Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1 đến bài 11

Toán (Tiết 1)

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc, viết, so sánh được các số trong phạm vi 100000.

- Nhận biết được cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 100000

- Viết được số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.

- Tìm được số liền trước, số liền sau của một số;

* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi, bộ đồ dùng dạy, học toán 4.

- HS: sgk, vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 67 trang Khánh Đăng 28/12/2023 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1 đến bài 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1 đến bài 11

Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1 đến bài 11
TUẦN 1
Toán (Tiết 1)
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc, viết, so sánh được các số trong phạm vi 100000.
- Nhận biết được cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 100000
- Viết được số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Tìm được số liền trước, số liền sau của một số; 
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, bộ đồ dùng dạy, học toán 4.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Nêu dấu hiệu nhận biết số liền trước, số liền sau?
- Xác định số liền trước, liền sau của các số: 2315; 6743.
- HS trả lời.
- Hs nêu.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Viết số.
- GV yêu cầu HS quan sát, trả lời. 
- HS thực hiện SGK
- Nêu cách viết số: Sáu mươi mốt nghìn không trăm ba mươi tư
- Để viết số cho đúng em dựa vào đâu?
- HS trả lời. 
- GV củng cố viết số và cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 100000.
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Viết số rồi đọc số
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- HS thực hiện yêu cầu vào bảng con
- Yêu cầu HS nêu cách làm 
a) 4 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm và 3 chục
d) 9 chục nghìn, 4 nghìn và 5 đơn vị
- HS nêu. 
- GV củng cố cách đọc, viết số trong phạm vi 100000
- HS lắng nghe.
- GV khen ngợi HS.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS làm SGK
- Điền số vào ô trống.
- HS thực hiện yêu cầu vào SGK
- GV gọi HS trả lời và nêu cách làm ý a); ý c)
- HS nêu.
- Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào đâu?
- HS nêu
- GV củng cố cách viết số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- HS lắng nghe
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Viết số 
- GV yêu cầu HS làm SGK và đổi chéo kiểm tra
- HS thực hiện yêu cầu vào SGK
- Dựa vào đâu em điền được đúng các số trên tia số?
- HS trả lời. 
- GV củng cố cho HS về thứ tự các số trong phạm vi 100000.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc
- Viết số
- GV yêu cầu HS làm SGK và đổi chéo kiểm tra
- HS thực hiện yêu cầu vào SGK
- Dựa vào đâu em điền đúng được số liền trước, số liền sau của số 80000?
- HS trả lời
- GV củng cố về cách xác định số liền trước, số liền sau của một số.
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS lắng nghe
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Để đọc, viết đúng các số em dựa vào đâu?
- Nêu cách xác định đúng số liền trước, số liền sau của một số.?
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Toán (Tiết 2)
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong bốn số đã cho.
- Viết được bốn số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
- Làm tròn được số có năm chữ số đến hàng nghìn.
- Giải được bài toán thực tế liên quan đến xác định số lớn nhất, số bé nhất trong bốn số.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, bộ đồ dùng dạy, học toán 4.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Viết số bé nhất có 5 chữ số, số lớn nhất có 5 chữ số?
- HS trả lời.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì? (Điền dấu >; <; =)
- GV yêu cầu HS làm SGK và đổi chéo SGK kiểm tra. 
- HS thực hiện SGK
- Nêu cách thực hiện phần a) b)
- Để điền dấu cho đúng em dựa vào đâu?
- HS nêu. 
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Chọn câu trả lời đúng
- Yêu cầu HS làm SGK.
- HS thực hiện yêu cầu vào SGK
- Yêu cầu HS nêu cách làm từng phần và chốt đáp án đúng: a) Chọn C; b) Chọn D; c) Chọn B.
- HS nêu. 
- GV củng cố cách tìm số bé nhất trong bốn số, xác định chữ số hàng trăm của một số, cách làm tròn số có năm chữ số đến hàng nghìn.
- HS lắng nghe.
- GV khen ngợi HS.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS làm SGK
- Điền số.
- HS thực hiện yêu cầu vào SGK
- GV gọi HS trả lời và nêu cách làm 
- HS nêu.
- Để viết đúng các số thành tổng của các chữ số trong số đó em dựa vào đâu?
- HS nêu
- GV củng cố kĩ năng cách viết số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- HS lắng nghe
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS nêu 
- GV yêu cầu HS làm bảng con
- HS thực hiện yêu cầu vào bảng con
- GV yêu cầu HS nêu cách làm và chốt đáp án đúng
a) Ngày thứ Tư tiêm được nhiều liều vắc-xin nhất; ngày thứ Năm tiêm được ít liều vắc-xin nhất
b) Thứ Năm, thứ Ba, thứ Hai, thứ Tư
- HS trả lời. 
- GV củng cố cho HS về cách tìm số lớn nhất, số bé nhất, sắp xếp bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn vào thực tế.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc
- HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm SGK và đổi chéo kiểm tra
- HS thực hiện yêu cầu vào SGK
- Dựa vào đâu sắp xếp đúng được các que tính?
- HS trả lời
- GV củng cố về cách tìm số bé nhất có năm chữ số 
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS lắng nghe
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Làm thế nào để tìm được số bé nhất, số lớn nhất trong các số đã cho? 
- Nêu cách so sánh các số ?
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Toán (Tiết 3)
ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ đã học trong phạm vi 100000.
- Tính nhẩm được các phép cộng, trừ, nhân, chia đã học và tính giá trị biểu thức liên quan đến các số tròn nghìn, tròn chục nghìn.
- Tính được giá trị biểu thức liên quan đến phép cộng, trừ có và không có dấu ngoặc.
- Giải được bài toán thực tế có liên quan đến các phép cộng, trừ, nhân, chia đã học.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, bộ đồ dùng dạy, học toán 4.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Tính : 5.000 x 3 = ?
- Nêu cách làm
- HS thực hiện bảng con.
- HS nêu
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Tính nhẩm
- GV yêu cầu HS làm SGK và đổi chéo SGK kiểm tra. 
- HS thực hiện SGK
- Nêu cách thực hiện
- Để tính nhẩm đúng em làm thế nào?
- HS nêu. 
- GV củng cố tính nhẩm giá trị biểu thức có phép cộng, trừ liên quan đến các số tròn nghìn, tròn chục nghìn.
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- HS thực hiện yêu cầu vào bảng con
- Yêu cầu HS nêu cách làm phép tính thứ nhất; thứ tư
- Khi thực hiện đặt tính và tính đúng em cần lưu ý đièu gì?
- HS nêu. 
- HS nêu
- GV rèn kĩ năng đặt tính rồi tính trong phép cộng, phép trừ
- HS lắng nghe.
- GV khen ngợi HS.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bảng con
- Tính giá trị biểu thức
- HS thực hiện yêu cầu vào bảng con
- GV gọi HS nêu cách làm 
- HS nêu.
- Nêu cách thực hiện với biểu thức có hoặc không có ngoặc đơn, ta thực hiện thế nào?
- HS nêu
- GV củng cố, rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức liên quan đến phép cộng, trừ có hoặc không có dấu ngoặc.
- HS lắng nghe
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hs nêu 
- GV yêu cầu HS làm vở
- HS thực hiện yêu cầu vào vở.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm và chốt đáp án đúng
 Giá tiền một ba lô học sinh là: 
 16500+ 62500 = 79000 ( đồng)
Mẹ của An phải trả người bán hàng số tiền là:
 16500+79000 = 95500( đồng)
 Đáp số: 95500 đồng
- HS trả lời. 
- GV củng cố cho HS về cách giải bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 100000.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nêu cách tính giá trị biểu thức liên quan đến phép cộng, trừ có hoặc không có ngoặc đơn? 
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Toán (Tiết 4)
ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được phép nhân, chia đã học trong phạm vi 100000.
- Tính nhẩm được các phép nhân, chia đã học và tính giá trị biểu thức liên quan đến các số tròn nghìn, tròn chục nghìn.
- Tính được giá trị biểu thức liên quan đến phép cộng, trừ, nhân, chia có và không có dấu ngoặc.
- Giải được bài toán thực tế có liên quan đến các phép cộng, trừ, nhân, chia đã học.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, bộ đồ dùng dạy, học toán 4.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Tính : 9768 + ( 2345- 1020) ?
- Nêu cách làm
- HS thực hiện bảng con.
- HS nêu
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Những phép tính nào dưới đay có cùng kết quả
- GV yêu cầu HS làm SGK và đổi chéo SGK kiểm tra. 
- HS thực hiện SGK
- Nêu cách thực hiện
- Để nối đúng em làm thế nào?
- HS nêu. 
- GV củng cố tính nhẩm phép nhân, chia liên quan đến các số tròn nghìn, tròn chục nghìn và so sánh các số.
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- HS thực hiện yêu cầu vào bảng con
- Yêu cầu HS nêu cách làm phép tính thứ nhất; thứ tư
- Khi thực hiện đặt tính và tính đúng em cần lưu ý điều gì?
- HS nêu. 
- HS nêu
- GV rèn kĩ năng đặt tính rồi tính trong phép nhân, phép chia số có bốn, năm chữ số với số có một chữ số
- GV khen ngợi HS.
- HS lắng nghe.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS làm vở
- HS nêu yêu cầu
- HS thực hiện yêu cầu vào vở
- GV gọi HS nêu cách làm 
- HS nêu.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm và chốt đáp án đúng
 Cả bốn xe chở được số gạo là: 
 4500 x 4 = 18000(kg)
 Mỗi xa sẽ nhận được số gạo là: 
 18000 : 5 = 3600(kg)
 Đáp số: 3600kg
- GV củng cố cho HS về cách giải bài toán thực tế liên quan đến phép nhân, chia trong phạm vi 100000.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS nêu 
- GV yêu cầu HS làm nháp
- HS thực hiện yêu cầu vào nháp
- Nêu cách thực hiện với biểu thức có hoặc không có ngoặc đơn, ta thực hiện thế nào?
- HS trả lời. 
- GV củng cố, rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức liên quan đến phép nhân, chia có hoặc không có dấu ngoặc.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nêu cách tính giá trị biểu thức liên quan đến phép nhân, chia có hoặc không có ngoặc đơn? 
- HS nêu.
- Nhận x ... IỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Toán 
Tiết 21: SỐ 1 000 000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết, hiểu về cấu tạo, cách viết, cách đọc, nhận biết được vị trí trên tia sổ của số 1 000 000. 
- Luyện tập, củng cố cách đọc, cách viết số, cấu tạo số trong phạm vi 1 000 000.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
* Khởi động: Trò chơi “Chuyền thư”
- Yêu cầu trong thư: Nêu số dân của thành phố/ tỉnh em
- GV nhận xét, khen HS
- HS hát và chuyền thư
- HS trả lời 
- GV giới thiệu - ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
* Khám phá:
- GV yêu cẩu HS quan sát khối mà Nam đang cẩm và cho biết số lượng khối lập phương nhỏ được dùng để tạo lên khối đó. 
- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ.
 - Khối của Nam gồm 1 000 khối lập phương nhỏ
- Hãy đọc lời thoại của Mai và cho biết khối mà Mai đang nói tới gồm bao nhiêu khối lập phương nhỏ?
- Khối của Mai gồm 100 000 khối lập phương nhỏ
- Khối của Rô -bốt gổm bao nhiêu khối như của Mai?
- Khối của Rô-bốt được ghép từ 10 khối như của Mai
- GV giới thiệu số một triệu, cách đọc và cách viết.
- HS theo dõi.
- GV giới thiệu vị trí của số 1 000 000 trên tia số.
- HS theo dõi. 
- Số liền sau số 999 999 là số nào?
- số 1 000 000
- Số liền trước số 1 000 000 là số nào? 
- số 999 999
3. Luyện tập thực hành
Bài 1: 
- Hãy đọc yêu cầu và nêu yêu cầu của bài
- HS đọc và nêu: Viết các số tròn trăm nghìn trên tia số theo đúng và vị trí.
- GV yêu cầu HS viết các số tương ứng vào vở
- HS thực hiện 
a) 100 000, 200 000, 300 000, 400 000, 500 000, 600 000.
b) 600 000, 700 000, 800 000, 900 000, 1 000 000.
- Yêu cầu HS đọc tất cẳ các số tròn trăm nghìn đã học
- HS đọc
- Em làm thế nào để xác định được số ở dấu hỏi chấm? 
- HS trả lời. (xác định các số tròn trăm nghìn liên tiếp)
Bài 2: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- Viết các số tương ứng với cách đọc.
- Yêu cầu HS làm vào vở sau đó đổi chéo.
- HS thực hiện cá nhân và soát bài theo nhóm đôi..
- GV chia lớp thành vài nhóm để chơi trò chơi “Tiếp sức”. Các thành viên của mỗi nhóm lẩn lượt lên bảng viễt các số tương úng với số mà GV đọc. Đội nào viết nhanh nhẩt, đúng nhất ở mỗi lượt thì được điểm. Sau một vài lượt chơi, nhóm nào có điểm cao nhất là nhóm chiến thẳng. (GV chọn các số có cách đọc đặc biệt để đọc cho HS trong trò chơi).
- HS tham gia chơi
- GV khen ngợi HS nắm được cách đọc, viết các số trong phạm vi 1 000 000..
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Số có 6 chữ số gồm những hàng nào?
- Nêu dấu hiệu nhận biết số chẵn, số lẻ?
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Toán 
Tiết 22: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Luyện tập, củng cố cách đọc, cách viết số, cấu tạo số trong phạm vi 1 000 000.
 * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
* Khởi động: 
- HS hát và vận động theo nhạc 
- GV giới thiệu - ghi bài
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- Viết các số thành tổng của các số tròn trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị
- Yêu cầu HS làm vào vở sau đó đổi chéo.
- HS thực hiện.
882 936 = 800 000 + 80 000 + 2 000 + 900 + 30 + 6.
- Em làm thế nào để xác định được số ở dấu hỏi chấm?
- HS trả lời. (phân tích các số thành các hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị)
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc và nêu yêu cầu (Quan sát hình, đọc số ở vị trí mũi tên; dự đoán tình huống có thể xảy ra khi quay vòng quay).
- Yêu cẩu HS nêu câu trả lời (mỗi HS trả lời một đáp án chưa được nhắc tới).
- HS nêu câu trả lời
+ Số ở mũi tên là 165 500
 Các sự kiện có thể xảy ra là:
+ Mũi tên chỉ vào số 750 000.
+ Mũi tên chỉ vào số 165 500.
- GV củng cố về cách đọc số trong phạm vi 1 000 000, đổng thời kết hợp ôn tập vê xác suẩt thống kê.
- HS lắng nghe.
- GV khen ngợi HS.
Bài 3: 
- Hãy đọc yêu cầu và nêu yêu cầu của bài
- HS đọc và nêu: Lập 5 số chẵn có 5 chữ số và 5 số lẻ có 6 chữ số theo các thẻ số đã cho.
- GV yêu cầu làm việc theo cặp, thực hiện yêu cầu bài.
- HS thảo luận theo cặp.
Ví dụ:	a) 375 004, 370 504,370 054, 300 754, 307 054.
b) 300 475, 304 075, 340 075, 430 075, 403 075.
- Các số em lập có mấy chữ số?
- Số có 6 chữ số
- Dựa vào đâu em lập được các số chẵn, các số lẻ?
- HS trả lời. (chữ số tận cùng là 0, 4 à số chẵn; chữ số tận cùng là 3, 5, 7 à số lẻ)
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Số có 6 chữ số gồm những hàng nào?
- Nêu dấu hiệu nhận biết số chẵn, số lẻ?
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Toán 
BÀI 11 : HÀNG VÀ LỚP (3 tiết)
 Tiết 23: Lớp đơn vị, lớp nghìn 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
Nhận biết được lớp triệu, lớp nghìn, lớp đơn vị.
Nhận biết được các hàng tương ứng trong mỗi lớp.
Nhận biết được, viết được, đọc được các số tròn chục triệu, tròn trăm triệu
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. 
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
* Khởi động: Trò chơi “Chuyền Thư”
- Yêu cầu trong thư: Phân tích số 968 259 thành tổng của các số tròn trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị
- HS hát tập thể và chuyền thư
- HS phân tích
- GV cùng HS nhận xét
- GV giới thiệu - ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
- GV cho HS quan sát mô hình đơn giản như trong phần khám phá và hỏi: số đã cho gổm mấy trăm nghìn?, chữ số 4 trong số đã cho có giá trị bằng bao nhiêu đơn vị?,... 
- HS nêu
- GV giới thiệu tên gọi của các hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn,...
- Kết luận về lớp đơn vị và lớp nghìn.
- HS theo dõi.
- Yêu cầu HS nêu lại tên gọi của các hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn,...
- HS nêu theo dãy
3. Hoạt động thực hành: 
Bài 1: 
- Bài yêu cầu gì?
- HS đọc và nêu yêu cầu: Hoàn thành bảng ghi cách đọc, viết số
- GV yêu cầu HS làm vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện.
- GV hỏi củng cố kiến thức về hàng, lớp:
+ Số 377 931 có chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào?
+ Số gồm 9 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 0 đơn vị là số nào?
- HS nêu
+ Chữ số 3
+ Số 92 340
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Hãy đọc và nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc và nêu yêu cầu: Đọc các số và cho biết chữ số 3 ở mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào.
- GV yêu cầu HS viết cách đọc của mỗi số tương ứng vào vở và ghi hàng, lớp tương úng của chữ sổ 3, sau đó đọc trong nhóm đôi.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp
Ví dụ: Một trăm bảy mươi hai nghìn chín trâm ba mươi tám. chữ số 3 thuộc hàng chục, lớp đơn vị.
- GV nhận xét chung, khen ngợi HS.
Bài 3: 
- Bài yêu cầu gì?
- HS đọc và nêu yêu cầu: Tìm giá trị theo vị trí của chữ số được gạch chân ở mỗi số.
- Gọi HS nêu cách làm.
- Xác định chữ số gạch chân ở hàng nào để biết giá trị của nó.
- Yêu cầu HS điền số và soát bài theo nhóm đôi.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp
- GV cùng HS nhận xét.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Dựa vào đâu để em biết giá trị của chữ số trong 1 số?
- Dựa vào vị trí của chữ số trong số đó thuộc hàng nào, lớp nào.
- Em xem thông tin trên mạng về giá tiền của một chiếc xe máy và đọc số tiền đó. 
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Toán 
Tiết 24: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
HS nhận biết, đọc và viết số tròn chục triệu, trăm triệu. HS nhận biết được lớp triệu và các hàng tương úng.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
* Khởi động: 
- HS hát và vận động theo nhạc
- GV giới thiệu bài - ghi tên bài
2. Khám phá và hình thành kiến thức:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh phần khám phá, nêu dân số của Hy Lạp và Việt Nam năm 2022.
- HS thảo luận nhóm đôi, đại diện chia sẻ.
+ Năm 2022, dân số của Hy Lạp là khoảng mười triệu người và dân số của Việt Nam là khoảng một trăm triệu người.
- Em hiểu “Mười triệu”, “một trăm triệu” có nghĩa là gì?
- HS nêu theo ý hiểu của mình.
- GV nhận xét, tổng kết bằng cách dẫn về số đã biết: Mười lần một triệu thì chúng ta có mười triệu. Mười lẩn mười triệu như vậy chúng ta sẽ có một trăm triệu (hoặc một trăm lần một triệu như vậy thi chúng ta có một trăm triệu).
- HS theo dõi
- GV giới thiệu cách viểt số 10 000 000 và 100 000 000 và cách đọc.
+ Mười triệu hay Một chục triệu viết là 10 000 000
+ Một trăm triệu viết là 100 000 000
- HS đọc lại
- GV đưa ra một số các số tròn chục triệu, trăm triệu để HS đọc. (VD: 30 000 000, 40 000 000, 500 000 000, 14 000 000, 743 000 000,...)
- HS đọc
* GV giới thiệu vể lớp triệu và các hàng tương ứng 
- GV cho HS quan sát mô hình đơn giản như trong phần khám phá và hỏi: số đã cho gổm mấy triệu, chục triệu, trăm triệu? 
- HS nêu
- GV giới thiệu tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu 
- Kết luận về lớp triệu.
- HS theo dõi.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ số có 9 chữ số và nêu lại tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu
- HS viết ví dụ số có 9 chữ số ra nháp và nêu lại tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu 
3. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc và nêu yêu cầu: Đọc giá tiền các đồ vật trong hình
- GV yêu cầu HS ghi cách đọc vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp.
- Em hãy nêu nhận xét về giá tiền các đồ vật trong hình
 -  là các số tròn triệu, chục triệu, trăm triệu
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Hãy đọc và nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc và nêu: Điền số còn thiếu theo các bậc thứ tự.
- GV yêu cầu HS viết hai dãy số tương ứng vào vở. (Ví dụ: 1 000 000,2 000 000,3 000 000,...)
- GV soi bài, cho HS nhận xét, chia sẻ
- HS thực hiện viết vào vở .
- HS nhận xét, chia sẻ
- Em hãy nêu nhận xét về các số em vừa ghi
-  là các số tròn triệu và các số tròn trăm triệu
- GV khen ngợi HS.
Bài 3: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- Xác định chữ số 2 ở mỗi số thuộc hàng nào? lớp nào?
- GV yêu cầu HS làm vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Em xem thông tin trên mạng về giá tiền của một số loại ti vi, xe máy, ô tô và đọc số tiền đó.
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_1_den_bai.docx