Bộ câu hỏi môn Khoa học tự nhiên Lớp 7

BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Câu 1 (NB): “Trên cơ sở các sổ liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức.

C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo.

Đáp án: C

Câu 2 (NB): Khẳng định nào dưới đâỵ là không đúng?

A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.

B. Dự báo là kĩ năng không cấn thiết của người làm nghiên cứu.

C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,suy luận của con người,. về các sự vật, hiện tượng.

D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phươngpháp tìm hiểu tự nhiên.

Đáp án: B

Câu 3 (NB): Cho các bước sau:

(1) Hình thành giả thuyết

(2) Quan sát và đặt câu hỏi

(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

(4) Thực hiện kế hoạch

(5) Kết luận

Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?

A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5). B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5).

C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4). D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4).

Đáp án: B

Câu 4 (NB): Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa

trên kĩ năng nào?

 

docx 179 trang Khánh Đăng 27/12/2023 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ câu hỏi môn Khoa học tự nhiên Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ câu hỏi môn Khoa học tự nhiên Lớp 7

Bộ câu hỏi môn Khoa học tự nhiên Lớp 7
BỘ CÂU HỎI MÔN KHTN LỚP 7
BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
Câu 1 (NB): “Trên cơ sở các sổ liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo.
Đáp án: C
Câu 2 (NB): Khẳng định nào dưới đâỵ là không đúng?
A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
B. Dự báo là kĩ năng không cấn thiết của người làm nghiên cứu.
C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng.
D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phươngpháp tìm hiểu tự nhiên.
Đáp án: B
Câu 3 (NB): Cho các bước sau:
(1) Hình thành giả thuyết
(2) Quan sát và đặt câu hỏi
(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết
(4) Thực hiện kế hoạch
(5) Kết luận
Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?
A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5).
B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5).
C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4).
D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4).
Đáp án: B
Câu 4 (NB): Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa
trên kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.
Đáp án: D
Câu 5 (NB): Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt; B. Kĩ năng quan sát;
C. Kĩ năng dự báo; D. Kĩ năng đo đạc.
Đáp án: A
Câu 6 (TH): Cho các bước sau:
(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.
(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.
(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.
(4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.
Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là:
A. (1) (2) (3) (4).
B. (1) (3) (2) (4).
C. (3) (2) (4) (1).
D. (2) (1) (4) (3).
Đáp án: D
Câu 7 (TH): Hãy kết nối các thông tin ở cột A với cột B tạo thành sự liên kết giữa sự vật với hiện tượng hoặc hiện tượng với hiện tượng.
Cột A
Nối
Cột B
1. Nước mưa
1-
a. do ánh sáng từ Mặt Trời
2. Một sổ loài thực vật
2-
b. ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật
3. Trời nắng
3-
c. có khi trời mưa
4. Phân bón
4-
d. rụng lá vào mùa đông
Đáp án: 1- c; 2 - d; 3 - a;	4 - b.
Câu 8 (TH): Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước,
bình b chứa một vật rắn không thấm nước.
Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì
mức nước trong bình b được vẽ trong hình.
Thể tích của vật rắn là:
A. 33 ml. 
B. 73 ml.
C. 32,5 ml.
D. 35,2 ml
Đáp án: A
Câu 9 (TH): Cổng quang điện có vai trò:
A. Điều khiển mở đồng hồ đo thời gian hiện số.
B. Điều khiển đóng đồng hồ đo thời gian hiện số.
C. Điều khiển mở/đóng đồng hồ đo thời gian hiện số.
D. Gửi tín hiệu điện tự tới đồng hồ.
Đáp án: C
Câu 10 (TH): Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo.
(1). Kết luận.	(2). Mục đích thí nghiệm.	(3). Kết quả.
(4). Các bước tiến hành	(5). Chuẩn bị	(6). Thảo luận
A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6).
B. (2) - (5) - (4) - (3) - (6) - (1).
C. (1) - (2) – (6) - (3) - (5) - (4).
D. (2) - (1) - (3) - (5) - (6)- (4).
Đáp án: B
Câu 11 (NB): Trình bày phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
Trả lời:
Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm 5 bước:
- Đề xuất vấn đề cùng tìm hiểu
- Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề
- Lập kế hoạch kiểm tra dự án
- Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự án
- Viết báo cáo, thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.
Câu 12 (NB): Làm cách nào để đo độ dày của một tờ giấy trong sách KHTN 7 bằng một thước có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm?
Trả lời: 
- Dựa vào sổ trang tính số tờ giấy trong sách.
- Ép chặt các tờ giấy bên trong sách (không chứa hai tờ bìa ngoài) và dùngthước có ĐCNN 1 mm để đo độ dày.
- Tính độ dày của 1 tờ giấy bằng cách lấy độ dày của sách chia cho tổng số tờ.
Câu 13 (TH): Khi đo chiều cao của một người ở các thời điểm khác nhau trong ngày, kết quả đo được ghi lại trong Bảng 1. Em hãy nhận xét và giải thích về kết quả thu được.
Lần đo
Thời gian
Kết quả thu được
1
6 giờ
162,4 cm
2
12 giờ
161,8 cm
3
18 giờ
161,1 cm
Bảng 1. Kết quả đo chiều cao của người ở các thời điểm trong ngày
Trả lời: 
- Lần đo 1: Cao nhất do mới ngủ dậy, đĩa sụn ở cột sống chưa bị nén bởitrọng lực cơ thể.
- Lần đo 2: Thấp hơn do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thể sau 6 giờ.
- Lẩn đo 3: Thấp hơn nữa do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thểsau 12 giờ.
Câu 14 (VD): Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên, em hãy tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng trên.	
Trả lời:
* Nghiên cứu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng lũ lụt
- Bước 1: Xác định vấn đề "Tại sao hiện tượng thiên tai lũ lụt lại xảy ra?".
- Bước 2: Đưa ra giả thuyết: Lũ lụt là hậu quả của rừng đầu nguồn bị mất.
- Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện: Để xuất các phương pháp tìm hiểu "rừng đầunguổn bị mất có liên quan đến lũ lụt hay không?".
- Bước 4: Thực hiện kế hoạch theo các phương pháp ở bước 3 bao gồm việcthu thập, phân tích số liệu nhằm chứng minh có hoặc không mõi liên quan giữa rừng đầu nguồn bị mất và hiện tượng lũ lụt.
- Bước 5: Viết báo cáo quy trình nghiên cứu vế hậu quả của mất rừng đẩunguồn có liên quan đến tình trạng thiên tai lũ lụt. Trong trường hợp khôngtìm thấy sự liên quan thì xây dựng lại giả thuyết khoa học.
- Bước 6: Để xuất tiếp tục nghiên cứu mở rộng đối với các nguyên nhân gâylũ lụt khác.
Câu 15 (VD): Tìm hiểu hiện tượng độ tan của đường với nhiệt độ theo phương pháp nghiên cứu khoa học.
Trả lời:
Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ tan của đường với nhiệt độ.
Bước 1: Đề xuất vấn đề
Nhận thấy đường là chất rắn, có tan trong nước ở nhiệt độ thường. Vậy ở nhiệt độ cao hoặc ở nhiệt độ thấp thì độ tan của đường sẽ thay đổi như thế nào?
Bước 2: Dự đoán
Ở nhiệt độ cao, đường sẽ tan tốt hơn.
Ở nhiệt độ thấp, đường sẽ tan kém hơn.
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán
Chuẩn bị: 1 lọ đường, thìa, 1 cốc nước lạnh, 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước ở nhiệt độ phòng (lưu ý: dùng cốc thủy tinh để dễ dàng quan sát và mực nước ngang nhau)
Tiến hành: Cho vào mỗi cốc 2 thìa đường. Quan sát sự tan của đường trong 3 cốc nước với nhiệt độ khác nhau: nước sôi, nước nguội, nước đá.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra
Thực hiện thí nghiệm 
Kết quả quan sát: đường tan nhiều nhất trong cốc nước nóng, tan ít nhất trong cốc nước lạnh.
⇒ Kết luận:
Độ tan của đường phụ thuộc vào nhiệt độ. Độ tan tăng khi tăng nhiệt độ.
Bước 5: Báo cáo kết quả và thảo luận về kết quả.
Bài 2: NGUYÊN TỬ
Câu 1. (NB)
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron. B. proton và neutron.
C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron
Đáp án: B
 Câu 2. (NB) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là 
A. electron. 	B. proton.
C. neutron. 	D. proton và electron.
Đáp án: B
Câu 3. (TH)
Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên
A. số hạt proton = số hạt neutron.
B. số hạt electron = số hạt neutron.
C. số hạt electron = số hạt proton.
D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron.
Đáp án: C
Câu 4. (NB)
Khối lượng nguyên tử bằng
A. tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron.
B. tổng khối lượng các hạt proton, neutron trong hạt nhân.
C. tổng khối lượng các hạt mang điện là proton và electron.
D. tổng khối lượng neutron và electron.
Đáp án: A
Câu 5.(TH) Nguyên tử X có 19 proton. Số hạt electron của X là
A. 17.	B. 18.	C. 19.	D. 20.
Đáp án: C
Câu 6 (VD). Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là
A. 23.	B. 34.	C. 35.	D. 46.
Đáp án: B
Câu 7 (VD) . Nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 2. Biết số hạt proton là 1. Tìm số hạt neutron?
A. 0.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Đáp án: B
Câu 8 (VD). Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số nơtron của X lần lượt là
A. 18 và 17.	B. 19 và 16.	C. 16 và 19.	D. 17 và 18.
Đáp án: D
Câu 9 (TH). Số electron tối đa ở lớp electron thứ nhất là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 8.
Đáp án: B
Câu 10 (VD). Nguyên tử X có 9 electron, lớp ngoài cùng nguyên tử X có số electron là
A. 1.	B. 2.	C. 7.	D. 8.
Đáp án: C
Câu 11. (NB)
Điền từ vào chỗ trống
.. là hạt vô cùng nhỏ tạo nên các chất. 
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích .. và vỏ nguyên tử mang điện tích ...
Nguyên tử .. về điện nên tổng số hạt proton .. tổng số hạt electron.
Lời giải
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ tạo nên các chất. 
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm
Nguyên tử trung hòa về điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.
Câu 12. (NB) Cho sơ đồ một số nguyên tử sau:
+7 +12
Nitrogen	 Magnesium
Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
Lời giải
Số p trong hạt nhân
số e trong nguyên tử
số lớp electron
số e lớp ngoài cùng
Nitrogen
7
7
2
5
Magnesium
12
12
3
2
Câu 13. (TH) Vẽ sơ đồ cấu tạo các nguyên tử có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là 8, 13. Từ những sơ đồ đó có thể cho ta biết những thông tin gì về các nguyên tử đó?
Lời giải
Sơ đồ cấu tạo các nguyên tử X và Y có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân lần lượt là 8, 13
+8 +13
Số p trong hạt nhân
số e trong nguyên tử
số lớp electron
số e lớp ngoài cùng
X
8
8
2
6
Y
13
13
3
3
Câu 14. (VD) Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số các loại hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định số p, số n, số e của nguyên tử nguyên tố đó.
Lời giải
Tổng số hạt = Số p + Số e + Số n = 34	(1)	
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt 
→ Số p + Số e – Số n = 10	(2)	
Từ (1) và (2) suy ra Số n = 12 
Nguyên tử trung hòa về điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.
→ Số p = Số e = 34-122 = 11
Câu 15. (VDC) Tổng số hạt proton, nơtron, electron của một nguyên tố X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số p, số n, số e của X và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố X.
Lời giải
Tổng số hạt = Số p + Số e + Số n = 40	(1)	
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt 
→ Số p + Số e – Số n = 12	(2)	
Từ (1) và (2) suy ra Số n = 14 
Nguyên tử trung hòa về điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.
→ Số p = Số e = 40-142 = 13
+13
Bài 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 1 (NB): Nguyên tố Calsium có kí hiệu hóa học là
A. ca.	B. Ca.	C. cA. 	D. C.
Đáp án: B
Câu 2 (NB): Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có cùng thành phần nào?
A. Số protons. B. Số neutrons. C. Số electrons. D. khối lượng nguyên tử.
Đáp án: A
Câu 3 (NB): Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học Na là
A. Natri.	B. Nitrogen.	C. Natrium. 	D. Sodium.
Đáp án: D
Câu 4 (NB): Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là N.	
B. Những nguyên tử có cùng số protons thuộc cùng một nguyên tố hóa học.	
C. Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố có kí hiệu hóa học Ca là Carbon. 	
D. Bốn nguyên tố carbon, oxygen, hdrogen và nitrogen chiếm khoảng 96% trọng lượng cơ thể người.
Đáp án: C
Câu 5 (TH): Cho các nguyên tố hóa họ ... đối với con người? Trình bày ứng dụng của sinh sản hữu tính trong chăn nuôi và trồng trọt.
Lời giải:
Sinh sản hữu tính tạo sự đa dạng về đặc điểm di truyền, vì vậy cung cấp cho con người nguồn nguyên liệu trong chọn giống vật nuôi và cây trồng.
Trong chăn nuôi và trồng trọt, con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính để tạo thế hệ con mang đặc điểm tốt của cả bố lẫn mẹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người. Các giống vật nuôi, cây trồng mới được tạo từ ứng dụng sinh sản hữu tính như ngô nếp tím, giống lợn Ỉ - Đại Bạch, vịt xiêm, giống lúa DT17, DT24, DT25,...
Câu 20 (NB): Trình bày sinh sản hữu tính ở sinh vật. Quá trình sinh sản hữu tính diễn biến theo những giai đoạn nào?
Lời giải:
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Quá trình sinh sản hữu tính diễn ra theo 3 giai đoạn: Giai đoạn phát sinh giao tử đực và giao tử cái → Giai đoạn thụ tinh (Giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử) → Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hợp tử (Hợp tử sinh trưởng và phát triển để hình thành nên cơ thể mới).
Câu 21 (TH): Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.
Lời giải:
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
- Không có sự kết hợp của giao tử đực
và giao tử cái để tạo thành con non.
- Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành con non.
- Cơ thể con chỉ nhận được vật chất
di truyền từ cơ thể mẹ → Các cơ thể
con giống nhau và giống cơ thể mẹ.
- Cơ thể con nhận được vật chất di truyền từ cơ thể mẹ và cơ thể bố → Các cơ thể con có đặc điểm giống bố mẹ và có đặc điểm khác bố mẹ.
- Các cơ thể con thích nghi với điều
kiện sống ổn định, ít thay đổi.
- Các cơ thể con thích nghi tốt với đời sống thay đổi do có sự đa dạng về mặt di truyền.
BÀI 41. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG, ĐIỀU HÒA VÀ ĐIỀU KHIỂN SINH 
SẢN Ở SINH VẬT
Câu 1. (NB) Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là
A. ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, hormone.
B. ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng.
C. di truyền, độ ẩm, độ tuổi, hormone.
D. di truyền, độ ẩm, nhiệt độ, độ tuổi.
Đáp án: B
Câu 2. (NB) Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là
A. hormone, di truyền, nhiệt độ.
B. hormone, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng.
C. di truyền, độ tuổi, hormone.
D. di truyền, độ ẩm, độ tuổi.
Đáp án: C
Câu 3. (NB) Quá trình sinh sản của sinh vật diễn ra bình thường là nhờ
A. các cơ chế điều hòa. B. hormone.
C. nhiệt độ. D. hormone và nhiệt độ.
Đáp án: A
Câu 4. (TH) Ở thực vật, độ ẩm và nhiệt độ không khí quá cao hay quá thấp đều làm
A. giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, tăng số lượng hạt lép.
B. giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, giảm số lượng hạt lép.
C. tăng hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, giảm số lượng hạt lép.
D. tăng hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, tăng số lượng hạt lép.
D. định kiến trọng nam khinh nữ dẫn đến hành vi làm thay đổi tỉ lệ nam nữ.
Đáp án: A
Câu 5. (TH) Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?
A. Điều chỉnh khoảng cách sinh con.
B. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái.
C. Điều chỉnh thời điểm sinh con.
D. Điều chỉnh về số con.
Đáp án: B
Câu 6. (TH) Mục đích của việc điều khiển giới tính của đàn con trong chăn nuôi là
A. làm cân bằng tỷ lệ đực cái.
B. làm giảm số lượng con đực.
C. làm giảm số lượng con cái.
D. phù hợp với nhu cầu sản xuất.
Đáp án: D
Câu 7. (TH) Để điều khiển làm tăng tốc độ sinh sản ở động vật, biện pháp nào sau đây không được sử dụng?
A. Tiêm hormone. B. Gây đột biến.
C. Nuôi cấy phôi. D. Thụ tinh nhân tạo.
Đáp án: B
Câu 8. (VD) Ở người, cấm xác định giới tính thai nhi vì
A. sợ ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ.
B. tâm lý của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.
C. sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Đáp án: B
Câu 9. (VD) Muốn tăng sản lượng thịt ở gia cầm, người ta áp dụng biện pháp nào sau đây?
A. Tăng nhiều con đực trong đàn.
B. Tăng nhiều con cái trong đàn.
C. Bố trí số con đực và con cái như nhau trong đàn.
D. Chọn các con non có các kích thước bé để nuôi.
Đáp án: A
Câu 10. (VD) Người ta áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo đối với cá mè, cá trắm có trong ao nuôi. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Việc làm này nhằm mục đích lai tạo 2 giống cá mè và cá trắm cỏ với nhau.
B. Việc làm này nhằm mục đích tăng tỉ lệ sống sót của cá con sau khi nở.
C. Việc làm này nhằm mục đích tăng hiệu suất quá trình thụ tinh.
D. Do cá mè, cá trắm không đẻ trong ao nuôi.
Đáp án: A
Câu 11. (NB) Kể tên một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.
Lời giải:
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật bao gồm:
- Các yếu tố bên ngoài: ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng,...
- Các yếu tố bên trong: đặc điểm loài, hormone sinh sản,
Câu 12. (NB) Nêu ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh sản của sinh vật. Lấy ví dụ.
Lời giải:
- Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh sản của sinh vật: Cường độ, thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật.
- Ví dụ:
+ Ở thực vật có loài ra hoa ở điều kiện ánh sáng mạnh (thanh long, nhãn,..), có loài ra hoa ở điều kiện ánh sáng yếu (hoa cúc, hoa đào,).
+ Ở gà, nếu tăng thời gian chiếu sáng thì gà có thể đẻ hai quả trứng một ngày.
+ Các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.
Câu 13. (TH) Quá trình thụ phấn và hình thành quả của cây bầu, cây bí có thể chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
Lời giải:
Quá trình thụ phấn và hình thành quả của cây bầu, cây bí có thể chịu ảnh hưởng của những yếu tố như: nhiệt độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng, nước, Khi gặp điều kiện thuận lợi, những yếu tố này có thể xúc tác tăng hiệu quả cho quá trình thụ phấn và hình thành quả. Khi gặp điều kiện bất lợi, những yếu tố này có thể làm hoa đực và cái nở không cùng lúc, dẫn đến hiệu quả thụ phấn diễn ra thấp.
Câu 14. (VD) Lấy ví dụ chứng minh trong việc bón đúng loại phân, đúng lượng làm cho cây ra hoa, đậu quả nhiều.
Lời giải:
- Chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự sinh sản ở thực vật. Khi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cây ra hoa kết quả nhiều.
- Ví dụ:
 + Cây lúa khi được bón phân đúng loại phân, đúng lượng ở các giai đoạn thì năng suất có thể đạt tới 65 tạ/ha.
 + Nếu bón thiếu đạm trong quá trình đẻ nhánh, thì năng suất của lá giảm xuống khoảng 50 tạ/ha.
Câu 15. (VDC) Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi. Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Lời giải:
 - Sự phân hoá giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong (hoocmon sinh dục) và bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng,).
Ví dụ: Dùng mêtyl testostêrôn tác động vào cá vàng cái có thể biến thành cá đực (về kiểu hình).
- Ở một số loài rùa, nếu trứng được ủ ở nhiệt độ dưới 28oC sẽ nở thành con đực, nếu nhiệt độ trên 32oC trứng nở thành con cái.
- Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.
BÀI 42: CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
Câu 1. (NB) Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ
A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Hệ cơ quan
Đáp án: A
Câu 2. (NB) Tế bào không có hoạt động nào dưới đây?
A. Trao đổi chất
B. Thay đổi hình dạng, cấu tạo
C. Cảm ứng
D. Phân chia
Đáp án: B
Câu 3. (NB) Các hoạt động sống diễn ra chủ yếu ở đâu?
A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Cơ thể
Đáp án: A
Câu 4. (NB) Hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra chủ yếu ở các cấp độ nào?
A. Tế bào và mô B. Mô và cơ quan
C. Tế bào và cơ thể D. Mô và cơ thể
Đáp án: C
Câu 5. (NB) Môi trường cung cấp những gì cho tế bào?
A. Năng lượng, O2, nước 
B. Năng lượng, O2, muối khoáng
C. Chất dinh dưỡng, O2, nước 
D. Chất dinh dưỡng, O2, nước, muối khoáng
Đáp án: D
Câu 6. (NB) Tế bào nhận các chất từ môi trường để thực hiện những quá trình nào?
A. Sinh trưởng, lớn lên, phân chia.
B. Sinh trưởng, phân chia, cảm ứng.
C. Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng.
D. Trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, phân chia, cảm ứng.
Đáp án: C
Câu 7. (NB) Hoạt động nào sau đây không phải hoạt động sống của cơ thể?
A. Phân chia B. Sinh sản
C. Cảm ứng D. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Đáp án: A
Câu 8. (TH) Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình trao đổi chất bị trục trặc?
A. Ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.
B. Hệ vận động ngừng hoạt động.
C. Cơ thể thu nhận nhiều năng lượng và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.
D. Sinh vật phát triển mạnh, tăng kích thước nhanh chóng.
Đáp án: A
Câu 9. (TH) Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?
A. Sinh sản
B. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
C. Sinh trưởng và phát triển
D. Cảm ứng
Đáp án: B
Câu 10. (VD) Cho các phát biểu sau:
I. Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân.
II. Béo phì do thói quen ăn nhiều rau, củ quả.
III. Để phòng tránh bệnh béo phì nên ăn ngày hai bữa: bữa sáng, bữa trưa.
IV. Để phòng tránh bệnh béo phì nên hạn chế đồ ăn ngọt, các món ăn chiên dầu mỡ.
Số phát biểu đúng là:
1
2
3
4
Đáp án: B
Câu 11. (NB) Cho biết tế bào có các hoạt động sống nào? Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra?
Lời giải:
Tế bào có các hoạt động trao đổi chất, cảm ứng, sinh sản. TB lấy các chất cần thiết từ môi trường như chất dinh dưỡng, nước, khí oxi để thực hiện quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, nhờ đó tế bào lớn lên, phân chia và cảm ứng. Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể, tế bào sẽ không nhận được các chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của tế bào, đãn đến tế bào chết, cơ quan do các tế bào cấu trúc nên sẽ ngừng hoạt động.
Câu 12. (NB) Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật. 
Lời giải:
Các hoạt động sống có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Ngược lại các quá trình sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động trở lại tạo động lực để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.
Câu 13. (TH) Vì sao nói cơ thể là một thể thống nhất?
Lời giải:
Có thể nói cơ thể là một thể thống nhất vì các hoạt động sống ở cấp độ tế bào và cấp độ cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động ở cấp độ cơ thể. Các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào.
Câu 14. (VD) Lấy ví dụ về tính thống nhất trong cơ thể sinh vật phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các hoạt động sống.
Lời giải:
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều.
Câu 15. (VDC) Khi xây dựng và sửa chữa sân trường hoặc vỉa hè, người ta thường xén rễ của những cây cổ thụ để đổ bê tông xung quanh gốc cây. Em hãy dự đoán
điều gì có thể xảy ra đối với cây cổ thụ này và giải thích tại sao.
Lời giải:
Khi cây cổ thụ bị xén rễ và đổ bê tòng xung quanh, nếu mất phần lớn rễ, quá trình cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây sẽ bị ảnh hưởng, cây có thể bị chết vì thiếu nước và chất dinh dưỡng. Mặt khác, khi đổ bê tông xung quanh, rễ không mọc dài ra được để bám vào đất sẽ dẫn đến nguy cơ đổ cây vào mùa mưa bão.

File đính kèm:

  • docxbo_cau_hoi_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7.docx