Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 31

TIẾNG VIỆT

Đọc: ĐƯỜNG ĐI SA PA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc “Đường đi Sa Pa”.

- Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, cảm xúc trong bài.

- Hiểu nghĩa của từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của Sa Pa qua lời văn miêu tả, biểu đạt của tác giả.

- Hiểu được điều tác giả muốn nói thông qua bài đọc: Vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và tình yêu của tác giả dành cho đất nước.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi, bản đồ Việt Nam.

- HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 16 trang Khánh Đăng 28/12/2023 6860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 31

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 31
TUẦN 31
TIẾNG VIỆT
Đọc: ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc “Đường đi Sa Pa”.
- Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, cảm xúc trong bài.
- Hiểu nghĩa của từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của Sa Pa qua lời văn miêu tả, biểu đạt của tác giả.
- Hiểu được điều tác giả muốn nói thông qua bài đọc: Vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và tình yêu của tác giả dành cho đất nước.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, bản đồ Việt Nam.
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu
- GV yêu cầu HS:
+ Đọc một số câu thơ, bài ca dao nói về cảnh đẹp của đất nước.
+ Chia sẻ với bạn nội dung những câu thơ, bài ca dao đó.
(VD 1: “Sâu nhất là sông Bạch Đằng
 Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.
 Cao nhất là núi Lam Sơn
 Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.”
VD 2: “ Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
 Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
 Ai đi Châu Đốc, Nam Vang
 Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen”)
- HS thực hiện.
- GV chiếu một số cảnh đẹp của đất nước. (Cát Bà - HP, Vịnh Hạ Long - QN, Tam Đảo - Vĩnh Phúc...)
- HS quan sát.
- GV giới thiệu - ghi bài.
(Đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho rất nhiều cảnh sắc hùng vĩ. Trên dải đất hình chữ S đâu đâu cũng sở hữu những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. tất cả đã làm lên bức tranh thiên nhiên Việt Nam đa dạng, thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong bài đọc Đường đi Sa Pa của nhà văn Nguyễn Phan Hách, chúng ta sẽ có cơ hôi được đi du lịch, khám phá phong cảnh của miền núi cao.)
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc: 
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- HS đọc.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- HS nêu.
- Bài chia làm 3 đoạn. Mỗi lần chấm xuống dòng là 1 đoạn.
- HS đánh dấu SGK.
* Đọc nối tiếp đoạn
- Đọc nối đoạn theo dãy (1-2 lần)
* Hướng dẫn đọc từng đoạn
- HS thảo luận nhóm 4 cách đọc từ khó, câu dài, cách đọc đoạn..
- HS chia sẻ.
Dự kiến
Đoạn 1
- Đọc đúng: chênh vênh, sà xuống, rực lên, lướt thướt liễu rủ.
- HS đọc câu chứa từ khó.
- Hiểu nghĩa từ: rừng cây âm âm
- HS đọc chú giải.
- Cách đọc đoạn 1: Đọc rõ ràng, đọc đúng từ khó.
- HS đọc đoạn 1.
Đoạn 2
- Đọc đúng: nắng, Tu Dí, Phù Lá, dập dìu
- HS đọc câu chứa từ khó.
- Ngắt câu: 
+ Những em bé Mông,/ những... Tu dí,/ Phù Lá/...sặc sỡ/....hàng.//
+ Hoàng hôn,/ ...áp...trấn,/....dìu/...nhạt.//
- HS đọc câu dài.
- Hiểu nghĩa từ: Mông, Tu Dí, Phù Lá, áp phiên
- HS đọc chú giải.
- Cách đọc đoạn 2: Đọc rõ ràng, đọc đúng từ khó, ngắt nghỉ hợp lí ở dấu câu trong các câu dài.
- HS đọc đoạn 2.
Đoạn 3
- Đọc đúng: long lanh, nồng nàn.
- HS đọc câu chứa từ khó.
- Ngắt câu: Sa Pa/ quả là....kì/....nước ta
- HS đọc câu dài.
- Cách đọc đoạn 3: Đọc rõ ràng, đọc đúng từ khó, ngắt nghỉ hợp lí ở dấu câu trong các câu dài.
- HS đọc đoạn 3.
* Cho HS luyện đọc theo nhóm 2.
- HS thực hiện.
* Đọc cả bài
- Hướng dẫn đọc cả bài: Cả bài đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu.
- 2- 3HS đọc -> Nhận xét.
b. Tìm hiểu bài: 
+ Sa Pa là một huyện nổi tiếng thuộc tỉnh nào của nước ta? (Lào Cai)
- HS nêu.
- GV chỉ vị trí địa lý tỉnh Lào Cai trên bản đồ Việt Nam.
-> Sa Pa là một huyện miền núi thuộc tỉnh Lào Cai ở phía Bắc nước ta với rất nhiều ảnh đẹp.
- HS quan sát
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi 1.
- HS thực hiện.
+ Cảnh vật trên đường đi Sa Pa có gì đẹp? 
(Những đám mây....huyền ảo. 
Thác nước trắng xóa tựa mây trời.
Rừng cây âm âm.
Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
Mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào, lông đen huyền, trắng tuyết, đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.)
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chiếu hình ảnh ở Sa Pa.
-> Những từ ngữ miêu tả cảnh vật giúp ta như nhìn thấy con đường đi Sa Pa ngày càng lên cao hơn, nằm chênh vênh trên sườn núi, xuyên qua những đám mây, uốn quanh những ngọn thác trắng xóa từ trên cao đổ xuống, lượn sát những cánh rừng rậm rạp. Đường lên Sa Pa không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên mà con có cảnh khung cảnh làng xóm êm đềm với những con ngựa đẹp như trong truyện cổ tích, được chăn thả trong vườn. Những tính từ chỉ màu sắc “trắng xóa,đen tuyền, đỏ son, trắng tuyết” cùng tính từ chỉ đặc điểm “huyền ảo, dịu dàng” ... thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Người đọc được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên trên đường đi Sa Pa rất đỗi hùng vĩ, hoang sơ nhưng ấm áp sự sống.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi 2.
+ Cảnh buổi chiều ở thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa được miêu tả như thế nào? (Nắng vàng hoe. Các bạn thiếu nhi dân tộc thiểu số quần áo sặc sỡ đang nô đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên chợ, người và ngựa dập dìu trong sương núi tím nhạt)
- HS thực hiện.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ.
- HS nhận xét, bổ sung.
-> Hoàng hôn, cảnh chợ búa và người mua bán tấp nập thì ở miền xuôi hay miền núi đều có cả. Hình ảnh: những em bé dân tộc thiểu số trong trang phục lạ mắt, người dân vùng núi cao đi bên những con ngựa chở hàng; ánh nắng chiều vàng hoe, sương núi màu tím nhạt lan tràn khắp không gian của thị trấn nhỏ... đã làm lên cảnh tượng đặc trưng, vừa quen vừa lạ của thị trấn nhỏ miền núi gợi cảm giác bình yên.
- HS nêu.
+ Cụm từ “thoắt cái” lặp lại nhiều lần trong đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên ở thiên nhiên muốn nhấn mạnh điều gì? Tìm câu trả lời đúng.
- HS nêu.
-> Cụm từ “thoắt cái” gợi tả cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng, nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng của thời gian đến mức bất ngờ, làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổi về cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa.
- HS lắng nghe.
+ Thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả khẳng định: “Sa Pa là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta”? 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS báo cáo.
-> Sa Pa là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta vì phong cảnh ở Sa Pa đẹp, hiếm có. Mới chỉ là con đường đi lên Sa Pa mà đã chinh phục được lòng người bởi những dốc cao chênh vênh, thác nước tung bọt trắng xóa hay cảnh rừng cây đại ngàn đầy hoang sơ. Hình ảnh đàn ngựa ăn cỏ trong vườn đào mang lại cảm giác huyền ảo như thế giới trong truyện cổ tích. Điểm xuyết cho bức tranh thiên nhiên là bức tranh sinh hoạt đời thường của người dân Sa Pa. Họ đã giữ gìn văn hóa đậm đà bản sắc miền núi qua trang phục, qua phiên chợ. Ngay khi đặt chân đến Sa Pa, du khách được sống trong cảm xúc sững sờ trước thế giới của những loài hoa quý hiếm. Ấn tượng nhất là khí hậu nơi đây: có cái mát mẻ trong lành của mùa thu, có cái lạnh giá của mùa đông ngay trong cùng một ngày. Cái nóng bức, ngột ngạt của mùa hè không có cơ hội xuất hiện ở Sa Pa.
- HS lắng nghe
+ Em thích hình ảnh nào trong bài đọc?
- HS nêu.
(VD 1: Chi tiết miêu tả đàn ngựa gặm cỏ ven đường. Những từ miêu tả màu sắc của đàn ngựa: đen huyền, đỏ son, trắng muốt, miêu tả cách chúng nhởn nhơ gặm cỏ: chân dịu dàng, miêu tả hình dáng: chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ trong không gian vườn đào làm em nghĩ đến không gian truyện cổ tích: đẹp, huyền bí, hoang sơ.
VD 2: Chi tiết miêu tả thời tiết, cảnh vật ở Sa Pa. Từ thoắt cái khiến em liên tưởng đến cây đùa thần trong bàn tay của mụ phù thùy vạn năng. Sự thay đổi thời tiết ở Sa Pa trong 1 ngày làm mọi người ngỡ ngàng. Chưa kịp thưởng thức không khí se lạnh của mùa thu đã ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trắng ngần của hoa lê trong sương tuyết giá lạnh, rồi thấp thoáng đâu đây những cành hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm chúm chím nở đón xuân. Sự thay đổi thời tiết trong một ngày đem lại cho Sa Pa bức tranh thiên nhiên phong phú.)
- HS nêu.
Mức 4
+ Câu chuyện cho em biết điều gì?
- HS nêu
=> Nội dung bài: Vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước nói chung, cảnh đẹp của Sa Pa nói riêng và tình yêu của tác giả dành cho đất nước.
- 2-3HS nhắc lại
3. Luyện tập, thực hành: 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
./ Đọc nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả cảnh vật trên đường đi Sa Pa, cảnh vật tại Sa Pa. VD: chênh vênh, bồng bềnh, huyền ảo, trắng xóa tựa mây trời, rự lên như ngọn lửa, đen huyền, trắng tuyết, đỏ son, dịu dàng, lướt thướt liễu rủ; những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. VD: thoắt cái, diệu kì. 
./ Giọng đọc thể hiện sự ngỡ ngàng ở những câu miêu tả: Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.....hiếm quý.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, thi đọc.
- HS thực hiện.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Ai đã từng được đến Sa Pa rồi? Hãy nêu cảm nhận của em về nơi đây?
- HS nêu
+ Nêu cảm nhận của em sau tiết học?
- HS nêu
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
______________________________________ 
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VIẾT TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Ôn lại quy tắc viết hoa tên cơ quan, tổ chức.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
+ Hãy viết họ và tên em, tên trường em đang học.
- HS viết bảng con.
+ Nêu sự khác biệt khi viết tên em và tên trường học của em?
- HS nêu.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành 
Bài 1 
+ Nêu yêu cầu?
- HS đọc thầm, nêu yêu cầu.
+ Yêu cầu HS nói trong nhóm đôi
- HS thực hiện.
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS nhận xét, bổ sung.
+ Nêu cách viết hoa tên người, tên cơ quan tổ chức?
- HS nêu.
=> Chốt: Tên cơ quan, tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu ở tiếng đầu tiên các bộ phận tạo nện tính chất “riêng” của tên riêng đó. Tên riêng chỉ người viết hoa chữ cái đầu của tất cả các tiếng.
- HS lắng nghe.
Bài 2
+ Nêu yêu cầu?
- HS đọc thầm, nêu yêu cầu.
+ Thảo luận nhóm đôi cách viết tên cơ quan tổ chức để tìm ra điểm giống nhau về cách viết hoa trong mỗi tên?
- HS thực hiện.
- Đại diện nhóm bao cáo
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS chơi.
=> Chốt: Cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức như sau: Viết hoa chữ cái đầu của các từ ngữ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan tổ chức.
- HS lắng nghe.
Bài 3
+ Nêu yêu cầu?
- HS đọc thầm, nêu yêu cầu.
- GV chiếu màn hình.
- HS viết đáp án vào bảng con.
- Gv yêu cầu HS giải thích vì sao không chọn các đáp án còn lại
- HS giải thích.
=> Chốt: Nêu cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức?
- HS nêu.
Bài 4
+ Nêu yêu cầu?
- HS đọc thầm, nêu yêu cầu.
+ GV yêu cầu làm bài vào vở.
- HS làm vở.
- HS soi bài nhận xét.
=> Chốt: Khi viết tên cơ quan, tổ chức cần lưu ý gì? (Viết hoa chữ cái đầu của các từ ngữ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan tổ chức. Cuối câu có dấu chấm .)
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
+ Hãy viết tên 1 cơ quan, tổ chức gần nơi em ở?
- HS thự ...  trải nghiệm:
+ Trao đổi với người thân về bài văn tả cây em đã viết và xin ý kiến đóng góp.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
_______________________________________________ 
TIẾNG VIỆT
Đọc: QUÊ NGOẠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Quê ngoại”.
- Biết đọc diễn cảm thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện; biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu.
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua các từ ngữ, các câu trong bài đọc. Nhận biết được ý chính của mỗi đoạn trong bài.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Chúng ta ai ai cũng có quê hương. Những kỉ niệm về quê hương bao giờ cũng đẹp. Đặc biệt khi ta đi xa thì nỗi nhớ về quê hương càng da diết.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam.
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
+ Khi nghĩ về quê nội hoặc quê ngoại của mình, em thường nhớ tới điều gì? Chia sẻ với các bạn một vài kỉ niệm về nơi đó trong nhóm đôi.
- HS thực hiện.
Đại diện một số nhóm báo cáo.
-> Chúng ta ai cũng có quê hương. Nhiều bạn vẫn đang sống ở quê hương mình nhưng có những bạn đang sống xa quê. Khi ở xa chúng ta rất nhớ quê hương và luôn giữ những kỉ niệm đẹp về quê hương.
- HS lắng nghe.
- GV chiếu hình ảnh bài đọc.
- HS quan sát.
+ Bức tranh vẽ gì? (Bức tranh vẽ cảnh bạn gái đang ngồi bên cửa sổ. Bên ngoài cửa sổ là hình ảnh đường phố và những dãy nhà cao tầng hiện đại. Bạn đang nghĩ về cảnh làng quê (trong bóng nói) có ao sen, có đường làng, ruộng lúa, dòng kênh, cây đa, những mái nhà và dãy núi xa xa.)
- HS nêu.
- GV giới thiệu - ghi bài. (Đây chính là Ki-a. Một em bé Việt Nam sống trên đất Mĩ. Em đang nghĩ về quê ngoại của mình là làng Chùa ở Việt Nam. Chúng ta sẽ đọc câu chuyện để biết trong suy nghĩ của Ki-a làng Chùa đẹp như thế nào, Ki-a yêu và nhớ quê ngoại của mình như thế nào nhé.)
- HS lắng nghe.
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc: 
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- HS đọc.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- HS nêu.
- GV chốt: Bài chia làm 4 đoạn. Mỗi lần chấm xuống dòng là 1 đoạn.
- HS đánh dấu SGK.
* Đọc nối tiếp đoạn
- Đọc nối đoạn theo dãy (1-2 lần)
* Hướng dẫn đọc từng đoạn
- HS thảo luận nhóm 4 cách đọc từ khó, câu dài, cách đọc đoạn..
- HS chia sẻ.
Dự kiến
Đoạn 1
- Đọc đúng: làng Chùa, rộng lớn.
- HS đọc câu chứa từ khó.
- Hiểu nghĩa từ: vô tận
- Cách đọc đoạn 1: Đọc rõ ràng, đọc đúng từ khó.
- HS đọc đoạn 1
Đoạn 2
- Ngắt câu: Mẹ ...kể/khi... hè/....chong chóng/ và ...đê/....hạ.//
- HS đọc câu dài.
- Cách đọc đoạn 2: Đọc rõ ràng, chính xác, ngắt nghỉ hợp lí ở dấu câu trong các câu dài.
- HS đọc đoạn 2
Đoạn 3
- Đọc đúng: trở về, làng.
- HS đọc câu chứa từ khó.
- Cách đọc đoạn 3: Đọc rõ ràng, đọc đúng từ khó, ngắt nghỉ hợp lí ở dấu câu trong các câu dài.
- HS đọc đoạn 3.
Đoạn 4
- Cách đọc đoạn 4: Đọc rõ ràng, đọc đúng từ khó, ngắt nghỉ hợp lí ở dấu câu trong các câu dài.
- HS đọc đoạn 4.
* Cho HS luyện đọc theo nhóm 2.
- HS thực hiện.
* Đọc cả bài
- Hướng dẫn đọc cả bài: Cả bài đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu.
- 2- 3HS đọc -> Nhận xét.
b. Tìm hiểu bài: 
- GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài để trả lời câu hỏi 1
- HS thực hiện.
+ Ki-a sống ở đâu và quê ngoại của Ki-a ở đâu? (Ki-a sống ở Mĩ còn quê ngoại của bạn ở làng Chùa Việt Nam)
- HS nêu.
- GV xác định nước Mĩ trên bản đồthế giới và vi trí làng Chùa (thôn Hoàng Dương, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ - nay là Hà Nội) trên bản đồ Việt Nam cho HS quan sát.
- HS quan sát.
+ Những hình ảnh nào trong bài cho thấy quê ngoại của Ki-a rất đẹp? (những ngôi nhà nhỏ bình yên, cánhđồng lúa rộng lớn, dòng sông Đáy vô tận, ao hồ nở đầy hoa sen, dãy núi tím xa...)
- HS nêu.
+ Thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi 3: Ki-a được mẹ kể cho nghe những kỉ niệm nào về tuổi thơ ở làng Chùa? (Những kỉ niệm tuổi thơ của mẹ: mùa hè mẹ được ông ngoại đưa ra đê thả diều, lấy lá dứa dại làm chong chóng và kèn thổi vang trên mặt đê)
- HS thực hiện.
- HS báo cáo
+ Ki-a thường mơ thấy những gì về quê ngoại? Những giấc mơ đó nói lên điều gì về tình cảm của Ki-a với quê hương? Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 4 SGK. (Ki-a thường mơ thấy được gặp những người làng Chùa, được ngắm cánh đồng, dòng sông và dãy núi tím xa. Những giấc mơ đó nói lên tình yêu và nỗi nhớ quê da diết của Ki-a.)
- HS thực hiện.
- HS báo cáo.
Mức 4:
+ Câu chuyện “Quê ngoại” gợi cho em cảm nghĩ gì về tình cảm của mỗi người đối với quê hương?
- HS chia sẻ.
+ Nội dung câu chuyện là gì?
- HS nêu.
- GV chiếu nội dung câu chuyện: Chúng ta ai ai cũng có quê hương. Những kỉ niệm về quê hương bao giờ cũng đẹp. Đặc biệt khi ta đi xa thì nỗi nhớ về quê hương càng da diết.
- HS nhắc lại.
3. Luyện đọc lại: 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của nhân vật Ki-a, giọng đọc tha thiết.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, thi đọc.
- HS thực hiện.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Luyện tập theo văn bản:
Câu 1: Tìm từ có nghĩa trái ngược với mỗi từ dưới đây: xa xôi, rộng lớn, bình yên (xa xôi -gần; rộng lớn - nhỏ bé, bé tí, chật hẹp; bình yên – nhộn nhịp, sôi động)
- HS nêu.
+ Thế nào là từ trái nghĩa? (là những từ có nghĩa trái ngược nhau)
- HS nêu.
Câu 2: 
+ Nêu yêu cầu?
- HS đọc thầm, nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- HS làm vở.
- HS soi bài, đọc nội dung.
+ Nêu cặp từ trái nghĩa trong câu?
- HS nêu.
+ Khi viết câu em cần lưu ý gì?
- HS nêu.
5. Vận dụng, trải nghiệm
+ Hãy giới thiệu những đặc sản ở quê nội hoặc quê ngoại của em mà em biết?
- HS giới thiệu.
+ Em sẽ làm gì để quê hương em ngày càng phát triển hơn?
- HS nêu.
+ Nêu cảm nhận của em sau tiết học?
- HS nêu cảm nhận sau tiết học.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
________________________________________ 
TIẾNG VIỆT
Viết: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Củng cố kiến thức viết bài văn miêu tả cây cối. Học được điều hay từ bài viết 
của bạn.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu
+ Nêu bố cục bài văn miêu tả cây cối?
- HS nêu.
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi tên bài.
2. Luyện tập, thực hành
- GV trả bài cho HS.
- HS đọc.
Bài 1: GV nhận xét chung về:
+ Bố cục của bài văn.
+ Trình tự miêu tả cây cối.
+ Cách quan sát cây và lựa chọn đặc điểm tả.
+ Từ ngữ miêu tả, các biện pháp so sánh, nhân hóa.
+ Diễn đạt, chính tả...
- HS lắng nghe, đọc nhận xét ưu, nhược điểm về bài của mình.
Bài 2:
+ Nêu yêu cầu?
- HS đọc thầm, nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS đọc bài và thảo luận nhóm 4 câu hỏi sau:
- HS thực hiện.
+ Em học được điều gì từ bài viết của bạn? Vì sao?
- HS nêu trong nhóm.
- GV chú ý HS chia sẻ theo 3 nội dung trong SGK/111
- HS chia sẻ trước lớp.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Bài văn miêu tả cây cối gồm những phần nào? (Mở bài, thân bài, kết bài)
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)
.......................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________ 
TIẾNG VIỆT
Viết: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận ra lỗi trong bài của mình và tự sửa theo góp ý của GV.
- Biết chỉnh sửa lá đơn cho đúng hình thức hơn.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV giới thiệu ghi bài.
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc lại bài văn của mình.
- HS thực hiện.
- Tổ chức cho HS sửa lỗi, viết lại câu theo gợi ý SGK.
- HS thực hiện.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ bài sau khi hoàn thiện.
- HS chia sẻ.
- Yêu cầu HS viết lại một đoạn văn cho hay hơn vào vở.
- HS thực hiện.
- HS đọc đoạn văn và nêu nhưng câu từ mình cho là hay hơn đoạn trước.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Trao đổi với người thân về bài văn của mình để nghe góp ý.
- HS thực hiện.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)
.......................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________ 
Tiếng Việt
ĐỌC MỞ RỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết chia sẻ với bạn những điều thú vị trong bài thơ (hoặc bài ca dao) về quê hương, đất nước mà em đã đọc
- Biết ghi chép các thông tin cơ bản về bài thơ hoặc ca dao vào phiếu đọc sách.
- biết trân trọng những vẻ đẹp của quê hương.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu đọc sách
- HS: sách, báo sưu tầm câu ca dao hoặc bài thơ ) về quê hương, đất nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
+ Em đã được biết về tình yêu quê hương đất nước của Ki-a qua câu chuyện nào?
- HS nêu.
- GV giới thiệu - ghi tên bài
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 đọc một bài thơ hoặc bài ca dao về quê hương, đất nước.
- HS thực hiện
- GV chú ý HS khi đọc chú ý đến: nội dung chính, ý nghĩa, những hình ảnh đẹp của bài thơ hoặc bài ca dao
- HS lắng nghe.
Bài 2
- HS đọc.
- Phát phiếu đọc sách và yêu cầu HS viết phiếu.
- HS viết phiếu.
- Soi phiếu, nhận xét.
Bài 3
- Thảo luận nhóm 4: Chia sẻ với bạn về những điều em thích trong bài thơ, bài ca dao về quê hương đất nước em đã đọc.
- HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp.
- GV động viên, khen ngợi HS.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Trao đổi với người thân để có thêm hiểu biết về quê nội và quê ngoại của em.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)
.......................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_31.doc