Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 17 (Bản hay)

I.MỤCTIÊU

 HS có khả năng:

1.Năng lực:

- Biết chọn trang phục phù hợp để tôn dáng vẻ bên ngoài của bản thân, phù hợp với mùa và các loại hình hoạt động;

- Tự tin trình diễn vẻ đẹp giản dị bên ngoài của bản thân;

- Thể hiện được cả nét đẹp bên trong tâm hồn mình qua cách giao tiếp, ứng xử; - Rèn luyện các kĩ năng: thiết kế, tổ chức và đánh giá hoạt động

2.Phẩm chất:

- Học sinh tự tin và yêu quý bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

a) Đối với GV

– Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;

– GV phụ trách lập kế hoạch hoạt động và triển khai trước một tuần; đồng thời biên soạn các câu hỏi, tình huống ứng xử;

– Phân công các lớp chuẩn bị trang phục phù hợp với từng loại hoạt động theo mùa (có thể phân công mỗi lớp trình diễn một loại trang phục phù hợp với một loại hoạt động);

– Phân công các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ; trả lời câu hỏi, xử lí tình huống ứng xử;

– GVCN các lớp hỗ trợ HS lựa chọn trang phục phù hợp với các hoạt động đa dạng theo mùa.

b) Đối với HS

HS các lớp được phân công phụ trách văn nghệ, trình diễn trang phục phù hợp với các loại hình hoạt động, trả lời câu hỏi và xử lí tình huống, tích cực lựa chọn và luyện tập để hoàn thành nhiệm vụ.

 

docx 10 trang trithuc 17/08/2022 20850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 17 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 17 (Bản hay)

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 17 (Bản hay)
TUẨN 17
Thứ hai ngày tháng năm
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SHDC:GIAO LƯU “NÉT ĐẸP TUỔI THƠ”
I.MỤCTIÊU
 HS có khả năng:
1.Năng lực:
- Biết chọn trang phục phù hợp để tôn dáng vẻ bên ngoài của bản thân, phù hợp với mùa và các loại hình hoạt động;
- Tự tin trình diễn vẻ đẹp giản dị bên ngoài của bản thân; 
- Thể hiện được cả nét đẹp bên trong tâm hồn mình qua cách giao tiếp, ứng xử; - Rèn luyện các kĩ năng: thiết kế, tổ chức và đánh giá hoạt động
2.Phẩm chất:
- Học sinh tự tin và yêu quý bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
a) Đối với GV
Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
GV phụ trách lập kế hoạch hoạt động và triển khai trước một tuần; đồng thời biên soạn các câu hỏi, tình huống ứng xử;
Phân công các lớp chuẩn bị trang phục phù hợp với từng loại hoạt động theo mùa (có thể phân công mỗi lớp trình diễn một loại trang phục phù hợp với một loại hoạt động);
Phân công các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ; trả lời câu hỏi, xử lí tình huống ứng xử;
GVCN các lớp hỗ trợ HS lựa chọn trang phục phù hợp với các hoạt động đa dạng theo mùa.
b) Đối với HS
HS các lớp được phân công phụ trách văn nghệ, trình diễn trang phục phù hợp với các loại hình hoạt động, trả lời câu hỏi và xử lí tình huống, tích cực lựa chọn và luyện tập để hoàn thành nhiệm vụ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động 1: CHÀO CỜ
HS điều khiển lễ chào cờ.
Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
GV phụ trách hoặc đại diện BGH
phổ biến công việc tuần mới.
2.Hoạt động 2:GIAO LƯU “NÉT ĐẸP TUỔI THƠ”
*Bước 1: TPT tuyên bố lí do tổ chức giao lưu “Nét đẹp tuổi thơ”
*Bước 2: Lớp trực tuần giới thiệu lần lượt các màn trình diễn trang phục phù hợp với từng loại hoạt động của các lớp trong nền nhạc tạo nên không khí sôi động:
–	Trang phục đi học nam, nữ.
–	Trang phục tham gia thể thao.
–	Trang phục lao động nam, nữ.
–	Trang phục đi chơi nam, nữ.
HS ngồi dưới quan sát để đưa ra bình luận, nhận xét, đánh giá và bình chọn những bạn tự tin trình diễn bộ trang phục phù hợp mà mình yêu thích.
* Bước 3: TPT đưa ra các câu hỏi và tình huống về ứng xử để HS tham gia trả lời
–	Sau mỗi câu trả lời cho câu hỏi, tình huống đặt ra, TPT khuyến khích những câu trả lời đa dạng khác nhau nhằm tạo cơ hội cho nhiều em được tham gia, đồng thời để các em thấy được nội dung vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc hơn.
–	HS toàn trường tham gia và lắng nghe tích cực để học tập, nhận xét và bình chọn những câu trả lời hay mà mình tâm đắc.
(Các tiết mục văn nghệ được biểu diễn đan xen trong quá trình tổ chức.) 
*Bước 4: Chia sẻ cảm nghĩ 
–	TPT nêu câu hỏi: Theo em, điều gì làm nên nét đẹp tuổi thơ? 
–	Khích lệ HS toàn trường tham gia chia sẻ.
–	TPT khái quát ý kiến của HS và kết luận những ý chính thể hiện nét đẹp của tuổi thơ:
+ Vẻ đẹp bình dị bên ngoài với các bộ trang phục phù hợp.
+ Vẻ đẹp chân thành, hồn nhiên, trong sáng trong giao tiếp, ứng xử.
3.HOẠT ĐỘNG 3: TIẾP NỐI
- Yêu cầu HS các lớp tiếp tục phát huy nét đẹp tuổi thơ của mình qua cách ăn mặc, ứng xử phù hợp hằng ngày.
–	TPT nhận xét tinh thần, thái độ của HS khi tham gia giao lưu “Nét đẹp tuổi thơ”.
–	Biểu dương những tập thể, cá nhân chuẩn bị và thể hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình và tích cực tham gia trả lời câu hỏi, chia sẻ ý kiến.
–	Tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc qua buổi giao lưu
-HS thực hiện
-HS tham gia thi “Nét đẹp tuổi thơ”
HS chia sẻ cảm nghĩ
HS thực hiện
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
 BÀI 11: CHÂN DUNG CỦA EM
I. MỤC TIÊU: HS có khả năng:
1.Năng lực:
- Nêu được những đặc điểm bên ngoài của bản thân
- Giới thiệu được với bạn bè và mọi người về những đặc điểm bên ngoài của bản thân
- Yêu thích và hài lòng về vẻ bề ngoài vốn có của bản thân
- Biết nhận xét, đánh giá vẻ ngoài của bản thân và người khác theo hướng tích cực.
2.Phẩm chất:
- Giáo dục lòng nhân ái cho HS
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: -Bài hát (hoặc bài thơ) mô tả vẻ bên ngoài của con người dành cho hoạt động khởi động
Học sinh: -Mỗi em chuẩn bị 1 số bức ảnh chụp toàn thân của mình để mang đến lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
KHỞI ĐỘNG
? Tiết trước các em học bài gì? 
- GV tổ chức cho HS hát 1 bài hát mô tả ngoại hình của con người để tạo hứng thú và liên tưởng của HS về nhận diện vẻ bên ngoài của bản thân từ đó giới thiệu bài học.
- Sử dụng an toàn đồ dùng trong gia đình.
-HS tham gia
KHÁM PHÁ – KẾT NỐI
Hoạt động 1: Chia sẻ về vẻ ngoài của em.
Bước 1: Nhận biết vẻ bên ngoài của em
- YCHS QS tranh trong sách và nói nội dung tranh.
- GV yêu cầu HS ngồi cạnh nhau chia sẻ với bạn về những nét vẻ bên ngoài của mình, đặc biệt là chia sẻ những nét mà các em thích ở mình.
-GV khích lệ những em còn tự ti về vẻ bên ngoài của mình tìm ra những điểm hài lòng
-Lưu ý HS tôn trọng những nét riêng của nhau và nhìn thấy nét đẹp của bạn để đưa ra những điều mình thích ở bạn nhằm khích lệ sự tự tin của bạn
-Yêu cầu HS rèn luyện kĩ năng lắng nghe tích cực và kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình trong quá trình chia sẻ với bạn 
Làm việc chung toàn lớp
- GV khích lệ 1 vài cặp đôi xung phong lên chia sẻ với lớp về những nét bên ngoài của bản thân và nét mình thích ở bạn
- GV khen ngợi tính tích cực và mạnh dạn của các em xung phong.
Bước 2: Tổ chức trò chơi “Đi tìm những lời nhận xét về vẻ bên ngoài của mình”
- GV phổ biến cách chơi:
+ Từng HS chạy đến chỗ các bạn trong lớp xin lời nhận xét “Bạn thích điều gì ở vẻ bên ngoài của tớ ?”
+Các bạn cho lời nhận xét cần có cách nhìn tích cực về vẻ bên ngoài của bạn để nói cho bạn mình nghe
+Trong thời gian 7 phút, từng HS vừa xin ý kiến nhận xét vừa đưa ra ý kiến nhận xét của mình về vẻ ngoài của bạn
+Bạn nào thu được càng nhiều ý kiến của các bạn trong lớp càng tốt
Chia sẻ những điều mọi người nhận xét về vẻ bên ngoài của mình
- 2 bạn ngồi gần nhau chia sẻ với nhau về những điều mà mọi người thích ở vẻ bên ngoài của mình
-GV gợi ý: từng em có thể bổ sung thêm ý kiến nhận xét của những người khác, có thể chia sẻ cả những điều mình băn khoăn về nhận xét nào đó mà mình cảm thấy chưa thật chính xác
Làm việc chung toàn lớp
-GV yêu cầu vài HS chia sẻ trước lớp về những nhận xét của mọi người về vẻ bên ngoài của mình
-Hỏi: Các em thấy mỗi bạn có những vẻ ngoài khác nhau và đều có điểm đáng yêu không?
Kết luận: Mỗi người đều có vẻ bên ngoài khác nhau và đều có những điểm đáng yêu. Ai cũng có quyền tự hào/ hài lòng với vẻ bề ngoài của mình
- Tranh vẽ các bạn đang nói với nhau về đặc điểm bên ngoài mà các bạn yêu thích. Như mình thích da trắng, mái tóc dài,
-HS tham gia nhóm đôi
B1: Mình thích tóc của mình và da của mình trắng, mũi hơi thấp nhưng mình rất hài lòng về bản thân mình.
B2: Mình thấy mình hơi gầy mọt chút, đôi mắt của mình đưẹp, mũi cao,
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS trình bày, lắng nghe
-HS lắng nghe
VD: Tớ thích đôi mắt của cậu, trông rất đẹp.
- Tớ thích làn da ngăm đen của bạn, trông rất khỏe mạnh.
- Tớ thích hai má phúng phính của bạn, nhìn rất đáng yêu.
..
-HS chia sẻ với nhau theo yêu cầu
-HS chia sẻ, lắng nghe
-HS lắng nghe
THỰC HÀNH
Hoạt động 2: Nói lời động viên để giúp bạn tự tin
Bước 1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2/SGK/44 để hiểu rõ nội dung của từng tranh và chuẩn bị câu nói tích cực về vẻ bên ngoài của các bạn trong mỗi tranh
Bước 2: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu 2 bạn ngồi cạnh chia sẻ với nhau về câu nói tích cực đã chuẩn bị về vẻ bên ngoài của các bạn trong tranh
- GV lấy tinh thần xung phong của các cặp HS chia sẻ với lớp về những nét bên ngoài của bản thân và nét mình thích ở bạn
Kết luận: Chúng ta nên có cái nhìn tích cực về vẻ bên ngoài của bản thân và người khác
-HS làm cá nhân, thực hiện theo yêu cầu
-HS chia sẻ trong nhóm
-Đại diện nhóm trình bày
-HS lắng nghe
VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Giữ gìn vẻ ngoài đáng yêu và nhận xét tích cực về vẻ ngoài của người khác
? Để cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh, đáng yêu chúng ta cần làm gì hằng ngày?
- GV gợi ý HS vận dụng những điều đã học ở các môn học khác và kinh nghiệm đã có trong cuộc sống để đưa ra câu trả lời
- GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt lại yêu cầu HS giữ vệ sinh cá nhân, lựa chọn trang phục phù hợp, ăn uống đủ chất, an toàn, để giữ gìn vẻ ngoài đáng yêu của bản thân
- GV yêu cầu HS vận dụng đưa ra những nhận xét tích cực về vẻ ngoài của bạn. 
? Em cảm thấy như thế nào khi nghe nhận xét của các bạn về vẻ ngoài các em?
- Yêu cầu HS tiếp tục vận dụng cách nhìn tích cực vẻ bên ngoài của những người xung quanh và nói những lời khích lệ
Tổng kết: GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được. rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động
-GV đưa thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Ai cũng có những nét bên ngoài đáng yêu. Mọi người nên tự hào và hài lòng với vẻ bên ngoài của mình
- Để cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh, đáng yêu chúng ta cần tắm gội sạch sẽ. Mặc trang phục phù hợp theo mùa, ăn uống đủ chất để đảm bảo sức khỏe,
-HS lắng nghe
-HS nêu cảm xúc: Vui, thích thú, 
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe, nhắc lại
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
-Nhận xét tiết học	
-Dặn dò chuẩn bị tiết sau
-HS lắng nghe
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 17
I.Mục tiêu:
1.Năng lực:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 5 “Em quý trọng bản thân” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
2.Phẩm chất:
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II.Đồ dùng dạy – học:
GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
- GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau.
a/ Sơ kết tuần học
* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.
*Cách thức tiến hành:
- Lớp trưởng mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
- GV chủ nhiệm dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp nhận xét tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.
+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện.
b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới
- GV chủ nhiệm nêu kế hoạch, nhiệm vụ trong tuần và hướng phấn đấu thi đua để cả lớp thực hiện..
-HS hát một số bài hát.
-Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.
- CTHĐTQ nhận xét chung cả lớp. 
GV nhận xét chung
- HS nghe.
3. Sinh hoạt theo chủ đề. 
-Tổ chức trò chơi đoán tên bạn dựa trên đặc điểm bên ngoài: GV làm phiếu nhận biết trong đó có nêu 1 vài đặc điểm như: tóc, khuôn mặt, chiều cao, của HS trong lớp cho vào hộp
-Mời HS lên bốc thăm, sau đó đọc to, rõ nội dung trong phiếu và có quyền đoán bạn có đặc điểm trong phiếu là ai; nếu không đoán được thì các bạn trong lớp sẽ tham gia đoán. Bạn nào đoán đúng sẽ được khen hoặc thưởng
-HS tham gia trò chơi 
ĐÁNH GIÁ
Cá nhân tự đánh giá
GV HD HS tự đánh giá việc thể hiện lòng kính yêu thầy cô theo các mức độ dưới đây:
-Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau:
+Đã nhận biết được những nét bên ngoài của mình và giới thiệu được với bạn
+Luôn nói lời khích lệ vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực
-Đạt: Đã nhận biết được những nét bên ngoài của mình, nói được lời khích lệ về vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực nhưng chưa thường xuyên
-Cần cố gắng: đã nhận biết được một vài nét bên ngoài của mình, chưa nói được lời khích lệ về vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực
b) Đánh giá theo tổ/ nhóm
-GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung trên và thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không
c) Đánh giá chung của GV
GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung
-HS tự đánh giá
-HS đánh giá lẫn nhau
-HS theo dõi
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS
-HS lắng nghe
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.docx