Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024

TOÁN

 BÀI 18: ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG, MÉT VUÔNG, MI-LI-MÉT VUÔNG ( TIẾT 1)

(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Kiến thức:

 Sau bài học này, HS sẽ:

-Nhận biết được đơn vị đo diện tích dm^2,m^2,mm^2.

-Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích (mm^2,cm^2,dm^2,m^2).

-Giải quyết được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản.

-Giải quyết được một số vấn đề thực tế liên quan đến đo diện tích.

* Năng lực

-Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-Năng lực tư duy và lập luận toán học: Qua việc mô tả các hiện tượng quan sát được, diễn giải câu trả lời được đưa ra.

-Năng lực giao tiếp toán học: Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra.

-Năng lực về không gian: Thông qua việc ước lượng diện tích, độ to nhỏ của đồ vật, không gian.

* Phẩm chất

 

docx 38 trang Khánh Đăng 28/12/2023 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024

Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024
TUẦN 9 Thứ hai ngày 23 /10/2023
TIẾT 41 TOÁN
 BÀI 18: ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG, MÉT VUÔNG, MI-LI-MÉT VUÔNG ( TIẾT 1)
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
*Kiến thức: 
 Sau bài học này, HS sẽ:
-Nhận biết được đơn vị đo diện tích dm2,m2,mm2.
-Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích (mm2,cm2,dm2,m2).
-Giải quyết được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản.
-Giải quyết được một số vấn đề thực tế liên quan đến đo diện tích. 
* Năng lực
-Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
-Năng lực tư duy và lập luận toán học: Qua việc mô tả các hiện tượng quan sát được, diễn giải câu trả lời được đưa ra. 
-Năng lực giao tiếp toán học: Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra.
-Năng lực về không gian: Thông qua việc ước lượng diện tích, độ to nhỏ của đồ vật, không gian. 
* Phẩm chất
-Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
-Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
-Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
-Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
-Giáo án. 
-Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
-Bảng phụ.
b. Đối với học sinh
-SHS.
Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 
-Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm. 
-Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1: ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 2’)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.
b. Cách thức tiến hành:
- GV chiếu hình ảnh khám phá:
và giới thiệu tình huống: “Bạn Lan muốn lát nền ngôi nhà đồ chơi. Lan dùng 100 hình vuông có cạnh 1 cm để lát nền cho ngôi nhà”.
- GV yêu cầu 1 HS đọc lời thoại của Rô-bốt và đặt câu hỏi: “Tại sao bạn Rô-bốt lại nói như vậy?”
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc đổi đơn vị từ đề-xi-mét sang xăng-ti-mét.
- GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta đã được học các đơn vị đo độ dài là đề-xi-mét và xăng-ti-mét hay đơn vị đo diện tích xăng-ti-mét vuông. Sau đây, cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu một đơn vị đo diện tích mới, đề-xi-mét vuông, trong bài “Bài 18: Đề-xi-mét vuông, mét vuông, mi-li-mét vuông – Tiết 1: Đề-xi-mét vuông”.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (10’)
a. Mục tiêu: Nhận biết được đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông. 
-NL: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
-PC: Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học
b. Cách thức tiến hành
- GV chiếu lại hình ảnh trong khám phá.
- GV giới thiệu hình ảnh của đề-xi-mét vuông, đó là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dm.
- GV cho HS đếm số ô và đặt câu hỏi: “Hình vuông cạnh 1 dm gồm bao nhiêu ô vuông nhỏ có diện tích 1 cm2 ?”
- GV giới thiệu đơn vị đo diện tích của hình vuông cạnh 1 dm được viết là: dm2.
- GV gợi mở:
+ Diện tích của hình vuông cạnh 1 dm bằng bao nhiêu dm2?
+ Các em vừa đếm được hình vuông cạnh 1 dm có 100 ô vuông nhỏ diện tích 1 cm2. Vậy diện tích của 100 ô vuông đó bằng bao nhiêu?
+ Các em rút ra kết luận gì về mối liên hệ giữa hai đơn vị đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông?
→ GV rút ra kết luận về đơn vị đề-xi-mét vuông, yêu cầu HS ghi vở, đồng thanh.
+ Đề-xi-mét vuông là một đơn vị đo diện tích.
+ Đề-xi-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dm.
- Đề-xi-mét vuông được viết tắt là:
dm2
- Mối liên hệ giữa hai đơn vị đo diện tích xăng-ti-mét vuông và đề-xi-mét vuông:
Quy đổi: 
1 dm2=100 cm2
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 20’)
a. Mục tiêu: 
- Đọc và viết số đo diện tích bằng đơn vị đề-xin-mét vuông.
- Củng cố kĩ năng chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích bằng đơn vị đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông; tính diện tích của một hình (hình vuông, hình chữ nhật) và so sánh số đo diện tích. 
-NL: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
-PC: Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học
b. Cách thức tiến hành
 Hoàn thành BT1
Hoàn thành bảng sau (theo mẫu).
Đọc Viết 
Hai mươi tư đề-xi-mét vuông 24 dm2 
Ba trăm bốn mươi đề-xi-mét vuông ? 
? 1 005 dm2
Năm nghìn đề-xi-mét vuông ?
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV mời 3 HS lên bảng trình bày kết quả, cả lớp đối chiếu và nhận xét.
- GV chữa bài và rút kinh nghiệm cho các bài tập sau. 
 Hoàn thành BT2
Số ? 
a) 3 dm2 = ? cm2
300 cm2 = ? dm2
b) 6 dm2 = ? cm2
600 cm2 = ? dm2
6 dm2 50 cm2 = ? cm2
- GV cho HS hoạt động cặp đôi, thảo luận để chuyển đổi và tính toán các số đo đơn vị diện tích đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- GV cho HS nêu cách chuyển đổi từ số đo đơn vị đề-xi-mét vuông sang số đo đơn vị xăng-ti-mét vuông và ngược lại. 
- GV chốt câu trả lời:
+ Khi thực hiện chuyển đổi số đo diện tích từ đơn vị đề-xi-mét vuông sang đơn vị xăng-ti-mét vuông, HS có thể vận dụng phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số (dựa trên quan hệ 1 dm2=100 cm2) để thực hiện việc chuyển đổi.
+ Ngược lại, khi thực hiện chuyển đổi số đo diện tích từ đơn vị xăng-ti-mét vuông sang đơn vị đề-xi-mét vuông, HS có thể sử dụng kết quả của phép chuyển đổi ở ngay trước đó (ví dụ: vì 2dm2=200cm2 nên ta suy ra 200cm2=2dm2).
- GV hướng dẫn HS thực hiện chuyển đổi số đo diện tích với đơn vị phức. 
- GV mời 2 HS lên bảng trình bày kết quả.
- GV cho lớp nhận xét, chữa bài, chốt đáp án. 
 Hoàn thành BT3
Quan sát hình vẽ rồi chọn câu trả lời đúng.
A. Diện tích hình vuông lớn hơn diện tích hình chữ nhật.
B. Diện tích hình vuông bằng diện tích hình chữ nhật.
C. Diện tích hình vuông bé hơn diện tích hình chữ nhật.
- GV cho HS làm cá nhân, trao đổi kết quả với bạn bên cạnh. 
- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật để tính diện tích của mỗi hình.
- GV lưu ý HS đổi đơn vị từ đề-xi-mét vuông sang xăng-ti-mét vuông hoặc ngược lại để so sánh. Từ đó, HS chọn được đáp án đúng. 
- GV mời 3 HS đọc kết quả so sánh và chọn đáp án đúng. 
- GV nhận xét, chữa bài. 
- Ngoài ra, GV có thể yêu cầu HS mô tả một cách cắt, ghép hình vuông màu xanh thành hình chữ nhật màu xanh (cùng dạng với hình chữ nhật màu hồng đã cho) và ngược lại. 
D. HĐVẬN DỤNG ( 3’)
- HS tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
-GV dặn dò
- Ôn tập kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập trong SBT.
- Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Mét vuông
- HS chú ý lắng nghe. 
- HS suy nghĩ và trả lời: 
1 dm = 10 cm
- HS hình thành động cơ học tập. 
- HS chú ý nghe, ghi vở và tiếp thu kiến thức. 
- HS đếm số ô và trả lời:
“Hình vuông có cạnh 1 dm gồm 100 hình vuông có diện tích 1 cm2”.
- HS chú ý nghe và suy nghĩ. 
- HS ghi vở, 
+ Cá nhân – cặp đôi 
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. 
- Kết quả: 
+ Đọc: Ba trăm bốn mươi đề-xi-mét vuông 
Viết: 340 dm2 
+ Đọc: Một nghìn không trăm linh năm đề-xi-mét vuông
Viết: 1 005 dm2
+ Đọc: Năm nghìn đề-xi-mét vuông
Viết: 5 000 dm2 
- HS hoạt động cặp đôi, trao đổi để tính toán, chuyển đổi các số đo. 
- Kết quả: 
a) 3 dm2 = 300 cm2
300 cm2 = 3 dm2
b) 6 dm2 = 600 cm2
600 cm2 = 6 dm2
6 dm2 50 cm2 = 650 cm2
- HS làm bài cá nhân, hoàn thành theo yêu cầu của GV.
- Kết quả: 
Diện tích hình vuông là:
2 × 2 = 4 (dm2) 
Diện tích hình chữ nhật là: 
80 ×5=400 (cm2)
Đổi 4 dm2 = 400 cm2
→ Diện tích hình vuông bằng diện tích hình chữ nhật. 
→ Chọn đáp án B
- HS suy nghĩ tìm cách cắt ghép. 
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.
TIẾT 42 TOÁN
 BÀI 18: ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG, MÉT VUÔNG, MI-LI-MÉT VUÔNG
 ( TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
*Kiến thức: 
 Sau bài học này, HS sẽ:
-Nhận biết được đơn vị đo diện tích dm2,m2,mm2.
-Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích (mm2,cm2,dm2,m2).
-Giải quyết được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản.
-Giải quyết được một số vấn đề thực tế liên quan đến đo diện tích. 
* Năng lực
-Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
-Năng lực tư duy và lập luận toán học: Qua việc mô tả các hiện tượng quan sát được, diễn giải câu trả lời được đưa ra. 
-Năng lực giao tiếp toán học: Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra.
-Năng lực về không gian: Thông qua việc ước lượng diện tích, độ to nhỏ của đồ vật, không gian. 
* Phẩm chất
-Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
-Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
-Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
-Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
-Giáo án. 
-Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
-Bảng phụ.
b. Đối với học sinh
-SHS.
Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 
-Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm. 
-Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 2: MÉT VUÔNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2’)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.
b. Cách thức tiến hành:
- GV chiếu hình ảnh trong khám phá:
và giới thiệu tình huống: “Rô-bốt hỏi bạn Nam đang đo cái gì. Bạn Nam trả lời là đang đo diện tích của căn phòng. Bạn nghĩ sử dụng đơn vị đo diện tích là đề-xi-mét vuông hay xăng-ti-mét vuông sẽ khó tính toán diện tích nền căn phòng”.
- GV yêu cầu HS đọc thoại của bạn Mai. 
- GV đặt câu hỏi: “Tại sao bạn Nam lại cảm thấy khó khi sử dụng đơn vị đề-xi-mét vuông hay xăng-ti-mét vuông để tính diện tích?”
→ GV chốt đáp án: “Bạn Nam cảm thấy khó tính diện tích vì nền căn phòng có kích thước rất lớn, trong khi đơn vị đề-xi-mét vuông hay xăng-ti-mét vuông lại quá nhỏ”.
- GV dẫn dắt vào bài học: “Vậy để giảm thiểu sự phức tạp trong quá trình tính toán với số đo gồm nhiều chữ số, người ta sử dụng đơn vị diện tích nào? Cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu đơn vị mới trong bài ngày hôm nay “Bài 18: Đề-xi-mét vuông, mét vuông, mi-li-mét vuông – Tiết 2: Mét vuông”.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (10’)
a. Mục tiêu: Nhận biết được đơn vị đo diện tích mét vuông. 
-NL: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
-PC: Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học
b. Cách thức tiến hành
- GV chiếu lại hình ảnh trong khám phá. 
- GV giới thiệu cho HS khi muốn tính toán diện tích của những đồ vật có kích thước lớn hơn, người ta sử dụng đơn vị đo diện tích: mét vuông.
- GV cùng HS tìm hiểu hình ảnh thực tế của mét vuông, đó là diện tích  ... của một tấm gỗ để tìm số tấm gỗ cần dùng. 
- GV mời 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
- GV cho cả lớp nhận xét, chữa bài. 
II. TRÒ CHƠI: ĐƯỜNG ĐUA SỐ ĐO
- Cách thức: GV cho HS chơi theo nhóm 4 người.
- Chuẩn bị: 
+ GV có thể yêu cầu mỗi HS trong nhóm dùng cục tẩy bút chì của mình hoặc một tờ giấy vo tròn để thay thế nếu không có quân cờ.
+ Mỗi nhóm 1 xúc xắc. 
+ Sử dụng bản đồ đường đua trong SGK.
- Cách chơi: 
+ Người chơi để quân cờ đại diện của mình ở ô XUẤT PHÁT. Khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc rồi di chuyển số ô bằng số chấm nhận được. Nếu đến ô có hướng dẫn di chuyển thì người chơi thực hiện theo hướng dẫn. 
+ Sau khi di chuyển, người chơi nêu số thích hợp để điền vào ô đang đứng. Nếu kết quả sai thì phải quay về ô xuất phát trước đó. 
+ Trò chơi kết thúc khi có người chơi đưa được quân cờ đến được ô ĐÍCH.
- GV cho phép lớp học ồn ào trong khi chơi trò chơi.
- GV tuyên dương các HS chiến thắng trong trò chơi. 
D. HĐ VẬN DỤNG ( 3’)
- HS tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* GV dặn dò
- Ôn tập kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập trong SBT.
- Đọc và chuẩn bị trước Bài 19 – Giây, thế kỉ
- HS hoàn thành theo yêu cầu.
- Kết quả: 
a. 500 cm2 > 4 dm2 50 cm2 
b. 2 dm2 = 20 000 mm2
- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập. 
- HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành bài theo yêu cầu. 
- Kết quả: 
Diện tích của tấm pin hình chữ nhật đó là:
2 × 1 = 2 (m2)
Đổi 2 m2 = 200 dm2
→ Chọn đáp án B. 
- HS thảo luận, phân tích đề bài để tìm ra đáp án đúng. 
- Kết quả: 
+ Diện tích hình A: 
5 × 7 = 35 m2
+ Diện tích hình B: 
6 × 6 = 36 m2
+ Diện tích hình C:
4 × 9 = 36 m2
→ Hình B và C là phòng khách nhà Mai và Việt.
→ Hình A là phòng khách nhà Nam. 
- HS phân tích dữ kiện bài toán và tóm tắt:
“Cho:
Phòng Nam: hình vuông cạnh 3m.
Lát sàn: tấm gỗ hình chữ nhật có chiều dài 5 dm, chiều rộng 1 dm.
Hỏi: Bố cần dùng ? tấm gỗ để lát kín sàn căn phòng đó.”
- Kết quả: 
Bài giải
Diện tích sàn căn phòng hình vuông là:
3 × 3 = 9 (m2)
Đổi 9 m2 = 900 dm2
Diện tích một tấm gỗ hình chữ nhật là:
5 × 1 = 5 (dm2)
Số tấm gỗ bố cần dùng để lát kín sàn căn phòng là:
900 : 5 = 180 (tấm gỗ)
Đáp số: 180 tấm gỗ.
- HS chia nhóm và chơi trò chơi, thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.
 TIẾT 44 TOÁN
BÀI 19: GIÂY, THẾ KỈ ( TIẾT 1)
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Kiến thức: 
Sau bài học này, HS sẽ:
Làm quen với các đơn vị thời gian: giây và thế kỉ.
Chuyển đổi và tính toán với đơn vị thời gian đã học.
Giải được các bài toán thực tế liên quan đến đơn vị thời gian. 
* Năng lực 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực giao tiếp, năng lực tư duy và năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc đọc, phân tích, trao đổi và giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến thời gian.
Năng lực về mô hình hóa toán học: Thông qua các bài toán có yếu tố thời gian. 
*Phẩm chất
Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
Giáo án. 
Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
Bảng phụ.
b. Đối với học sinh
SHS.
Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm. 
Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1: GIÂY, THẾ KỈ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 2’)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.
b. Cách thức tiến hành:
- GV chiếu hình ảnh trong khám phá. 
và nêu tình huống: “Trên màn hình đang chiếu phim hoạt hình có nhân vật là que diêm và cây thông. Que diêm cháy được trong mười giây, còn cây thông già thì đã sống hơn một thế kỉ”.
- GV gọi HS đọc lời thoại của các nhân vật rồi đặt câu hỏi tương tác: “Trên màn hình có những nhân vật nào?”, “Que diêm nói nó cháy được trong mấy giây?”, “Cây thông nói nó đã sống lâu thế nào?”
- GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được tiếp cận với khái niệm giây và thế kỉ. Sau đây, cô trò mình cùng nhau tìm hiểu hai kiến thức này trong bài học “Bài 19: Giây, thế kỉ - Tiết 1: Giây, thế kỉ”.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ( 10’)
a. Mục tiêu: HS làm quen với đơn vị thời gian giây và thế kỉ. 
-NL: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
-PC: Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học
b. Cách thức tiến hành
- GV chiếu lại hình ảnh trong khám phá. 
- GV giới thiệu: “Giây và thế kỉ là đơn vị đo thời gian, trong đó giây là đơn vị bé hơn phút, còn thế kỉ thì lớn hơn năm. Để đo những quãng thời gian bé hơn phút thì ta thường dùng đơn vị là giây; để đo những quãng thời gian lớn hơn năm thì ta có thể dùng đơn vị là thế kỉ”.
- GV sử dụng đồng hồ có kim giây chuyển động để minh họa cho đơn vị giây; hỏi tuổi của ông bà HS trong lớp để minh họa về thế kỉ và so sánh với độ dài của một thế kỉ. 
- GV giới thiệu giây và thế kỉ là hai đơn vị đo thời gian, định lượng chuyển đổi giữa phút – giây, giờ - phút và thế kỉ - năm. 
+ Giới thiệu định lượng chuyển đổi giây: 
1 phút = 60 giây
1 giờ = 60 phút
+ Giới thiệu định lượng chuyển đổi thế kỉ: 
1 thế kỉ = 100 năm
- GV giới thiệu về các đánh số thế kỉ: GV đặt câu hỏi: “Các em có biết năm nay là năm gì không?”, rồi dẫn dắt: “Các em thấy đấy, các năm được đánh số để dễ phân biệt, các thế kỉ cũng như vậy. Chúng ta thường dùng chữ số La Mã để đánh số cho thế kỉ”.
- GV giới thiệu về năm bắt đầu và năm kết thúc của các thế kỉ từ I đến XXI (SGK).
- GV củng cố kiến thức: 
+ Xoay vị trí của kim giây và đặt câu hỏi: “Kim giây đang chỉ mấy giây?”, hoặc “Quãng thời gian khi vị trí kim giây di chuyển từ số 5 đến số 7 ứng với mấy giây?”.
+ Đặt câu hỏi về năm bắt đầu và năm kết thúc của thế kỉ X. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (20’)
a. Mục tiêu: 
- Thực hiện được chuyển đổi các đơn vị đo thời gian đã học; củng cố về mối liên hệ và độ lớn của các đại lượng thời gian. 
- Xác định được thế kỉ cho năm sinh của mỗi nhân vật lịch sử bằng cách ghép cặp năm sinh và thế kỉ phù hợp. 
- Xác định được năm và xem năm đó thuộc thế kỉ nào khi biết một năm khác và khoảng cách giữa hai năm đó. 
-NL: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
-PC: Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học
b. Cách thức tiến hành
Hoàn thành BT1
Số ?
a) 1 phút = ..?.. giây                   
3 phút = ..?.. giây
60 giây = ..?.. phút                
180 giây = ..?.. phút
b) 1 thế kỉ = ..?.. năm                
4 thế kỉ = ..?.. năm
100 năm = ..?.. thế kỉ              
400 năm = ..?.. thế kỉ
- GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện chuyển đổi các đơn vị đo thời gian.
- GV gợi ý HS vận dụng kiến thức đã học ở Khám phá để hoàn thành bài tập.
- GV cho HS đổi vở để kiểm tra, chữa bài cho nhau. 
- GV chốt đáp án. 
 Hoàn thành BT2
Năm sinh của mỗi nhân vật lịch sử dưới đây thuộc thế kỉ nào?
Trần Hưng Đạo sinh năm 1228; Nguyễn Trãi sinh năm 1380; Phan Bội Châu sinh năm 1867; Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924
Thế kỉ XIX; thế kỉ X; thế kỉ XIII; thế kỉ XIV
- GV cho HS hoạt động cặp đôi, trao đổi để tìm thế kỉ tương ứng với năm sinh của mỗi nhân vật. 
- GV hướng dẫn: HS xác định năm bắt đầu và kết thúc từng thế kỉ được nhắc đến trong bài tập trước khi xác định thế kỉ cho năm sinh các nhân vật lịch sử.
Ví dụ: Thế kỉ X bắt đầu từ năm nào và kết thúc vào năm nào? (Từ năm 901 đến năm 1000). Trong các năm sinh của các nhân vật lịch sử đã cho thì năm sinh nào thuộc thế kỉ X? (Năm 924). 
- GV cho HS giơ tay phát biểu trả lời.
- GV chữa bài, chốt đáp án. 
- GV giới thiệu thông tin về bốn nhân vật lịch sử được đề cập trong bài: 
+ Trần Hưng Đạo tham gia ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
+ Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
+ Phan Bội Châu là danh sĩ hoạt động chống thực dân Pháp.
+ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, là người đầu tiên xưng danh hiệu Hoàng đế trong lịch sử dân tộc ta. 
 Hoàn thành BT3
Năm 1900 là năm Canh Tý. Cứ 60 năm thì lại có một năm Canh Tý. Hỏi năm Canh Tý tiếp theo thuộc thế kỉ nào?
- GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện xác định năm và thuộc thế kỉ nào. 
- GV hướng dẫn: Để xác định được năm Canh Tý tiếp theo, HS thực hiện phép cộng 1900 + 60 (lấy năm đã biết cộng với khoảng cách theo năm), từ đó xác định thế kỉ cho năm đó. 
- GV yêu cầu HS giơ tay phát biểu, HS nào trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ được thưởng một tràng pháo tay.
- GV có thể giới thiệu thêm về cách phân loại can và chi trong Âm lịch:
+ Có 10 can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý; cứ 10 năm thì mỗi can được lặp lại.
Ví dụ: Năm 2022 là Nhâm Dần thì 10 năm sau 2032 cũng thuộc can Nhâm. 
Đặc biệt các năm có tận cùng bằng chữ số 2 đều có can là Nhâm.
+ GV giới thiệu về 12 chi gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. 
- GV có thể hỏi: “Năm 2023 (hoặc thay bằng năm hiện tại) là năm Mão thì năm Mão tiếp theo là năm nào?”
D.HĐ VẬN DỤNG ( 3’)
- HS tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* GV dặn dò
- Ôn tập kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập trong SBT.
- Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Luyện tập 
- HS chú ý lắng nghe. 
- HS nghe câu hỏi và trả lời. 
- HS hình thành động cơ học tập. 
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 
- HS ghi vở, đồng thanh.
+ Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh. 
- HS chú ý nghe, ghi vở. 
- HS chú ý nghe, suy nghĩ, trả lời. 
Trả lời: 
+ Quãng thời gian khi vị trí kim giây di chuyển từ số 5 đến số 7 ứng với 10 giây.
+ Năm bắt đầu của thế kỉ X: 901
Năm kết thúc của thế kỉ X: 1000
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. 
- Kết quả:
a) 1 phút = 60 giây                   
3 phút = 180 giây
60 giây = 1 phút                
180 giây = 3 phút
b) 1 thế kỉ = 100 năm                
4 thế kỉ = 400 năm
100 năm = 1 thế kỉ              
400 năm = 4 thế kỉ
- HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành bài theo yêu cầu. 
- Kết quả:
+ Trần Hưng Đạo sinh năm 1228
→ Thế kỉ XIII
+ Nguyễn Trãi sinh năm 1380
→ Thế kỉ XIV
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867
→ Thế kỉ XIX
+ Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924
→ Thế kỉ X
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. 
- Kết quả:
Năm Canh Tý tiếp theo sau năm 1900 là năm 1960 thuộc thế kỉ XX. 
- HS chú ý nghe, tiếp thu kiến thức.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
Trả lời: 
Năm 2023 là năm Mão thì năm Mão tiếp theo là năm 2035.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_9_nam_hoc.docx