Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Hài

Tiếng Việt

Đọc: GẶT CHỮ TRÊN NON (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài: Gặt chữ trên non.

- Nhận biết được diễn biến cảm xúc của bạn nhỏ trên đường đi học gắn với thời gian, không gian.

- Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ. Trẻ em miền núi phải trải qua nhiều khó khăn để được lên lớp, được đi học là niềm vui, niềm mong ước của các bạn.

* Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực, chân trọng những cố gắng của các bạn nhỏ vùng cao khó khăn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy tính, Ti vi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 12 trang Khánh Đăng 28/12/2023 3220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Hài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Hài

Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Hài
TUẦN 8
Ngày soạn: 22/10/2023
 Ngày dạy: Sáng Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2023
 ( Tiết 4: 4A; Tiết 2: 4B) 
Tiếng Việt
Đọc: GẶT CHỮ TRÊN NON (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài: Gặt chữ trên non.
- Nhận biết được diễn biến cảm xúc của bạn nhỏ trên đường đi học gắn với thời gian, không gian.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ. Trẻ em miền núi phải trải qua nhiều khó khăn để được lên lớp, được đi học là niềm vui, niềm mong ước của các bạn. 
* Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực, chân trọng những cố gắng của các bạn nhỏ vùng cao khó khăn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy tính, Ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh minh họa.
- Các bạn nhỏ trong bức tranh sống ở đâu?
- Các bạn nhỏ đang đi trên con đường như thế nào? 
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trả lời.
- HS trả lời 
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu - ghi bài học. 
2. Hình thành kiến thức mới
a, Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm cả bài
- Mời 2 HS đọc nối tiếp đoạn thơ
- GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó phát âm: bóng, núi, la đà,..
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi đi học
- HS luyện đọc nối tiếp theo cặp
- 2 HS đọc toàn bài, các bạn khác đọc nhẩm
- GV nhận xét việc đọc của lớp
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp theo cặp
- HS đọc 
b. Tìm hiểu bài:
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi sau?
- Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu? (Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở vùng cao.)
- Những cảnh vật nào giúp em biết được điều đó? (Trong bài có các từ ngữ như núi xanh, vách đá, thung sâu, lưng đồi, nương ngàn, đồi)
- GV kết hợp cho HS quan sát một số tranh ảnh. 
- Những chi tiết nào cho thấy việc đi học của các bạn nhỏ ở các vùng cao rất vất vả? (Các bạn phải vượt suối, bằng rừng, đi đường xa, lớp học trên đỉnh đồi, gặt chữ trên đỉnh trời..)
- HS thảo luận cặp đôi và đại diện nhóm trả lời 
- Trên đường đi học các bạn nhỏ đã nghe thấy những âm thanh nào? 
(Tiếng trống rung vách đá, gió đưa theo tiếng sáo.)
- Theo em những âm thanh đó đem lại cảm xúc gì cho bạn nhỏ?
(Những âm thanh đó thể hiện nhịp sống thanh bình ở vùng cao. Đem lại cảm xúc vui vẻ, hào hứng, phấn khởi cho các bạn nhỏ).
- HS trả lời 
- HS nêu 
- HS nêu
- HS quan sát tranh
- HS nêu
- Đại diện nhóm nêu, HS nhận xét
- HS nêu 
- HS trả lời
- Theo em 2 dòng thơ “Đường xa chân có mỏi/ Chữ vẫn gùi trên lưng) thể hiện điều gì? 
(Thể hiện quyết tâm đi học của bạn nhỏ, mặc dù gặp rất nhiều những khó khăn gian khổ trên đường đi học. Nhưng vẫn không nản lòng, vẫn vui, hào hứng với việc học tập của mình. 
- HS nêu
- Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ trước lớp.
- HS thảo luận và chia sẻ
- GV kết luận
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc bài thơ tại lớp. 
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì tác giả muốn nói qua bài thơ?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Ngày soạn: 22/10/2023
 Ngày dạy: Sáng Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2023
( Tiết 1: 4A; Tiết 4: 4B) 
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: CÁCH DÙNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA TỪ ĐIỂN.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- HS đọc hướng dẫn và thực hành sử dụng từ điển.
- Dựa vào các bước tìm nghĩa của từ theo ví dụ, tìm nhanh nghĩa của từ cao ngất, cheo leo, hoang vu trong từ điển.
- HS tìm được những ý nêu đúng công dụng của từ điển 
* Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy tính, Ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ. 
- Giới thiệu bài mới
2. Luyện tập, thực hành
* BT1: Đọc hướng dẫn và thực hành sử dụng từ điển.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- GV yêu cầu HS đọc hướng dẫn các bước sử dụng từ điển (4 bước)
- GV kết luận thêm 
*BT 2: Tìm nghĩa của từ theo ví dụ, tìm nhanh nghĩa của các từ cao ngất, cheo leo, hoang vu có trong từ điển.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm 4 bước tìm nghĩa của từ bình minh trong SHS.
- GV gọi 2-3 HS nêu lại.
- GV yêu cầu HS vận dụng các bước như đã hướng dẫn để tìm nghĩa của các từ: cao ngất, cheo leo, hoang vu. 
(+ cao ngất: Cao đến quá tầm mắt.
+ Cheo leo: Cao và không có chỗ bấu víu, gây cảm giác nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã.
+ Hoang vu: Ở trạng thái bỏ không, để cho cây cỏ mọc tự nhiên, chưa hề có tác động của con người)
- GV nhận xét, kết luận.
* BT 3: Tìm những ý nêu đúng công dụng của từ điển.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài 
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm 
- Gọi các nhóm nêu
- Nhận xét, kết luận 
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nêu lại công dụng của từ điển?
- Nhận xét
- HS hát và vận động tại chỗ. 
- HS nêu
- HS đọc 
- HS nêu
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm đôi và nêu
- HS nêu
- HS trao đổi nhóm
- Đại diện các nhóm nêu
A. Cung cấp thông tin về các từ loại (danh từ, động từ, tính từ..)
B. Cung cấp cách sử dụng các từ thông qua các ví dụ
C. Giúp hiểu nghĩa của từ. 
- HS nêu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Ngày soạn: 22/10/2023
 Ngày dạy: Sáng Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2023
 ( Tiết 3: 4B ) 
 Ngày dạy: Sáng Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2023
( Tiết 2: 4A )
Tiếng Việt
Viết: VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Dựa vào HS lập được hoạt động viết ở bài 14, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
- Vận dụng kể lại cho người thân nghe những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn HS vùng cao
* Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực, yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy tính, Ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ.
- Giới thiệu bài mới.
- 2-3 HS đọc và trả lời
2. Luyện tập, thực hành: 
BT1: GV yêu cầu HS đọc lại dàn ý đã lập ở bài 14.
- GV hướng dẫn HS viết văn theo dàn ý đã lập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
- HS đọc 
- HS lắng nghe và thực hiện 
BT2: a, GV hướng dẫn HS đọc lại bài làm của mình để phát hiện lỗi và rà soát theo các gợi ý.
b, GV hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài (nếu có)
- HS thực hiện đọc lại và rà soát
- HS sửa lỗi
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV hướng dẫn HS thực hiện việc kể cho người thân nghe những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn HS vùng cao
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS tích cực. 
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Ngày soạn: 22/10/2023
 Ngày dạy: Sáng Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2023
 ( Tiết 3 + 4: 4B ) 
 Ngày dạy: Sáng Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2023
( Tiết 3+ 4: 4A)
Tiếng Việt
Đọc: BẦU TRỜI MÙA THU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Trước ngày xa quê. Biết đọc diễn cảm phù hợp với dòng cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện.
- Nhận biết được đặc điếm của nhân vật thể hiện qua hành động, tâm trạng, cảm
xúc..... nhân biết được những chi tiết, sự việc chính trong diễn biến câu chuyện.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Tinh yêu, sự gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên của con người, hãy luôn nhớ, luôn yêu quê hương mình bằng những tình cảm đẹp đẽ nhất.
- Biết rút kinh nghiệm sau khi trả bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
* Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, yêu quê hương đất nước. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy tính, Ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV gọi HS đọc thuộc lòng các đoạn trong bài gặt chữ trên non. 
- HS đọc nối tiếp
- GV gọi HS trả lời một số câu hỏi: Bài thơ cho em biết điều gì về việc đi học của các bạn nhỏ vùng cao. 
- HS trả lời
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
- HS lắng nghe
2. Hình thành kiến thức mới
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Bài có thể chia làm mấy đoạn?
(Đoạn 1: từ đầu đến để nói về bầu trời.
Đoạn 2: Tiếp đến và mỉm cười
Đoạn 3: Còn lại)
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (VD: lên đường, chiều trước ngày xa quê, nói chuyện, phẳng lì, nơi ấy thật xa lą, lùm cây, lau nước mắt,..)
- GV hướng dẫn những HS mắc lỗi phát âm khi đọc bài.
+ Cách ngắt giọng ở những câu dài: (VD: Quê tôi ở đây/ con đuờng làng gồ ghề/ vàng óng rơm mùa găt/ những lùm cây giấu đầy quả ổi/ quả mâm xôi chín mọng;..)
- Gọi 2-3 HS đọc luân phiên câu chuyện trước lớp.
- HS làm việc theo nhóm, đọc luân phiên câu chuyện.
- HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt.
- GV nhận xét việc đọc của cả lớp.
- HS lắng nghe, theo dõi
- Bài chia làm 3 đoạn:
- HS đọc nối tiếp
- HS sửa lại
- HS lắng nghe
- HS đọc 
- HS thực hiện
- HS thực hiện 
- HS lắng nghe
b. Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn, tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trong bài. 
Câu 1. Tìm chi tiết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi biết tin sẽ chuyển lên thành
phố học. 
- GV yêu cầu HS đọc thầm câu hỏi.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. 
- Gọi đại diện các nhóm nêu câu trả lời. 
(Khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố học, bạn nhỏ cảm thấy rất buồn, các chi tiết: Nghe bổ nói, tôi oà khóc như khi bị đồn oan, Tôi không muốn đi những vẫn phải chuẩn bị lên đường.)
- GV nhận xét.
Câu 2. Buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy giáo và các bạn có gì đặc biệt?
- GV gọi HS nêu câu hỏi 
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- GV gọi đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi.
(Đáp án: Chiều trước ngày xa quê, các bạn và cả thầy giáo đến tiễn bạn nhỏ. Khác hẳn mọi khi, các bạn ít cười đùa, kẹo cũng chằng ăn, chỉ thầm nhắc lại những trò nghịch ngọm vừa qua và ngẩn ngơ hỏi nhau thành phố nơi tôi sắp đến như thế nào, có giống quê mình không...)
- GV nhận xét
Câu 3: Hình ảnh quê hương hiện trong tâm trí của bạn nhỏ như thế nào trước ngày xa quê? 
- GV gọi HS nêu yêu cầu câu hỏi
- GV tổ chức thảo luận cho HS thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời. 
(Đáp án: Con đường làng gồ ghề, vàng óng rơm mùa gặt, những lùm cây giấu đầy quả ổi, quả mâm xôi chín mọng,..)
- GV nhận xét
Câu 4: Nếu được dự buổi chia tay, em sẽ nói gì với các bạn nhỏ?
- GV gọi HS nêu câu hỏi?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời.
- GV nhận xét.
3. Luyện tập thực hành
- GV cho HS phát hiện giọng đọc
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm
- GV gọi HS thi đọc giữa các nhóm
- GV nhận xét, khen ngợi
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tìm trong bài đọc những động từ thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ?
- GV nhận xét
- HS trả lời 
- HS đọc thầm câu hỏi
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm nêu
- HS nêu
- HS làm việc nhóm
- Đại diện một số nhóm trả lời
- HS lắng nghe
- HS nêu
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm trả lời
- GV nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện 2 -3 nhóm trả lời
- HS lắng nghe.
- HS nêu
- HS luyện đọc
- HS thi đọc
- HS lắng nghe
- HS thực hiện 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Ngày soạn: 22/10/2023
 Ngày dạy: Sáng Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2023
 ( Tiết 2: 4A ) 
 Ngày dạy: Sáng Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2023
( Tiết 1: 4B)
Tiếng Việt
Viết: TRẢ BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được ưu, nhược điểm trong bài văn kể mình đã làm.
- Biết chỉnh sửa viết lại một đoạn cho hay hơn.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy tính, Ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV giới thiệu ghi bài
- HS lắng nghe
2. Luyện tập, thực hành:
- GV trả bài cho HS và nhận xét chung
- Tổ chức cho HS sửa lỗi, viết lại câu.
- HS lắng nghe, đọc nhận xét ưu, nhược điểm về bài của mình.
- HS thực hiện
- GV tổ chức cho HS chia sẻ bài sau khi hoàn thiện.
- HS chia sẻ
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tổ chức cho HS chia sẻ bài với các bạn và ghi lại những câu văn, những điều em muốn học tập
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Ngày soạn: 22/10/2023 
 Ngày dạy: Sáng Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2023
( Tiết 5: 4A )
 Ngày dạy: Sáng Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2023
 ( Tiết 1: 4B ) 
Tiếng Việt
ĐỌC MỞ RỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Tìm đọc được câu chuyện về những trải nghiệm trong cuộc sống.
- Viết được phiếu đọc sách theo mẫu.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy tính, Ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ. 
- Giới thiệu bài học 
- HS hát và vận động tại chỗ. 
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài tập 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS dựa vào yêu cầu của bài tập để lựa chọn một câu chuyện về một trải nghiệm nào đó trong cuộc sống. 
- HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu bài
- HS thực hiện làm
- Tổ chức cho HS nêu câu chuyện đó
- GV hỏi thêm lí do HS chọn câu chuyện đó. Ý nghĩa của câu chuyện đó với em?
Bài tập 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- HS nêu
- HS trả lời
- HS nêu yêu cầu bài
- Phát phiếu đọc sách và yêu cầu HS viết phiếu
- HS viết phiếu
- Thảo luận nhóm 4: chia sẻ với bạn về những trải nghiệm được nói tới trong câu chuyện mà các em đã học? 
- HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp
- GV động viên, khen ngợi HS
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Em hãy chia sẻ với người thân về những cảm xúc của bạn đó trong bài đọc Trước ngày xa quê. 
- GV nhận xét, khen ngợi những HS tích cực trong giờ
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN
 Vũ Văn Tài Đào Văn Quân Nguyễn Thị Hài

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_8.docx