CÂY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Con muốn làm một cái cây.

- Hiểu ý chính của mỗi đoạn trong bài. Hiểu thông điệp câu chuyện: Khi chúng ta yêu thương và quan tâm đến ai đó, chúng ta thường làm những việc đem lại niềm vui cho người đó.

- Biết đọc diễn cảm thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: yêu gia đình, quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi

- HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 17 trang Khánh Đăng 28/12/2023 780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 22

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 22
TUẦN 22
Tiếng Việt
Đọc: CON MUỐN LÀM MỘT CÁI CÂY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Con muốn làm một cái cây.
- Hiểu ý chính của mỗi đoạn trong bài. Hiểu thông điệp câu chuyện: Khi chúng ta yêu thương và quan tâm đến ai đó, chúng ta thường làm những việc đem lại niềm vui cho người đó. 
- Biết đọc diễn cảm thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: yêu gia đình, quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn cùng bàn và sau đó lên chia sẻ trước lớp về một việc khiến em vui và nhớ mãi.
- HS chia sẻ.
- GV gọi HS chia sẻ.
- Chiếu tranh. YC HS mô tả tranh và dự đoán nội dung bức tranh. GV nhẫn nhận xét. 
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (hiền lành, thơm lừng, lâng lâng, ngọt lành,...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Ông nghĩ /hồi nhỏ ba nó vô cùng thích ổi /nên chắc cháu mình cũng thích ổi như ba nó.//
 Ôn nội bắc chiếc ghế đẩu ra sân/gần cây ổi/ngồi đó vừa nghe đài/ vừa nheo nheo mắt nhìn lũ trẻ vui chơi//
+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng khèn người Mông: Nhưng sân nhà cũ của Bum lại có một cây ổi...
- HS đọc
- Bài chia làm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn( đoạn 1như ba nó, đoạn 2:thơm lừng, đoạn 3:..lũ trẻ vui chơi, đoạn 4: phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc nhẩm toàn bài 1 lượt. 
- GV nhận xét.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- Gọi HS nêu các từ ngữ chưa hiểu nghĩa để GV và cả lớp cùng giải nghĩa. 
- GV hỏi: Ông nội đã nghĩ gì khi trồng cây ổi ? 
- HS trả lời 
- GV gọi HS trả lời và nhận xét. 
- GV nêu đáp án: Ông nghĩ hồi nhỏ ba Bum vô cùng thích ổi nên chắc cháu mình cũng thích ổi như ba Bum.
- Gọi HS đọc câu hỏi 2: Bum đã có những kỉ niệm gì với cây ổi đó?
- Gọi HS trả lời 
- HS chỉ tranh và giới thiệu
- GV và HS nhận xét. 
- Gọi HS đọc câu hỏi 3: Vì sao Bum muốn làm cây ổi trong sân nhà cũ?
- GV chốt đáp án: Vì Bum muốn cùng bạn bè leo trèo lên cây và nhìn thấy bóng dáng ông nội. 
- Gọi HS chia sẻ trong nhóm đôi sau đó báo cáo trước lớp. 
- GV nhận xét và kết luận.
- Gọi HS đọc câu hỏi 4: Những chi tiết nào cho thấy cô giáo và ba mẹ Bum rất yêu thương Bum? 
- YC HS hoàn thiện các chi tiết vào phiếu nhóm và mang lên máy chiếu hắt để báo cáo kết quả. 
- GV chốt đáp án: Bố mẹ đã bàn nhau trồng 1 cây ổi trong sân và mời bạn Bum về chơi. Cô giáo nói chuyện với bố mẹ Bum về ước mơ của con. 
- GV nhận xét và kết luận.
- HS thảo luận và chia sẻ
- Gọi HS đọc câu hỏi 5: Em có nhận xét gì về ông nội của Bum và tình cảm của Bum dành cho ông nội?
- Gọi HS trả lời. 
- GV chốt đáp án: Bum rất yêu kính ông và ông rất yêu thương Bum. 
- Gọi HS chia sẻ trong nhóm đôi sau đó báo cáo trước lớp. 
- GV nhận xét và kết luận.
- HS trả lời
- Yêu cầu HS xác định chủ đề chính của bài đọc. Lựa chọn đáp án đúng.
- HS trả lời. (Đáp án C)
- GV kết luận, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc và đất nước Việt Nam?
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ VỊ NGỮ CỦA CÂU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được thành phần vị ngữ trong câu. 
- Hiểu được vị ngữ trong câu thể hiện điều gì được nêu ở chủ ngữ.
- Dựa vào ngữ cảnh, tìm được vị ngữ phù hợp với chủ ngữ. 
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Mỗi câu hoàn chỉnh có mấy thành phần ? Đó là những thành phần nào ? ( 2 thành phần: chủ ngữ và vị ngữ).
- Gọi HS nêu và nhận xét. 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- 2-3 HS trả lời.
- HS nhận xét.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc
- HS trả lời.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2, hoàn thành phiếu học tập.
- Mời các nhóm chia sẻ và nhận xét. 
- GV nhận xét và chiếu đáp án:
a) Cầu Thê Húc đỏ thắm dưới ánh bình minh.
b) Cà Mau là một tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc. 
c) Chú bộ đội biên phòng đi tuần tra biên giới. 
d) Tôi yêu Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam. 
- Mở rộng: Các vị ngữ trong câu thường nằm ở vị trí nào ? ( phía sau chủ ngữ).
- Gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt: thường nằm phía sau chủ ngữ. 
- HS thảo luận và thống nhất đáp án.
- Đại diện 2 – 3 nhóm chia sẻ.
- HS trả lời. 
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu
- HS nêu.
- Yêu cầu HS xác định từ ngữ đứng ngay phí sau chủ ngữ ở mỗi câu. 
- Gọi HS lên bảng gạch chân. 
- GV nhận xét, nêu đáp án: là/đỏ/đi/yêu . 
- GV gợi ý HS: Dựa vào bộ phận đó trả lời câu hỏi là gì? Làm gì? Thế nào hoặc dựa vào các từ ngữ phía sau chủ ngữ để xác định vai trò của vị ngữ: Nếu là tính từ thì vị ngữ có nhiệm vụ nêu đặc điểm, nếu là động từ thì vị ngữ có nhiệm vụ nêu hoạt động, trạng thái, nếu là từ “là” thì có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng. 
- YC HS thảo luận nhóm để nối. 
- Mời các nhóm chia sẻ và nhận xét. 
- Mở rộng: Dựa vào đâu, em biết vị ngữ ở câu c/a có nhiệ vụ nêu hoạt động/ đặc điểm chủ chủ ngữ?
- GV nhận xét và chiếu đáp án:
+ Câu a: nêu đặc điểm đối tượng.
+ Câu b: giới thiệu đối tượng.
+ Câu c: nêu hoạt động đối tượng.
+ Câu d: nêu trạng thái đối tượng.
- HS lên bảng gạch chân vào từ. 
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
 - Đại diện 2 – 3 nhóm chia sẻ.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Gọi HS đọc và nêu ý nghĩa của các cụm từ trong ngoặc nếu HS chưa hiểu nghĩa. 
- YC HS làm việc cá nhân vào phiếu học tập. 
- Mời đại diện HS nêu kết quả từng phần. 
- Gọi HS nhận xét. 
- GV nhận xét, chốt đáp án. 
Khi mùa lũ về, dòng sông chảy xiết. Nước sông đỏ ngầu phù sa. Mặt sông như được trải rộng thêm. Tiếng sóng ì oạp đêm ngày. Chỗ khúc quanh của dòng chảy, những con sóng chồm lên vỗ bờ. Hết mùa lũ, sông chảy lững lờ. Có lẽ sông lưu luyến với bờ bãi, xóm làng, những nơi nó đi qua. Lớp phù sa là món quà sông trao cho đồng ruộng.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS làm phiếu.
- Đại diện 2 – 3 nhóm chia sẻ.
- Cho HS đặt câu vào vở: 2-3 câu về nội dung tranh. 
- HS đổi vở, nhận xét bài cho nhau trong nhóm đôi.
- HS đặt câu vào vở.
- HS nhận xét trong nhóm. 
- Tổ chức cho HS đọc câu và nhận xét, chỉnh sửa câu.
- HS thực hiện 
- GV tuyên dương HS đặt câu hay.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Vị ngữ trong câu thường có nhiệm vụ gì ? Có những cách nào để xác định nhiệm vụ của vị ngữ ?
- 2-3 HS trả lời.
- Cả lớp tham gia chơi.
- Tổ chức trò chơi “Đố nhau” để đố nhau xác định vị ngữ trong những câu bất kì.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
_____________________________________
Tiếng Việt
Viết: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 1 SẢN PHẨM 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết đọc hiểu, tra cứu thông tin trên hướng dẫn sử dụng một sản phẩm. 
- Biết cách viết hướng dẫn sử dụng cho một sản phẩm. 
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV đưa 1 hộp thuốc bổ và nhờ HS giúp mình tìm hiểu cách uống phù hợp. 
+ Cần phải tìm hiểu thông tin sử dụng ở đâu ? ( trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng).
+ YC HS lên đọc và nêu. 
- GV nhận xét.
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài.
- 2-3 HS nêu.
- HS trả lời.
- HS đọc và nêu.
2. Hình thành kiến thức mới:
- GV giới thiệu đoạn Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện.
- Gọi HS đọc. 
- HS đọc.
- Hỏi: Các sử dụng nồi cơm điện gồm có mấy bước ? ( 3 bước: Trước khi nấu, trong khi nấu, sau khi nấu). 
- GV mời HS trả lời và nhận xét.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2 hoàn thành phiếu học tập ghi rõ từng bước sử dụng nồi cơm điện.
- Mời các nhóm chia sẻ và nhận xét. 
- GV nhận xét và chiếu đáp án.
Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện gồm 3 bước. 
- Bước 1: Trước khi nấu
Đổ gạo vào nồi, vo gạo và lau khô mặt ngoài. 
- Bước 2: Trong khi nấu
Đóng chặt nắp nồi, cắm điện, nhấn nút. 
- Bước 3: Sau khi nấu
Lấy cơm ra khỏi nồi, làm sạch nồi. 
- Hỏi: Ở mỗi bước cần lưu ý điều gì ? 
- Gọi HS trả lời và nhận xét. 
- GV nhận xét, chốt. 
Trước khi nấu cần vo gạo bên ngoài, trong khi nấu không nên mở nắp nồi, sau khi nấu cần làm sạch bằng vải mềm tránh làm xước. 
- YC HS nêu các bước khi viết 1 tờ hướng dẫn sử dụng cho 1 sản phẩm. 
- GV kết luận. 
- Mời HS đọc phần ghi nhớ. 
Cách viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm:
- Nêu rõ các bước sử dụng sản phẩm. 
- Nêu các việc cần làm trong mỗi bước. 
- HS trả lời.
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm chia sẻ. 
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- YC HS viết hướng dẫn sử dụng cái bút máy bơm mực của mình vào phiếu.
- Mời các nhóm chia sẻ kết quả.
- Gọi nhóm khác nhận xét.
- HS viết vào phiếu theo nhóm.
- Đại diện nhóm chia sẻ.
- HS nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu chia sẻ với người thân về một sản phẩm bất kì và viết hướng dẫn sử dụng cho 1 đồ gia dụng trong gia đình mình.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiếng Việt
Viết: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 1 SẢN PHẨM 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết cách viết hướng dẫn sử dụng cho một sản phẩm. 
- Viết được hướng dẫn sử dụng cho một sản phẩm. 
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV mời HS hát và vận động theo bài “ Chiếc bụng đói”. 
- HS hát và vận động. 
- GV khen và tặng HS hát hay nhất một chiếc ô tô điều khiển đồ chơi. 
- YC HS nêu cách sử dụng nó. 
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
- 2-3 HS nêu dự đoán.
- HS lắng nghe
2. Luyện tập thực hành:
HĐ 1.Chuẩn bị :
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS chia thành các nhóm 4.
- Mời đại diện các nhóm lên bốc thăm chọn đồ vật nhóm mình sẽ viết hướng dẫn sử dụng: mũ bảo hiểm, xe đạp, ti vi
- Gọi HS đọc yêu cầu khi viết hướng dẫn sử dụng. 
- GV nêu: 
+ Trước khi sử dụng sản phẩm: Kiểm tra sản phẩm trước khi sử dụng. 
+ Khi sử dụng sản phẩm: Chỉ rõ các bước sử dụng sản phẩm.
+ Sau khi sử dụng sản phẩm: Hướng dẫn cất giữ, bảo quản. 
- GV đưa chiếc mũ bảo hiểm thật lên mời HS nêu đặc điểm của chiếc mũ bảo hiểm. 
- Hỏi: Khi sử dụng mũ bảo hiểm cần lưu ý những gì ? 
- Gọi HS trả lời và nhận xét. 
- GV nhận xét. 
- GV đưa chiếu video 1 bạn đang đạp xe và mời HS nêu đặc điểm của chiếc xe.
- Hỏi: Khi lái xe cần lưu ý những gì ? 
- Gọi HS trả lời và nhận xét. 
- GV nhận xét. 
- YC HS nêu đặc điểm của chiếc ti vi của lớp học.
- Hỏi: Chúng ta nên xem ti vi trong khoảng thời gian và khoảng cách như thế nào ? 
- Gọi HS trả lời và nhận xét. 
- GV nhận xét. 
HĐ 2. Viết 
- GV chia nhóm 6 và phát phiếu, nêu yêu cầu khi sử dụng phiếu. 
- YC HS viết hướng dẫn sử dụng của một sản phẩm theo nhóm 6 về sản phẩm đã bốc thăm được trước đó vào bảng nhóm. 
- GV hỗ trợ những nhóm gặp khó khăn. 
- Sau khi các nhóm hoàn thành xong thì trưng bày lên góc nhóm mình. 
HĐ 3. Đọc, soát và chỉnh sửa. 
- Chiếu tiêu chí nhận xét và gọi HS đọc.
- Mời 2 nhóm đổi bảng nhóm cho nhau để soát lỗi, gắn sao. 
- Mời các nhóm lên chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình và thuyết trình về hướng dẫn sử dụng của nó. 
- GV đặt câu hỏi phụ với nhóm 1: 
Khi viết hướng dẫn sử dụng cho mũ bảo hiểm, các em đã chia thành mấy phần ? 
- YC nhóm 1 trả lời và GV chốt: chia 3 phần. 
- GV đặt câu hỏi phụ với nhóm 2: 
Khi lau chùi ti vi, cần tránh điều gì ? 
- YC nhóm 1 trả lời và GV nhận xét: tránh lau khăn ướt. 
- Cả lớp bình chọn nhóm có bản hướng dẫn sử dụng tốt nhất. 
- GV kết luận, khen ngợi các nhóm có bản hướng dẫn sử dụng tốt. 
- Mở rộng: 
+ Khi sử dụng ti vi ta cần lưu ý gì ? (không xem quá lâu và ngồi quá gần kẻo hại thị giác)
+ Khi sử dụng mũ bảo hiểm cần lưu ý gì ? (cài quai cẩn thận.)
+ Khi sử dụng xe đạp cần lưu ý gì? (đạp với tốc độ vừa phải và đi bên phải đường.)
- Gọi HS trả lời. GV lưu ý HS những điều cần thiết:
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Gọi HS nêu lại các bước viết 1 bản hướng dẫn sử dụng sản phẩm. 
- Yêu cầu HS về nhà viết 1 bản hướng dẫn sử dụng với đồ gia dụng bất kì tại nhà mình. 
- GV cùng HS nhận xét và sửa câu.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe, theo dõi
- Đại diện nhóm lên bốc thăm.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS đọc
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS viết theo nhóm. 
- HS treo lên góc nhóm. 
- 1 HS nêu.
- 2 nhóm đổi bảng soát lỗi, đánh giá. 
- Đại diện các nhóm chia sẻ và trả lời câu hỏi phụ. Nhóm khác nhận xét.
- HS bình chọn. 
- HS trả lời.
- 1 HS nêu.
- HS trả lời. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Đọc: TRÊN KHÓM TRE ĐẦU NGÕ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Trên khóm tre đầu ngõ. Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời trò chuyện, lời chia sẻ tình cảm, cảm xúc của nhân vật Bua Kham trong câu chuyện.
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua suy nghĩ, cử chỉ, hành động, tình cảm,... Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện Trên khóm tre đầu ngõ: bài học về tình yêu thương giữa con người với loài vật.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: yêu gia đình, quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mở đầu:
- Gọi HS nêu một số chi tiết thể hiện tình yêu thương của mọi người đối với Bum trong bài “ Con muốn là một cái cây”. 
- GV nhận xét.
- GV chiếu và YC HS đọc câu đố. 
- GV lưu ý HS dựa vào những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính nết để đoán con vật.
- Mời HS nêu đáp án và giải thích.
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS nêu.
- GV nhận xét, nêu đáp án: con cò
- Mời HS nói 1 – 2 câu về con vật mình yêu thích với bạn cùng bàn sau đó nói trước lớp.
- GV nhận xét, giới thiệu - ghi bài.
- HS nói..
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- GV gọi HS chia đoạn: (5 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tre khô.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến khàn khàn
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến buồn thảm.
+ Đoạn 4: Tiếp theo đến thì hơn
+ Đoạn 5: Còn lại.
- GV gọi 5 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- HD HS luyện đọc từ khó: đôi cánh trắng chập chờn, quơ quơ cái đầu trụi lông, tạt rát mặt
- GV gọi 5 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- HD HS luyện đọc câu dài: Gió đu đưa cành lá/ làm vợ chồng cò/ thỉnh thoảng phải rướn chân /và khẽ vỗ cánh để lấy thăng bằng.// 
- HS đọc
- HS đọc nối tiếp
- HS đọc.
- HS đọc.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc nhẩm toàn bài 1 lượt. 
- GV nhận xét.
- HS đọc theo cặp.
b. Tìm hiểu bài:
- Gọi HS nêu các từ ngữ chưa hiểu nghĩa để GV và cả lớp cùng giải nghĩa. 
+ cọng (tre): phần nâng dỡ các phiến lá, gắn kết các lá với thân, cảnh, còn gọi là “cuộng (tre)".
+ bắc (thang), đặt hay gác (thang) lên,...).
- GV hỏi: Đôi cò bay đến khóm trẻ nhà Bua Kham để làm gi? Chi tiết nào giúp em biết điều đó ?
- HS trả lời 
- HS trả lời 
- GV gọi HS trả lời và nhận xét. 
- GV nêu đáp án: Đôi cò bay đến khóm tre nhà Bua Kham để làm tổ và sinh con. Chi tiết giúp em biết điều đó: Mấy hôm sau, trên cành tre đã thấy một tổ cô làm bằng cọng và lá tre khô; Chẳng bao lâu, Bua Kham nghe thấy tiếng có con. Chúng kêu ríu rít trong tổ.
- Gọi HS đọc câu hỏi 2:  Hình ảnh những chú có con được miêu tả như thế nào? Nêu cảm xúc của Bua Kham khi quan sát cỏ con đòi ăn.
- YC HS thảo luận nhóm đôi để tìm câu trả lời. 
- HS trả lời 
- HS lắng nghe. 
- HS thảo luận. 
- YC HS làm việc theo nhóm 4 (lần lượt từng em nêu ý kiến đã chuẩn bị), sau đó trao đổi để thống nhất câu trả lời.
- HS thảo luận và chia sẻ
- Gọi đại diện 2 – 3 nhóm phát biểu ý kiến trước lớp.
– GV khích lệ và khen ngợi những HS biết thể hiện suy nghĩ riêng của mình.
– GV nhận xét và ghi nhận những câu trả lời phù hợp. (VD: Hình ảnh những chú cô con được miêu tả rất bé bỏng/ non nớt/ sinh động/ đáng yêu/ ngộ nghĩnh/ tham ăn luôn ngóng bố mẹ.... (qua các chi tiết: kêu ríu rít, quơ quơ cái đầu trụi lông, há cặp mỏ mềm, kêu khăn khăn,...). Cảm xúc của Bua Kham khi quan sát cò con đòi ăn: thương yêu say sưa (quan sát)/ quan tâm/...).
- Đại diện nhóm trả lời. 
- HS lắng nghe.
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Kể lại tình cảnh đáng thương của gia đình cỏ trong cơn bão?
- GV gọi HS trả lời và nhận xét. 
- GV nêu đáp án: Tình cảnh của gia đình có trong cơn bão thật đáng thương; Mưa tật rát mặt làm gia đình cỏ run rẩy, ướt sũng. Nhà cỏ trông càng gầy nhom, xơ xác. Khi gió mạnh ảo đến, mấy chú cỏ con bị hất lên và ngã nhào. Vợ chồng có muốn lao xuống cứu con, nhưng cánh đã ướt nên bất lực. Chúng đành phải bám lấy cành tre và kêu quác quác buồn thảm.
– YC HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi 4: Bua Kham nghĩ gì và làm gì khi nhìn thấy lũ cò con bị rơi xuống đất ?
- Gọi đại diện nhóm HS trả lời và nhận xét: Khi nhìn thấy lũ cò con bị rơi xuống đất, Bua Kham nghĩ tới chuyện người ta thường nhặt cò con về nuôi. Nhưng Bua Kham không làm thể. Cô bé không muốn làm tan tác cái gia đình cô bé bỏng, bọn có con nhỏ quá, trả chúng về cho bố mẹ chúng thì hơn. Sau đó, Bua Kham đã gọi ông giúp đưa lũ có con về chiếc tổ cũ.
Câu 5. Đoạn kết của câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến của em.
– Gọi HS đọc và nêu yêu cầu câu hỏi 5.
– Gọi HS xem lại đoạn cuối của bài đọc, suy nghĩ và chọn.
- GV gọi HS nhận xét, chốt đáp án B. 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS thảo luận và chia sẻ.
- Đại diện nhóm chia sẻ.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc nối tiếp diễn cảm 5 đoạn theo nhóm.
- HS đọc trong nhóm và thi đọc diễn cảm. 
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tình yêu thương. 
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiếng Việt
Đọc mở rộng
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Tìm đọc được sách báo để hiểu biết hơn về tình yêu thương giữa người với người, vật với vật. 
- Viết được phiếu đọc sách theo mẫu.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu đọc sách
- HS: sách, báo sưu tầm có nội dung về khoa học công nghệ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
2. Luyện tập, thực hành:
- GV giải thích cho HS hiểu chủ đề buổi đọc sách: tình yêu thương là gì?
(Tình yêu thương là một dạng cảm xúc của con người. Nó thể hiện cảm xúc, tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn để từ đó con người có thể hiểu được nhau, thông cảm cho nhau và có sự gắn bó liên kết với nhau hơn.)
- HS lắng nghe
- Tổ chức cho HS đọc và chia sẻ sách báo đã sưu tầm.
- HS đọc
- Phát phiếu đọc sách và yêu cầu HS viết phiếu
- HS viết phiếu
- Thảo luận nhóm 4: chia sẻ với bạn về những kiến thức hoặc phát minh khoa học công nghệ em đã đọc.
- HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp
- GV động viên, khen ngợi HS
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Em hãy chia sẻ với người thân về những câu chuyện về tình yêu thương mình được biết trong buổi học.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_22.docx