Giáo án Toán Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10

I. Yêu cầu cần đạt

 1.1. Về kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng trong bài là “gộp lại”.

- Thực hiện được phép tính cộng trong phạm vi 5 bằng cách đếm tất cả.

- Viết được phép tính cộng trong phạm vi 5 phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ.

- Vận dụng để giải quyết được các tình huống trong thực tiễn có liên quan ở mức độ đơn giản.

 1.2. Về phẩm chất, năng lực

- Hào hứng, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao (biểu hiện của PC chăm chỉ).

- QS tình huống, trình bày kết quả quan sát và trả lời được câu hỏi liên quan (biểu hiện của NL TD và lập luận toán học);

- Trình bày được nội dung toán học, thảo luận để thống nhất kết luận của nhóm (biểu hiện của NL giao tiếp toán học).

II. Chuẩn bị

- GV: Slide bài giảng, chấm tròn màu xanh, màu đỏ, các mô hình được cắt từ giấy bìa màu.

-HS: Bộ đồ dùng học tập.

 

docx 3 trang trithuc 15/08/2022 146842
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10

Giáo án Toán Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 10: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10
Gộp lại thì bằng mấy?
I. Yêu cầu cần đạt 
	1.1. Về kiến thức, kĩ năng 
- Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng trong bài là “gộp lại”.
- Thực hiện được phép tính cộng trong phạm vi 5 bằng cách đếm tất cả.
- Viết được phép tính cộng trong phạm vi 5 phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ.
- Vận dụng để giải quyết được các tình huống trong thực tiễn có liên quan ở mức độ đơn giản.
	1.2. Về phẩm chất, năng lực
Hào hứng, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao (biểu hiện của PC chăm chỉ).
QS tình huống, trình bày kết quả quan sát và trả lời được câu hỏi liên quan (biểu hiện của NL TD và lập luận toán học);
Trình bày được nội dung toán học, thảo luận để thống nhất kết luận của nhóm (biểu hiện của NL giao tiếp toán học).
II. Chuẩn bị 
- GV: Slide bài giảng, chấm tròn màu xanh, màu đỏ, các mô hình được cắt từ giấy bìa màu.
-HS: Bộ đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
- Cho HS hát bài Tập đếm theo clip nhạc.
- GV liên hệ lời bài hát để giới thiệu bài mới.
- Cả lớp hát bài Tập đếm
- HS lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 2. KHÁM PHÁ 
HĐ 2.1. Hình thành phép cộng: 3 + 2
- Cho HS quan sát tranh
Yêu cầu thảo luận nhóm: Nam có mấy quả bóng, Mai có mấy quả bóng. Gộp lại hai bạn có mấy quả bóng?
- GV nhận xét, tuyên dương và chốt
- GV thay số bóng bay thành số chấm tròn gắn lên bảng.
Cô có 3 chấm tròn màu đỏ và 2 chấm tròn màu xanh là mấy chấm tròn?
Vậy gộp 3 và 2 là mấy?
Ta viết “3 và 2 là 5” như sau:3 + 2 = 5 Cô có phép cộng: 3 + 2 = 5
- GV giới thiệu dấu cộng và cấu tạo dấu cộng. Viết mẫu dấu cộng.
- GV hướng dẫn trình bày phép tính cộng: Khi viết phép tính cộng phải viết từ trái qua phải.
- Cho HS trình bày phép cộng vào bảng con.
GV nhận xét, tuyên dương.
HĐ 2.2. Hình thành phép cộng 1+3
- Cho HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi: Có mấy chiếc ô tô màu vàng và mấy chiếc ô tô màu đỏ?
Vậy gộp số ô tô màu vàng và đỏ lại được mấy ô tô?
- Gộp lại, ta làm phép tính gì?
- Cho HS viết phép tính 1+3=4 vào bảng con.
- Hỏi chốt: Khi gộp lại ta làm phép tính gì?
GV chốt: Khi gộp lại chúng ta dùng phép tính cộng.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi
+ HSA: Nhóm em đếm từng quả bóng và thấy Nam có 3 quả bóng, Mai có 2 quả bóng. Hai bạn có 5 quả bóng. 
+ HSB: Nhóm em gộp số bóng của bạn rồi đếm được hai bạn có 5 quả bóng ạ
- Các nhóm nhận xét và nêu ý kiến của nhóm mình.
- HS: 5 chấm tròn ạ.
- HS: gộp 3 và 2 là 5 ạ.
- HS đọc 3 + 2 = 5 cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- HS lắng nghe
- HS viết phép tính cộng 3 + 2 = 5 vào bảng con.
HS nhận xét bài bạn.
HS: có 3 chiếc ô tô màu đỏ và 1 chiếc ô tô màu vàng.
- HS: 4
- HS: phép tính cộng: 1+ 3 = 4
- HS viết
- HS đọc đồng thanh phép tính
- HS: phép cộng ạ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP
HĐ 3.1: BT1 SGK, Trang 56
Tổ chức hoạt động: Cá nhân
- GV giới thiệu làm mẫu phép tính thứ nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương.
HĐ 3.2: Dán tranh
Tổ chức hoạt động: Dán tranh, nhóm.
- GV chia nhóm 4, phát cho mỗi nhóm 1 rổ đựng 1 nhóm hình dán giống nhau, các thẻ dấu, các thẻ số. 
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, từ các hình dán, các số, các dấu, học sinh tự tạo phép tính, dán vào bảng nhóm.
HĐ: BT3. SGK, Trang 57
Tổ chức hoạt động: trò chơi tiếp sức
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức
GV chia lớp thành 4 đội, mỗi bạn trong đội lên bảng hoàn thành một phép tính. Đội nào hoàn thành đúng và nhanh nhất đội đó sẽ giành chiến thắng
- HS quan sát hình, điền số lần lượt các phép tính còn lại .
- 2 + 2 = 4
- 4 + 1 = 5
- HS nhận xét
- HS đọc các phép tính.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, từng nhóm cử đại diện trình bày về phép tính của nhóm mình. Các nhóm nhận xét. 
- Đọc lại các phép tính các nhóm đã tạo được. => Hoàn thành giáo viên dán lên tường lớp.
- HS tham gia trò chơi
- 2 + 3 = 5
- 1 + 2 = 3
- 2 + 2 = 4
- 1 + 1 = 2
- 3 + 1 = 4
- 2 + 1 = 3
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
- GV liên hệ thực tế : 
+ Hãy gộp số bút chì mà 2 bạn cùng 1 bàn có được để tạo 1 phép cộng (3 nhóm nêu) 
+ Tính số bạn trong 1 bàn. 
 - Tổng kết giờ học
HS thực hiện

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_1.docx