Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 05

Tiếng Việt

Đọc: BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Bầu trời trong quả trứng.

- Biết đọc nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật chú gà con.

- Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể chuyện của chú gà con

gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể, nhận xét được đặc điểm, sự thay đổi của cuộc sống cùng những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ứng với sự thay đổi của không gian và thời gian. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua bài thơ theo cảm nhận của mình .

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước,nhân ái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi

- HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 10 trang Khánh Đăng 28/12/2023 2420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 05", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 05

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 05
TUẦN 5
Tiếng Việt
Đọc: BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Bầu trời trong quả trứng.
- Biết đọc nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật chú gà con. 
- Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể chuyện của chú gà con 
gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể, nhận xét được đặc điểm, sự thay đổi của cuộc sống cùng những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ứng với sự thay đổi của không gian và thời gian. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua bài thơ theo cảm nhận của mình .
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước,nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Trao đổi với bạn những điều em biết về những con vật mà em yêu thích,
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (Một mà trời đất đã lâu/ Đólà một màu nâu,...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của nhân vật lúc còn ở trong quả trứng(vào những từ ngữ lặp lại) và lúc nhìn thấy bầu trời xanh...
- HS đọc
- Bài chia làm 2 đoạn, 
Doạn 1: Từ đầu đến Cứ việc mà yên nghỉ
Đoạn 2: Còn lại
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: Gà con kể với các bạn thế nào về bầu trời trong quả trứng? 
- HS thảo luận theo cặp và trả lời 
- GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK và giới thiệu( Có thể dùng vật thật cho gần gũi với HS)
- HS chỉ tranh và giới thiệu
+ Lúc còn ở trong quả trứng
+ Lúc bước ra thế giới bên ngoài.
- Gà con thấy bầu trời và cuộc sống bên ngoài khác với bầu trời và cuộc sống bên trong quả trứng ?
- HS thảo luận và chia sẻ
- Theo em, gà con thích cuộc sống nào hơn?
- HS trả lời
-Đóng vai gà con, kể tiếp những vui buồn của mình từ ngày sống dưới bầu trời xanh theo tưởng tượng của em.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày
- GV kết luận, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- Sưu tầm tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: ĐỘNG TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Tìm được động từ trong các câu tục ngữ. Đặt được câu có chứa động từ phù hợp.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Chơi trò chơi: Con thỏ
- Em vừa làm những động tác nào của con thỏ?.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- HS thực hiện
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc
- HS trả lời (Tìm từ chỉ hoạt động thích hợp với người và vật trong tranh)
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu học tập.
- HS thảo luận và thống nhất đáp án
Từ chỉ hoạt động
Người
Bạn nam
Bạn nữ
Các bạn
Vẫy
đi
cưới, nói, ..
Vât:
Chuồn chuồn
Cá
Chim
Đậu, bay
Bơi
hót
- GV mời HS đại diện nhóm phát biểu
- HS trả lời
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài và đoạn thơ.
- HS nêu
- Yêu cầu HS xác định các từ in đậm trong đoạn thơ.
- HS trả lời (Các từ đó là: yêu, lo, sợ)
- Các từ in đậm đó có điểm gì chung?
- GV khen ngợi HS có cách giải thích thú vị, sáng tạo.
- GV giải thích cho HS đó đều là những động từ chỉ trạng thái, cảm xúc
- GV chốt lại: Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
- HS trả lời
- HS lắng nghe
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài và các câu tục ngữ.
- HS đọc
- GV có thể chiếu các câu tục ngữ
- HS thảo luận theo cặp, tự ghi vào vở
Đáp án: 
+ đến, uống, đi, học
- Có thể cho HS tìm thêm các động từ (ngoài bài)
+ yêu, thương, nhớ
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc
- Cho HS đặt câu vào vở: 2-3 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.
- HS đặt câu vào vở
- Tổ chức cho HS đọc câu và nhận xét, chỉnh sửa câu.
- HS thực hiện 
- GV tuyên dương HS đặt câu hay, sáng tạo.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Động từ là gì? 
- 2-3 HS trả lời
- Đặt câu có sử dụng động từ nói về học tập.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
_____________________________________
Tiếng Việt
Viết: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được một bài văn thuật lại một sự việc( cấu tạo của bài văn cách thuật lại các hoạt động theo trình tự,).
- Biết thể hiện sự đồng cảm với niềm vui của những người xung quanh, thân thiện với bạn bè qua cách chuyện trò.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS đọc báo cáo thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Nội dung báo cáo của bạn nêu về vấn đề gì?
+ Em thấy cách dùng từ của bạn đã hợp lí chưa?
+ Em có muốn thay đổi hoặc điều chỉnh gì giúp bạn không?
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài.
- 2-3 HS đọc và trả lời
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: 
- GV cho HS đọc bài văn
- Bài văn có mấy phần? Đó là những phần nào?
- HS thảo luận và trả lời
- Phần mở đầu giới thiệu những gì?
- HS trả lời
- Phần thân bài gồm mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn là gì?
- 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Các hoạt động chuản bị
+ Đoạn 2: Phát biểu khai mạc của cô chủ nhiệm
+ Đoạn 3: Bạn lớp trưởng phát động phong trào và thảo luận về cách thực hiện
+ Đoạn 4: Phân công nhiệm vụ
- Những từ ngữ nào giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự?
- Phần kết bài chia sẻ suy nghĩ cảm xúc gì về kết quả hoạt động?
Bài 2: 
- HS đọc câu hỏi thảo luận:
- Thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu ghi lại và chia sẻ với người thân về trình tự các hoạt đông trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
______________________________________
Tiếng Việt
ĐỌC: TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Tiếng nói của cỏ cây.
- Biết đọc diễn cảm phù họp với lời đối thoại giữa các nhân vật, nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật qua giọng đọc. 
- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể; nhận xét được đặc điểm, sự thay đổi của sự vật theo thời gian và cảm xúc, suy nghĩ, băn khoăn của nhân vật trước sự thay đổi. Biết dựa vào nội dung câu chuyện để tập lí giải/ giải thích sự thay đổi của sự vật.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả đặc điểm các loài cây.
- Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài. 
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: Yêu thiên nhiên gắn với cảnh đẹp quê hương
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: SGK, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Nêu những điều mình biết về cách trồng hoặc chăm sóc cây cối theo gợi ý (SGK)
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (chưa hài lòng, ló rạng, Ta-nhi-a, bứng,...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Thấy khóm hoa hồng bạch có vẻ chật chỗ,/ cô bé liền bứng một cây nhỏ nhất/ trồng vào chỗ đất trống dưới cửa sổ.//
+ Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của nhân vật: Ô kìa! Bụi hoa hồng được chuyển chỗ mới đẹp làm sao!
- HS đọc
- Bài chia làm 3 đoạn. 
Đoạn 1: Từ đầu đến trồng cạnh cây hoa hồng.
Đoạn 2: Tiếp theo đến trong truyện cỏ tích.
Đoạn 3: còn lại
- HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ ngữ: bứng, mơ hồ
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 3
- Cho HS đọc trước lớp
- HS luyện đọc theo nhóm
- 3 HS đọc đoạn trước lớp
- Lớp nhận xét
b. Tìm hiểu bài:
- GV giới thiệu một số loài cây được nhắc đến trong bài. 
- HS lắng nghe 
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi trong SGK, trao đổi nhóm đôi
- HS trao đổi nhóm bàn
- Chia sẻ trước lớp
- Câu 1: Chi tiết nào cho thấy Ta-nhi-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà?
- HS thảo luận và chia sẻ
- Đọc lướt đoạn đầu, chia sẻ 
- Vì Ta-nhi-a được chạy nhảy thỏa thích trong vườn, được ngắm hoa và có thể tự trồng cây theo ý thích.
- Câu 2: Nêu công việc Ta-nhi-a đã làm trong vườn nhà ông bà theo các ý.
- GV tổng kết các ý kiến
- HS trao đổi nhóm bàn
- Chia sẻ trước lớp
Câu 3: Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng và cây huệ nở hoa đẹp như thế nào?
- HS đọc đoạn văn nêu rõ kết quả việc làm của Ta-nhi-a
- GV kết luận, khen ngợi HS
Câu 4: Trong câu chuyện Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên hân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì?
- Em thấy suy đoán đó có hợp lý không? Vì sao?
Câu 5: Theo em, Ta-nhi-a đã có thêm nhũng trải nghiệm gì trong mùa hè?
- Trao đổi nhóm bàn
- Chia sẻ trước lớp
- Cây cối ở chỗ đất thoáng, rộng sẽ tốt hơn. Cây cối phát triển tươi tốt không chỉ nhờ nước và ánh sáng mà còn phải biết chúng hợp và không hợp sống gần cây nào.
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Luyện tập theo văn bản đọc:
- GV yêu cầu HS tự làm VBT câu 1
- Cho HS thảo luận nhóm 4 câu 2 đóng vai
- Làm VBT cá nhân
- Chia sẻ kết quả trước lớp
Câu 1: Danh từ: vườn, cây, đất, hoa, bạn
Động từ: đi, trồng, chọn, hỏi, ngắm
- HS trao đổi nhóm
- Các nhóm đóng vai trước lớp.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước Việt Nam?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Viết: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Lập được dàn y cho bài văn thuật lại một sự việc theo đúng yêu cầu của kiểu bài.
- Biết chia sẻ hiểu biết của mình với người than và bạn bè xung quanh.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Bài văn thuật lại sự việc có mấy phần? Đó là những phần nào?
- Có thể thuật lại sự việc theo trình tự nào?
- HS lắng nghe
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu của đề
- Nêu hoạt động trải nghiệm mà mình muốn thuật lại.
- Sắp xếp các việc đã làm theo trình tự hợp lí.
- HS đọc đề
- Thảo luận theo cặp, chia sẻ trước lớp.
Bài 2:
- Dựa vào nội dung đã chuẩn bị, lập dàn y theo hướng dẫn
- Thảo luận nhóm 4
- GV tổ chức cho HS chia sẻ bài sau khi hoàn thiện.
- HS chia sẻ
- Cùng góp y cho bạn về cách mở bài, kết bài, trình tự thuật việc.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tự hoàn thiện dàn y cho một hoạt động trải nghiệm của nhóm mình
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Nói và nghe: TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
- Nói được trước nhóm, trước lớp về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, nội dung buổi trải nghiệm cụ thể
- HS: dàn y của tiết học trước, tranh ảnh có liên quan..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Hát: Trờ nắng, trời mưa
2. Luyện tập, thực hành:
- Thảo luận nhóm thuật lại hoạt động trải nghiệm đã chuẩn bị.
- Thảo luận nhóm 4: chia sẻ với bạn về những suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.
- HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp
- GV động viên, khen ngợi HS
* Trao đổi, góp y theo nội dung SGK 
- HS thực hiện
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Em hãy chia sẻ với người thân về những trải nghiệm của các bạn ở lớp đã chia sẻ.
- Tìm đọc những bài thơ, bài văn viết về những trải nghiệm trong cuộc sống.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_05.doc