Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: Giai điệu đất nước - Nguyễn Thị Ngọc
Bài 4. GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC (12 tiết)
MỤC TIÊU CHUNG :
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh,
vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
Hiểu được khái niệm ngữ cảnh, nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh và biết vận dụng để dùng từ ngữ đúng với ngữ cảnh.
- Viết được bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.
- Trình bày được ý kiến vẽ một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
- Yêu mến tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
TÊN BÀI DẠY: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thơ trữ tình hiện đại.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được một số yếu tố của thơ (tình cảm, cảm xúc, hình ảnh và nhịp điệu trong thơ).
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, Yêu nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT.
- PHT số 1,2.
- Tranh ảnh.
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS lắng nghe/ quan sát để chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: Giai điệu đất nước - Nguyễn Thị Ngọc
TRƯỜNG: THCS THỊ TRẤN TỔ: XÃ HỘI HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN; NGUYỄN THỊ NGỌC Tuần: 11,12,13, 14 Bài 4. GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC (12 tiết) MỤC TIÊU CHUNG : - Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB. Hiểu được khái niệm ngữ cảnh, nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh và biết vận dụng để dùng từ ngữ đúng với ngữ cảnh. - Viết được bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. - Trình bày được ý kiến vẽ một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. - Yêu mến tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. TÊN BÀI DẠY: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN (1 tiết) I. MỤC TIÊU Kiến thức - Thơ trữ tình hiện đại. Kĩ năng - Nhận biết được một số yếu tố của thơ (tình cảm, cảm xúc, hình ảnh và nhịp điệu trong thơ). 3. Phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, Yêu nước II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT. - PHT số 1,2. - Tranh ảnh. - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS lắng nghe/ quan sát để chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ - GV: Đọc diễn cảm một bài thơ. - Em hãy cho biết thể loại và những hiểu biết của em về thể loại của tác phẩm vừa được nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - HS nghe và trả lời. - GV quan sát, lắng nghe. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức, dẫn dắt vào bài: Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Thơ còn trở nên hình thức để bày tỏ tâm tư và chứa đựng tính sáng tạo của con người. Có thể nói, sự tồn tại của thơ đi song song với sự tồn tại của ngôn ngữ. Còn ngôn ngữ tức là còn thơ. - Nghe và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ - Quan sát và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc cá nhân. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học a. Mục tiêu: Nắm được chủ đề của bài học. b. Nội dung: Gv sử dụng phương pháp gợi mở để hướng dẫn HS tìm hiểu giới thiệu bài học c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh quan sát SGK và cho biết: + Tên bài, đề từ của văn bản hướng chủ đề nào? Qua đó con hiểu gì về chủ đề? + Chủ đề được thể hiện qua các tác phẩm thuộc thể loại văn học nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, lắng nghe. - HS quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm cá nhân. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Tìm hiểu giới thiệu bài học - Chủ đề: GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC. - Ngữ liệu: + Mùa xuân nho nhỏ. + Gò Me. + Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi. Hoạt động 2: Tìm hiểu Tri thức Ngữ văn Mục tiêu: - Nhận biết được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại (tình cảm, cảm xúc, hình ảnh và nhịp điệu trong thơ.) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: hoàn thành bảng kiến theo mẫu. CÁC YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH 1. Tình cảm, cảm xúc trong thơ: 2. Hình ảnh trong thơ 3. Nhịp thơ 4. Ngữ cảnh Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức (*) Từ phiếu học tập, Gv hướng học sinh đến + Khái niệm thơ trữ tình. + Đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình. II. Tri thức Ngữ văn 1. Tình cảm và cảm xúc trong thơ. 2. Hình ảnh trong thơ. 3. Nhịp thơ. 4. Ngữ cảnh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả PHT của HS d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập theo mẫu ( Phụ lục 1) Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi hoàn thiện PHT - GV quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm cá nhân - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức III. Luyện tập. Bài tập. Chỉ ra các yếu tố: 1. Tình cảm và cảm xúc trong thơ. 2. Hình ảnh trong thơ. 3. Nhịp thơ. 4. Ngữ cảnh. Có trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải. Dự kiến sản phẩm. * Phụ lục 1. Đặc điểm của thơ trữ tình. CÁC YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH 1. Tình cảm, cảm xúc trong thơ: - Tình cảm chính là cội nguồn làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thơ trữ tình. Gốc của thơ là tình cảm, nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời. - Cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời thuộc thế giới tình cảm riêng, nhưng lại có những điểm đồng điệu với cảm xúc chung của nhiều người. Chính vì thế, người đọc đến với thơ để tìm sự đồng cảm, chia sẻ. Người đọc có thể cảm nhận như nhà thơ đang nói hộ nỗi lòng mình. 2. Hình ảnh trong thơ - Hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong thơ trữ tình, là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, tư tưởng. Hình ảnh trong thơ có nguồn gốc từ đời sống (con người, thiên nhiên,...) nhưng luôn mang dấu ấn của sự hư cấu, tưởng tượng, in đậm tình cảm, cảm xúc chủ quan của nhà thơ. 3. Nhịp thơ - Nhịp thơ là phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật đặc thù của văn bản thơ. Người đọc có thể nhận biết nhịp thơ qua hệ thống những điểm ngắt, ngừng được phân cha trên dòng thơ hoặc giữa các dòng thơ, theo sự chi phối của nội dung cảm xúc và quy định riêng của từng thể thơ. 4. Ngữ cảnh - Ngữ cảnh là chai cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng. Đó có thể là chai cảnh trong văn bản, gồm những đơn vị ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) đứng trước và sau một đơn vị ngôn ngữ (còn gọi là văn cảnh); hoặc là chai cảnh ngoài văn bản, gồm người nói, người nghe, địa điểm, thời gian,... mà một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng. * Phụ lục 1. Các yếu tố trong bài Mùa xuân nho nhỏ. CÁC YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH 1. Tình cảm, cảm xúc trong thơ: - Ngợi ca quê hương đất nước - Cảm xúc nâng niu, trân trọng, ước nguyện chân thành. 2. Hình ảnh trong thơ - Mùa xuân của đất trời, cuộc sống 3. Nhịp thơ - Nhịp thơ: 3/2; 2/3 sôi nổi, tha thiết. 4. Ngữ cảnh - Ngữ cảnh: đất nước đang hồi sinh. ****************************************************************************** BÀI 4: GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC Văn bản 1 MÙA XUÂN NHO NHỎ – Thanh Hải – I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực * Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác trong làm việc và trình bày sản phẩm nhóm. - Tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà. - Giải quyết vấn đề, tạo lập văn bản. * Năng lực đặc thù - Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. 2. Về phẩm chất: Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp quê hương đất nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Ti vi, máy tính, bảng phụ. - Tranh ảnh về nhà thơ Thanh Hải và văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ ”. - Các phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HĐ1: Xác định vấn đề a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu. b. Nội dung GV sử dụng KT động não để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu. HS quan sát video, suy nghĩ, trả lời. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS nghe ca khúc Mùa xuân đầu tiên ? Cảm nhận của em khi nghe ca khúc này ? Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ? Hãy đọc một đoạn thơ, câu thơ mà em thích viết về mùa xuân B2: Thực hiện nhiệm vụ HS lắng nghe lời trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi B3: Báo cáo, thảo luận HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em. - Kết nối vào nội dung đọc - hiểu văn bản. Các em thân mến! Đất nước Việt Nam với non sông tươi đẹp, truyền thống lịch sử hào hùng, con người thân thiện luôn là niềm tự hào của mỗi chúng ta. Tình yêu đất nước là nguồn cảm hứng dạt dào tạo nên những tác phẩm lay động lòng người. Hôm nay, cô và các em cùng tìm hiểu văn bản Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải để lắng nghe, cảm nhận những giai điệu đất nước ngọt ngào. 2. HĐ2: Hình thành kiến thức mới 2.1 Tri thức Ngữ văn Mục tiêu: Học sinh biết được tri thức Ngữ văn của bài Nội dung: GV cho HS hoạt động cặp đôi để tìm hiểu tri thức Ngữ văn HS dựa vào nội dung đã chuẩn bị ở nhà để trình bày Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia HS thành các cặp đôi - Các nội dung cần trình bày: ? Tình cảm trong thơ là gì ? Những hiểu biết của em về: cảm xúc của nhà thơ, hình ảnh thơ, nhịp thơ và ngữ cảnh B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát phiếu học tập của cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. - HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét. B4: Kết luận, nhận định HS: Nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo GV: Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau. 1. Tình cảm , cảm xúc * Tình cảm: là cội nguồn làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thơ trữ tình. * Cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời thuộc thế giới tình cảm riêng nhưng lại có những điểm đồng điệu với cảm xúc chung của nhiều người 2. Hình ảnh trong thơ - là yếu tố quan trọng, là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, tư tưởng. 3. Nhịp thơ - Là phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật đặc thù của văn bản thơ. 4. Ngữ cảnh - Là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng 2.2 Đọc – hiểu văn bản I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG Mục tiêu: HS trình bày được thông tin về tác giả, tác phẩm Nội dung: GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm Tổ chức thực hiện Sản phẩm 1. Tác giả B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm cặp đôi PHIẾU H ... , đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. II. Thực hành viết theo các bước. 1. Trước khi viết - Lựa chọn đề tài; - Tìm ý; - Lập dàn ý. 2. Viết bài 3. Chỉnh sửa * Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc. - Hướng dẫn HS tìm ý. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, lựa chọn đối tượng, tìm ý cho bài viết mẫu ( Phụ lục 2) - Xây dựng thành dàn ý chi tiết. - Tập viết từng đoạn. *Thực hiện nhiệm vụ - Tìm ý tưởng cho bài viết. - Lựa chọn đối tượng, tìm ý cho bài viết mẫu ( Phụ lục 2) - Xây dựng thành dàn ý chi tiết. - Tập viết từng đoạn. * Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo sản phẩm. - Tổ chức học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhhau. *Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức ghi lên bảng. 3. Hoạt động 3: Luyện tập. a/ Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b/ Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c/ Sản phẩm: Bài làm của HS d/ Tổ chức thực hiện: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CÁCH THỨC TỔ CHỨC * Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: HS thực hành viết đoạn văn, giám sát các ý đã lập; * Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hành viết đoạn văn, giám sát các ý đã lập; * Báo cáo, thảo luận: - Chia sẻ bài làm của cá nhân. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng. a/ Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b/ Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c/ Sản phẩm: Bài làm của HS d/ Tổ chức thực hiện: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CÁCH THỨC TỔ CHỨC * Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý; * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh tiếp tục hoàn thành và chỉnh sửa bài viết * Báo cáo, thảo luận: - Chia sẻ bài làm của cá nhân. * Kết luận, nhận định: - Nhận xét , đánh giá bài làm của HS 1. Phụ lục 1. Đối tượng biểu cảm Tình cảm được biểu đạt Bố cục bài viết Các yếu tố được kết hợp. Con người ( Bà Nhhung) Cảm phục và kính trọng - Mở bài: “ Bầu ơi nhân cách cao đẹp này” -> Giới thiệu vấn đề “ tương thân tương ái” và lòng nhân hậu của bà Nhung. - Thân bài: “ Bá Nhung hiện đang sống tại một căn nhá nhỏ có lẽ không ai không câm thấy ấm áp vá xúc động”. -> Tình cảm và việc làm của bà Nhung đối với những người con nuôi. - Kết bài: Phần còn lại -> Tình cảm đối vói nhân vật và suy nghĩ của người viết. - Tự sự: kể hoàn cảnh và việc làm của bà Nhung 2. Phụ lục 2. Đối tượng biểu cảm là ai? Sự việc nào? .. Em sẽ biểu cảm về những khía cạnh nào của đối tượng? Ghi lại ngắn gọn đặc điểm của đối tượng và cảm xúc của mình. .. .. .. Em dụ kiến sử dụng các chi tiết tự sự, miêu tả không? Em sẽ kể chuyện/việc gì trong bài viết và ý nghĩa của nó trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của em. .. .. .. .. 3. Phụ lục 3. * Dàn bài gợi ý 1. a. Mở bài. - Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..) b. Thân bài. - Biểu cảm cụ thể về người đó. - Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục - Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (kể lại hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục - Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không) c. Kết bài. - Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng. - Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên. * Dàn bài gợi ý 2. a. Mở bài. - Vai trò của gia đình (nếu đối tượng biểu cảm là cha mẹ, anh chị) đối với mỗi người. - Giới thiệu về người thân mà em yêu quý: Người đó là ai? - Khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó: yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ, (ông bà, cha mẹ,) / yêu mên, cảm phục (anh chị, bạn bè,) b. Thân bài - Cảm nghĩ những nét ấn tượng nhất về ngoại hình người thân đó. (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp). - Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống - Cảm nghĩ về những tính cách của người thân (nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người thân). Chẳng hạn, kỉ niệm về một lần mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở / được cha động viên về một thành công trong học tập. - Cảm nghĩ về ảnh hưởng của người đó tới cuộc sống của em và những thành viên khác trong gia đình - Gợi lại những kỉ niệm của em với người ấy c. Kết bài - Những cảm xúc về tình mẫu tử / tình phụ tử, và khẳng định tình yêu, lòng quý trọng, sự tôn kính, đối với người thân của mình. - Liên hệ bản thân. ************************************************************************** NÓI VÀ NGHE (Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng) I. MỤC TIÊU 1/ Năng lực chung: - Với tư cách người nói: Biết cách trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng sao cho lan tỏa được tới người nghe, biết lắng nghe các ý kiến nhận xét, phản hồi từ phía người nghe; - Với tư cách người nghe: Biết chú ý lắng nghe để nắm đầy đủ, chính xác các ý tưởng của người nói; tôn trọng người nói; ghi nhận những suy nghĩ của người nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề được trình bày. 2. Về năng lực đặc thù: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác . - Biết trình bày ý kiến, cảm nhận của bản thân về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. 3. Về phẩm chất: - Hăng hái tham gia các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng - Tương thân, tương ái, sống giàu tình yêu thương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Máy chiếu, máy tính. - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Giấy A4. - Tranh vẽ minh họa sách hoặc truyện tranh. - Đoạn băng hình ghi hình ảnh thuyết trình của một số cá nhân, nhóm. - Bài giới thiệu các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng dưới các hình thức - Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh. - Kích thích học sinh tìm hiểu thông điệp gợi ra từ video về các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS quan sát video về thông điệp cuộc sống và giao nhiệm vụ cho HS. - HS quan sát video, lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: - HS xác định được nội dung là trình bày ý kiến về một vấn đề được gợi ra từ video. d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video về “ các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng” và giao nhiệm vụ cho HS. ? Nội dung của đoạn video? Thông điệp mà đoạn video muốn truyền đạt đến chúng ta? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe đoạn video và suy nghĩ cá nhân. - GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung vào video (nếu có). B3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng TRƯỚC KHI NÓI a) Mục tiêu: - HS xác định được mục đích nói và người nghe - Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói b) Nội dung: - GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Mục đích của bài nói là gì? ? Những người nghe là ai? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ câu hỏi của GV. - Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi. - Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ. ? Chuẩn bị nội dung một bài nói em cần chuẩn bị những gì? Các bước chuẩn bị? ? Dàn ý một bài nói gồm những phần nào? ? Những hoạt động thiện nguyện tiêu biểu? ? Đối tượng được giúp đỡ của các hoạt động thiện nguyện là ai? ? Bản chất, vai trò của những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng? ? Những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? B3: Thảo luận, báo cáo - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục b. 1. Chuẩn bị nội dung nói - Xác định mục đích nói và người nghe (SGK/102). - Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng. 2. Tập luyện - HS nói một mình trước gương. - HS tập nói trước nhóm/tổ. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP TRÌNH BÀY BÀI NÓI a) Mục tiêu: - Luyện kĩ năng trình bày bài nói cho HS - Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông. b) Nội dung: GV yêu cầu : - HS nói theo dàn ý có sẵn ở tiết HĐ viết & nhận xét HĐ nói của bạn. c) Sản phẩm: Sản phẩm nói của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của GV & HS Dự kiến sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS nói theo dàn ý đã chuẩn bị trước. - Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xem lại dàn ý của đã chuẩn bị trước - GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí B3: Thảo luận, báo cáo - HS nói (4 – 5 phút). - GV hướng dẫn HS nói B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau. - HS nói trước lớp - Yêu cầu nói: + Nói đúng mục đích (một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc). + Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí. + Nói to, rõ ràng, truyền cảm. + Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp. SAU KHI NÓI a) Mục tiêu: Giúp HS - Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. b) Nội dung: - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả. c) Sản phẩm: Bài nói và nhận xét về HĐ nói của từng HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của GV & HS Dự kiến sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí. - Yêu cầu HS đánh giá B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí. HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy. B3: Thảo luận, báo cáo - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. - HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau. - Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. - Nhận xét của HS HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - MỞ RỘNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập 1: Giới thiệu một số những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng đang diễn ra? Bài tập 2: Trình bày ý kiến về một hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng mà em cho rằng có ý nghĩa nhất hiện nay(trình bày trực tiếp hoặc qua đoạn phim ngắn). B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV . B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_4_giai.doc