Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 4 - Năm học 2023-2024

Hoạt động trải nghiệm

Tiết 4: Văn nghệ theo chủ đề “Em lớn lên cùng mái trường mến yêu”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; giữ gìn vệ sinh lớp học.

- Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

- Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ, ; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; phiếu đánh giá.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Múa hát tập thể theo chủ đề “ Em và trường tiểu học thân yêu”

 

docx 45 trang Khánh Đăng 28/12/2023 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 4 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 4 - Năm học 2023-2024

Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 4 - Năm học 2023-2024
TUẦN 4
Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 4: Văn nghệ theo chủ đề “Em lớn lên cùng mái trường mến yêu”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; giữ gìn vệ sinh lớp học.
- Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
- Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ,; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; phiếu đánh giá.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Múa hát tập thể theo chủ đề “ Em và trường tiểu học thân yêu”
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS tham gia văn nghệ theo chủ đề “ Em và trường tiểu học thân yêu’.
- Trước khi HS ra sân tham gia sinh hoạt dưới cờ, GV nhắc nhở HS có thái độ nghiêm túc, tập trung và luôn động viên các bạn khi có tiết mục biểu diễn bằng cách vỗ tay tán thưởng.
- GV cho đội văn nghệ của lớp chuẩn bị biểu diễn tiết mục văn nghệ chào mừng tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần.
- GV hỗ trợ HS trong quá trình di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong
- GV nhắc nhở những HS nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh.
- HS tham gia sinh hoạt dưới cờ.
- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.
- HS về chia sẻ với người thân về ấn tượng buổi diễn văn nghệ sinh hoạt chào cơ đầu tuần.
- Đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn.
- Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp cổ vũ nhiệt tình.
- HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
................................................................................................................................
_____________________________________
Toán 
 Tiết 16: Bài 10: LÀM TRÒN SỐ ĐẾN HÀNG TRĂM NGHÌN (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Thực hiện làm tròn được các số đến hàng trăm nghìn.
- Vận dụng được kiến thức làm tròn số đến hàng trăm nghìn vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV bài giảng điện tử
- HS: Bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp các tình huống em đã gặp hoặc chứng kiến trong thực tế về việc làm tròn số đến hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
Bài 3: Làm việc cá nhân
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
- GV mời cả lớp làm việc cá nhân trong bảng con hoặc trong phiếu bài tập.
Làm tròn giá bán các mặt hàng sau đến hàng trăm nghìn:
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
- Cả lớp làm việc cá nhân các bài tập theo yêu cầu:
Đồ vật
Giá bán
Làm tròn đến hàng trăm nghìn
Đôi dép
289 000 đồng
300 000 đồng
Máy tính bảng
3 634 000 đồng
3 600 000 đồng
Máy in
4 159 000 đồng
4 200 000 đồng
- GV mời HS nêu kết quả.
- GV mời một số HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: Làm việc nhóm 2
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 4.
- GV mời cả lớp làm việc nhóm 2, 2 bạn cùng nhau suy nghĩ, thảo luận và đưa ra câu trả lời (bằng bảng con hoặc giấy nháp) 
Khoảng cách từ Sao Hỏa đến Mặt Trời khoảng 214 261 742 km.
(Nguồn: https://solarsystem.nasa.gov)
Bạn Vân Anh nói rằng khoảng cách từ Sao Hỏa đến Mặt Trời khoảng 214 260 000 km. Vân Anh đã làm tròn đến hàng nào?
- GV mời các nhóm nêu kết quả và giải thích.
- GV mời một số nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu kết quả.
- Một số HS khác nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 4
- Cả lớp làm việc nhóm 2, 2 bạn cùng nhau suy nghĩ và đưa ra câu trả lời:
Làm tròn số 214 261 742 đến hàng chục nghìn ta được số 214 260 000. Như vậy, bạn Vân Anh đã làm tròn số đo khoảng cách từ Sao Hỏa đến Mặt Trời đến hàng chục nghìn.
- Các nhóm nêu kết quả và giải thích.
- Một số nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
3. Vận dụng trải nghiệm .
Bài 5: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 5.
- Mời cả lớp tham gia trò chơi theo nhóm 2 để dùng nhau trao đổi và thực hiện nội dung: Hai bạn lần lượt mỗi bạn viết một số bất kì, chẳng hạn: 3 082 015; rồi đố bạn còn lại làm tròn số đến hàng chục; hàng trăm; ...; hàng trăm nghìn.
- GV mời các nhóm trình bày theo hình thức “Ai nhanh, ai đúng”
- GV kiểm tra, đánh giá kết quả trò chơi. Tuyên dương các nhóm.
- GV hỏi: 
+ Qua bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
+ Làm tròn số giúp ích gì cho con người trong cuộc sống?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 5.
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi theo nhóm 2 để thực hiện nhiệm vụ.
+ Các nhóm tiến hành chơi.
- Các nhóm thi đua trình bày. Nhóm nào xong trước và đúng kết quả được xếp vị trí nhất, nhì, ba,...
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Một số học sinh trả lời:
+ Cách làm tròn số đến hàng trăm nghìn.
+ Nêu lợi ích.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
_______________________________________________
Tiếng Việt
Tiết 22: ĐỌC: NHỮNG BỨC CHÂN DUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài “Những bức chân dung”.
- Biết nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.
- Nhận biết được các nhân vật qua ngoại hình, hành động, lời nói của nhân vật; nhận biết các sự việc xảy ra.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ tiêu chuẩn nào vì điều đó sẽ tạo ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán.
- Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
- Chăm chỉ, yêu nước, tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Video minh hoạ các nhân vật trong bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Mở đầu:
- GV chiếu các nhân vật trong bài
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ từng nhân vật và tìm các đặc điểm (ngoại hình, hoạt động) của nhân vật đó. Sau đó thảo luận nhóm đôi: Đoán xem các nhân vật trong tranh có tên thân mật là gì?
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc: 
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Bài chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu....Thôi được
+ Đoạn 2: Còn lại
* Đọc nối tiếp đoạn
* Hướng dẫn đọc từng đoạn
Đoạn 1
- Đọc đúng: thực sự
- Ngắt câu: Hai bức chân dung.....nghệ thuật,/ bởi....tranh/....rất đẹp/ và ...thật.//
Đoạn 2
- Đọc đúng: nài nỉ, na ná, lúc đầu
- Ngắt câu: Màu Nước đã giải thích với các cô bé rằng/mỗi người....khác nhau,/ ....mắt to,/miệng nhỏ.../......cô bé/....ý mình.// Nhưng khi xếp....nhau,/ ..... nhận ra/....mình,/...rằng/...đúng.//
- Giải nghĩa từ: hao hao
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 2.
- Cho HS đọc toàn bài trước lớp.
b. Tìm hiểu bài: 
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi 1
 + Tìm câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh?
+ Em hiểu “chân dung” có nghĩa là gì?
+ Hoa Nhỏ đề nghị màu nước vẽ mình như thế nào?
- HS đọc
- HS trả lời
- Đọc nối đoạn theo dãy (1- 2 lần)
- H thảo luận nhóm 4 
- HS chia sẻ
- HS giải nghĩa
- HS đọc nhóm đôi.
- 2- 3HS đọc -> Nhận xét
- HS đọc thầm
- HS nêu theo ý hiểu
- Vẽ mắt to hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ hơn.
- HS thảo luận N2
- HS chia sẻ 
+ Thảo luận nhóm đôi TLCH: Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ có gì khác với cách vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh?
- Thảo luận nhóm 4 thực hiện câu hỏi 3 trong SGK.
- GV gợi ý các bước thảo luận:
+ Đọc kĩ đoạn văn “Từ hôm đó.....theo ý mình”
+ Đặt mình vào vị trí của Màu Nước, dựa vào những lời cậu đã nói để đưa ra lí lẽ thuyết phục các cô bé để cậu vẽ cho giống thật nhất.
+ Trao đổi các ý kiến trong nhóm và thống nhất.
+ Thảo luận nhóm 2: Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng?
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, tóm tắt mỗi sự việc trong câu chuyện Những bức chân dung bằng 1-3 câu
+ Sự việc đầu tiên: Màu Nước vẽ chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh.
+ Sự việc tiếp theo: Màu Nước vẽ chân dung cho Hoa Nhỏ và các cô bé khác.
+ Sự việc cuối cùng: Các cô bé ngắm bức chân dung khi chúng được đặt cạnh nhau.
* HSHTT:
+ Ai có thể tóm tắt lại các sự việc trong toàn câu chuyện?
+ Bài đọc cho em biết điều gì?
=> Chốt: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ tiêu chuẩn nào vì điều đó sẽ tạo ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán.
3. Luyện tập, thực hành: 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
->Chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh được vẽ một cách tự nhiên và đúng với thực tế nên rất chân thực còn chân dung Hoa Nhỏ được vẽ theo yêu cầu của cô bé (mắt to hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ hơn) nên người trong tranh chỉ hao hao giống cô bé.
- HS thảo luận nhóm 4 
+ Đại diện các nhóm trình bày 
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện trình bày
-> Khi thấy các bức tranh hoàn thành đều na ná nhau, thậm chí còn rất khó nhận ra mình trong tranh, các cô mới nhận ra Màu Nước nói đúng.
- HS đọc thầm toàn bài
- HS tóm tắt từng sự việc. 
- HS tóm tắt câu chuyện
- HS nêu
- 2-3HS nhắc lại
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài đọc, em có nhận xét gì về hình dáng của mỗi người xung quanh mình?
+ Nêu cảm nhận của em sau tiết học?
- HS trả lời.
- HS nêu
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY: 
...........................................................................................................................
Khoa học 
Tiết 7: Bài 4: KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? TÍNH CHẤT 
VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ (Tiết 1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện:
+ Không khí có xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
+ Xác định được một số tính chất của không khí: Không màu, không mùi, không vị, trong suốt; không khí có thể nén lại hoặc dãn ra.
- Vận dụng được tính chất nén lại và dãn ra của không khí trong thực tế.
- Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
- Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: dụng cụ làm thí nghiệm ở hình 1, 2, 3, 4 SGK, bảng nhóm.
- HS: bút dạ, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Ngoài thức ăn, nước uống con người cần không khí để duy trì sự sống. Vậy không khí có ở đâu? 
- HS suy ngẫm trả lời.
- HS suy ngẫm.
+ Không khí có ở quanh chúng ta.
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Không khí có ở đâu?
*Thí nghiệm 1: 
- GV tổ chức HS thực hành TN theo nhóm.
- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 4.
- Yêu cầu HS các nhóm thực hiện.
+ Cầm túi ni – lông, mở to miệng túi và đi nhanh trong lớp hoặc ngoài hành lang giống như bạn ở trong hình. Khi túi phồng lên buộc chặt miệng túi lại.
+ Cho túi vào chậu nước, dùng tăm chọc thủng một lỗ rồi bóp nhẹ túi như hình 1b. Quan sát hiện tượng xảy ra.
- HS quan sát, trả ... bảng con hoặc giấy nháp) 
a) Đọc các số sau:
651
5064
800 310
9 106 783
573 811 000
- GV nhận xét, tuyên dương.
b) Viết các số sau:
+ Hai mươi tư nghìn năm trăm mười sáu,
+ Ba trăm linh bảy nghìn bốn trăm hai mươi mốt,
+ Một triệu hai trăm năm mươi nghìn không trăm mười bảy,
+ Mười lăm triệu không trăm bốn mươi nghìn sáu trăm linh tám.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1
- Cả lớp làm việc chung cùng nhau suy nghĩ và đưa ra câu trả lời:
a) Đọc số
+ Sáu trăm năm mươi mốt.
+ Năm nghìn không trăm sáu mươi tư.
+ Tám trăm nghìn ba trăm mười.
+ Chín triệu một trăm linh sáu nghìn bảy trăm tám mươi ba.
+ Năm trăm bảy mươi ba triệu tám trăm mười một nghìn.
- Cả lớp tiếp tục làm việc chung và trả lời câu hỏi:
+ 24 516
+ 307 421
+ 1 250 017
+ 15 040 608
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Bài 2: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu:
Mẫu: 10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7
- GV mời cả lớp làm việc cá nhân, suy nghĩ, thảo luận và đưa ra câu trả lời:
Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu):
265 175; 1 050 694; 
321 126; 57 605
- GV mời HS nêu kết quả.
- GV mời một số HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2
- HS quan sát mẫu.
- Cả lớp làm việc cá nhân, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời:
* 265 175 = 200 000 + 60 000 + 
5 000 + 100 + 70 + 5
* 1 050 694 = 1 000 000 + 50 000
+ 600 + 90 + 4
* 321 126 = 300 000 + 20 000 + 
1 000 + 100 + 20 + 6
* 57 605 = 50 00 +7 000 + 600 + 5
- HS nêu kết quả.
- Một số HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Bài 3: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
- GV mời cả lớp làm việc nhóm 4, cùng nhau suy nghĩ, thảo luận và đưa ra câu trả lời:
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
99
1270
8010
2068
14050
- GV mời các nhóm nêu kết quả.
- GV mời một số nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3
- Cả lớp làm việc nhóm 4, cùng nhau suy nghĩ và đưa ra câu trả lời:
VD: 
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
98
99
100
1 269
1270
1271
8009
8010
8011
2067
2068
2069
14049
14050
14051
- Các nhóm nêu kết quả.
- Một số nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Bài 4: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 4.
- GV mời cả lớp làm việc nhóm 4, cùng nhau suy nghĩ, thảo luận và đưa ra câu trả lời:
- GV mời các nhóm nêu kết quả.
- GV mời một số nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3
- Cả lớp làm việc nhóm 4, cùng nhau suy nghĩ và đưa ra câu trả lời:
+ Khoảng cách từ các hành tinh trên đến Mặt Trời theo thứ tự từ gần nhất đến xa nhất là:
- Các nhóm nêu kết quả.
- Một số nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng, trải nghiệm .
- GV mời cả lớp tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” theo nhóm 2 để cùng nhau trao đổi và thực hiện nội dung: Hai bạn lần lượt mỗi bạn viết một số bất kì có từ hai chữ số trở lên rồi đố bạn đọc đúng số đó, nêu số liền trước, số liền sau của số đó.
- GV mời các nhóm trình bày theo hình thức “Ai nhanh, ai đúng”
- GV kiểm tra, đánh giá kết quả trò chơi. 
- Tuyên dương các nhóm.
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi theo nhóm 2 để thực hiện nhiệm vụ.
+ Các nhóm tiến hành chơi.
- Các nhóm thi đua trình bày. Nhóm nào xong trước và đúng kết quả được xếp vị trí nhất, nhì, ba,...
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
_______________________________________________
Tiếng Việt
Tiết 28: ĐỌC MỞ RỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tìm đọc được những câu chuyện có nhân vật mang điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách.
- Viết được phiếu đọc sách theo mẫu.
- Năng năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: máy tính, ti vi, phiếu đọc sách
- HS: sách, báo sưu tầm có câu chuyện có nhân vật mang đặc điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động:
- Hát
2. Luyện tập, thực hành
- Tổ chức cho HS đọc và chia sẻ câu chuyện đã sưu tầm.
- HS đọc
- Phát phiếu đọc sách và yêu cầu HS viết phiếu
- HS viết phiếu
- Soi phiếu đọc sách, nhận xét
- Thảo luận nhóm 4: chia sẻ với bạn những điều thú vị về câu chuyện mà em đã đọc.
- HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp
- GV động viên, khen ngợi HS
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Em hãy tìm trong từ điển thành ngữ một số thành ngữ nói về con người. Trao đổi với người thân về nghĩa của những thành ngữ đó và ghi vào sổ tay.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY: 
.................................................................................................................................
_____________________________________________
Tiếng Việt TC
Tiết 4: ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Dựa vào gợi ý, biết viết dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm.
- Hình thành và phát triển kĩ năng viết câu chủ đề đoạn, bài văn và dùng từ một cách hợp lí.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: các hình ảnh minh hoạ
2. Học sinh: bút, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động 
- GV tổ chức cho Hs hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1: GV giao cho HS làm bài.
- Gv lệnh: đọc, tìm,viết lại những câu chủ đề
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
Hoạt động 2: Chữa bài:
- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:
- GV mời HS đọc yêu cầu bài 1.
Đề bài: Đóng vai tổ trưởng, viết báo cáo nề nếp và kết quả học tập của tổ em trong giờ sinh hoạt lớp cuối tháng
Gợi ý: - Về kết quả học tập trong 4 tuần học: Kết quả qua đánh giá bài của cô giáo
- Về nề nếp kỉ luật vệ sinh Tốt – Đạt - Chưa đạt (số bạn ở từng mức) 
- Về hoạt động ngoài giờ: Tốt – Đạt – Chưa đạt (cụ thể số bạn ở từng mức)
- Về trang phục. Tốt - Đạt – Chưa đạt (cụ thể số bạn ở từng mức)
– Về tinh thần chuẩn bị bài: Tốt – Đạt – Chưa đạt (cụ thể số bạn ở từng mức) 
- Về tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm: Tốt – Đạt – Chưa đạt (cụ thể số bạn ở từng mức)
– Về tinh thần trách nhiệm trong công việc Tốt – Đạt - Chưa đạt (cụ thể số bạn ở từng mức)
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4
- Mời HS đọc bài làm
- Mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1
- HS thảo luận nhóm 4
- HS đọc bài làm
3. Vận dụng
H: Em biết được gì qua bài học?
è GV hệ thống bài:
- Nắm được cách viết dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm. 
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
________________________________________
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 4: Tham gia hoạt động tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đánh giá hoạt động.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Tham gia tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tự lực và tích cực thực hiện, tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Nội dung trò chơi hái hoa
- HS: bút, phiếu đánh giá
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Tái hiện và chia sẻ:
a. Sơ kết tuần 4:
- Từng tổ báo cáo 
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 3.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe 
b. Phương hướng tuần 5
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
2. Sinh hoạt theo chủ điểm: Tham gia hoạt động tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
1. Chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- GV tổ chức cho HS chơi theo đội (khoảng 4 đội). 
- Thành viên của mỗi đội chơi hái các bông hoa ghi câu hỏi yêu cầu trên cây hoa dân chủ. 
-  Các đội lần lượt bốc thăm, trả lời câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu trong bông hoa cho tới khi trò chơi kết thúc. 
-  Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Đội có điểm số cao nhất sẽ giành chiến thắng và nhận được phần quà ý nghĩa. 
- Gợi ý các câu hỏi:
+ Lời hứa của đội viên khi được kết nạp vào Đội là gì?
+ Độ tuổi đủ điều kiện kết nạp đội viên vào Đội TNTP Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
+ Có bao nhiêu đội viên trở lên được thành lập một chi đội?
+ Các biểu trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh bao gồm những gì?
+ Tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” có từ năm nào?
+ Người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh là ai?
- Ngồi theo vị trí của đội chơi và lắng nghe luật chơi, cách chơi.
- HS tham gia trò chơi. Dự kiến câu trả lời:
+ Lời hứa của đội viên khi được kết nạp vào Đội là: Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy; Tuân theo điều lệ Đội; Giữ gìn danh dự Đội TNTP Hồ Chí Minh.
+ 9 -15 tuổi
+ 3 đội viên
+ Cờ Đội, huy hiệu Đội, khăn quàng Đỏ, Đội ca, khẩu hiệu Đội, cấp hiệu chỉ huy Đội
+ 1970
+ Nông Văn Dền
2. Kể về tấm gương đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 
- GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm 4 về tấm gương đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mà em biết và nêu những điểm đáng tự hảo của nhân vật đó.
- GV gợi ý cho HS kể:
+ Tên nhân vật là gì? Quê ở đâu?
+ Nhân vật đó có những điểm gì đáng tự hào?
+ Tình cảm của em đối với nhân vật đó như thế nào?....
- HS thảo luận nhóm 4. Mỗi nhóm kể về một nhân vật theo gợi ý của GV.
- Dự kiến các nhân vật mà HS kể: Vừ A Dính, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc
3. Tổng kết (đánh giá hoạt động)
− GV cho HS khái quát ý nghĩa, cảm xúc của các em khi tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- GV đọc từng nội dung đánh giá ở phần Đánh giá hoạt động trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 15 và phát cho mỗi HS một Phiếu đánh giá gồm ba phần là tự đánh giá, bạn đánh giá em và người thân đánh giá em.
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đánh giá của mình.
- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích trong tuần.
- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. Công việc tuần tới.
- HS hoàn thành Phiếu đánh giá cá nhân bằng cách tô màu vào số trái tim tương ứng với mức độ bản thân đạt được.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi Phiếu đánh giá cho nhau và thực hiện đánh giá chéo.
- 2- 3 HS chia sẻ, các HS khác so sánh và nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
________________________________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_4.docx