Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Bình

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết những việc mình làm được và chưa làm được để khắc phục

- HS biết lựa chọn những thực phẩm an toàn và vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ sức khoẻ

2. Phát triển năng lực:

- Thực hiện được vệ sinh an toàn thực phẩm

- Rèn luyện kĩ năng quan sát

3. . Phát triển phẩm chất:

- Tuyên truyền cho bạn bè và người thân biết vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là dịp gần Tết.

II.CHUẨN BỊ:

-Tranh, ảnh về các thực phẩm không an toàn.

III . ĐỊA ĐIỂM

 Tại sân trường điểm trường Hy Văn.

 IV. THỜI GIAN

(Bắt đầu từ 7 giờ đến 7 giờ 25 phút ngoài trời và vào lớp đến 7 giờ 40 phút) ngày 11 tháng 1 năm 2021

 

docx 58 trang trithuc 17/08/2022 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Bình

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Bình
TUẦN: 19
Thứ Hai, ngày 11 tháng 1 năm 2021
CHỦ ĐỀ : EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN
SINH HOẠT DƯỚI CỜ :VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết những việc mình làm được và chưa làm được để khắc phục
- HS biết lựa chọn những thực phẩm an toàn và vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ sức khoẻ
2. Phát triển năng lực:
- Thực hiện được vệ sinh an toàn thực phẩm 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát
3. . Phát triển phẩm chất:
- Tuyên truyền cho bạn bè và người thân biết vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là dịp gần Tết.
II.CHUẨN BỊ:
-Tranh, ảnh về các thực phẩm không an toàn.
III . ĐỊA ĐIỂM
 Tại sân trường điểm trường Hy Văn.
 IV. THỜI GIAN
(Bắt đầu từ 7 giờ đến 7 giờ 25 phút ngoài trời và vào lớp đến 7 giờ 40 phút) ngày 11 tháng 1 năm 2021
V. DIỄN BIẾN CỦA BUỔI CHÀO CỜ
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
5’
15’
’
10’
1. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo khí thế tích cực cho học sinh.
- GV yêu cầu tập hợp lớp theo nghi thức đội.
- GV kiểm tra sĩ số học sinh các lớp.
-Tổ chức văn nghệ theo lớp trực tuần
2.HĐ 1. CHÀO CỜ
* Mục tiêu:
+ Giúp học sinh nhận thấy được những ưu khuyết điểm của lớp, của trường trong tuần qua.Giáo dục học sinh tự giác tích cực, hăng say trong học tập.
+ Giáo dục học sinh có ý thức tự giác thực hiện hành vi tốt.
*Cách thức tiến hành:
- Chào cờ theo nghi thức 
- GVCN lớp trực tuần nhận xét từng mặt hoạt động chung của các lớp trong tuần qua:
* Ưu điểm: 
 + Về hoạt động học tập: Tất cả chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập; hoàn thành bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học hôm sau; trên lớp có chú ý nghe thầy cố giáo giảng bài, tích cực xây dựng bài sôi nổi, nhiều em có tiến bộ trong tính toán và viết văn,... 
+ Về năng lực và phẩm chất: Hầu hết các em thực hiện tốt nội quy trường lớp, mạnh dạn trong giao tiếp, biết chia sẻ kết quả học tập trong nhóm và cả lớp; biết tự đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn; chăm học, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn; trung thực trong học tập, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
+ Về công tác vệ sinh: Các lớp tích cực dọn vệ sinh sạch sẽ trong lớp học và khu vực sân trường được phân công.
+ Về nề nếp:
 - Đi học đúng giờ.
 - Đồng phục 100%.
 - Để xe đúng quy định.
 - Không cỡi xe trong sân trường.
 - Không ăn quà vặt.
 - Đi đại tiểu tiện đúng quy định và vệ sinh sạch sẽ.
* Tồn tại:
 - Một số ít em rải rác ở các lớp vẫn còn quên dụng cụ học tập như vở bài tập, sách GK, chưa thực hiện đúng theo nội quy nhà trường.
- Do trời mưa bảo nên việc dọn vệ sinh chưa thật sạch sẽ.
*. Phương hướng tuần tới
* Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.
*Cách thức tiến hành:
- Lớp trưởng yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. 
-Đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp.
- Tiếp tục thực hiện và duy trì tốt mọi nề nếp, mọi hoạt động của lớp, của nhà trường, của liên đội.
- Nâng cao chất lượng học tập, xóa dần tỉ lệ HS chậm tiến.
- Xây dựng tốt nề nếp tự quản.
- Học tập và làm theo tấm gương .
+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.
- Không được chạy, nhảy, đùa giỡn ở khu vực đang thi công.
- Đi học buổi chiều đảm bảo giờ ngủ của những bạn ở bán trú (đến trường 13 giờ 30 phút).
-Nhắc nhở học sinh cuẩn bị sách vở học kì 2 đầy đủ
2.HOẠT ĐỘNG 2: vệ sinh an toàn thực phẩm
2.1.Tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cho học sinh quan sát hình ảnh về an toàn thực phẩm ( Ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân và hậu quả). Nêu 1 số câu hỏi:
+ Em hiểu thế nào là an toàn thực phẩm?
+ Sử dụng những thực thẩm không an toàn sẽ gây ra hậu quả như thế nào?
+ Làm thế nào để sử dụng thực phẩm an toàn?
2.2. Thi tìm hiểu an toàn thực phẩm
- Bước 1: giới thiệu đội thi
- Bước 2: Phổ biến luật thi
- Bước 3: Tiến hành thi
- Bước 4: Buổi diễn văn nghệ
-HS hát quốc ca.
-HS nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các lớp.
- nhận xét chung .
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
-Nêu kế hoạch tuần tới.
-HS nghe
-HS quan sát và trả lời
-Các đội tham gia
2’’
3.HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI.
- Yêu cầu HS về nhà trao đổi với bố mẹ về những việc nên và không nên làm khi sử dụng thực phẩm để đảm bảo an toàn
- Nhắc nhở học sinh thực hiện những việc đã biết về vệ sinh an toàn thực phẩm
-HS thực hiện
3’
ĐÁNH GIÁ
GV nhận xét tinh thần, thái độ của HS khi tham gia của ba đội
-Biểu dương những tập thể, cá nhân chuẩn bị và thể hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình và tích cực tham gia trả lời câu hỏi, chia sẻ ý kiến.
- Mời học sinh chia sẻ ý kiến theo câu hỏi:
+ Hội thi hôm nay giúp em hiểu được điều gì?
+ Em nên ăn uống như thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm?.
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
Rút kinh nghiệm :
Toán : Bài 21: SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Bước đầu nắm được cấu tạo số (theo hệ thập phân), từ đó biết đọc, viết, sắp xếp thứ tự, so sánh các số có hai chữ số trong phạm vi 20
2. Phát triển năng lực:
- Bước đầu thấy được sự” khái quát hóa” trong việc hình thành các số trong phạm vi 10 (tính trực quan) đến các số trong phạm vi 20.
- Học sinh hứng thú và tự tin trong học tập.
3. Phẩm chất – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: que tính, phiếu học tập A3, những tư liệu để thực hiện trò chơi trong SGK
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Tg
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
15’
15’
2’
Khởi động: 
Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập
- GV cho HS hát 5 ngón tay ngoan
- GV chuyển ý sang bài mới. 
2. Khám phá
Mục tiêu:HS biết đọc, viết, biết cấu tạo các số từ 11 đến 20.
*Cách thức tiến hành:
Gv y/c HS quan sát tranh và Hỏi tranh vẽ gì ?
-Y/c HS đếm có bao nhiêu quả cà chua?
Y/c HS đếm theo nhóm 2 
- Ai biết 10 quả cà chua hay còn gọi là gì?
- Có thể HS biết có thể chưa biết GV nêu 10 quả cà chua hay còn gọi là 1chục quả cà chua. Hay 10 là 1 chục
Như vậy 9 rồi đến bao nhiêu?
10 liền sau số nào?
Số 10 là số có bao nhiêu chữ số?
GV lấy cho HS quan sát có 10 que tính 
 - Cô có bao nhiêu que tính?
- Lấy thêm 1 que tính. Cô lấy thêm bao nhiêu que?
+ Cô có tất cả bao nhiêu que?
Vậy 11 que hay ta có số 11 y/c HS đọc lại số 11
-GV hướng dẫn cách viết số11
-Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
-Vậy 11 liền sau số nào?
- Các số còn lại GV thực hiện tương tự nhưng với tốc độ nhanh hơn.
-GV y/c HS đếm các số từ 10 đến 20 đếm cho nhau nghe theo nhóm bàn.
GV nhận xét đánh giá. Sau đó cho HS đọc đồng thanh 
Hoạt động.
Mục tiêu: HS nhận biết số lượng các số từ 11 đến 20, biết đếm theo thứ tự từ 10 đến 20.
* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu
a) Quan sát tranh, GV hướng dẫn HS
- GV hướng dẫn HS điền số để có kết quả đúng 
- GV y/c HS nêu kết quả của mình
GVnhận xét chốt kiến thức .
- Cho HS đọc lại các số đã viết.
Bài 2: Số? GV cho HS tự đếm số viên đá, số cá sau đó làm vào phiếu nêu kết quả của mình.
 +Số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
GV nhận xét đánh giá.
Bài 3: Số?
GV hướng dẫn HS điền số còn thiếu vào ?
GV phát cho các nhóm phiếu học tập khổ giấy A3 
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, sau đó đại diện nhóm lên trình bày N khác nhận xét.
GV đánh giá.
4. Củng cố :
Gv cho HS đếm lại các số từ 0 đến 20 xuôi và ngược.
- HS hát.
- HS trả lời.
- HS có 10 quả cà chua.
- HS đếm. 
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- 10	
- 9
 - Có hai chữ số.
- 10 que
- 1que
- 11 que
- HS đọc cá nhân – nhóm lớp
- HS viết bảng con.
- HS nêu Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị 
- 10
- HS thực hiện theo y/c
-HS đếm nhận xét bạn.
- HS đọc.
-1-2 em nêu.
-HS làm vào phiếu học tập
-HS nêu, HS nhận xét
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nêu y/c
- Các nhóm làm , N khác nhận xét bổ sung
- HS đếm, lớp đếm.
Rút kinh nghiệm :
 CHỦ ĐỀ:. TÔI VÀ CÁC BẠN
 Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2021 
Tiếng việt: Bài 1. TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 1 (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
Hình thành kiến thức phát triển năng lực và phẩm chất:
A Kiến thức:
1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự đơn giản, người viết tự giới thiệu về mình; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi về nhân vật; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh về một số hoạt động quen thuộc (đá bóng, đọc sách, kéo co, múa) và suy luận từ tranh được quan sát.
 2.Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
B- Phát triển năng lực chung
 3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh, về những gì các em thích và không thích cũng như những thay đổi của các em từ khi đi học.
C. Phát triển phẩm chất :tình yêu đối với bạn bè, thầy cô và nhà trường; sự tự tin; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân.
 II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm VB tự sự, người viết tự giới thiệu về mình; nội dung của VB Tôi là học sinh lớp 1 (lời kể của cậu bé Nam, nói về bản thân mình từ ngày đi học đến nay).
- GV nắm được kĩ năng giới thiệu bản thân trước nhiều người để có thể làm mẫu hoặc hướng dẫn cho HS (mắt nhìn vào người đối thoại, gương mặt tươi cười, biểu cảm tự tin, nói năng mạch lạc,...).
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (đồng phục, hãnh diện, chững chạc) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống
GV nắm được những thay đổi chung về tâm sinh lí của HS lớp 1 từ ngày bắt đầu khai giảng đến hết học kì 1. Quan sát kĩ từng em để thấy được sự tiến bộ ở từng cá nhân, để giúp các em nói về bản thân trước lớp theo yêu cầu bài học. Qua đó, GV có biện pháp khích lệ, giúp đỡ các em hoàn thiện bản thân.
3. Phương tiện dạy học
*. Giáo viên: Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to máy tính có phần mềm dạy chữ, máy chiếu. Sưu tầm những clip giới thiệu về bản thân của HS tiểu học để trình chiếu trước lớp.
*. Học sinh: SGK, bảng con, vở BTTV
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
Khởi động :
Mục tiêu:Gây hứng thú vào bài học. HS nói về những điều các em thích hoặc không thích từ khi đi học đến nay.
 + GV yêu cẩu HS nói về những điều các em thích hoặc không thích từ khi đi học đến nay. GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý:
 - Các em đã học một học kì, các em thấy đi học có vui không?
- Em thân nhất với bạn nào trong lớp?
- Đồ ăn ở trường có ngon không?
- Em thích nhất món nào?
- Đi học mang lại cho em những gì?
- Em có thay đổi gì so với đầu năm học? 
- Em không thích điều gì ở trường?...
(chiếu clip về những đoạn giới thiệu bản thân của HS lớp 1 ).
- HS trả Gv gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoặc có câu trả lời khác.
+ GV: Các em đã học song học một học kì, các em thấy đi học rất vui, các em học được nhiều điều hay làm nhiều việc tốt, đã biết đọc,biết viết,biết thêm nhiều bạn mới để hiểu hơn về điều đó hôm nay cô cùng các em đọc và tìm hiểu bài đọc Tôi là học sinh lớp 1.
Đọc
Mục tiêu: : Đọc đúng, rõ ràng một đoạn văn tự sự đơn giản.Biết ngắt nghỉ câu dài , hiểu một số từ ngữ có trong đoạn văn  ... hơi 
- HS nhận xét
- HS đọc thầm
- Trường, truyện, hãnh diện.
- HS đọc tiếng kết hợp với phân tích tiếng theo dãy
- HS nối tiếp luyện đọc từng câu theo dãy
- HS đọc nối đoạn theo dãy
- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ, đại diện trình bày
- Bạn Nam học lớp 1
- Hồi đầu năm mới học chữ cái
- Bây giờ Nam đã đọc được truyện tranh 
- HS đọc cả bài 
- Đại diện nhóm trình bày
Tiếng Việt: Chính tả: 
 Chép bài: Tôi là học sinh lớp 1 
 I.Mục tiêu:
 - HS viết đúng, đủ đoạn văn ‘ Tôi tên là Nam..hãnh diện lắm’
 - Viết đúng các từ: trường, hãnh diện, đồng phục.
 - Viết đúng tốc độ, cự li, trình bày đẹp.
II. Chuẩn bị :
 - Bài chép mẫu.
I.Các hoạt động dạy học:
 a. Hướng dẫn tập chép
- GV đọc mẫu toàn đoạn chép.
- Hướng dẫn viết từ khó: 
- GV viết lên bảng một số từ khó 
- Cho HS phân tích
- Cho HS viết vào bảng con
- Đọc thầm theo GV .
- trường, hãnh diện, đồng phục 
HS phân tích : tr + ương + ( \ ) 
 - HS viết bảng con
- HS chỉnh sửa tư thế ngồi.
- Viết bài.
- HS soát lỗi 
- HS ghi số lỗi và chữa lỗi ra lề
b.Hướng dẫn chép bài
 - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài
- Kiểm tra tư thế ngồi viết của học sinh .
- Cho HS viết
- GV quan sát gúp đỡ học sinh, chú ý các em viết chậm
c.Soát lỗi 
- Gv đọc cho HS soát lỗi 
- GV chấm một số bài nhận xét.
c. Củng cố, dặn dò :
.
Thứ tư ngày 13/1/2021
Toán:
BÀI 21: SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TIẾT 1)
I. Mục tiêu :
1. Phát triển các kiến thức.
 - Củng cố về cách đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số có hai chữ số.
2. Phát triển năng lực 
 - Bước đầu thấy được sự khái quát hóa trong việc hình thành các số trong phạm vi 10 đến các số có hai chữ số trong phạm vi 100.
II. Đồ dung dạy học:
 - GV: vở BT Toán, tranh ảnh minh hoạ, 
- HS: vở BT Toán, bộ thực hành Toán, bút
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Khởi động: 
- GV chuẩn bị cho mỗi đội HS từ 4 – 5 hộp quà trong đó có chứa các số 12, 6, 7, 18, 16.
- GV tổ chức trò chơi “Chia quà”, lớp chia thành 4 đội tương ứng với 4 tổ. HS phân loại các hộp quà của đội mình thành 2 loại khác nhau, hết thời gian, đội nào phân loại nhanh và rõ là 2 loại khác nhau thì giành chiến thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.
2.Luyện tập 
*Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống rồi nối ( theo mẫu)
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS quan sát hình và thảo luận nhóm đôi 
-GV theo dõi giúp đỡ hs gặp khó khăn
- GV nhận xét, tuyên dương
*Bài 2: Đếm số quả rồi viết số thích hợp vào ô trống
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập	.
- GV cho Hs làm bài vào VBT
- Gv quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn
- GV cùng HS nhận xét
*Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
(Tiến hành tương tự bài 2)
*Bài 4: Nối các số theo thứ tự từ bé đến lớn rồi tô màu.
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày. Cho HS nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Vận dụng
Trò chơi : Tìm nhanh , Tìm đúng các số
- Chia lớp thành 2 đội chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- Cho cả lớp chơi. 
- GV nhận xét tuyên dương đội thắng
- Dặn các em về nhà kể cho gia đình nghe những số có hai chữ số mà chúng ta học
- Dặn các em bài giờ sau.
- Nhận xét, kết thúc tiết học.
- Tham gia chơi.
- Hs đọc đề bài
-HS quan sát
-HS thảo luận nhóm và làm vào VBT
-HS đọc
- Hs làm bài 
-HS nêu yêu cầu 
- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả 
- 2 đội chơi
- Lắng nghe, ghi nhớ
HS nhận xét
TIẾNG VIỆT: Luyện đọc
Bài : Đôi tai xấu xí
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ khó: quên khuấy, hoảng sợ, suỵt, cả nhóm, tuyệt.
- Biết đọc và nghỉ hơi đúng dấu câu
- Hiểu các từ ngữ trong bài
- HS yêu thích môn học. 
- Nhắc lại nội dung bài: Cả nhóm tìm được đường về nhờ đôi tai thính của thỏ.
II. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị nội dung ôn
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. Bài cũ: 
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Dạy bài mới
a. Luyện đọc
GV trình chiếu bài đọc:
Tôi là học sinh lớp 1
- GV đọc thành tiếng một lần toàn bài , HS
đọc nhẩm theo.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ 
* Luyện đọc tiếng, từ khó 
- quên khuấy, hoảng sợ, suỵt, cả nhóm, tuyệt
- GV gạch chân cho HS đọc cá nhân, đồng thanh
* Luyện đọc câu:
- Hướng dẫn học sinh đọc câu
- Đọc liền từ, phát âm đúng tiếng.
- GV đọc mẫu một câu
* Luyện đọc đoạn:
- Hướng dẫn học sinh đọc
- Đọc liền từ, phát âm đúng tiếng.
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu nội dung: 
- GV cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi sau bài 
- Đọc đoạn 1:
+ Vì sao thỏ buồn ?
- Đọc đoạn 2:
+ Chuyện gì đã xảy ra trong lần thỏ và các bạn đi chơi xa? 
+ Nhờ đâu mà cả nhóm tìm được đường về?
* Đọc cả bài:
- GV hướng dẫn HS đọc
4. Củng cố:
- Nhận xét lớp học
- HS hát
- HS chơi 
- HS nhận xét
- HS đọc thầm
- quên khuấy, hoảng sợ, suỵt, cả nhóm, tuyệt
- HS đọc tiếng kết hợp với phân tích tiếng theo dãy
- HS nối tiếp luyện đọc từng câu theo dãy
- HS đọc nối đoạn theo dãy
- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ, đại diện trình bày
- Bị bạn bè chê 
- Thỏ và các bạn quên khuấy đường về
 - Nhờ đôi tai thính của thỏ 
- HS đọc cả bài 
Thứ năm ngày 14/11/2021
Toán:
BÀI 21: SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TIẾT 2)
I. Mục tiêu :
1. Phát triển các kiến thức.
 - Nhận biết được cách đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số có hai chữ số.
2. Phát triển năng lực 
 - Bước đầu thấy được sự khái quát hóa trong việc hình thành các số trong phạm vi 10 đến các số có hai chữ số trong phạm vi 100.
 II. Đồ dung dạy học:
- GV: vở BT Toán, tranh ảnh minh hoạ, 
- HS: vở BT Toán, bộ thực hành Toán, bút
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Khởi động: 
- GV tổ chức trò chơi “Kiến trúc sư tương lai”, lớp chia 4 đội. Trong thời gian 2 phút, đội nào xếp nhanh và đúng hình như hình mẫu có gắn số theo thứ tự từ bé đến lớn thì giành chiến thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương, tuyên bố đội thắng cuộc.
- Giới thiệu vào bài
2. Luyện tập
* Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
 - GV nêu yêu cầu của bài.
- Gv yêu cầu hs làm cá nhân vào VBT
+ Có bao nhiêu chú gấu?
+ Có bao nhiêu lọ mật ong?
- GV cùng HS nhận xét
* Bài 2: Đếm rồi viết số thích hợp vào ô trống
- GV nêu yêu cầu của bài.
-Cho HS quan sát tranh trên bảng.
- Yêu cầu HS đếm số vịt con, chú rùa con và số gà con ghi số bằng bút chì tương ứng dưới mỗi hình
- GV hỏi:
+ Có mấy chú gà con?
 + Có mấy chú vịt con?
 + Có mấy chú rùa con?
- GV cùng HS nhận xét
GIẢI LAO 
*Bài 3: Viết vào chỗ chấm (theo mẫu)
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Gv yêu cầu hs quan sát hình trong VBT và thảo luận nhóm 4
- GV cùng HS nhận xét
*Bài 4: 
 - GV nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tô màu theo yêu cầu tranh 
- hs quan sát tranh để nhận ra các khối được xếp theo quy luật. 
- GV cho HS dùng thẻ đưa đáp án đúng.
- GV hỏi HS về quy luật của từng tranh
- GV nhận xét, tuyên dương
3.Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em đã học được những gì?
- Dặn các em về nhà kể cho gia đình nghe những số có hai chữ số mà chúng ta học
- Dặn các em bài giờ sau.
- Nhận xét, kết thúc tiết học.
- Dặn các em bài giờ sau.
- Tham gia chơi
- Lắng nghe
-HS đọc yêu cầu bài tập 1
- HS quan sát tranh và làm bài vào vở bài tập 
- 6
- 6
-HS đổi chéo vở chấm bài của nhau
-HS nghe yêu cầu
- HS làm bài vào sách.
- 17
- 11
- 15
- HS nhận xét
-HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
-HS thực hành theo nhóm 4
Đại diện nhóm trả lời các câu hỏi 
Nhóm khác nhận xét 
- Biết đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số có hai chữ số.
-HS lắng nghe 
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2021
Bài 16 CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CÂY TRỒNG
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Biết được một số việc làm để chăm sóc và bảo vệ cây: 
- Biết được một số việc cần làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp với cây
2.Năng lực
- Thực hiện được một số việc làm để chăm sóc và bảo vệ cây: 
- Thực hiện được một số việc cần làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp với cây
3. Phẩm chất
- Yêu quý và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây không đồng tình với những hành vi phá hoại cây 
II. CHUẨN BỊ
GV: 
- Hình SGK phóng to
- Các bộ thể hình cánh hoa, mỗi bộ gồm 2 nhị hoa, 10 cánh. Số bộ bằng số nhóm (mỗi nhóm có 4 hoặc 6 HS). Hai nhị hoa, một có hình thật , một có hình trộn hết. Trên mỗi cành hoa ghi một trong những cách chăm sóc và bảo vệ cây trồng (tuổi vớc, nhổ cỏ, bắt sâu, vun gốc, bón phân)... và một trong những việc làm phá hoại cây (bẻ cành, đốt lửa dưới gốc cây, khắc lên thì ta cây, chăng đèn lên cây...). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Tiết 1
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
10’
10’
10’
2’
1.Mở đầu: 
- GV tổ chức cho Hs chơi trò chơi liên quan đến các kiến thức đã học ở bài 15: Phần lại cây theo nhu cầu sử dụng hoặc ghép tên các bộ phận vào sơ đồ cây 
2. Hoạt động khám phá 
Mục tiêu: HS nêu được các việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ cây.
- GV cho HS quan sát hình thầy giáo và các bạn HS đang chăm sóc và bảo vệ cây ở vườn trường ng y tế thảo luận nhóm để nêu nội dung hình
- Từ đó nêu được tên và tác dụng của các việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ cây không gian vào gốc cây, tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ, không bẻ cành, hái hoa
 - GV đặt các câu hỏi gợi mở giúp HS phát hiện được thêm những việc làm khác để chăm sóc và bảo vệ cây. 
3. Hoạt động thực hành 
Mục tiêu: HS tìm các biện pháp nên, không nên trong quá trình chăm sóc và bảo vệ cây.
-Chơi trò chơi: Tuỳ số bộ cánh hoa và nhị hoa chuẩn bị được, GV cho HS chơi theo nhóm hoặc cả lớp. Nếu chơi cả lớp thi GV nên chia thành 2 đội, mỗi đội chọn ra một số em trực tiếp thu và gần cánh hoa, các bạn còn lại cổ vũ cho nhu mình để thua hút sự tập trung chú ý của cả lớp. 
-Sau khi chơi, GV cho HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của 2 đội. 
4. Họat động vận dụng 
Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm và không là n làm để bảo vệ cây ,tự tin, hào hứng kể được những việc các em đã làm để chăm sóc và bảo vệ cây
Hoạt động 1 
– GV cho HS quan sát hình, thảo luận, liên hệ với bản thân và nếu nhưng việc nên, không nên làm để chăm sóc và bảo vệ cây. 
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp hoặc yêu cầu HS đọc lời của bạn Mặt Trời và thảo luận, trả lời câu hỏi: 
+Tại sao tiết kiệm giấy và giữ gìn đồ dùng bằng gỗ cũng là những việc cần làm để bảo vệ cây?
Hoạt động 2 
-GV cho HS kể những việc các em đã làm được để chăm sóc và bảo vệ cây. 
* Đánh giá
HS biết yêu quý cây, biết và tham gia thực hiện được các công việc chăm sóc và bảo vệ cây ở trường, gia đình. 
5. Hướng dẫn về nhà
Sưu tầm tranh, ảnh và tìm hiểu các cây có gai, có độc...
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau Yêu cầu HS sưu tầm một số tranh, ảnh hoặc các cây thật thuộc các nhóm: cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây lấy củ,...
HS tham gia trò chơi
HS quan sát
- HS ghi tên cây và đánh dấu những đặc điểm quan sát được vào phiếu quan sát cây mà GV đã phát.
- Sau khi quan sát, các nhóm cùng thống nhất kết quả quan sát của cả nhóm và cử đại diện lên báo cáo trước lớp phiếu thu hoạch của nhóm mình
- Nhận xét, bổ sung.
- HS tham gia chơi trò chơi theo nhóm được phân 
- HS lắng nghe
HS quan sát hình, thảo luận, liên hệ với bản thân
HS trả lời
HS nhận xét, bổ sung
HS nêu
HS lắng nghe
HS nêu
HS lắng nghe
HS lắng nghe và vể nhà sưu tầm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.docx