Kế hoạch bài dạy môn Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000 (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS lập được các số trong phạm vi 100 000; đọc, viết số, cấu tạo số, viết số thành tổng theo các hàng.

2. Năng lực chung.

- Có năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và

3. Phẩm chất.

- Có phẩm chất yêu nước, trung thực, trách nhiệm.

II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

GV: Thẻ số - bảng số dùng cho bài tập 3.

2. Học sinh:

SGK, SBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 4 trang Khánh Đăng 28/12/2023 1240
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000 (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000 (Tiết 1)

Kế hoạch bài dạy môn Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000 (Tiết 1)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS lập được các số trong phạm vi 100 000; đọc, viết số, cấu tạo số, viết số thành tổng theo các hàng.
2. Năng lực chung.
- Có năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và 
3. Phẩm chất.
- Có phẩm chất yêu nước, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
GV: Thẻ số - bảng số dùng cho bài tập 3.
2. Học sinh: 
SGK, SBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi đố bạn
c. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Đố bạn":
+ GV: Đố bạn, đố bạn!
+ GV: Đọc số 99 898
+ GV:  Nêu cấu tạo số 65 056
(HS thay nhau đố cả lớp hoặc chơi theo nhóm đôi – hai bạn đố nhau)
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng ôn tập lại các số trong phạm vi 100 000 "Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000".
- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
+ HS:  Đố gì, đố gì?
+ HS: Chín mươi chín nghìn tám trăm chín mươi tám
+ HS: 65 056 gồm 6 chục nghìn, 5 nghìn, 0 trăm, 5 chục và 6 đơn vị.
+ HS chơi trò chơi
-HS lắng nghe và ghi tên bài
2. Hoạt động Luyện tập
2.1 Hoạt động 1 
a. Mục tiêu: 
- Đọc, viết số, cấu tạo số, viết số thành tổng theo các hàng;
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
c. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS  đọc, tìm hiểu để, phân tích mẫu:
+ GV cho HS làm việc theo nhóm bốn thực hiện các yêu cầu của GV.
+ GV nói cấu tạo số: "Số gồm 3 chục nghìn, 7 nghìn, 6 trăm, 5 chục và 9 đơn vị"  HS viết số vào bảng con rồi đọc số, viết số thành tổng.
- GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm/yêu cầu)
 GV dùng bảng con của HS để vấn đáp và thao tác giúp HS nhận biết giá trị của các chữ số trong một số bằng cách chỉ tay vào từng chữ số để HS nói (xác định giá trị số).
- HS xác định các việc cần làm: viết số, đọc số, viết số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- Sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS nói.
- HS chú ý nghe, thảo luận, suy nghĩ.
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.
- HS hoạt động nhóm và trình bày vào bảng nhóm.
+ Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh
- Kết quả:
a) Số gồm 6 chục nghìn, 8 nghìn, 1 trăm, 4 chục và 5 đơn vị.
- Viết số: 68 145
- Đọc số: Sáu mươi tám nghìn một trăm bốn mươi lăm
- Viết số thành tổng: 68 145 = 60 000 + 8000 + 100 + 40 + 5.
b) Số gồm 1 chục nghìn, 2 nghìn và 2 trăm.
- Viết số: 12 200
- Đọc số: Mười hai nghìn hai trăm
- Viết số thành tổng: 12 200 = 10 000 + 2000 + 200
c) Số gồm 4 nghìn và 1 đơn vị
- Viết số: 4001
- Đọc số: Bốn nghìn linh một.
- Viết số thành tổng: 4000 + 1
2.2 Hoạt động 2 
a. Mục tiêu: HS lập được các số trong phạm vi 100 000. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
c. Cách tiến hành
- HS đọc và xác định yêu cầu bài toán.
- HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, tìm cách làm:
GV cho HS nhận xét:
+ các dãy số trên lần lượt là dãy các số tròn chục, tròn trăm, tròn chục nghìn;
+ các số trong mỗi dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn
→ Đếm thêm: câu a – thêm 10; câu b – thêm 100; câu c – thêm 10 000.
– HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
- Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / dãy số), khuyến khích HS nói cách làm.
- GV gọi 3 HS trình bày kết quả.
- GV cho HS chữa bài, chốt đáp án.
- HS giơ tay đọc đề, suy nghĩ và phát biểu.
- HS chú ý lắng nghe, giơ tay phát biểu.
- Kết quả:
a) 4 760; 4770; 4780; 4790; 4800; 4810; 4820.
b) 6 600; 6 700; 6 800; 6 900; 7000; 7 100; 7 200.
c) 50 000; 60 000; 70 000; 80 000; 90 000; 100 000.
2.3 Hoạt động 3 
a. Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức về mối quan hệ giữa các hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại, thảo luận, trò chơi
c. Cách tiến hành
Chọn số thích hợp với mỗi tổng
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- HS tìm hiểu và làm bài cá nhân.
- Sửa bài, GV có thể cho HS chơi tiếp sức, gắn bảng số với thẻ số phù hợp, khuyến khích HS nói tại sao lại gắn như vậy.
Chẳng hạn:
+ Bảng A có 3 chục nghìn, 6 nghìn, 2 trăm và 4 chục nên em chọn thẻ N số 36 240.
+ Thẻ M có số 36 024 gồm 3 chục nghìn, 6 nghìn, 2 chục và 4 đơn vị nên em chọn bảng D.
Hoặc: hai bảng A và D đều có 30.000 nên ta xét hai số 36024 và 36 240.
Số 36 024 có 2 chục và 4 đơn vị nên ta chọn bảng D.
- GV chữa bài, chốt đáp án, khen các HS hoàn thành thanh, đúng và rút kinh nghiệm, khích lệ các HS chưa tích cực.
- HS giơ tay đọc yêu cầu đề.
- HS suy nghĩ, hoàn thành bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu và luật chơi của GV.
-HS lắng nghe.
3. Hoạt động nối tiếp
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, trò chơi, hoạt động cả lớp
c. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đào vàng” trên Powerpoint. GV hướng dẫn luật chơi, Hs lắng nghe và thực hiện
- GV tổng kết trò chơi, nhận xét tuyên dương
- HS tham gia chơi trò chơi
-HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_toan_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_b.docx