Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Năm học 2023-2024 - Võ Ngọc Thọ

HĐTN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thứcSau tuần học này, HS sẽ: Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Sáng tạo những mảnh ghép diệu kì.

- Thể hiện niềm tự hào của bản thân trước lớp.

3. Phẩm chất

- Tự tin, trách nhiệm: tự tin thể hiện niềm tự hào của bản thân, có ý thức tự giác; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Viết thư cho tương lai

 

doc 50 trang Khánh Đăng 28/12/2023 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Năm học 2023-2024 - Võ Ngọc Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Năm học 2023-2024 - Võ Ngọc Thọ

Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Năm học 2023-2024 - Võ Ngọc Thọ
TUẦN 5: Ngày soạn: 01/10/2023
 Ngày giảng: Thứ Hai 02/10/2023
HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thứcSau tuần học này, HS sẽ: Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng: 
Sáng tạo những mảnh ghép diệu kì.
Thể hiện niềm tự hào của bản thân trước lớp. 
3. Phẩm chất
Tự tin, trách nhiệm: tự tin thể hiện niềm tự hào của bản thân, có ý thức tự giác; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nhóm. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Viết thư cho tương lai
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
b. Cách tiến hành
- GV Tổng phụ trách Đội giới thiệu cuộc thi Viết thư cho tương lai gồm nội dung chính sau: 
+ Nêu mục đích tổ chức, ý nghĩa, phổ biến nội dung, hình thức tổ chức của cuộc thi Viết cho tương lai. 
+ Nội dung: Mỗi HS sẽ viết một bức thư gửi cho chính mình ở một thời điểm trong tương lai
+ GV hướng dẫn cụ thể như sau:
- HS suy nghĩ về ước mơ của bản thân ở một thời điểm trong tương lai.
- Viết một bức thư cho bản thân trong tương lai chia sẻ về những đặc điểm, việc làm đáng tự hào của mình và những ước mơ mong muốn đạt được. 
- HS lắng nghe và tham gia theo sự hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe hướng dẫn viết thư. 
- HS suy nghĩ về ước mơ của bản thân ở một thời điểm trong tương lai. 
- HS viết một bức thư theo yêu cầu. 
Tiếng Việt
Đọc: BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Bầu trời trong quả trứng.
- Biết đọc nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật chú gà con. 
- Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể chuyện của chú gà con 
gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể, nhận xét được đặc điểm, sự thay đổi của cuộc sống cùng những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ứng với sự thay đổi của không gian và thời gian. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua bài thơ theo cảm nhận của mình .
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước,nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Trao đổi với bạn những điều em biết về những con vật mà em yêu thích,
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (Một mà trời đất đã lâu/ Đólà một màu nâu,...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của nhân vật lúc còn ở trong quả trứng(vào những từ ngữ lặp lại) và lúc nhìn thấy bầu trời xanh...
- HS đọc
- Bài chia làm 2 đoạn, 
Doạn 1: Từ đầu đến Cứ việc mà yên nghỉ
Đoạn 2: Còn lại
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: Gà con kể với các bạn thế nào về bầu trời trong quả trứng? 
- HS thảo luận theo cặp và trả lời 
- GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK và giới thiệu( Có thể dùng vật thật cho gần gũi với HS)
- HS chỉ tranh và giới thiệu
+ Lúc còn ở trong quả trứng
+ Lúc bước ra thế giới bên ngoài.
- Gà con thấy bầu trời và cuộc sống bên ngoài khác với bầu trời và cuộc sống bên trong quả trứng ?
- HS thảo luận và chia sẻ
- Theo em, gà con thích cuộc sống nào hơn?
- HS trả lời
-Đóng vai gà con, kể tiếp những vui buồn của mình từ ngày sống dưới bầu trời xanh theo tưởng tượng của em.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày
- GV kết luận, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- Sưu tầm tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc.
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Củng cố sử dụng đơn vị đo góc.
- Củng cố nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.
- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến đơn vị đo góc và nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác, năng lực sử dụng công cụ toán học, năng lực thẩm mĩ.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu bài tập, ê-ke lớn.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
+ Lên bảng thực hiện thao tác đo và kiểm tra 1 số góc?
- HS lên bảng thực hiện và trả lời.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
+ Bài yêu cầu gì?
- HS nêu
- GV yêu cầu HS làm cá nhân sau đó thảo luận nhóm đôi. 
- HS các nhóm đại diện nêu miệng.
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung
+ Nêu kết quả đo em vừa thực hiện được?
+ Trong các góc em vừa đo, góc bẹt có số đo bao nhiêu độ?
+ Góc nhọn có số đo bao nhiêu độ?
+ Số đo góc tù là bao nhiêu độ?
- HS trả lời. (quan sát hình)
- GV nhận xét, chốt KT: Góc nhọn có số đo góc nhỏ hơn 90o, góc vuông có số đo góc bằng 90o, góc tù có số đo góc lớn hơn 90o và góc bẹt có số đo góc bằng 180o.
- HS lắng nghe
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
? Bài yêu cầu làm gì?
- HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm cá nhân sau đó tìm cặp góc bằng nhau trong số các góc vừa đo, thảo luận, kiểm tra trong nhóm 2
- HS thực hiện.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- HS nêu.
+ Vì sao em cho rằng góc phần c có số đo góc bằng với góc phần d?
- HS giải thích cách làm
+ Ngoài các góc bài hỏi, em còn tìm được góc nào khác cũng có số đo bằng nhau không?
- HS nêu
- GV chốt đáp án (đưa lên màn hình PP)
- HS quan sát, lắng nghe.
- GV khen ngợi HS.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
+ Bài cho biết gì và yêu cầu làm gì?
- HS nêu yêu cầu
- Y/c HS làm phiếu sau đó thảo luận nhóm 4.
- HS thực hiện.
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- HS nêu (tương tự như bài 2)
+ Tìm số đo góc đỉnh O, cạnh OM, OP trong đáp án vừa tìm được?
- HS nêu
+ Bài tập củng cố và cho em biết thêm điều gì?
- HS nêu
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS
- HS lắng nghe
Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
+ Bài yêu cầu gì?
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận nhóm 4.
- HS thực hiện.
- Yêu cầu HS nêu theo trò chơi Bắn tên
- HS nêu: góc bẳng, góc ghế, góc vở, hoa văn trên vải, cánh quạt, miếng bánh, niếng dưa hấu,...
- Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nhóm khác nhận xét
 GV củng cố cách nhận diện góc trong thực tế
- HS lắng nghe 
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS
3. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Bài học hôm nay củng cố cho em kiến thứuc gì?
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
Khoa học 
BÀI 5: VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Q/s và làm thí nghiệm để: Giải thích được vai trò của không khí đối với sự cháy.
- Trình bày được vai trò và ứng dụng tính chất của không khí đối với sự sống.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, dụng cụ để HS làm các thí nghiệm ở hình 1 SGK, tranh ảnh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Làm thế nào để tắt ngọn nến đang cháy mà không cần thổi?
- GV chốt: Ta chỉ cần lấy 1 chiếc lọ nhỏ úp vào ngọn nến.
- HS suy ngẫm trả lời.
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Vai trò của không khí đối với sự cháy:
- GV cho HS quan sát hình 1 SGK để đưa ra dự đoán, sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán, qua đó hình thành kiến thức về vai trò của không khí với sự cháy.
- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động nhóm.
- GV yêu cầu nhóm HS quan sát hình 1 và đưa ra dự đoán về thời gian tắt của ba ngọn nến trên bảng nhóm.
- GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi chép kết quả, thảo luận và giải thích kết quả vào bảng nhóm.
- GV cho các nhóm trình bày kết quả và nhân xét chéo nhau.
- GV chốt: Ngọn nến ở hình 1b tắt nhanh nhất, sau đó đến ngọn nến ở hình 1c và cuối cùng là ngọn nến ở hình 1a. Nguyên nhân là do lượng không khí ở hình 1b ít nhất, sau đó đến hình 1c, còn nến ở hình 1a luôn có không khí xung quanh nên chỉ tắt khi hết nến.
Vậy: không khí có vai trò duy trì sự cháy.
HĐ 2: Vai trò của không khí đối với sự sống 
- GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm đơn giản như hình 2, quan sát các hình 3,4 SGK trả lời các câu hỏi để HS dần chiếm lĩnh kiến thức về vai trò của không khí đối với sự sống.
 HĐ 2.1: GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi. Yêu cầu HS làm theo hướng dẫn, trả lời các câu hỏi và trao đổi kết quả với bạn.
- GV nhận xét, chốt: Để tay trước mũi, ngậm miệng lại rồi hít vào thở ra sẽ thấy có luồng gió nhẹ từ mũi thổi vào tay. Lấy tay bịt mũi, ngậm miệng lại sẽ thấy khó thở và khó chịu. Vậy không khí có vai trò duy trì sự sống của con người.
HĐ 2.2: GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động nhóm 4, quan sát hình 3, thảo luận và trả lười câu hỏi vào phiếu nhóm.
- GV cho 1-2 nhóm trả lời câu hỏi và nhận xét chéo nhau.
- GV nhận xét phần trình bày các nhóm và chốt kiến thức: Không khí có vai trò duy trì sự sống cho cả động vật và thực vật.
- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS quan sát và dự đoán
- HS thực hành
- HS trình bày
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thảo luận cặp đôi, trình bày
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4 và thực hiện nhiệm vụ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Không khí có vai trò như nào đối với sự cháy, và không khí có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người và động vật?
- Nếu đi khi đêm, chúng ta ngủ trong 1 phòng đóng kín cửa, không có khe hở thì các em đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
Chiều:
Tiếng Việt
Viết: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được một bài văn thuật lại một sự việc( cấu tạo của bài văn cách thuật lại các hoạt động theo trình tự,).
- Biết thể hiện sự đồng cảm với niềm vui của những người xung quanh, thân thiện với bạn bè qua cách chuyện trò.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS đọc báo cáo thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Nội dung báo cáo của bạn nêu về vấn đề gì?
+ Em thấy cách dùng từ của bạn đã hợp lí chưa?
+ Em có muốn thay đổi hoặc điều chỉnh gì giúp bạn không?
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài.
- 2-3 HS đọc và trả lời
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1 ... 
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
Tiếng Việt
Viết: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC (2 TIẾT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Lập được dàn y cho bài văn thuật lại một sự việc theo đúng yêu cầu của kiểu bài.
- Biết chia sẻ hiểu biết của mình với người than và bạn bè xung quanh.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Bài văn thuật lại sự việc có mấy phần? Đó là những phần nào?
- Có thể thuật lại sự việc theo trình tự nào?
- HS lắng nghe
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu của đề
- Nêu hoạt động trải nghiệm mà mình muốn thuật lại.
- Sắp xếp các việc đã làm theo trình tự hợp lí.
- HS đọc đề
- Thảo luận theo cặp, chia sẻ trước lớp.
Bài 2:
- Dựa vào nội dung đã chuẩn bị, lập dàn y theo hướng dẫn
- Thảo luận nhóm 4
- GV tổ chức cho HS chia sẻ bài sau khi hoàn thiện.
- HS chia sẻ
- Cùng góp y cho bạn về cách mở bài, kết bài, trình tự thuật việc.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tự hoàn thiện dàn y cho một hoạt động trải nghiệm của nhóm mình
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học
Chiều:
Toán 
Tiết 24: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
HS nhận biết, đọc và viết số tròn chục triệu, trăm triệu. HS nhận biết được lớp triệu và các hàng tương úng.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
* Khởi động: 
- HS hát và vận động theo nhạc
- GV giới thiệu bài - ghi tên bài
2. Khám phá và hình thành kiến thức:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh phần khám phá, nêu dân số của Hy Lạp và Việt Nam năm 2022.
- HS thảo luận nhóm đôi, đại diện chia sẻ.
+ Năm 2022, dân số của Hy Lạp là khoảng mười triệu người và dân số của Việt Nam là khoảng một trăm triệu người.
- Em hiểu “Mười triệu”, “một trăm triệu” có nghĩa là gì?
- HS nêu theo ý hiểu của mình.
- GV nhận xét, tổng kết bằng cách dẫn về số đã biết: Mười lần một triệu thì chúng ta có mười triệu. Mười lẩn mười triệu như vậy chúng ta sẽ có một trăm triệu (hoặc một trăm lần một triệu như vậy thi chúng ta có một trăm triệu).
- HS theo dõi
- GV giới thiệu cách viểt số 10 000 000 và 100 000 000 và cách đọc.
+ Mười triệu hay Một chục triệu viết là 10 000 000
+ Một trăm triệu viết là 100 000 000
- HS đọc lại
- GV đưa ra một số các số tròn chục triệu, trăm triệu để HS đọc. (VD: 30 000 000, 40 000 000, 500 000 000, 14 000 000, 743 000 000,...)
- HS đọc
* GV giới thiệu vể lớp triệu và các hàng tương ứng 
- GV cho HS quan sát mô hình đơn giản như trong phần khám phá và hỏi: số đã cho gổm mấy triệu, chục triệu, trăm triệu? 
- HS nêu
- GV giới thiệu tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu 
- Kết luận về lớp triệu.
- HS theo dõi.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ số có 9 chữ số và nêu lại tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu
- HS viết ví dụ số có 9 chữ số ra nháp và nêu lại tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu 
3. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc và nêu yêu cầu: Đọc giá tiền các đồ vật trong hình
- GV yêu cầu HS ghi cách đọc vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp.
- Em hãy nêu nhận xét về giá tiền các đồ vật trong hình
 -  là các số tròn triệu, chục triệu, trăm triệu
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Hãy đọc và nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc và nêu: Điền số còn thiếu theo các bậc thứ tự.
- GV yêu cầu HS viết hai dãy số tương ứng vào vở. (Ví dụ: 1 000 000,2 000 000,3 000 000,...)
- GV soi bài, cho HS nhận xét, chia sẻ
- HS thực hiện viết vào vở .
- HS nhận xét, chia sẻ
- Em hãy nêu nhận xét về các số em vừa ghi
-  là các số tròn triệu và các số tròn trăm triệu
- GV khen ngợi HS.
Bài 3: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- Xác định chữ số 2 ở mỗi số thuộc hàng nào? lớp nào?
- GV yêu cầu HS làm vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Em xem thông tin trên mạng về giá tiền của một số loại ti vi, xe máy, ô tô và đọc số tiền đó.
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học.
ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN (4 tiết) 
(TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
+ Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
+ Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
+ Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
+ Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.
* Năng lực chung: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện 
cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
* Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, biết yeu thương, cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn trong cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: máy tính, ti vi, bài hát Bầu và bí
- HS: sgk, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Mở đầu
− GV cho HS nghe/hát/xem video bài hát “Bầu và bí” và trả lời câu hỏi: 
+ Bài hát nhắn nhủ chúng ta điều gì?
(giữ vững truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau)
− GV mời một vài HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung. 
− GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài 
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe cô giáo giảng
2. Hình thành kiên thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
- GV yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh mục a trong sgk theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 
+ Những người trong tranh gặp phải khó khăn gì?
+ Em còn biết những hoàn cảnh khó khăn nào khác?
- HS thực hiện
- GV tổ chức cho HS chia sẻ 
- HS chia sẻ nội dung đã thảo luận
Tranh 1
Khó khăn về thị lực
Tranh 2
Khó khăn về sức khoẻ
Tranh 3
Khó khăn về điều kiện kinh tế
Tranh 4
Khó khăn về hoàn cảnh sống, bị lũ lụt cuốn trôi, làm ướt, hỏng sách vở
- GV nhận xét, kết luận: Trong xã hội còn nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn khác do dịch bệnh, cháy nổ, già yếu
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân nêu những biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong 6 bức tranh mục b trong sgk 
- HS thực hiện
- GV tổ chức cho HS chia sẻ 
- HS chia sẻ 
Tranh 1: nấu cơm từ thiện
Tranh 4: lau dọn nhà cửa giúp người neo đơn.
Tranh 2: là nhà tình nghĩa
Tranh 5: ủng hộ vùng lũ
Tranh 3: giúp đỡ bạn khuyết tật
Tranh 6: động viên khi bạn gặp chuyện buồn
- GV nhận xét, kết luận và hỏi: Em còn biết những việc làm nào khác thể hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn?
- GV tổ chức cho HS chia sẻ.
(trò chuyện, gửi thư động viên/ dạy học cho trẻ vô gia cư/ tạo quỹ từ thiện giúp đỡ bạn nghèo/.)
- HS chia sẻ 
- GV nhận xét, kết luận và tuyên dương.
3. Vận dụng, trải nghiệm
- GV yêu cầu HS về nhà tìm câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, nói về hoàn cảnh khó khăn và trao đổi lại cùng với người thân.
- HS thực hiện
Ngày soạn: 05/10/2023
 Ngày giảng: Thứ sáu 06/10/2023
Tiếng Việt
Viết: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Lập được dàn y cho bài văn thuật lại một sự việc theo đúng yêu cầu của kiểu bài.
- Biết chia sẻ hiểu biết của mình với người than và bạn bè xung quanh.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Bài văn thuật lại sự việc có mấy phần? Đó là những phần nào?
- Có thể thuật lại sự việc theo trình tự nào?
- HS lắng nghe
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu của đề
- Nêu hoạt động trải nghiệm mà mình muốn thuật lại.
- Sắp xếp các việc đã làm theo trình tự hợp lí.
- HS đọc đề
- Thảo luận theo cặp, chia sẻ trước lớp.
Bài 2:
- Dựa vào nội dung đã chuẩn bị, lập dàn y theo hướng dẫn
- Thảo luận nhóm 4
- GV tổ chức cho HS chia sẻ bài sau khi hoàn thiện.
- HS chia sẻ
- Cùng góp y cho bạn về cách mở bài, kết bài, trình tự thuật việc.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tự hoàn thiện dàn y cho một hoạt động trải nghiệm của nhóm mình
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học
Tiếng Việt
Nói và nghe: TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
- Nói được trước nhóm, trước lớp về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, nội dung buổi trải nghiệm cụ thể
- HS: dàn y của tiết học trước, tranh ảnh có liên quan..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Hát: Trờ nắng, trời mưa
2. Luyện tập, thực hành:
- Thảo luận nhóm thuật lại hoạt động trải nghiệm đã chuẩn bị.
- Thảo luận nhóm 4: chia sẻ với bạn về những suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.
- HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp
- GV động viên, khen ngợi HS
* Trao đổi, góp y theo nội dung SGK 
- HS thực hiện
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Em hãy chia sẻ với người thân về những trải nghiệm của các bạn ở lớp đã chia sẻ.
- Tìm đọc những bài thơ, bài văn viết về những trải nghiệm trong cuộc sống.
- HS thực hiện
HĐTN:
Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Trò chơi chuyến xe kì thú
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần
- GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 1 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 2.
- GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt.
Hoạt động 2: Trò chơi chuyến xe kì thú. 
- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm:
+ GV chia lớp thành các nhóm.
+ GV chuẩn bị cho mỗi nhóm: xúc xắc, các quân chơi và sơ đồ chơi trong SGK tr.18
+ GV giới thiệu cho HS trò chơi Chuyến xe kì thú và phổ biến luật chơi: 
- Từng bạn trong nhóm gieo xúc xắc và di chuyển số ô bằng số chấm trên xúc xắc.
- Thực hiện yêu cầu trên ô tương ứng bằng hành động hoặc mô tả cụ thể.
- Người về đích đầu tiên là người thắng cuộc. 
- GV hướng dẫn làm việc cả lớp: 
+ GV tổ chức các nhóm cùng chơi Chuyến xe kì thú.
+ GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia trò chơi. 
- GV kết luận: Chúng ta đã thực hiện xong trò chơi Chuyến xe kì thú. Trò chơi giúp chúng ta có cơ hội và mạnh dạn thể hiện đặc điểm tự hào của bản thân. 
Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối
- GV dặn dò HS viết bức thư tham gia cuộc thi Viết thư cho tương lai. 
- HS chú ý lắng nghe
- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn có ý thức tốt, động viên những bạn còn kém.
- HS hoạt động theo nhóm.
- HS về nhóm theo hướng dẫn.
- HS nhận dụng cụ từ GV.
- HS lắng nghe. 
- HS tham gia chơi trò chơi. 
- HS chia sẻ về cảm xúc của bản thân.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_5.doc