Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 87+88, Bài 32: On, ôn, ơn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nhận biết và đọc đúng vầm on, ôn, ơn; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần on, ôn, ơn.

- Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng vần on, ôn, ơn và các tiếng, từ ngữ chứa vần on, ôn, ơn.

2. Năng lực, phẩm chất:

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần on, ôn, ơn có trong bài học.

- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Rừng xanh vui nhộn được gợi ý trong tranh; mở rộng vốn từ chỉ con vật, sự vật, tính chất, hoạt động của chúng.

- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết sự vật và suy đoán nội dung tranh minh họa.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua bức tranh sinh động về rừng, về muông thú trong rừng. Yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên và các con vật xung quanh mình.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ

- HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

 

doc 6 trang trithuc 18/08/2022 12060
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 87+88, Bài 32: On, ôn, ơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 87+88, Bài 32: On, ôn, ơn

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 87+88, Bài 32: On, ôn, ơn
Tiết 3+ 4: Tiếng Việt
Tiết thứ 87+ 88: BÀI 32: ON, ÔN, ƠN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết và đọc đúng vầm on, ôn, ơn; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần on, ôn, ơn. 
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần on, ôn, ơn và các tiếng, từ ngữ chứa vần on, ôn, ơn.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần on, ôn, ơn có trong bài học.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Rừng xanh vui nhộn được gợi ý trong tranh; mở rộng vốn từ chỉ con vật, sự vật, tính chất, hoạt động của chúng.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết sự vật và suy đoán nội dung tranh minh họa.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua bức tranh sinh động về rừng, về muông thú trong rừng. Yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên và các con vật xung quanh mình.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ
- HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động: (3 phút)
- Hát bài: Bắc Kim Thang
- Kiểm tra đọc : 
+ bàn chân, nhắn nhủ, quân cờ 
+ Mẹ Lan đi chợ về. Mẹ mua đủ thứ: rổ, rá, nhãn, mận, khăn, mũ.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS hát theo băng
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- Lắng nghe.
2. Bài mới:
HĐ1. Nhận biết: (5 phút)
- Cho HS quan sát tranh, hỏi 
+ Em thấy gì trong tranh?
- GV đọc câu dưới tranh. "Sơn ca véo von: Mẹ ơi, con đã lớn khôn."
- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo. 
- GV chỉ vào các vần được tô màu đỏ, giới thiệu 3 vần mới: on, ôn, ơn. 
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi 
+  một nhóm chim sơn ca dang hát trên cây.
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu. "Sơn ca /véo von: Mẹ ơi, /con đã /lớn khôn."
- HS quan sát, nhắc lại bài
HĐ2. Đọc:(20 phút)
a. Đọc vần
*So sánh các vần
- Gv đưa 3 vần lên bảng, yêu cầu HS quan sát 3 vần, 
+ Nêu điểm giống và khác nhau của 3 vân?.
- GV nhận xét, KL điểm giống và khác nhau giữa 3 vần.
- HS quan sát, trả lời câu hỏi: 
+ Giống: đều có âm "n" đứng cuối.
+ Khác: âm đầu o, ô, ơ.
* Đánh vần 
- GV đánh vần mẫu các vần, yêu cầu HS quan sát khẩu hình.
on: o - nờ - on
ôn: ô - nờ - ôn
ơn: ớ - nờ - ơn
- Gọi HS đánh vần cả 3 vần
- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.
- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).
* Đọc trơn: 
- Yêu cầu HS đọc trơn các vần: on,ôn, ơn
- HS đọc trơn (CN, nhóm, lớp)
* Ghép chữ tạo vần 
- Yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép vần on
- Gọi HS phân tích vần on
+ Đang có vần on muốn có vần ôn thì phải làm thế nào?
- Yêu cầu HS ghép vần ôn
- GV quan sát, nhắc nhở.
- Yêu cầu HS ghép vần ơn, nêu cách ghép.
- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm giống và khác nhau của 3 vần.
- HS thực hành ghép vần trên bảng cài.
- 1-2 em nhận xét.
+ Vần on có âm o đứng trước, âm n đứng sau.
+ Thay âm o bằng âm ô, để nguyên âm n 
- HS ghép vần trên bảng cài vần ôn.
- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép
- HS đọc (CN, nhóm, lớp).
* Đọc lại vần: 
- HS đọc lại 3 vần (CN, nhóm , lớp)
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu:
GV yêu cầu: Lấy âm c đặt trước vần on, ta có tiếng gì? 
- Gvyêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn.
c
on
 con
- Ghép âm c trước vần on được tiếng con
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn: cờ - on - con. con. Con. (CN, nhóm, lớp).
* Đọc tiếng trong SGK 
- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK: giòn, ngon, bốn, nhộn, gợn, lớn.Yêu cầu HS: Đánh vần, đọc trơn từng tiếng.
+ Những tiếng nào có vần on?
+ Những tiếng nào có vần ôn?
+ Những tiếng nào có vần ơn?
- Đọc lại các tiếng trên
- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt từng tiếng (CN, nhóm, lớp).
+  giòn, ngon
+  bốn, nhộn.
+ .. gợn, lớn.
- Lớp đồng thanh đọc trơn các tiếng trên
* Ghép chữ cái tạo tiếng 
- GV gợi ý: Muốn có tiếng con ta thêm chữ ghi âm c trước vần on. Hãy vận dụng cách này để tạo ra các tiếng có vần ôn, ơn.
- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc cho bạn bên cạnh nghe.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài của bạn.
+ Trong các tiếng các bạn ghép được tiếng nào có vần on, (ôn,ơn)?
- Đọc các tiếng HS ghép được.
- HS tự tạo các tiếng có vần on, on,ơn trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.
- HS trình bày bài làm, lớp quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn ghép được.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Lớp đồng thanh đọc trơn các tiếng HS ghép được
* Vận động giữa giờ
- HS vừa hát vừa vận động
c. Đọc từ ngữ 
- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa và giới thiệu các từ ngữ : nón lá, con chồn, sơn ca
 + Trong từ nón lá tiếng nào chứa vần mới học, đó là vần nào?
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng nón, đọc trơn từ nón lá.
 - Thực hiện tương tự với các từ con chồn, sơn ca.
- Gọi HS đọc trơn các từ trên.
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
- HS nối tiếp nhau trả lời
+ .... tiếng nón chứa vần on.
- HS thực hiện
d. Đọc lại vần, tiếng, từ
- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ (phần 2 trang 76).
- HS đọc nối tiếp (CN, nhóm, lớp).
HĐ3. Viết 
a. Viết bảng (7 phút)
 * Viết vần on, ôn, ơn
+ Các vần on, ôn, ơn có gì giống và khác nhau?
+ Nhận độ cao các con chữ trong mỗi vần?
- GV viết mẫu vần on, vừa viết vừa mô tả quy trình viết
- Tương tự vần ôn, ơn, GV vừa viết vừa mô tả: Ta viết chữ ghi vần on . Khi có vần on rồi thì lia bút lên, đánh dấu mũ trên đầu con chữ o ta được vần ôn. viết nét râu trên o, ta được vần ơn.
- YCHS viết bảng con 2 vần ôn, ơn
- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho HS.
- HS quan sát, trả lời
+  giống đều có âm n ở cuối, khác nhau âm thứ nhất o, ô, ơ.
- Các con chữ đề cao 2 dòng li
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS viết bảng con vần ôn, ơn 
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.
* Viết tiếng: chồn, sơn
+ Nhận xétđộ cao các con chữ trong chữ chồn, sơn?
- GV viết mẫu tiếng chồn, sơn vừa viết vừa mô tả cách viêt
- Yêu cầu HS viết bảng con 2 chữ: chồn, sơn
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, sửa chữa chữ viết của bạn.
- Chữ ch cao 5 dòng li, các con chữ khác cao 2 dòng li
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS viết bảng con tiếng chồn, sơn dưới vần ôn, ơn
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ3. Viết (Tiếp)
b. Viết vở (10 phút)
- Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 24, nêu yêu cầu bài viết.
- GV nhắc HS chỉ viết 3 dòng chữ ghi vần on, ôn, ơn.
- GV kiểm tra (vở và bút viết) , HS tư thế ngồi viết, để vở, cầm bút.
- GV cho HS viết bài, GV quan sát, uốn nắn.
- Lưu ý HS: chữ o, a phải sát điểm dừng bút của chữ c, chữ trong từ cách nhau một khoảng bằng 1 thân con chữ o.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn. 
- GV nhận xét, đánh giá chung.
- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần on, 1 dòng vần ôn, 1 dòng vần ơn, 1 dòng con chồn, 1 dòng sơn ca.
- HS lắng nghe
- HS chuẩn bị
- HS viết bài
- HS lắng nghe
- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.
Vận động giữa tiết
- HS vận động.
HĐ4. Đọc đoạn:(10 phút)
- GV đưa đoạn đọc (Bài vè)
+ Bài đọc có mấy dòng thơ?
- 8 dòng thơ được chia thành 3 câu, ngắt câu
+ Tìm những tiếng có chứa vần mới học on, ôn ,ơn?
- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn những tiếng mới.
- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả đoạn.
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp
- HS quan sát, trả lời
+  8 dòng.
- Theo dõi
 +  bốn, lợn, con, nhởn, giỡn, tròn. 
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn (CN - nhóm - lớp) các tiếng: bốn, lợn, con, nhởn, giỡn, tròn. 
- HS đọc nối tiếp từng câu (mỗi em đọc 2 dòng).
- Đọc cả đoạn (CN, nhóm, lớp)
- 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp
* Tìm hiểu nội dung tranh 
- Cho HS quan sát tranh, hỏi: 
+ Tranh vẽ gì?
+ Bốn chú lợn như thế nào?
- GV tóm tắt nội dung, giải thích một số từ: nhởn nhơ, vô tư, vè (Trư: Trư Bát giới nhân vật trong phim Tây du kí có hình hài to béo).
+ Bón chú lợn có tình nết giống con người ở lứa tuổi nào?
+ Bốn chú lợn có đáng yêu không?
- GV nhận xét, giáo dục HS biết yêu quý và bảo vệ động vật.
- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
+ .. . bốn chú lợn con.
+  nhởn nhơ, nô giỡn, ăn ngủ, vô tư, to tròn.
- Lắng nghe.
+  em bé.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Lắng nghe.
HĐ5. Nói: (10 phút)
* Nói theo tranh:
- GV giới thiệu chủ đề: Rừng xanh vui nhộn
- Cho HS quan sát tranh , hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Cảnh buổi sáng hay buổi chiều?
+ Dựa vào đâu em biết?
+ Mặt trời có hình gì?
+ Có những nhân vật nào trong khu rừng?
+ Các con vật đang làm gì?
+ Khung cảnh khu rừng vào buổi sáng như thế nào?
- GV tóm tắt nội dung tranh , chia nhóm, yêu cầu HS dựa vào tranh, nói cho nhau nghe cảnh rừng vào buổi sáng.
- Đại diện 2 nhóm thể hiện trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Quan sát tranh , trả lời câu hỏi:
+  ở rừng.
+  buổi sáng.
+  có ông mặt trời chiếu rọi.
+ .. hình tròn.
+  cồn, gấu, lợn, sóc, thỏ, khỉ.
+ .. đứng thành vòng tròn, cầm tay nhau nhảy múa. Khỉ 1 tay đu cành cây, 1 tay bắt bướm. Chim bướm bay lượn.
+  thật vui nhộn.
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
- HS nói trong nhóm
- 2 HS nói trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
* Liên hệ, giáo dục 
+ Rừng xanh là nơi sinh sống của các loài động vật, vì vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ động vật, giữ gìn tài nguyên môi trường của đất.
+ .. trồng cây gây rừng, giữ vệ sinh môi trường, 
- Lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
+ Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Yêu cầu HS tìm từ có vần on, ôn, ơn ?
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS
- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.
+ . vần on, ôn, ơn.
- 2-3 HS nêu từ trước lớp.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi.doc