Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8 - Năm học 2023-2024

TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: NIỀM TỰ HÀO CỦA EM

 Sinh hoạt dưới cờ: Gặp gỡ chuyên gia tư vấn tâm lý

 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực

- Học sinh hiểu được vai trò của việc thực hiện nề nếp sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học

- Học sinh nắm được các bước trong lễ chào cờ đầu tuần

2. Phẩm chất

- Học sinh tích cực thực hiện những hành động phù hợp để thể hiện bản thân.

II. ĐỒ DÙNG , PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Nhà trường:

- Tổ chức buổi lễ chào cờ theo nghi thức quy định.

2. Học sinh:

- Trang phục chỉnh tề, nghế ngồi chào cờ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 82 trang Khánh Đăng 28/12/2023 6820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8 - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8 - Năm học 2023-2024
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 4 - TUẦN 8
Thứ Hai, ngày 30 tháng 10 năm 2023
BUỔI MỘT
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: NIỀM TỰ HÀO CỦA EM
 Sinh hoạt dưới cờ: Gặp gỡ chuyên gia tư vấn tâm lý
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Học sinh hiểu được vai trò của việc thực hiện nề nếp sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học
- Học sinh nắm được các bước trong lễ chào cờ đầu tuần
2. Phẩm chất
- Học sinh tích cực thực hiện những hành động phù hợp để thể hiện bản thân.
II. ĐỒ DÙNG , PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
1. Nhà trường: 
- Tổ chức buổi lễ chào cờ theo nghi thức quy định.
2. Học sinh: 
- Trang phục chỉnh tề, nghế ngồi chào cờ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia chào cờ.
- Cách tiến hành:
- TPT Đội ổn định HS, gióng hàng ngang hàng dọc, nghiêm nghỉ, quay phải, trái sao cho đội hình toàn trường đẹp mắt
- HS nghiêm túc thực hiện
2. Sinh hoạt dưới cờ:Chào cờ đầu tuần
- Mục tiêu: 
+ Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia nghi lễ chào cờ đầu tuần.
- Cách tiến hành:
- Nhà trường tổ chức lễ chào cờ theo nghi lễ quy định (chào cờ, hát quốc ca,)
- Nhận xét tuần vừa qua: Tuyên dương các bạn có thành tích tốt, phê bình và có hình phạt thích đáng với các bạn thực hiện sai quy định, vi phạm.
- Triển khai kế hoạch học tập.
- HS tham gia lễ chào cờ
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập
- Mục tiêu: 
+ HS hiểu được vai trò của việc thực hiện nền nếp sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học. 
- Cách tiến hành:
- TPT Đội phổ biến cho HS nghe về của việc thực hiện nền nếp sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học. Trong đó, nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện nền nếp sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học đối với HS.
- GV mời HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về việc thực hiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày ( cách lập kế hoạch, sắp xếp thứ tự công việc, lựa chọn công việc ưu tiên, phân bố thời gian hợp lí, kết quả thực hiện,.)
- Kết thúc, dặn dò.
- HS lắng nghe
-HS chia sẻ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
....................................................................................................................................
TIẾT 2, 3: TIẾNG ANH
TIẾT 4: TOÁN
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG
Bài 18: ĐỀ - XI - MÉT VUÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực 
Năng lực đặc thù:
- Giúp học sinh nhận biết được đơn vị đo diện tích đề - xi - mét vuông. 
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích (cm2, dm2).
- Giải quyết được việc ước lượng kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản.
 - Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
 - Phát triển năng lực tư duy về không gian thông qua việc ước lượng diện tích, độ to nhỏ của đồ vật, không gian.
 - Vận dụng bài học vào thực tiễn.
Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tốt trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.
2. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Đọc số đo sau: 235 cm2
+ Câu 2: Nêu cách viết tắt của đơn vị đo diện tích cm2
+ Câu 3: Em hiểu 1cm2 là gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: Hai trăm ba mươi lăm xăng - ti - mét vuông.
+ Đơn vị đo diện tích cm2 được viết tắt là: cm2
+ 1cm2 là diện tích của một hình vuông có cạnh là 1cm.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
- Nhận biết được đơn vị đo diện tích đề - xi - mét vuông. 
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích (cm2, dm2).
- Cách tiến hành:
* Tìm hiểu tình huống:
- GV đưa tình huống (PP)
? Bạn nhỏ lát nền ngôi nhà đồ chơi bằng 100 hình vuông có cạnh là 1cm thì diện tích ngôi nhà đồ chơi là bao nhiêu?
? Vì sao em biết là 100 cm2?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu: tìm độ dài của ngôi nhà đồ chơi theo đơn vị dm?
? Tìm diện tích của phòng đồ chơi theo đơn vị dm?
- GV giới thiệu: dm2 cũng là đơn vị đo diện tích lớn hơn cm2 được viết tắt là dm2
? Vậy 1dm2 bằng bao nhiêu cm2?
? Em hiểu 1dm2 là gì?
GV đưa kết luận (pp)
+ Đề - xi - mét vuông là một đơn vị đo diện tích.
+ Đề - xi - mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài là 1dm
+ Đề - xi - mét vuông được viết tắt là dm2.
+ 1dm2 = 100 cm2
- HS đọc tình huống.
- Bạn nhỏ lát nền ngôi nhà đồ chơi bằng 100 hình vuông có cạnh là 1cm thì diện tích ngôi nhà đồ chơi là 100 cm2
- Vì mỗi 1 hình vuông có cạnh là 1cm sẽ có diện tích là 1cm2. Ngôi nhà lát bằng 100 hình vuông sẽ có diện tích là 100 cm2.
- Ngôi nhà đồ chơi hình vuông có cạnh 10cm hay bằng 1 dm.
- Diện tích của phòng đồ chơi sẽ là 1dm x 1dm= 1dm2
- HS nhắc lại
- 1dm2= 100cm2
- HS nhắc lại.
- 1dm2 là diện tích của một hình vuông có độ dài là 1dm
- HS đọc lại
3. Hoạt động:
- Mục tiêu: 
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích (cm2, dm2).
- Giải quyết được việc ước lượng kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản.
- Cách tiến hành:
Bài 1. Viết và đọc số? (Làm việc cá nhân) 
- GV hướng dẫn học sinh làm miệng và kết hợp bảng con: 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Số? (Làm việc nhóm 2) 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài?
- GV chia nhóm 2, các nhóm làm vào phiếu bài tập. 
a. 3 dm2 = ..cm2 300 cm2 = ..dm2
b. 6dm2 = .cm2 600cm2 =  dm2 
 6 dm2 50cm2= ..cm2
- Đổi phiếu soát theo nhóm bàn trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Quan sát hình vẽ rồi trải lời câu hỏi? (Làm việc nhóm 4 )
- GV cho HS làm theo nhóm.
- GV mời các nhóm trình bày. 
- Mời các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- 1 HS trả lời: 
+ Ba trăm bốn mươi đề - xi -mét vuông viết là 340 dm2.
+ 1 005 dm2 đọc là: Một triệu không trăm linh năm nghìn đề- xi - mét vuông.
+ Năm nghìn đề- xi - mét vuông viết là: 5 000 dm2.
- HS đổi vở, soát, nhận xét.
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Bài yêu cầu điền số vào ô trống
- Các nhóm làm việc theo phân công.
a. 3 dm2 = 300 cm2. 300 cm2 = 3 dm2
b. 6 dm2 = 600 cm2, 600 cm2 = 6 dm2 6 dm2 50 cm2 = 650 cm2
- Các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS làm việc cá nhân - nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày: Câu trải lời đúng là câu B: Diện tích hình vuông bằng diện tích hình chữ nhật.
- Hai hình có diện tích bằng nhau vì em tính diện tích của từng hình rồi so sánh với nhau: Hình vuông có diện tích là 4 dm2, hình chữ nhật có diện tích là 400 cm2.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi: Rung chuông vàng để củng cố kiến thức bài học
Câu 1: Điền từ vào ô trống còn thiếu trong câu sau đây: Dm2 là đơn vị đo ..
A. diện tích B. chiều dài C. khối lượng
Câu 2: Dm2 là đơn vị đo diện tích .. đơn vị cm2?
A. bằng B. lớn hơn C. nhỏ hơn
Câu 3: 1 dm2 = .. cm2
A. 10 B. 1 000 C. 100
- GV tổng kết trò chơi. Nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS tham gia chơi. 
- HS lắng nghe để vận dụng vào thực tiễn.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
------------------------------------------------
BUỔI HAI
TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KỲ 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
 Năng lực đặc thù: 
- Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua 3 bài học trước.
- Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong tực tế cuộc sống.
 Năng lực chung.
- Năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức.
- Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm.
2. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Yêu mến, kính trọng, biết ơn người lao động.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để nắm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức múa hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” 
+ GV Cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát : Bạn nhỏ có tình cảm thế nào với cô chú công nhân?
+ GV hỏi thêm: Lớn lên em sẽ làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- Một số HS lên trước lớp thực hiện. Cả lớp cùng múa hát theo nhịp điều bài hát.
- HS trả lời.
- HS trả lời theo suy nghĩ và ước mơ của mình.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua 3 bài học trước.
+ Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong tực tế cuộc sống.
- Cách tiến hành:
Hoạt Động 1: Hệ thống kiến thức đã học 
- Yêu cầu HS nhắc lại tên các bài đã học.
- Yêu cầu lớp tạo nhóm 4, thảo luận trả lời các câu hỏi: 
+ Người lao động có những đóng góp gì cho cuộc sống của chúng ta?
+ Vì sao chúng ta cần biết ơn người lao động?
+ Nêu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động.
 + Kể tên những biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
+ Vì sao cần cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn?
+ Kể về người có hoàn cảnh khó khăn mà em biết.
+ Nêu một số biểu hiện của người yêu lao động.
- GV yêu cầu HS thảo luận.
- GV mời đại diện nhóm báo cáo kết quả
- GV mời HS nhận xét nhóm bạn
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
HĐ2: Sắm vai xử lí tình huống 
- GV chiếu tì ...  20m2
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
- Học sinh nắm được đơn vị giây,thế kỉ.  
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ. 
- Giải quyết được quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm. 
- Cách tiến hành:
2. 1. Làm việc nhóm 
- GV đưa tranh yêu cầu HS thảo luận nhóm 2:
? Trong bức tranh có những nhân vật nào?
? Đọc lại nội dung hội thoại bức tranh? 
? Que diêm cháy được trong mấy giây?
? Cây thông nói đã sống được bao lâu?
? Một thế kỉ bằng bao nhiêu năm?
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV giới thiệu: Giây và thế kỉ là đơn vị đo thời gian, trong đó giây là đơn vị bé hơn phút, còn thế kỉ thì lớn hơn năm. Để đo những quãng thời gian bé hơn phút thì ta thường dùng đơn vị là giây; để đo những quãng thời gian lớn hơn năm thì ta có thể dùng đơn vị là thế kỉ. 
2. 2 Tìm hiểu đơn vị giây. 
- GV đưa đồng hồ có kim giây. Yêu cầu học sinh quan sát:
? Khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được bao nhiêu giây?
? Vậy 1 phút bằng bao nhiêu giây?
? 1 giờ bằng bao nhiêu phút?
- GV đưa màn hình:
2. 2 Tìm hiểu đơn vị thế kỉ. 
? Ông, bà của các em năm nay bao nhiêu tuổi?
? Vậy tuổi của ông, bà có độ dài bằng 1 thế kỉ không?
? 1 thế kỉ bằng bao nhiêu năm?
? Năm bắt đầu và kết thúc của thế kỉ thứ I kéo dài từ năm nào đến năm nào?
? Thế kỉ thứ II được bắt đầu và kết thúc từ năm nào đến năm nào?
- GV giới thiệu: Các năm được đánh số để dễ phân biệt và thế kỉ cũng vậy. Chúng ta thường dùng chữ số La Mã để đánh số cho thế kỉ. 
GV đưa lên màn hình. 
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất (Thế kỉ I)
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai (Thế kỉ II)
- Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ thứ ba (Thế kỉ III)
- Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi (Thế kỉ XX)
- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ thứ hai mươi mốt (Thế kỉ XXI)
- 1 HS nêu yêu cầu thảo luận. 
- Từng nhóm chia sẻ. 
Dự kiến: Trong bức tranh có những nhân vật bạn nhỏ,Rô- Bốt. . 
- Que diêm cháy được trong 8 giây. 
- Cây thông nói đã sống được một thế kỉ. 
- Một thế kỉ bằng một trăm năm. 
- HS quan sát
- Khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây. 
- 1 phút bằng 60 giây. 
- 1 giờ bằng 60 phút. 
- Học sinh đọc lại. 
- Trả lời: 60 tuổi, 70 tuổi. 
- Trả lời: Không bằng. 
- 1 thế kỉ bằng 100 năm
- Học sinh đọc lại. 
- Kéo dài từ năm 1 đến 100. 
- Kéo dài từ năm 101 đến 200. 
- Học sinh đọc lại. 
3. Hoạt động:
- Mục tiêu: 
- Thực hiện được việc chuyển đổi các đơn vị đo thời gian đã học. 
- Củng cố các đơn vị đo đại lượng đã học. 
- Xác định thế kỉ cho mỗi nhân vật lịch sử cho phù hợp. 
- Xác định được năm và xem năm đó thuộc thế kỉ nào khi biết một năm khác và khoảng cách giữa hai năm đó.
- Cách tiến hành:
Bài 1: Điền số? (Làm cá nhân vào PBT)
? Bài 1 yêu cầu gì?
- GV soi bài. 
? Để điền được 3 phút = 180 giây em làm như thế nào? 
? Vì sao em điền 180 giây = 3 phút.?
? Vì sao em điền 400 năm = 4 thế kỉ?
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Bài 2: Nối? (Làm cá nhân - Nhóm 2)
? Bài 2 yêu cầu gì?
- GV chia nhóm 2
- GV cho HS suy nghĩ làm cá nhân sau đó trao đổi trong nhóm 2, thống nhất kết quả. 
- GV gọi các nhóm HS trình bày, chia sẻ:
? Vì sao em nối Trần Hưng Đạo sinh năm 1228 với ô ghi thế kỉ XIII?
? Trong các năm sinh của các nhân vật lịch sử đã cho thì năm sinh nào thuộc thế kỉ X?
- GV Nhận xét, tuyên dương. 
- GV đưa thông tin về bốn nhân vật lịch sử: Trần Hưng Đạo là người tham gia ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên và là vị tướng lãnh đạo trong kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2 và lần 3. Nguyễn Trãi là người đã tham gia cuộc khởi nghĩa chống quân Minh. Phan Bội Châu là danh sĩ hoạt động chống thực dân Pháp. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và là người đầu tiên xưng danh hiệu Hoàng đế trong lịch sử dân tộc ta. 
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Bài 3: (Làm việc cá nhân - Nhóm 4) 
- GV cho HS làm cá nhân sau đó trao đổi trong nhóm 4. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng
- Mời HS chia sẻ bài
- Mời các nhóm khác nhận xét, chia sẻ
? Để xác định được năm Canh Tý tiếp theo em đã làm như thế nào?
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- HS đọc thầm yêu cầu. 
- Trả lời: điền số. 
- HS làm phiếu bài tập. 
- HS chia sẻ bài tập. 
- Trả lời: 60 giây x 3 = 180 giây
- Trả lời: em dựa vào phép đổi trên
- HS đọc thầm yêu cầu. 
- Trả lời: Nối cặp năm sinh và thế kỉ cho phù hợp. 
- HS làm cá nhân. 
- HS thảo luận nhóm 2. 
- Trả lời: Em tính thế kỉ XIII kéo dài từ năm 1201 đến năm 1300 nên năm 1228 thuộc thế kỉ thứ XIII
- Năm sinh của Đinh Bộ Lĩnh thuộc thế kỉ thứ X
- HS lắng nghe
- HS đọc và nêu yêu cầu. 
- HS thực hiện nhóm 4
- HS trình bày, chia sẻ cách làm. 
- Các nhóm khác nhận xét. 
- Em thực hiện phép cộng 1900 + 60 từ đó xác định thế kỉ cho năm đó.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi Ai nhanh ai đúng sau bài học để học sinh biết chuyển đổi và tính toán với các số đo thời gian (giờ, phút, giây, năm, thế kỉ,)
 Câu 1: Điền số? 60 giây = phút
A. 2 phút B. 1 phút C. 6 phút 
Câu 2: Chọn Đúng hoặc Sai:
 300 năm = 3 thế kỉ
Câu 3: Năm 938 thuộc thế kỉ thứ . 
A. IX B. VIII C. XX 
- GV tổng kết trò chơi. Nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS tham gia chơi, ghi kết quả vào bảng con. 
- HS lắng nghe để vận dụng vào thực tiễn.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
------------------------------------------------
TIẾT 3: TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 7)
KIỂM TRA ĐỌC- VIẾT 
TIẾT 4: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: LÀM VIỆC KHOA HỌC
SHL: NHẬT KÍ CỦA EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
Năng lực đặc thù: 
- Chia sẻ được nhật kí thực hiện công việc hằng ngày theo kế hoạch đã xây dựng
- Có ý thức và trách nhiệm thực hiện các công việc trong ngày theo kế hoạch
- Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.
Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự chia sẻ được nhất kí của mình
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sáng tạo trong các hoạt động
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn trong việc thực hiện công việc chung của tổ.
2. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng, yêu quý và lắng nghe bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ để hoàn thành nhật kí hoạt động trong ngày.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng nền nếp, nội quy lớp học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi “ Ghép đúng” bằng cách nêu các hoạt động hàng ngày của bản thân trong một ngày, sau đó HS khác nêu thời gian thích hợp với hoạt động đó. 
- GV cho HS chơi
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS nghe phổ biến luật chơi
- HS chơi 
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc theo tổ)
- GV mời lớp trưởng điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. 
- Lớp trưởng lên điều hành nội dung sinh hoạt: Mời các tổ thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần:
+ Sinh hoạt nền nếp.
+ Thi đua của đội cờ đỏ tổ chức.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
+ Một số nội dung phát sinh trong tuần...
- Lớp trưởng mời Tổ trưởng các tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tổng hợp kết quả và mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4 hoặc theo tổ)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm (tổ) thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt theo chấm điểm của đội cờ đỏ.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- Lớp trưởng báo cáo kết quả thảo luận kế hoạch và mời GV nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp trưởng lên điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. 
- Mời các nhóm thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả hoạt động cuối tuần.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4 hoặc tổ: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu: 
+ Chia sẻ được nhật kí thực hiện công việc hằng ngày theo kế hoạch đã xây dựng
+ Có ý thức và trách nhiệm thực hiện các công việc trong ngày theo kế hoạch
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3: Chia sẻ nhật kí thực hiện các hoạt động trong ngày.
1. Tổ chức thực hiện: Làm việc nhóm
- GV tổ chức cho HS chia sẻ nhật kí của mình ghi lại việc thực hiện các hoạt động trong ngày với các bạn trong nhóm và có thể sắp xếp lại cho khoa học, hợp lí.
2. Tổ chức trình bày: Làm việc các nhân
- GV tổ chức cho HS chia sẻ nhật kí thực hiện công việc hàng ngày theo gợi ý”
+ Những việc em đã làm được theo thời gian biểu.
+ Tự đánh giá việc sử dụng thời gian trong ngày đã hợp lí hay chưa?
-GV nhận xét, điều chỉnh nếu thấy chưa hợp lí
- HS thảo luận nhóm, các bạn góp ý cho nhật kí của bạn.
- HS chia sẻ cá nhân
- HS nhận xét, góp ý
-HS lắng nghe, điều chỉnh theo góp ý của các bạn và GV
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Chia sẻ những thành quả đã cùng bạn thực hiện được.
+ Chia sẻ những công việc hàng ngày mình đã thực hiện được và chưa thực hiện được để rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà chia sẻ với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
DUYỆT TỔ TRƯỞNG
DUYỆT CỦA BGH

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_8_nam.docx