Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 20

Tiếng Việt

Đọc: ÔNG BỤT ĐÃ ĐẾN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng và diễn cảm câu chuyện Ông Bụt đã đến, biết thể hiện cảm xúc theo đúng lời của mỗi nhân vật trong câu chuyện, đặc biệt là nhân vật có bé Mai và mẹ của Mai; có giọng đọc phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn truyện.

- Hiểu được nội dung câu chuyện, nhớ các tình tiết cơ bản của câu chuyện.

- Biết nhận xét, đánh giá về các nhận vật cô bé Mai và ông nhạc sĩ trong câu chuyện.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: Biết trân trọng ước mơ của bản thân, bạn bè và những người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi

- HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 11 trang Khánh Đăng 28/12/2023 680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 20

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 20
TUẦN 20
Tiếng Việt
Đọc: ÔNG BỤT ĐÃ ĐẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và diễn cảm câu chuyện Ông Bụt đã đến, biết thể hiện cảm xúc theo đúng lời của mỗi nhân vật trong câu chuyện, đặc biệt là nhân vật có bé Mai và mẹ của Mai; có giọng đọc phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn truyện. 
- Hiểu được nội dung câu chuyện, nhớ các tình tiết cơ bản của câu chuyện. 
- Biết nhận xét, đánh giá về các nhận vật cô bé Mai và ông nhạc sĩ trong câu chuyện. 
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: Biết trân trọng ước mơ của bản thân, bạn bè và những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh ( Tranh trong SGK)
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi: Nếu trên đời có ông Bụt con sẽ muốn ông Bụt tặng con điều gì?
- HS quan sát, lắng nghe.
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn? (3 đoạn: Đoạn 1: từ đầu ....... cảnh tượng ấy; đoạn 2 tiếp ...... xin lỗi ông đi; đoạn 3 phần còn lại).
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (rung rinh, dập dìu, nhành hoa,....). 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của nhân vật người mẹ và nhân vật Mai, nhất là phần đối thoại ở đoạn 2. 
- HS đọc
- HS chia sẻ. 
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 3.
- Yêu cầu 1 đến 2 nhóm đọc trước lớp. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- HS luyện đọc
- HS đọc. HS khác nhận xét bạn đọc.
- HS lắng nghe.
b. Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc các câu hỏi cuối bài. 
- YC HS thảo luận nhóm 4 trả lời từng câu hỏi. Sau đó YC HS chia sẻ kết quả thảo luận. 
? Những chi tiết nào cho thấy Mai rất yêu hoa? (Lan thích mấy chậu hoa. Thường ngắm nghía chúng mỗi sáng, bắt sâu cho hoa và hồi hộp chờ xem hao nở, sững sờ trước vẻ đẹp của nhành lan)
? Mai đã sơ ý gây ra chuyện gì? (Mai đã sơ ý làm gãy một nhành lan trong khóm hoa lan của nhà ông nhạc sĩ. Mà ông nhạc sĩ lại là người rất yêu hoa).
? Vì sao ông nhạc sĩ lại mua chậu lan mới thay cho chậu lan cũ? 
? Ai được xem là ông Bụt trong câu chuyện? Vì sao? ( ông Bụt là ông nhạc sĩ vì ông là một người nhân hậu đã ra tay giúp đỡ cô bé Mai. Khi ông nghe thấy bé Mai khóc và nghe thấy lời khẩn cầu của cô, ông đã âm thầm tahy chậu lan, để Mai nghĩ rằng điều ước của mình đã trở thành hiện thực). 
? Đoán xem Mai sẽ nói gì với ông nhạc sĩ khi biết việc ông đã làm cho mình? 
- HS đọc hệ thống câu hỏi trong SGK.
- HS thảo luận, chia sẻ
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời. 
- Yêu cầu HS từ câu hỏi trên cho biết bài đọc muốn nói với em điều gì?
- HS trả lời. 
- GV kết luận, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- YC HS kể lại một câu chuyện có nhân vật ông Bụt. 
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: HAI THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Hiểu và nhận diện được hai thành phần chính của câu: chủ ngữ và vị ngữ; nhớ được khái niệm hai thành phần này. 
- Kết hợp được chủ ngữ và vị ngữ để tạo thành câu đúng ngữ pháp và ngữ nghĩa. 
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Thế nào là một câu? 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- 2-3 HS trả lời
2. Hình thành kiến thức mới
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc
- HS trả lời (Tách mỗi câu thành hai phần)
- GV tổ chức cho HS thảo luận. Chia thành các nhóm 
- GV hướng dẫn HS để hiểu nội dung biểu đạt của các câu. 
- HS thảo luận và thống nhất đáp án
TT
Câu
Thành phần thứ nhất
Thành phần thứ hai
1
Ông Bụt đã cứu con.
Ông Bụt
đã cứu con
2
Nắng mùa thu vàng óng.
Nắng mùa thu
vàng óng
3
Nhành lan ấy rất đẹp.
Nhành làn ấy
rất đẹp
4
Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả bài hát Tiến quân ca.
Nhạc sĩ Văn Cao
là tác giả bài hát Tiến quân ca
- GV nhấn mạnh: Cần chú ý vào những từ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên và những từ ngư nêu hoạt động, đặc điểm, giới thiệu, nhận xét. 
- HS lắng nghe. 
- GV cùng HS nhận xét, kết luận: Đây là hai thành phần chính của câu và thường không thể vắng mặt. 
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV gắn các nhóm đã có sẵn lên bảng. 
- HS nêu
- GV chia lớp thành 2 đội chơi và đội còn lại là trọng tài. Tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. 
- HS chơi trò chơi. 
- GV tuyên bố đội thắng và chốt kết quả. 
Ông Bụt: người
đã cứu con: hoạt động
Nắng mùa thu: hiện tượng tự nhiên
vàng óng: đặc điểm
Nhành lan ấy: vật
rất đẹp: đặc điểm
Nhạc sĩ Văn Cao: người
là tác giả bài hát Tiến quân ca: giới thiệu, nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- HS lắng nghe
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc
- GV phân tích mẫu. Hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi cho các câu còn lại. 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi, tự hỏi nhau về các câu còn lại. 
- HS lắng nghe. 
- HS thực hiện yêu cầu của GV. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ bài. 
- 1 – 2 nhóm chia sẻ. 
- GV kết luận: Muốn xác định được thành phần thứ nhất của câu, ta đặt được những câu hỏi nào? Tương tư ở thành phần thứ hai. 
- YC HS đọc ghi nhớ. 
Bài 4:
- YC HS đọc đề bài. 
- YC HS làm bài cá nhân vào vở. 
- GV chữa một số bài HS. 
- GV chốt đáp án. 
- HS suy nghĩ trả lời. 
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài. 
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV YC HS đặt câu tả mẹ của em sau đó xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu vừa đặt. 
- 2-3 HS trả lời
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
_____________________________________
Tiếng Việt
Viết: VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT NGƯỜI
GẦN GŨI, THÂN THIẾT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Viết được đoạn văn nêu tính cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết. 
- Biết yêu thương những người xung quanh. Có ý thức sống tốt hơn, nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống. 
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV YC HS nói 1 câu giới thiệu về một nguồi gần gũi, thân thiết với bản thân. 
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài.
- 2-3 HS trả lời
2. Luyện tập, thực hành:
- YC HS đọc đề bài. 
- YC HS nhắc lại bố cục của một đoạn văn. 
- Hướng dẫn HS nhắc lại những nội dung đã thảo luận ở bài 2. 
- YC HS viết bài vào vở. 
- YC HS đổi chéo vở soát lỗi. 
- GV mời HS đọc một số bài trước lớp để cùng thảo luận và nhận xét.
- HS đọc.
- 2 HS trả lời. 
- HS chia sẻ.
- HS thực hiện yêu cầu. 
- HS thảo luận chia sẻ. 
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV yêu cầu nếu suy nghĩ về nhân vật ông họa sĩ trong câu chuyện “Ông Bụt đã đến”
- HS lắng nghe, thực hiện
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
______________________________________
Tiếng Việt
Đọc: QUẢ NGỌT CUỐI MÙA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Qủa ngọt cuối mùa,biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ với người bà của mình. 
- Hiểu được tác giả muốn nói qua bài thơ: Bài thơ thể hiện hình ảnh một người bà rất đỗi bình dị, hết lòng vì con, vì cháu. Đồng thời, bài thơ cũng là tiếng lòng, là sự yêu thương, trân trọng của tác giả đối với người bà của mình. 
- Bồi dưỡng tình yêu thương với người thân trong gia đình, với người xung quanh. 
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS đọc một số câu thơ về tình cảm gia đình mà em biết. 
- HS đọc. 
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn? (3 đoạn: Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu; đoạn 2: 4 dòng thơ tiếp theo; đoạn 3 phần còn lại).
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó (trảy, bể lo sương táp, tóc sương da mổi,....). 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc ở những dòng thơ cuối. Chú ý giọng đọc bài thơ tha thiết, hơi trầm, sâu lắng, đầy cẩm xúc. 
- HS đọc
- HS chia sẻ. 
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 3.
- Yêu cầu 1 đến 2 nhóm đọc trước lớp. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- HS luyện đọc
- HS đọc. HS khác nhận xét bạn đọc.
- HS lắng nghe.
b. Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc câu hỏi cuối bài 
- YC HS thảo luận nhóm 4 và chia sẻ câu trả lời theo từng yêu cầu của GV. 
? Tìm những chi tiết thể hiện tình yêu thương của và dành cho con cháu. 
? Tìm nghĩa của mỗi cụm từ sau: 
rét cứ như dao
nom Đoài ngắm Đông
tóc sương da mổi
Trông bên tây, ngó bên đông, quan sát kĩ khắp nơi
Tóc đã bạc, da đã xuất hiện những chấm đồi mồi(nói về sự già đi của con người)
Rất rét, rét như cứa vào da thịt
? Người cháu thương bà vì điều gì? 
? Hai câu thơ: Bà như quả ngọt chín rồi/ Càng thêm tuổi mới càng tươi lòng vàng ý nói gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em
A. Bà được ví như quả ngọt mà cuộc đời dành cho con cháu.
B. Tình ảm của bà giống như trái chín, càng thêm thời gian thì càng thêm ngọt ngào.
C. Tuổi của bà càng cao thì tình yêu thương của bà càng lớn. 
- HS đọc các nhiệm vụ cuối bài. 
- HS thảo luận, chia sẻ
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời. 
- Yêu cầu HS từ các câu hỏi trên cho biết bài đọc muốn nói với em điều gì?
- HS trả lời. 
- GV kết luận, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành: 
* Học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ. 
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu 2 – 3 HS đọc nối tiếp bài thơ. 
- YC HS tự học thược lòng trong 5 phút. 
- YC HS 2 – 3 HS đọc các khổ thơ đã thuộc. 
- HS thực hiện.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
* Luyện tập theo văn bản đọc
- YC HS đọc 2 nhiệm vụ 
- YC HS làm bài cá nhân vào phiếu học tập
- Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời. 
- GV chốt câu trả lời
Câu 1: Từ cùng nghĩa với từ “trông” là: nom, ngắm.
Câu 2: Các từ có nghĩa giống từ “trông”: nhìn, xem, ngắm,...
- HS đọc.
- HS thực hiện theo YC của GV. 
- HS chia sẻ. 
- HS lắng nghe. 
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- YC HS kể lại một câu chuyện nói về tình cảm bà cháu. 
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiếng Việt
Viết: TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Tìm được ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong tác phẩm văn học mà em đã đọc, đã nghe. 
- Biết chỉnh sửa từ ngữ, đoạn văn cho hay hơn.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu trúc cua đoạn văn. 
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài.
- 2-3 HS đọc và trả lời
2. Luyện tập, thực hành:
- GV cho HS viết thư dựa vào gợi ý, tìm ý cho 3 phần của đoạn văn. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
- HS viết bài vào vở.
- Yêu cầu HS tự soát lỗi theo hướng dẫn trong sách giáo khoa.
- GV yêu cầu 1-2 HS đọc đoạn văn của mình. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét lỗi của cả lớp.
- GV nhận xét bài một vài HS, sửa lỗi, tuyên dương HS. HS khác tự sửa lỗi tương tự
- HS soát lỗi và sửa lỗi.
- HS trình bày, nhận xét.
- HS lắng nghe
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu chia sẻ với người thân về đoạn văn mà em đã viết.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Đọc mở rộng
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Tìm đọc được những câu chuyện kể về tình yêu thương giữa con người với con người hoặc giữa con người với loài vật. 
- Viết được phiếu đọc sách theo mẫu.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu đọc sách
- HS: Các câu chuyện sưu tầm có nội dung về tình yêu thương. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
2. Luyện tập, thực hành:
- GV giải thích cho HS hiểu: tình yêu thương là gì? (Đó chính là sự sẻ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Có tình yêu thươn giữa con người với con người, có tình yêu thương giữa con người với loài vật). 
- HS lắng nghe
- Tổ chức cho HS đọc và chia sẻ sách báo đã sưu tầm.
- HS đọc
- Phát phiếu đọc sách và yêu cầu HS viết phiếu
- HS viết phiếu
- Thảo luận nhóm 4: chia sẻ với bạn về những câu chuyện về nội dung và những điều xúc động ở câu chuyện đã đọc. 
- HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp
- GV động viên, khen ngợi HS
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Em hãy chia sẻ với người thân về một câu chuyện trong hoạt động Đọc mở rộng mà em thấy ấn tượng. 
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_20.docx