Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1 đến bài 16

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc, viết, so sánh được các số trong phạm vi 100 000

- Nhận biết được cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 100 000

- Viết được số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại

- Tìm được số liền trước, số liền sau của một số; số lớn nhất, số bé nhất trong bốn số đã cho

- Viết được bốn số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé

- Làm tròn được số có năm chữ số đến hàng nghìn

- Giải được bài toán thực tế liên quan đến xác định số lớn nhất, số bé nhất trong bốn số

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

 

docx 186 trang Khánh Đăng 28/12/2023 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1 đến bài 16", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1 đến bài 16

Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1 đến bài 16
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG 
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
Sau bài học này, HS sẽ:
Đọc, viết, so sánh được các số trong phạm vi 100 000 
Nhận biết được cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 100 000
Viết được số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại
Tìm được số liền trước, số liền sau của một số; số lớn nhất, số bé nhất trong bốn số đã cho
Viết được bốn số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé
Làm tròn được số có năm chữ số đến hàng nghìn
Giải được bài toán thực tế liên quan đến xác định số lớn nhất, số bé nhất trong bốn số 
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: 
Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học: Qua thực hành, luyện tập
Năng lực giải quyết vấn đề: Qua giải bài toán thực tế 
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận. 
Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm. 
Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án. 
Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
Máy tính, máy chiếu.
Bảng phụ.
b. Đối với học sinh
SHS.
Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1: LUYỆN TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”
- GV phổ biến luật chơi: Hai nhóm học sinh, mỗi nhóm bốn bạn thực hiện hai nhiệm vụ:
+ Mỗi bạn trong nhóm viết một số theo yêu cầu của GV. Ví dụ: Viết số tròn nghìn, chục nghìn có năm chữ số.
+ Mỗi nhóm sắp xếp bốn số vừa viết theo thứ tự từ bé đến lớn. Nhóm nào hoàn thành đúng và nhanh thì được cả lớp vỗ tay khen thưởng.
- Kết thúc trò chơi, GV kiểm tra kết quả hai đội và công bố đội dành chiến thắng.
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000 – Tiết 1: Luyện tập".
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: 
- Củng cố đọc, viết được các số trong phạm vi 100 000
- Củng cố xác định được thứ tự các số, số liền trước, số liền sau của một số
- Củng cố viết số thành tổng các chục nghìn, trăm, chục, đơn vị
b. Cách thức tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1
Số?
Viết số
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
Đọc số
36 515
3
6
5
1
5
ba mươi sáu nghìn năm trăm mười lăm
?
6
?
0
3
?
sáu mươi mốt nghìn không trăm ba mươi tư
?
7
9
?
?
bảy nghìn chín trăm bốn mươi mốt
?
?
0
?
?
9
hai mươi nghìn tám trăm linh chín
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài
- Sau khi làm bài, GV cho HS kiểm tra, chữa bài cho nhau
- GV chữa bài, yêu cầu HS nêu từng trường hợp. 
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2
Viết số rồi đọc số, biết số đó gồm:
a) 4 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm và 3 chục
b) 8 nghìn, 8 trăm, 8 chục và 8 đơn vị 
c) 5 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục và 4 đơn vị
d) 9 chục nghìn, 4 nghìn và 5 đơn vị
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu bài
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả nhóm đôi
- GV chữa bài, yêu cầu HS đọc từng số. 
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 
Số?
a) 6 825 = 6 000 + 800 + 20 + ?
b) 33 471 = 30 000 + 3 000 + ? + 70 + 1
c) 75 850 = 70 000 + 5 000 + 800 + ?
d) 86 209 = 80 000 + 6 000 + ? + 9
- GV mời 1 HS nêu yêu cầu của bài
- GV cho cả lớp cùng làm câu đầu tiên rồi chữa bài, yêu cầu HS làm tiếp các câu còn lại.
- GV cho HS kiểm tra, chữa bài cho nhau
- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích từng trường hợp
Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4
Số?
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài. 
- GV cho HS nhóm đôi kiểm tra, chữa bài cho nhau
- GV chữa bài, yêu cầu HS đọc các số trên tia số trong từng trường hợp
Nhiệm vụ 5: Hoàn thành BT5
Số?
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
8 289
8 290
8 291
?
42 135
?
?
80 000
?
?
99 999
?
- GV mời 1 HS nêu yêu cầu của bài rồi nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số đã cho
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả nhóm đôi
- GV chữa bài, yêu cầu HS nêu kết quả từng trường hợp
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- Ôn tập kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập trong SBT.
- Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Luyện tập 
- HS lắng nghe luật chơi, tích cực tham gia 
- HS lắng nghe.
- Kết quả:
Viết số
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
Đọc số
36 515
3
6
5
1
5
ba mươi sáu nghìn năm trăm mười lăm
61 034
6
1
0
3
4
sáu mươi mốt nghìn không trăm ba mươi tư
7 941
7
9
4
1
bảy nghìn chín trăm bốn mươi mốt
20 809
2
0
8
0
9
hai mươi nghìn tám trăm linh chín
- HS thực hiện theo yêu cầu GV
- Kết quả:
a) 42 530: bốn mươi hai nghìn năm trăm ba mươi
b) 8 888: tám nghìn tám trăm tám mươi tám
c) 50 714: năm mươi nghìn bảy trăm mười bốn
d) 94 005: chín mươi tư nghìn không trăm linh năm
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu GV.
- Kết quả:
a) 6 825 = 6 000 + 800 + 20 + 5
b) 33 471 = 30 000 + 3 000 + 400 + 70 + 1
c) 75 850 = 70 000 + 5 000 + 800 + 50
d) 86 209 = 80 000 + 6 000 + 200 + 9
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Kết quả:
- HS thực hiện bài tập theo yêu cầu của GV
- Kết quả:
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
8 289
8 290
8 291
42 134
42 135
42 136
79 999
80 000
80 001
99 998
99 999
100 000
- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV. 
- HS chú ý nghe
- HS lưu ý rút kinh nghiệm cho các tiết học sau. 
- HS chú ý lắng nghe
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: 
- Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.
- Củng cố lại các kiến thức đã ôn tập từ tiết học trước
b. Cách thức tiến hành: 
- GV viết số 58 879 lên bảng. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi:
+ Đọc số đã cho
+ Viết số đã cho thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. 
+ Xác định số liền trước, số liền sau của số trên
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000 – Tiết 2: Luyện tập".
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị thành số và so sánh hai số
- Củng cố cách tìm số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm bốn số; vận dụng giải bài toán thực tế liên quan đến sắp xếp bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn. 
- Củng cố cách làm tròn số có năm chữ số đến hàng nghìn
b. Cách thức tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1
>, <, = 
a) 9 897 .?. 10 000
68 534 .?. 68 499
34 000 .?. 33 979
b) 8 563 .?. 8 000 + 500 + 60 + 3
45 031 .?. 40 000 + 5 000 + 100 + 30
70 208 .?. 60 000 + 9 000 + 700 + 9
- GV mời đại diện 1 HS nêu yêu cầu của bài tập rồi nêu cách so sánh hai số. 
- Sau khi làm bài, GV cho HS kiểm tra, chữa bài cho nhau
- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích từng trường hợp. 
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2
Chọn câu trả lời đúng
a) Số bé nhất trong các số 20 107, 19 482, 15 999, 18 700 là:
A. 20 107
B. 19 482
C.15 999
D.18 700
b) Số nào dưới đây có chữ số hàng trăm là 8?
A. 57 680
B. 48 954
C.84 273
D.39 825
c) Số dân của một phường là 12 967 người. Số dân của phường đó làm tròn đến hàng nghìn là: 
A. 12 900
B. 13 000
C.12 000
D.12 960
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS cách làm câu a: Tìm số bé nhất trong các số đã cho rồi chọn câu trả lời đúng
- Khi làm xong bài, GV cho HS kiểm tra chéo đáp án, chữa bài cho nhau.
- GV nhận xét, chữa bài, yêu cầu HS giải thích lí do chọn đáp án. 
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 
Số?
- GV mời 1 HS nêu yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn HS cách làm: Viết số đã cho thành tổng các chục nghìn, nghìn,... so sánh rồi tìm số thích hợp
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV chữa bài, yêu cầu HS nêu kết quả từng trường hợp
Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4
Trong bốn ngày đầu của tuần chiến dịch tiêm vắc – xin phòng COVID – 19, thành phố A đã tiêm được số liều vắc – xin như sau:
Thứ Hai: 36 785 liều vắc – xin
Thứ Ba: 35 952 liều vắc – xin
Thứ Tư: 37 243 liều vắc – xin 
Thứ Năm: 29 419 liều vắc – xin 
a) Ngày nào thành phố A tiêm được nhiều liều vắc – xin nhất? Ngày nào thành phố A tiêm được ít liều vắc – xin nhất?
b) Viết tên các ngày theo thứ tự có số liều vắc – xin đã tiêm được từ ít nhất đến nhiều nhất 
- GV cho HS đọc đề bài, tìm hiểu yêu cầu của bài rồi làm bài dựa vào so sánh các số đã cho. 
- GV mời 1 – 2 HS nêu đáp án trước lớp, giải thích cách làm
- GV nhận xét, chữa bài . 
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng tìm số bé nhất có năm chữ số có thể
b. Cách thức tiến hành:
Nhiệm vụ: Hoàn thành BT5:
Đố em!
Số 28 569 được xếp bởi các que tính như sau:
Hãy chuyển chỗ một que tính để tạo thành số bé nhất
- GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, nắm được yêu cầu của bài rồi làm bài theo nhóm đôi
- GV hướng dẫn HS: Để được số bé nhất có thể từ các chữ số được sắp xếp bởi các que tính (như hình vẽ) thì theo thứ tự chữ số hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị phải bé nhất có thể. 
- GV mời đại diện các nhóm trình bày các làm
- GV nhận xét, chữa bài
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- Ôn tập kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập trong SBT.
- Đọc và chuẩn bị trước Bài 2 – Ôn tập các phép tính trong phạm vi 100 000 
- HS thảo luận nhóm, trình bày:
+ 58 879: Năm mươi tám nghìn tám trăm bảy mươi chín
+ 58 879 = 50 000 + 8 000 + 800 + 70 + 9
+ Số liền trước của số 58 879 là số 58 878
Số liền sau của số 58 879 là số 58 880
- HS lắng nghe
- Kết quả:
a) 9 897 < 10 000
68 534 > 68 499
34 000 > 33 979
b) 8 563 = 8 000 + 500 + 60 + 3
45 031 < 40 000 + 5 000 + 100 + 30
70 208 > 60 000 + 9 000 + 700 + 9
- HS thực hiện theo yêu cầu GV
- Kết quả:
a) C
b) D
c) B
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu GV.
- Kết quả:
- HS thực hiện bài tập theo yêu cầu của GV
- Kết quả:
a) 
Ta có: 29 419 < 35 952 < 36 785 < 37 243
Ngày thứ Tư thành phố A tiêm được nhiều liều vắc – xin nhất, ngày thứ Năm tiêm được ít liều vắc – xin nhất
b) Tên các ngày theo thứ tự có số liều vắc – xin đã tiêm được từ ít nhất đến nhiều nhất là: thứ Năm, thứ Ba, thứ Hai, thứ Tư
- HS thực hiện bài tập theo yêu cầu của GV
- Kết quả:
+ Ở hàng chục nghìn là chữ số 2, chuyển chỗ 1 que tính không thể được chữ số bé hơn 2
+ Ở hàng nghìn là c ... cơ học tập. 
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. 
- Kết quả (bảng dưới)
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.
- HS đọc từng số.
+ Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh. 
- Kết quả:
6 800 287: hàng triệu, lớp triệu     
124 443 993: hàng nghìn, lớp nghìn
607 330: hàng chục nghìn, lớp nghìn 
3 101 983: hàng chục, lớp đơn vị
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. 
- Kết quả:
a) 92 881 992 < 92 951 000
b) 931 201 > 930 300
- HS đọc to số.
+ Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.
- Kết quả:
+ Số: 74 810 331
→ Giá trị của chữ số 7: 70 000 000
+ Số: 3 037 933
→ Giá trị của chữ số 7: 7 000
+ Số: 981 381 070
→ Giá trị của chữ số 7: 70
- HS hoạt động nhóm, thảo luận để tìm cách tạo số theo yêu cầu đề bài.
- Kết quả: 
Lấy 2 que tính ở số 0 để tạo hai số 1 cạnh nhau. 
→ Số có chín chữ số có thể tạo được là: 131 141 975; 311 419 751
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
Bảng kết quả BT1
Viết số
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
34 938 060
3
4
9
3
8
0
6
0
299 792 458
2
9
9
7
9
2
4
5
8
1 747 346
1
7
4
7
3
4
6
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.
b. Cách thức tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Đọc số điện thoại”:
+ GV yêu cầu 3 HS đọc số điện thoại của bố/mẹ của mình.
+ GV cho cả lớp ghi lại và đọc từng số điện thoại theo hàng.
+ GV lưu ý HS bỏ chữ số 0 ở đầu mỗi số điện thoại. 
+ GV có thể chơi mẫu và lấy số điện thoại của mình làm ví dụ.
Ví dụ: Số điện thoại: 01695 247 388
+ GV bỏ số 0 và đọc: một, sáu, chín, năm, hai, bốn, bảy, ba, tám, tám.
+ HS đọc theo hàng: Một tỷ sáu trăm chín mươi lăm triệu hai trăm bốn mươi bảy nghìn ba trăm tám mươi tám.
- GV dẫn dắt vào bài học: “Qua trò chơi, chúng ta được gợi nhắc về cách đọc, viết số và hàng, lớp của số có nhiều chữ số. Sau đây cô trò mình sẽ tiếp tục luyện tập các kiến thức này trong “Bài 16: Luyện tập chung – Tiết 2: Luyện tập”.
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: 
- Củng cố kĩ năng phân tích cấu tạo số, so sánh số và số có nhiều chữ số, số tự nhiên, tia số, số tròn trăm nghìn, tròn triệu,; kĩ năng làm tròn số; kiến thức về số chẵn, số lẻ. 
- Ôn tập về lớp và hàng, xác định được số lớn nhất, số bé nhất
b. Cách thức tiến hành
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1
>; <; = ? 
73 882 919 ..?.. 39 113 031                      
2 500 300 ..?.. 2 000 000 + 500 000 + 300
22 222 222 ..?.. 1 000 000 000                 
4 300 000 ..?.. 3 000 000 + 400 000
- GV gọi 4 HS lên bảng giải bài, cả lớp trình bày vào vở, so sánh và nhận xét bài làm trên bảng. 
- GV hướng dẫn:
+ Đối cột bên trái, HS quan sát, đếm số chữ số. Nếu số chữ số bằng nhau thì ta so sánh lần lượt từ trái sang phải, nếu một trong hai số có số chữ số lớn hơn thì số đó lớn hơn.
+ Đối với cột bên phải, HS thực hiện phép tính cộng ở vế trái rồi mới tiến hành so sánh. 
- GV nhận xét, chữa bài. 
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2
Số ? 
a) 2 400 000 → 2 500 000 → 2 600 000 → ...?... → ...?...
b) 8 000 000 → 9 000 000 → ...?... → 11 000 000 → ...?...
c) 600 000 000 → 700 000 000 → 800 000 000 → ...?... → ...?....
- GV cho HS làm bài cá nhân.
- GV mời 1 HS lên bảng trình bày kết quả, cả lớp đối chiếu và nhận xét.
- GV gợi ý HS dùng tia số hoặc thực hiện phép trừ số liền sau với số liền trước để tính khoảng cách giữa hai số. 
- GV nhận xét, chữa bài. 
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3
Nêu số mà mỗi bạn lập được.
Hãy cho biết bạn nào lập được số lớn nhất, bạn nào lập được số bé nhất. 
- GV cho HS hoạt động cặp đôi, thảo luận để tìm số theo yêu cầu đề bài. 
- GV gợi ý HS đếm số vòng mà Rô-bốt, Việt, Mai đang có để xác định các chữ số cần tìm ở từng hàng. Sau khi đã xác định số, HS tiến hành so sánh các số vừa tìm được để biết số nào lớn nhất, số nào bé nhất.
- GV mời 3 HS đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét và chữa bài. 
Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4
Làm tròn mỗi số tiền sau đến hàng trăm nghìn.
1 387 000 đồng
417 999 đồng
5 029 075 đồng
775 000 đồng
- GV cho HS làm bài cá nhân, tiến hành làm tròn số.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc làm tròn số đến hàng trăm nghìn. Từ đó, HS nhớ lại quy tắc và thực hiện làm tròn lần lượt từng số. 
- GV chấm vở của 3 HS, nhận xét và chữa bài. 
Nhiệm vụ 5: Hoàn thành BT5
Rô-bốt dùng 7 tấm thẻ sau để lập một số có bảy chữ số. Biết rằng lớp nghìn không chứa chữ số 0 và chữ số 2. Hỏi Rô-bốt đã lập được số nào?
0, 0, 0, 2, 3, 3, 3
- GV cho HS hoạt động nhóm 4 người, thực hiện lập số từ bảy tấm thẻ đã cho theo yêu cầu của đề bài. 
- GV gợi mở:
+ Số có 7 chữ số chứa những hàng nào?
+ Theo dữ kiện bài toán, loại trừ số 0 và số 2, ta có thể điền các chữ số nào vào lớp nghìn?
+ GV lưu ý số 0 không thể là chữ số đầu tiên ở bên trái. 
- GV yêu cầu mỗi nhóm giơ tay nhanh nhất để trình bày đáp số. Nhóm nào trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ được thưởng một tràng pháo tay. 
- GV chữa bài, chốt đáp án đúng. 
- GV có thể bỏ đi dữ kiện “Lớp nghìn không chứa chữ số 0 và chữ số 2” và yêu cầu HS liệt kê các số tạo được từ 7 tấm thẻ trên. 
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- Ôn tập kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập trong SBT.
- Đọc và chuẩn bị trước Tiết 3 – Luyện tập
- HS chú ý nghe hướng dẫn và tiến hành chơi trò chơi. 
- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập. 
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu, nhận xét bài làm trên bảng. 
- HS chữa bài vào vở ghi. 
- Kết quả:
73 882 919 > 39 113 031
2 500 300 =  2 000 000 + 500 000 + 300
22 222 222 < 1 000 000 000
4 300 000 > 3 000 000 + 400 000
- HS làm bài cá nhân vào vở ghi. 
- Kết quả: 
a) 2 400 000 → 2 500 000 → 2 600 000 → 2 700 000 → 2 800 000
b) 8 000 000 → 9 000 000 → 10 000 000 → 11 000 000 → 12 000 000
c) 600 000 000 → 700 000 000 → 800 000 000→ 900 000 000 → 1 000 000 000
- HS suy nghĩ, thảo luận để tìm số. 
- Kết quả: 
Rô-bốt: 2 000 321 
Nam: 9 → Số bé nhất
Mai: 111 111 111 → Số lớn nhất
- HS làm bài cá nhân. 
- Kết quả: 
1 387 000 → 1 400 000
417 999 → 400 000
5 029 075 → 5 000 000
775 000 → 800 000
- HS hoạt động nhóm, thảo luận, phân tích đề bài để tìm số đúng. 
- Kết quả: 
Số Rô-bốt lập được là 2 333 000
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
TIẾT 3: LUYỆN TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.
b. Cách thức tiến hành:
- GV viết 3 số lên bảng.
Ví dụ: a. 102 961 045
b. 97 082 116
c. 658 237 410
- GV yêu cầu 3 HS xác định hàng, lớp của chữ số 2 trong ba số đã cho. 
- GV chữa bài.
- GV dẫn dắt vào bài học: “Qua ví dụ trên, chúng ta được gợi nhắc về hàng, lớp của số có nhiều chữ số. Cô trò mình sẽ tiếp tục luyện tập kiến thức này trong “Bài 16: Luyện tập chung – Tiết 3: Luyện tập”.
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố về hàng và lớp của các số có nhiều chữ số, so sánh và sắp thứ tự các số có nhiều chữ số, cấu tạo số và phép so sánh số có nhiều chữ số, kiến thức về số tự nhiên. 
b. Cách thức tiến hành
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1
Trong các số sau, số nào có hai chữ số ở lớp nghìn, số nào có hai chữ số ở lớp triệu?
4 519
100 000
45 000 
99 405 207
113 806 715 
- GV cho HS hoạt động cặp đôi, thực hiện xác định số theo yêu cầu của đề bài.
- GV hướng dẫn HS xác định hàng, lớp của từng số. Từ đó HS biết được mỗi lớp của số đó có bao nhiêu chữ số và xác định được số cần tìm. 
- GV mời 2 HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét và chữa bài. 
- GV có thể đặt thêm câu hỏi: “Tại sao 100 000 không phải là số có hai chữ số ở lớp nghìn?” hoặc “Có phải các số có hai chữ số ở lớp triệu đều có ba chữ số ở lớp nghìn?”
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2
Tìm số học sinh tiểu học cho mỗi năm học (theo Niên giám thống kê năm 2017, 2018, 2019, 2020). Biết số học sinh tiểu học tăng dần qua từng năm học. 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 người, tiến hành sắp xếp số học sinh theo yêu cầu.
- GV cho HS nhắc lại quy tắc so sánh số có nhiều chữ số. Từ đó, HS sắp xếp được số học sinh theo thứ tự tăng dần tương ứng với từng năm học. 
- GV yêu cầu 1 nhóm lên bảng, mỗi thành viên viết số học sinh của từng năm.
- GV nhận xét và chữa bài.
- GV đặt thêm câu hỏi về năm có số HS tiểu học ít nhất và năm có số HS tiểu học nhiều nhất. 
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3
Đặt mỗi viên đá ghi các số 0, 2, 4 vào một ô có dấu “?” để được kết quả đúng.
- GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS hoàn thành bài theo cặp.
- GV gợi ý HS đặt viên đá cho phép tính có dấu ‘=’ rồi đến ‘>’, cuối cùng mới là ‘<’.
- GV cho HS xung phong trả lời. HS nào trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ được tuyên dương trước lớp. 
- GV nhận xét, chữa bài. 
Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4
Từ cái cọc của hải âu đến cái cọc của vẹt biển có tất cả bao nhiêu cái cọc? 
- GV cho HS làm bài cá nhân, tính số cọc giữa hải âu và vẹt biển. 
- GV hướng dẫn HS: Muốn tìm số cọc ta lấy số ghi trên cọc cuối cùng trừ đi số ghi trên cọc đầu tiên rồi cộng thêm 1. 
- GV gọi 1 HS trình bày kết quả tính được. 
- GV chữa bài.
- GV có thể hỏi thêm: “Có tất cả bao nhiêu số có ba chữ số?”
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Luyện tập hàng, lớp của số có nhiều chữ số. 
b. Cách thức tiến hành
- GV tổ chức trò chơi “Tìm số”
- GV chuẩn bị các tấm thẻ ghi số, gồm cả số có nhiều chữ số.
- GV cho cả lớp thi đua trong một thời gian nhất định tìm ra được càng nhiều số có chữ số 7 ở hàng trăm. HS tìm được nhiều nhất sẽ chiến thắng. 
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- Ôn tập kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập trong SBT.
- Đọc và chuẩn bị trước Bài 17 – Yến, tạ, tấn
- HS chú ý nghe, giơ tay phát biểu.
- Kết quả:
a. Giá trị của chữ số 2: hàng triệu, lớp triệu
b. Giá trị của chữ số 2: hàng nghìn, lớp nghìn
c. Giá trị của chữ số 2: hàng trăm nghìn, lớp nghìn
- HS hình thành động cơ học tập. 
- HS thảo luận cặp đôi, thực hiện tìm số theo yêu cầu. 
- Kết quả: 
+ Số có hai chữ số ở lớp nghìn: 45 000
+ Số có hai chữ số ở lớp triệu: 99 405 207
- HS suy nghĩ, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. 
- HS thảo luận nhóm, tìm cách sắp xếp. 
- Kết quả:
Vì 7 801 560 < 8 041 842 < 8 541 451 < 8 741 545 nên ta có thứ tự:
Năm 2016-2017: 7 801 560
Năm 2017-2018: 8 041 842
Năm 2018-2019: 8 541 451
Năm 2019-2020: 8 741 545
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi. 
- HS đọc, phân tích dữ kiện bài toán, thảo luận theo cặp để tìm đáp án đúng. 
- Kết quả: 
+ Đặt viên đá số 2 vào dấu “?” thứ nhất.
→ 859 267 < 859 564
+ Đặt viên đá số 0 vào dấu “?” thứ hai.
→ 71 600 > 70 600
+ Đặt viên đá số 4 vào dấu “?” thứ ba. 
→ 40 000 = 40 000
- HS hoàn thành bài cá nhân. 
- Kết quả:
999 – 100 + 1 = 900 cái cọc
- HS suy nghĩ và trả lời. 
- HS hoàn thành theo yêu cầu. 
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_1_den_bai.docx