Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 41-47
BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Thời lượng thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
* Phát triển năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, mẫu vật, video, video thí nghiệm để: Tìm hiểu về môi trường và nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh vật.
* Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV để tìm ra các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh vật
* Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề trong làm và quay video tìm hiểu về môi trường sống, nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái.
1.2. Năng lực KHTN
* Năng lực nhận biết KHTN:
- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, phân biệt được bốn loại môi trường sống chủ yếu và lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái, phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh,
- Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về giới hạn sinh thái.
* Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Nêu dược các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
* Năng lực phát hiện và sử dụng kiến thức KHTN để giải quyết tình huống thực tế:
- Vận dụng hiểu biết về môi trường và các nhân tố sinh thái để giải thích một số hiện tượng trong đời sống vì sao con người tách thành một nhân tố sinh thái riêng, giải thích vì sao các nhóm có giới hạn sinh thái rộng dễ thích nghi, sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
- Rèn kỹ năng làm chủ bản thân, bảo vệ môi trường và các nhân tố sinh thái, xây dựng môi trường trong sạch để đảm bảo cuộc sống cho chúng ta.
- Vận dụng kiến thức về giới hạn sinh thái vào việc chăm sóc và đánh giá khả năng nhập nội vật nuôi cây trồng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 41-47
BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Thời lượng thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU 1. Năng lực 1.1. Năng lực chung * Phát triển năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, mẫu vật, video, video thí nghiệm để: Tìm hiểu về môi trường và nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh vật. * Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV để tìm ra các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh vật * Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề trong làm và quay video tìm hiểu về môi trường sống, nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái. 1.2. Năng lực KHTN * Năng lực nhận biết KHTN: - Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, phân biệt được bốn loại môi trường sống chủ yếu và lấy được ví dụ minh họa. - Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái, phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh, - Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về giới hạn sinh thái. * Năng lực tìm hiểu tự nhiên: - Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh. - Nêu dược các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. * Năng lực phát hiện và sử dụng kiến thức KHTN để giải quyết tình huống thực tế: - Vận dụng hiểu biết về môi trường và các nhân tố sinh thái để giải thích một số hiện tượng trong đời sống vì sao con người tách thành một nhân tố sinh thái riêng, giải thích vì sao các nhóm có giới hạn sinh thái rộng dễ thích nghi, sự thích nghi của sinh vật với môi trường. - Rèn kỹ năng làm chủ bản thân, bảo vệ môi trường và các nhân tố sinh thái, xây dựng môi trường trong sạch để đảm bảo cuộc sống cho chúng ta. - Vận dụng kiến thức về giới hạn sinh thái vào việc chăm sóc và đánh giá khả năng nhập nội vật nuôi cây trồng. 2. Phẩm chất - Chăm học chịu khó tìm tòi tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ hoàn thành nhiệm vụ và quan sát hiện tượng, rút ra kết luận. - Trung thực, cẩn thận trong hoạt động nhóm, ghi chép kết quả . - Tích cực tuyên truyền bảo vệ môi trường sống. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Video. - Phiếu học tập. 2. Học sinh - Bài cũ ở nhà. - Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà, tìm ví dụ về các sinh vật sống trong các loại môi trường sống. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Hoạt động Mở đầu (khởi động) a. Mục tiêu - HS nêu được hệ sinh thái là gì? Kể tên một số hệ sinh thái thông qua video. b. Nội dung: GV cho HS xem video sau trong 2 phút đầu. https://www.youtube.com/watch?v=tDnmA49_Ado c. Sản phẩm: câu trả lời của HS. - Hệ sinh thái là một quần xã các sinh vật sống cùng với môi trường sống tự nhiên của chúng và các thành phần không sống của môi trường. - Một số hệ sinh thái: Một cái ao, một ngôi nhà, Trái Đất. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: hãy xem video trong 2 phút và trả lời các câu hỏi: + Hệ sinh thái là gì? + Kể tên một số hệ sinh thái thông qua video? https://www.youtube.com/watch?v=tDnmA49_Ado * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS xem video và tìm câu trả lời cho các câu hỏi * Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu một số HS báo cáo kết quả. - HS báo cáo kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung. * Bước 4. Kết luận, nhận định - GV đánh giá bằng nhận xét. - GV đặt vấn đề vào bài mới: Thông qua video chúng ta đã biết sơ lược về hệ sinh thái, để tìm hiểu rõ hơn về hệ sinh thái, chúng ta cùng tìm hiểu chương VIII: Sinh vật và môi trường. Bài đầu tiên của chương là bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm * Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường sống a. Mục tiêu - Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, phân biệt được bốn loại môi trường sống chủ yếu và lấy được ví dụ minh họa. b. Tổ chức thực hiện * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh 41.1,2 tìm hiểu về môi trường sống Và hoàn thành phiếu học tập số 1 + Câu 1: Môi trường sống là gì? kể tên các loại môi trường sống? + Câu 2: hoàn thành bảng sau: Tên sinh vật Môi trường sống 1. Cây mận 2. San hô 3. Trùng sốt rét 4. Giun đất 5. Tôm.... - HS làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh tìm hiểu về môi trường trong của cơ thể. * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - GV: Theo dõi và hướng dẫn HS - HS tìm hiểu hoàn thành PHT - Yêu cầu nêu được: + Câu 1. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật. + Câu 2. Các loại môi trường sống chủ yếu. * Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả, nêu ý kiến của mình. - HS báo cáo kết quả, nêu ý kiến của mình. * Bước 4. Kết luận, nhận định - GV yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. I. Môi trường sống 1. Khái niệm môi trường sống - Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tạ và phát triển của sinh vật. 2. Các loại môi trường sống chủ yếu + Môi trường trong đất Ví dụ: giun đất, dế mèn... + Môi trường sinh vật. Ví dụ: giun đũa, sán lá gan... + Môi trường trong nước. Ví dụ: cá chép, cua... + Môi trường cạn (trên mặt đất và không khí). Ví dụ: chim sẻ, con báo... * Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân tố sinh thái. a. Mục tiêu - Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái, phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh. b. Tổ chức thực hiện * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia nhóm HS và giao nhiệm vụ: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 + Câu 1. Nhân tố sinh thái là gì? Các nhóm nhân tố sinh thái? Phân loại các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh trong H41.1 vào nhóm nhân tố vô sinh và hữu sinh? + Câu 2 .Nhân tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng tới sinh vật như thế nào? + Câu 3. Tại sao nói trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống nhiều loài sinh vật? - HS chia nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ học tập. * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - HS đọc thông tin SGK và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm HS trình bày sản phẩm thảo luận. * Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả, nêu ý kiến của mình. - HS báo cáo kết quả, nêu ý kiến của mình. * Bước 4. Kết luận, nhận định - GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV đánh giá bằng nhận xét. - GV giải thích, bổ sung - GV giải thích bổ sung kiến thức về Ảnh hưởng của nhân tố hữu sinh; các biện pháp bảo vệ môi trường sống: + Mối quan hệ cùng loài: Sinh vật hỗ trợ nhau tìm kiếm thức ăn, chống lại kẻ thù; Sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau khi số lượng cá thể trong đàn tăng nhanh dẫn đến thiếu nơi ở, nguồn thức ăn khan hiếm + Mối quan hệ khác loài: Sinh vật hỗ trợ nhau (hội sinh, cộng sinh), Sinh vật khác loài cạnh tranh nhau (kí sinh, nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác) II. Nhân tố sinh thái 1. Khái niệm nhân tố sinh thái - Nhân tố sinh thái là các nhân tố của môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. - Các nhóm nhân tố sinh thái: Nhân tố vô sinh (vd: đất, nước, ánh sáng...) và nhân tố hữu sinh (Con người và sinh vật khác). 2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh vật - Nhân tố vô sinh: Ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lý của sinh vật. - Nhân tố hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật sống xung quanh. - Con người có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật. * Hoạt động 3: Tìm hiểu Giới hạn sinh thái a. Mục tiêu - Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về giới hạn sinh thái b. Tổ chức thực hiện * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu sơ đồ H41.3 và trả lời các câu hỏi sau: + Cho biết giới hạn nhiệt độ của cá rô phi? + Giới hạn trên và giới hạn dưới, giới hạn chịu đựng là bao nhiêu? Cá sống ngoài giới hạn chịu đựng sẽ ra sao? - Quan sát H41.4 và hoàn thành câu hỏi 1 vận dụng: Nhập loài cá nào để nuôi và giải thích? - HS nghiên cứu thông tin trả lời. * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - HS đọc thông tin SGK và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. * Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả, nêu ý kiến của mình. - HS báo cáo kết quả, nêu ý kiến của mình. * Bước 4. Kết luận, nhận định - GV yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV đánh giá bằng nhận xét. - GV giải thích, bổ sung: - GV giải thích bổ sung kiến thức. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. III. Giới hạn sinh thài - Khái niệm: Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. - Ứng dụng: Dụa vào giới hạn sinh thái để chăm sóc và đánh giá khả năng thích nghi, nhập nội đối với vật nuôi hoặc cây trồng. 3. Hoạt động luyện tập, vận dụng, mở rộng. a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng lí thuyết để làm các bài tập trắc nghiệm và giải thích các hiện tượng thực tiễn. b. Nội dung: HS thu nhận kiến thức, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ học tập: + Hãy trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng phần mềm Plickers. Câu 1: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. B. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. C. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. D. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Câu 2: Môi trường bao gồm: A. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật B. Các yếu tố của khí hậu tác động đến sinh vật. C. Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật. D. Các yếu tố về nhiệt độ và độ ẩm. Câu 3. Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái nào? A. Vô sinh B. Hữu sinh C. Vô cơ D. Chất hữu cơ Câu 4: Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố sinh thái nào? A. Vô sinh B. Hữu sinh C. Hữu sinh và vô sinh D. Hữu cơ - Tại sao 1 số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng thì cho năng suất cao hơn khi trồng nơi trống trải? * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác bổ sung (nếu có). * Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả, nêu ý kiến của mình. * Bước 4. Kết luận, nhận định - GV yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV đánh giá bằng nhận xét. - GV giải thích bổ sung kiến thức. Câu 1 – C Câu 2 – C Câu 3 – A Câu 4 – B - Một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng thì cho năng suất cao hơn khi trồng ở nơi trống trải vì: Những loại cây này là những loài cây ưa bóng, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp (dưới tán rừng). ... o clip sau: https://www.youtube.com/watch?v=ei4_kjRhg7U GV đưa ra câu hỏi: “Năm 1972, lần đầu tiên liên hợp quốc tổ chức hội nghị về Môi trường con người phản ánh tính cấp bách đối với một số vấn đề môi trường trên toàn cầu. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa như thế nào? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường?”. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đấu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các học sinh xung phong phát biểu trả lời. Bước 4: Kết luận và nhận xét: Đáp án: GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Môi trường sống của con người đang bị đe dọa như thế nào? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 47: Bảo vệ môi trường. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI TIẾT 1 Hoạt động 1: Tìm hiểu tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội 1. Mục tiêu: Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên và vai trò của con người trong bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên. 2. Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk, kết hợp internet trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức. 3. Sản phẩm: Tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội: nguyên thủy, nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp. 4. Tổ chức thực hiện HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu các nhóm HS báo cáo phần chuẩn bị của nhóm mình về tác động của môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội đã chuẩn bị ở nhà. (Các nhóm có thể báo cáo trên giấy A0 hoặc ppt) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm HS chuẩn bị bài để lên báo cáo. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS lên bảng trình bày bài báo cáo. - Đại diện nhóm HS khác khác nhận xét, bổ sung cho bạn và đặt câu hỏi vấn đáp. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. I. Tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội 1. Thời kì nguyên thủy - Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hái lượm và săn bắt thú. 2. Thời kì xã hội nông nghiệp - Con người biết trồng cây và chăn nuôi. - Đáp án câu hỏi mục I.2 sgk trang 191: a) Tác động đến môi trường không lớn. b) Thường tác động đến một khoảng không gian rộng lớn, thay thế các hệ sinh thái tự nhiên bằng các hệ sinh thái nhân tạo. c) Làm đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng ví mục đích của con người, nhưng vật nuôi, cây trồng có thể bị suy giảm hoặc mất một số đặc điểm sinh học nào đó liên quan đến sinh sản hoặc khả năng tự vệ. d) Cung cấp nước hợp lí cho các hệ sinh thái nông nghiệp, tiết kiệm nước. 3. Thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp - Con người đã bắt đầu cơ giới hóa sản xuất vào các loại máy móc, nguồn nguyên, nhiên, vật liệu như sắt, than đá, và năng lượng mới. - Từ nửa sau thế kỉ XX, điện tử, công nghê thông tin, cách mạng 4.0 được ứng dụng để tự động hóa sản xuất hàng hóa với số lượng lớn. - Đáp án câu hỏi hoạt động mục I sgk trang 192: Câu 1: Tác động của hoạt động trồng trọt lên môi trường qua các thời kì phát triển xã hội: - Thời kì nguyên thủy: Con người sống hòa đồng với thiên nhiên. - Thời kì xã hội công nghiệp: Con người biết trồng cây lương thực và chăn nuôi; hoạt động trồng trọt và chăn nuôi có thể dẫn tới việc chặt phá, đốt rừng. - Thời kì cách mạng công nghiệp: Con người cơ giới hóa sản xuất, các loại máy móc đã tác động mạnh mẽ tới môi trường, làm biến đổi môi trường sống một cách nhanh chóng. Câu 2: * Một số hoạt động của con người trong các thời kì phát triển xã hội gây ô nhiễm môi trường: + Phá rừng làm nương, rẫy, du canh, du cư. + Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. + Chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. + Sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. * Một số hoạt động của con người trong các thời kì phát triển xã hội có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường: + Quy hoạch. + Bảo vệ thiên nhiên. + Bảo vệ môi trường sống. + Thay đổi công nghệ để sử dụng hợp lí. + Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. + Tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường sống, * Kết luận: Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, tác động của con người đến môi trường ngày càng lớn. * GV giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm: Yêu cầu các nhóm tìm hiểu các nguyên nhân và biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường. (Có thể trình bày bằng sơ đồ tư duy trên giấy A0, hoặc trình bày trên ppt). TIẾT 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu ô nhiễm môi trường 1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. Trình bày được một số nguyên nhân hạn chế ô nhiễm môi trường. 2. Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk, kết hợp internet trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức. 3. Sản phẩm: Khái niệm ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường. 4. Tổ chức thực hiện. HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN SẢN PHẨM DỰ KIẾN SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc nội dung sgk, nêu khái niệm ô nhiễm môi trường. - GV yêu cầu các nhóm HS báo cáo phần chuẩn bị của nhóm mình về một số nguyên nhân và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đã chuẩn bị ở nhà. (Các nhóm có thể báo cáo trên giấy A0 hoặc ppt) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm HS chuẩn bị bài để lên báo cáo. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS lên bảng trình bày bài báo cáo. - HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn và đặt câu hỏi tương tác. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. II. Ô nhiễm môi trường 1. Khái niệm ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. 2. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường a) Ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động công nghiệp sinh hoạt - Các khí thải từ hoạt động công nghiệp có ảnh hưởng không tốt đến cơ thể sinh vật và gây hiệu ứng nhà kính b) Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật - Các hóa chất bảo vệ thực vật góp phần tăng năng suất cây trồng nhưng có hại cho sức khỏe con người, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái nếu sử dụng không đúng cách. c) Ô nhiễm do các chất phóng xạ. - Các chất phóng xạ gây biến đổi vật chất di truyền ở người và các loài sinh vật, làm phát sinh một số bệnh, tật di truyền. d) Ô nhiễm do ví inh vật gây bệnh. - VSV gây bệnh cho con người và động vật từ các chất thải như phân động vật, rác, nước thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện, không được thu gom và xử lí đúng cách. - Đáp án câu hỏi mục II sgk trang 193: * GV giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm: Yêu cầu các nhóm tìm hiểu các biến đổi khí hậu và bảo vệ động vật hoang dã. (Có thể trình bày bằng sơ đồ tư duy trên giấy A0, hoặc trình bày trên ppt). TIẾT 3 Hoạt động 3: Tìm hiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ động vật hoang dã. 1. Mục tiêu: + Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng. + Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. 2. Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk, kết hợp internet trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức. 3. Sản phẩm: + Khái niệm biến đổi khí hậu, các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu + Trình bày các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã 4. Tổ chức thực hiện. HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN SẢN PHẨM DỰ KIẾN SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS xem video clip về biến đổi khí hậu, và yêu cầu HS đưa ra khái niệm. https://www.youtube.com/watch?v=L7KxvjRCjUg - GV yêu cầu các nhóm HS báo cáo phần chuẩn bị của nhóm mình về biến đổi khí hậu và bảo vệ động vật hoang dã, đã chuẩn bị ở nhà. (Các nhóm có thể báo cáo trên giấy A0 hoặc ppt) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm HS chuẩn bị bài để lên báo cáo. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS lên bảng trình bày bài báo cáo. - HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn và đặt câu hỏi tương tác. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Khái niệm - Là sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ. Tác động của con người là nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu. 2. Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu - Chủ động xây dựng hệ thống đê điều kiên cố. - Trồng rừng phòng hộ chắn sóng, chống xói mòn ở bờ biển, bờ sông. - Chuyển đổi cơ cấu của cây trồng và vật nuôi cho phù hợp. - Xây nhà chống lũ, IV. BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - Mỗi loài sinh vật là một mắc xích trong hệ sinh thái. Vì một nguyên nhân nào đó, nếu một loài bị biến mất sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái, giảm đa dạng nguồn gen, giảm đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái. - Hiện nay, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng: tê giác, hổ, để duy trì hệ sinh thái và phát triển bền vững cần bảo vệ những loài này theo công ước quốc tế về buôn bán loài động vật và thực vật hoang dã (CITES), đồng thời cần bảo vệ và phục hồi môi trường sống của chúng cũng như giữ gìn thiên nhiên hoang dã. Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng 1. Mục tiêu: Điều tra được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương. 2. Nội dung: HS thu thập các thông tin trả lời câu hỏi liên quan tới kiến thức thực tế. 3. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Câu hỏi 1. Liệt kê một số hoạt động của con người trong các thời kỳ phát triển xã hội làm suy thoái hoặc có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên. Trả lời Hoạt động của con người Hậu quả phá huỷ môi trường tự nhiên Hái lượm Mất nhiều loại sinh vật Săn bắt động vật hoang dã Mất nhiều loại sinh vật Mất cân bằng sinh thái Đốt rừng lấy đất trồng trọt Khai thác khoáng sản Chiến tranh Mất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất Ô nhiễm môi trường, Cháy rừng, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái Phát triển nhiều khu dân cư Mất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái Chăn thả gia súc Mất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất Ô nhiễm môi trường, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái Câu hỏi 2. Những hoạt động nào tại trường học, gia đình và địa phương em có thể gây ô nhiễm môi trường Trả lời Hoạt động tại trường học, gia đình và địa phương em có thể gây ô nhiễm môi trường là: - Đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, dầu khí, khí đốt) trong các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất. - Sử dụng không đúng cách thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. - Không xử lý các chất thải nông nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản, y tế, các chất thải trong các hộ gia đình. - Vứt rác không đúng nơi quy định. - Sử dụng quá nhiều túi nilon.
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_b.doc