Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 8: Bảo vệ cảnh quan trên con đường tới trường

I. MỤC TIÊU:

Với chủ đề này, HS:

- Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên trên đường tới trường.

- Nhận biết được thế nào là môi trường sạch, đẹp hoặc chưa sạch, đẹp.

- Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp.

II. CHUẨN BỊ:

* Giáo viên:

- Một số tranh phong cảnh: đồng lúa vàng, cảnh biển, cảnh vườn hoa công viên, cảnh hang cây phi lao thẳng tắp.

 - Tranh ảnh một số phong cảnh địa phương quen thuộc, gần gũi với HS, cảnh đoạn đường gần đến trường và cảnh trong lớp học của các em HS.

 - Ảnh về các hành vi bảo vệ/ không bảo vệ môi trường.

* Học sinh:

 - SGK , vở bài tập Hoạt động trải nghiệm.

 - Tranh vẽ về một cảnh đẹp trên con đường tới trường.

 - Thẻ hình ngôi sao xanh, vàng, đỏ

 

docx 7 trang trithuc 17/08/2022 38300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 8: Bảo vệ cảnh quan trên con đường tới trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 8: Bảo vệ cảnh quan trên con đường tới trường

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 8: Bảo vệ cảnh quan trên con đường tới trường
CHỦ ĐỀ 8
BẢO VỆ CẢNH QUAN TRÊN CON ĐƯỜNG TỚI TRƯỜNG
 MỤC TIÊU:
Với chủ đề này, HS:
Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên trên đường tới trường.
Nhận biết được thế nào là môi trường sạch, đẹp hoặc chưa sạch, đẹp.
Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp.
CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: 
- Một số tranh phong cảnh: đồng lúa vàng, cảnh biển, cảnh vườn hoa công viên, cảnh hang cây phi lao thẳng tắp.
 - Tranh ảnh một số phong cảnh địa phương quen thuộc, gần gũi với HS, cảnh đoạn đường gần đến trường và cảnh trong lớp học của các em HS.
 - Ảnh về các hành vi bảo vệ/ không bảo vệ môi trường.
* Học sinh:
 - SGK , vở bài tập Hoạt động trải nghiệm.
 - Tranh vẽ về một cảnh đẹp trên con đường tới trường.
 - Thẻ hình ngôi sao xanh, vàng, đỏ
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
Khám phá – kết nối kinh nghiệm
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề.
Mục tiêu: Giúp HS mô tả được tranh chủ đề và nhận diện được ý tưởng chủ đề
- GV cho cả lớp cùng hát bài Quê hương em biết bao tươi đẹp, nhạc dân ca Nùng, lời Anh Hoàng.
- GV trao đổi với HS về cảm xúc sau khi nghe bài hát:
 + Em thấy có những cảnh thiên nhiên nào trong bài hát?
 + Khi nghe, thấy cảnh đẹp đó em có cảm xúc gì?
 + Em thích cảnh đẹp nào? Vì sao?.
-GV giới thiệu chủ đề.
- GV nêu câu hỏi :
 + Để giữ cảnh quan sach đẹp, chúng ta phải làm gì?
- GV nhận xét, tổng kết chuyển sang hoạt động 2
- HS cùng hát
- 3,4 HS chia sẻ cảm xúc
- HS lắng nghe, 3,4 HS nhắc lại chủ đề.
- 2,3 HS chia sẻ 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên trên con đường tới trường
Mục tiêu: Giáo dục HS thể hiện cảm xúc với cảnh quan xung quanh, cảnh vật gần gũi với các em từ nhà tới trường, từ đó biết bảo vệ cảnh đẹp đó.
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Du lịch qua màn ảnh nhỏ”, các em sẽ nói xem đó là ở đâu và cảm xúc của mình thế nào.
- GV chiếu phong cảnh gắn với cuộc sống, ở địa phương các em; dừng ở từng cảnh và hỏi học sinh:
 + Các em thấy cảnh này ở đâu?
 + Các em có thấy nơi này sạch và đẹp không?
 + Cảm xúc của em như thế nào khi nhìn thấy những cảnh đẹp này?
- GV nhận xét, tuyên dương các em.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1,2,3,4,5 trang 74, 75 SGK và hỏi HS :
 + Em thường nhìn thấy những cảnh nào trên đường tới trường?
+ Em thích cảnh nào nhất?
+ Ngoài ra em còn nhìn thấy cảnh nào khác? 
- Em hãy chia sẻ cảm xúc của em khi thấy cảnh đẹp trên đường đến trường?( GV hướng dẫn cho HS cách dùng từ cảm thán, biểu cảm..)
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- GV nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo.
- HS lắng nghe và quan sát
- HS trả lời 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS chia sẻ cảm xúc khi nhìn thấy cảnh đẹp trên đường: ( ôi, đẹp quá!; thích quá!...)
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
B.Rèn luyện kĩ năng và vận dụng – mở rộng
Hoạt động 3: Giữ gìn cảnh quan môi trường.
Mục tiêu: Giúp HS luôn có ý thức giữ vệ sinh chungđể bảo vệ cảnh quan môi trường. Thông qua hoạt động này, GV phát triển sự tự tin ở HS và củng cố việc thực hiện nhiệm vụ 2 SGK.
- GV cho HS nghe và cùng hát bài hát “Trái đất này là của chúng mình” nhạc Trương Quang Lục, thơ Định Hải. 
- GV cho HS chia sẻ về nội dung và ý nghĩa bài hát.
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 76 – 77 và vở bài tập, chia sẻ xem các bạn nhỏ trong tranh đã làm gì để bảo vệ môi trường?
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS thảo luận về những việc mình đã làm để góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trên con đường đến trường, cảnh quan của nhà trường?
- GV cùng HS phân loại xem có bao nhiêu loại việc mà HS đã thực hiện.
- GV chốt: Chúng ta luôn giữ vệ sinh mọi lúc, mọi nơi. Bây giờ cô và các em cùng dọn nhanh vị trí xung quanh chỗ mình ngồi sao cho sạch sẽ; chỉnh sửa lại bàn ghế cho ngay ngắn. Tất cả cùng ngắm lại không gian lớp học của mình và chia sẻ cảm xúc của mình nhé!
- GV nhận xét tổng kết hoạt động.
- HS cùng hát
- HS chia sẻ nội dung và ý nghĩa bài hát.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện một số nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét.
- HS thảo luận nhóm đôi, viết vào thẻ một việc làm mà mình thích nhất đính vào vị trí của nhóm. 
- HS cùng thực hiện với GV.
- HS lắng nghe và chia sẻ cảm xúc.
Hoạt động 4: Khích lệ giữ gìn cảnh quan môi trường.
Mục tiêu: Giúp HS biết cách khích lệ mọi người tham gia giữ gìn cảnh quan môi trường và cảm kích về những việc làm ấy. Thông qua hoạt động này GV củng cố việc thuiwcj hiện nhiệm vụ 2,4 trong SGK.
* GV chiếu từng tranh ( tranh 1,2,3 trang 79) về việc nên là để bảo vệ cảnh quan.Cho HS thảo luận mỗi tranh.
VD tranh1: HS nhặt rác bỏ vào thùng.
GV nêu câu hỏi:
 + Ai đã thực hiện việc này?
 + Bây giờ chúng ta sẽ nói gì để khích lệ bạn?
- GV chiếu những tranh có những việc làm không tích cực, cho HS thảo luận mỗi tranh.
Ví dụ : Tranh bạn nhỏ vứt rác ra đường.
 + Ai vứt rác ra đường?
 + Chúng ta nên nói gì để bạn không vứt rác bừa bãi?
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
* GV cho HS quan sát tranh 1, 2,3,4 trang 76 – 77, chia sẻ về cách khích lệ hoặc ngăn cản hành vi của các bạn nhỏ trong mỗi bức tranh.
- GV nhận xét, trao đổi về những việc HS đã làm để bảo vệ cảnh quan trong thời gian qua và nhắc nhở HS:
- Hãy làm những việc nhỏ nhặt như vứt rác đúng nơi quy định, không viết, vẽ, dán vào những chỗ không được phép; nhắc nhở mọi người khi thấy ai đó không thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường.
- Hãy khích lệ những bạn làm tốt và ngăn cản những bạn có hành vi sai.
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
- Dặn HS về nhà vẽ một bức tranh về: cảnh xung quanh nhà, cảnh trên đường đi học hoặc cảnh xung quanh cổng trường .. cho tiết học sau.
- HS cả lớp quan sát.
- 2,3 HS trả lời.
- 2,3 HS nói điều mình muốn nói với bạn
( Bạn thật đáng khen; Bạn là một tấm gương sáng...)
- HS cả lớp quan sát.
- 2,3 HS trả lời.
- 3,4 HS nói điều mình muốn nói với bạn ( Bạn nên bỏ rác vào thùng; Bạn không nên vứt rác làm ô nhiễm môi trường;.....)
- HS quan sát tranh.
- 3,4 Hs chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
TIẾT 3
Hoạt động 5: Giới thiệu cảnh quan trên con đường tới trường.
Mục tiêu: Giúp HS giới thiệu về cảnh quan trên đường đến trường của mình. Thông qua hoạt động này, GV phát triển sự tự tin ở HS và củng cố việc thực hiện nhiệm vụ 3 SGK.
-GV yêu cầu HS xem lại bức tranh mình đã vẽ ở nhà, bổ sung thêm nếu muốn.
- GV cho HS thảo luận nhóm và giao nhiệm vụ : Mỗi bạn trong nhóm giới thiệu cảnh quan mình vẽ và cho biết mình đã làm được việc gì cho con đường ấy. Các bạn trong nhóm nói cho bạn biết mình thích gì trong bức tranh của bạn.
- GV quan sát các nhóm hoạt động và hỗ trợ các nhóm.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động. 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
- HS xem lại tranh 
- HS lắng nghe nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm 4. Lần lượt từng HS giới thiệu sản phẩm của mình. Sau đó các bạn sẽ chia sẻ về điều mình thích trong bức tranh của bạn.
TIẾT 4
Hoạt động 6: Vận động bảo vệ cảnh quan môi trường.
Mục tiêu: Giúp HS biết vận động mọi người cùng bảo vệ cảnh quan môi trường. Hoạt động này củng cố việc thực hiện nhiệm vụ 5 SGK
- GV giao nhiệm vụ nhóm: Các thành viên trong nhóm kêu gọi các bạn cùng tham gia bảo vệ cảnh quan. Khi vận động, HS nói được:
 + Chào khán giả và giới thiệu tên của mình.
 + Nói về cảnh vật mà mình muốn bảo vệ, vì sao phải bảo vệ.
 + Chúng ta nên làm gì để bảo vệ cảnh quan đó ?
- GV làm mẫu vận động mọi người bảo vệ cảnh quan (của một bức tranh nào trang 81)
- GV cho HS thảo luận nhóm .
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
Phản hồi và hướng dẫn rèn luyện
Hoạt động 7: Nhìn lại tôi (10’)
Mục tiêu: Giúp HS đánh giá mức độ tham gia thực hiện hoạt động bảo vệ cảnh quan môi trường để có ý thức hơn đối với hoạt động này
-GV yêu cầu HS quan sát tranh nhiệm vụ 6 trang 82 SGK, mô tả nội dung các bức tranh, ( có thể sử dụng nhiệm vụ 6 vở bài tập).
- GV đặt câu hỏi phù hợp với từng tranh để HS tự đánh giá:
 + Em nào đã tham gia quét dọn vệ sinh nơi công cộng giống bạn trong tranh 1?
 + Em nào thường tham gia chăm học hoa, cây trồng ở nơi công cộng giống bạn ở tranh 2?
 + Em nào luôn nhặt rác khi thấy rác ở nơi công cộng giống bạn ở tranh 3?
 - GV nhận xét, khích lệ động viên HS.
- HS quan sát tranh .
- HS luôn thực hiện thì giơ thẻ ngôi sao xanh; thỉnh thoảng thực hiện thì giơ thẻ ngôi sao vàng, hiếm khi thực hiện thì giơ thẻ ngôi sao đỏ.
Hoạt động 8: Thích gì, mong gì ở bạn (10’)
Mục tiêu: Giúp HS biết cách ghi nhận điều bạn làm được, điều bạn cần tiến bộ hơn trong việc bảo vệ cảnh quan môi trường và mỗi cá nhân vui vẻ tiếp nhận ý kiến của bạn dành cho mình.
-GV giao nhiệm vụ nhóm: Mỗi bạn trong nhóm hãy nói một điều bạn làm tốt nhất và một điều bạn cần cố gắng hơn trong bảo vệ cảnh quan môi trường.
- GV cho HS thảo luận nhóm chia sẻ với bạn và viết vào giấy.
-GV bao quát hoạt động và hỗ trợ của các nhóm.
- GV nhận xét .
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ và viết vào giấy.
Hoạt động 9: Xác định vị trí. (8’)
Mục tiêu: Giúp GV nhận diện khả năng tự đánh giá về các kĩ năng liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của HS, qua đó GV có thể đánh gia khách quan hơn về sự tiến bộ của HS.
-GV giao nhiệm vụ cho cả lớp : Hãy suy nghĩ xem mình phù hợp với bậc nào thì đứng ở bậc đó khi nghe thầy cô hỏi.
- GV đưa ra quy định 3 vị trí: A là luôn luôn thực hiện, B là thường xuyên thực hiện, C là thỉnh thoảng thực hiện. Sau khi GV đọc nội dung nhận xét, ai thấy mình xứng đáng ở bậc nào thì đứng ở bậc đó.
 + Không vứt rác, không hái hoa, bẻ cành.
 + Tham gia quét dọn, giữ vệ sinh chung.
 + Cách vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường hấp dẫn.
- G V đọc từng tiêu chí, quan sát HS tự đứng lên ở bậc nào.(GV hỏi HS có chắc với vị trí đã chọn không, vì sao?)
- GV nhận xét, nhắc nhở, điều chỉnh vị trí của hS nếu cần, viết vào bảng xếp hạng vị trí hS lựa chọn.
- GV tổng kết hoạt động và dặn HS phải bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
- HS lắng nghe.
- HS tự đánh giá
- HS lắng nghe.
Hoạt động 10: Tự giác bảo vệ cảnh quan môi trường mọi lúc, mọi nơi (7’)
Mục tiêu: Giúp HS luôn chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường để dần trở thành ý thức tự giác.
- GV giao nhiệm vụ nhóm: thảo luận cách mà nhóm cùng nhau giữ gìn cảnh quan thiên nhiên mọi lúc mọi nơi và nhắc nhở mọi ngươi cùng thực hiện.
- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ.
- GV nhận xét về hoạt động và căn dặn HS luôn ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường.-
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ trong nhóm.
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.docx