Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được ý nghĩa của Phép trừ.

- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10. Nhận biết được đặc điểm của số o trong phép cộng và phép trừ.

 - Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính trừ

- Viết được phép trừ phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép trừ.

- Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán.

2 . Năng lực:

NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học, NL GQVĐ toán học.

3.Phẩm chất:

- Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 .

- Tìm các bài toán, tình huống liên quan đến phép trừ

 

doc 64 trang trithuc 17/08/2022 4440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 12.
 Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2020
 TOÁN: Bài 11 : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10. T4
 Số 0 trong phép trừ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Nhận biết được ý nghĩa của Phép trừ. 
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10. Nhận biết được đặc điểm của số o trong phép cộng và phép trừ.
 - Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính trừ
- Viết được phép trừ phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép trừ.
- Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán.
2 . Năng lực:
NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học, NL GQVĐ toán học.
3.Phẩm chất:
- Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ 
- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 . 
- Tìm các bài toán, tình huống liên quan đến phép trừ
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài :
- Hát
Hs làm bảng con
10 – 5 = 5
 9 - 3 = 6 
- Lắng nghe
2. Khám phá: Số 0 trong phép trừ.
GV cho HS quan sát hình trong SGK, nêu bài toán rồi trả lời:
a)? Trong bình có mấy con cá ? Vớt 1 con cá còn lại mấy con cá? 
Vậy ta có phép tính nào? 
 - GV viết phép tính lên bảng 3- 1 = 2
 - Yêu cầu HS đọc phép tính.
 GV hướng dẫn tương tự như câu a với các câu b) c) d)
- GV nêu phép trừ 3 – 1 = 2; 3 – 2 = 1; 3 – 3 = 0;
3 – 0 = 3
GV: Số nào trừ đi chính số đó cũng bằng 0, số nào trừ số 0 cũng bằng chính số đó”
HS quan sát
HS trả lời: Trong bình có 3 con cá, vớt 1 con cá còn lại 2 con cá.
 3 – 1 = 2
HS đọc phép tính
HS đọc phép tính
3. Hoạt động: 
*Bài 1: Tính nhẩm
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tính nhẩm
- GV cùng HS nhận xét. Củng cố 1 số trừ 0, 1 số trừ chính nó.
- Yêu cầu HS đọc lại từng phép tính
HS tính nhẩm
5 – 0 = 5 4 – 0 = 4
6 – 6 = 0 7 – 7 = 0
5 + 0 = 5 0 + 4 = 4
HS nhận xét
-*Bài 2: Hai phép tính nào cùng có kết quả
GV nêu cầu bài tập
- Cho HS quan sát hình vẽ 
- Yêu cầu HS nhẩm ra kết quả phép tính, rồi tìm phép tính có cùng kết quả.
Hai đội lên bảng tham gia thi đua
_ GV cùng HS nhận xét
HS quan sát tranh
Hs thực hiện
HS nhận xét
*Bài 3: Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập
-Yêu cầu HS quan sát tranh
 GV nêu: Lúc đầu có 3 con vịt ở trong chuồng, sau đó con 3 con chạy ra hết
- Yêu cầu HS nêu phép tính thích hợp: 3 – 3 = 0 - GV cùng HS nhận xét 
HS quan sát tranh
HS nêu phép tính
3 – 3 = 0
Nhận xét
3.Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
................................................................
ÂM NHẠC
..........................................................
Tiếng Việt
BÀI: et êt it
I. Mục tiêu.
 Qua bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau đây:
*Năng lực:
- Đọc: Nhận biết và đọc đúng các vần et, êt, it; các tiếng, các từ, câu có tiếng chứa vần et, êt, it. 
- Viết: Viết đúng, viết đẹp các vần et, êt, it; các tiếng, các từ có chứa các vần et, êt, it .
- Nói: Phát triển vốn từ ngữ dựa vào các từ ngữ chứa các vần et, êt, it có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các loài lông vũ nhỏ, gần gũi với con người như vịt, vẹt, én,.., hay nhận biết về cảnh sắc của mùa xuân với những “tín hiệu” sinh học từ loài cây đặc trưng cho mùa này (cây đào) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ: 1. Đối vẹt trên cành cây đang nói chuyện" với nhau; 2. Sự thức dậy của mùa xuân qua những báo hiệu từ cây đào đâm chồi, nảy lộc, nở hoa và đàn én nhỏ từ nơi tránh rét bay về.
*Phẩm chất
- Qua đó góp phần hình thành phẩm chất yêu nước, nhân ái (Cảm nhận được tình cảm bạn bè thông qua hình ảnh các loài chim ríu rít bên nhau, rèn luyện sự tự tin khi phải trình bày (nói, hát,...) trước đám đông..)
II. Đồ dùng dạy học.
GV: SGK, Tranh vẽ : Đôi vẹt ríu rít mãi không hết chuyện.. Tranh vẽ minh họa đoạn văn: Tết đến...năm mới Tranh vẽ: con vẹt, bồ kết, quả mít (hoặc nghĩa các từ con vẹt, bồ kết, quả mít ). Tranh vẽ về chủ đề: Thời tiết
- Máy tính, màn hình ti vi.
- Cấu tạo, quy trình cách viết vần et, êt, it.
HS: - Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng con, phấn, bộ chữ ghép...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động. 
Gọi 2 HS đọc lại bài hôm trước: Ôn tập và kể chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc - GV nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận biết 
-Mục tiêu: Nhận biết các tiếng có vần 
-Phương pháp, kĩ thuật , hình thức tổ chức: quan sát, đọc đồng thanh, thảo luận nhóm đôi.
Cho HS quan sát bức tranh hai chú vẹt, thảo luận nhóm đôi.
-Tranh vẽ gì?
- Hai chú vẹt đang làm gì?
GV: Cô có câu.
GV đọc câu thuyết minh dưới tranh: 
Đôi vẹt ríu rít mãi không hết chuyện
GV đọc cả câu cho học sinh đọc theo.
- Em hãy chỉ tiếng có vần et?
- Em chỉ tiếng có vần êt?
- Em chỉ tiếng có vần it?
GV: Trong câu các em vừa đọc có vần et, êt, it. Tiếng Việt hôm nay các em sẽ học bài et, êt, it
GV ghi tên bài: Bài: et êt it
Hoạt động 2: Đọc 
Mục tiêu: Đọc đúng các vần, các tiếng , các từ có vần et, êt, it có trong bài. 
Phương pháp, kĩ thuật , hình thức tổ chức: quan sát; đọc cá nhân đọc đồng thanh.
a/ Đọc vần 
GV đọc trơn các vần et, êt, it
Hỏi: Nêu những điểm giống khác nhau của vần et, êt, it?
GV đánh vần mẫu : e-tờ-et, ê-tờ-êt, i-tờ-it, .
GV đọc trơn các vần 
GV gọi hs đọc trơn các vần
GV cho hs lấy bảng gài ghép vần êt
Hỏi: Muốn ghép cho nhanh vần it, et, thì ta chỉ việc tháo chữ nào ra?
Yêu cầu HS đọc trơn các vần
b/Đọc tiếng
-Đọc tiếng mẫu:GV giới thiệu mô hình tiếng vẹt
H: Có vần et muốn có tiếng vẹt làm ta phải thêm âm gì, và thanh gì?
 v
et
 vẹt
Cho HS đánh vần, đọc trơn
- Đọc tiếng trong SHS
GV đưa các tiếng trong SHS, mỗi HS đánh vần và đọc trơn một tiếng: két,sét, vẹt, dệt, nết, tết, lít, mít, vịt
Mở rộng: (Tổ chức trò chơi Ai đúng ai nhanh)
-Tìm các tiếng có vần et, êt, it ghép bảng cài
GV gọi HS đánh vần và đọc trơn các tiếng vừa tìm được.
GV nhận xét tuyên dương những em ghép đúng.
c/ Đọc từ ngữ
Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận biết hình ảnh trong tranh.
Gv lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: con vẹt, bồ kết, quả mít .
-Trong tranh vẽ gì?
Hỏi: Tìm tiếng có chứa vần hôm nay học?
GV cho hs phân tích tiếng vẹt. Đánh vần, đọc trơn tiếng vẹt.
- Gọi hoc sinh đọc từ : con vẹt
- GV đọc lại từ và kết hợp giáo dục học sinh.
Tương tự các từ : bồ kết, quả mít 
d/ Đọc lại các tiếng các từ
Cho hs đọc lại các tiếng các từ
*. Hoạt động 4: Viết bảng
- Mục tiêu: Viết đúng vần et, êt, it, viết đúng các tiếng có vần et, êt, it ; từ ngữ chứa tiếng có vần et, êt, it vào bảng con.
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Cá nhân
- GV cho HS quan sát mẫu: et, êt, it, bồ kết, quả mít
- Nêu độ cao, độ rộng các con chữ
- GV viết : et, êt, it, bồ kết, quả mít
GV vừa viết, vừa hướng dẫn quy trình
viết. 
- GV yêu cầu HS viết bảng con : et, êt, it, bồ kết, quả mít
- GV quan sát, hướng dẫn HS
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS
TIẾT 2
Hoạt động 3: Viết vở 
Mục tiêu: Viết đúng các vần et, êt, it các từ ngữ bồ kết, quả mít trong vở tập viết.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức: quan sát, viết, cá nhân.
- Gọi học sinh đọc bài viết
GV nhắc lại các tư thế ngồi viết cho HS.
Cho Hs viết vào vở tập viết các vần et, êt, it các từ ngữ bồ kết, quả mít trong vở tập viết.
 - Gv cho HS quan sát cách trình bày bài viết trong vở.
GV uốn nắn và giúp đỡ các em viết yếu.
GV thu bài nhận xét bài viết của HS
GV nhận xét và sửa bài một số HS.
Hoạt động 4: Đọc đoạn)
Mục tiêu: Đọc rõ ràng các tiếng trong đoạn văn, hiểu và có thể trả lời được các câu hỏi trong đoạn văn.
Phương pháp, kĩ thuật , hình thức: quan sát; đọc (đọc thầm, đọc đồng thanh), nói; cá nhân 
- GV đọc mẫu đoạn văn: 
Tết đến...năm mới.
GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Tìm các tiếng có vần hôm nay học trong đoạn văn
- Đoạn văn có mấy câu?
Cho HS đọc nối tiếp câu (cá nhân).
Cho HS đọc cả đoạn văn (cá nhân, đồng thanh).
HS, gv nhận xét học sinh đọc.
HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Thời tiết được miêu tả như thế nào?
+ Mấy cây đào được miêu tả như thế nào?
+ Khi trời ấm, điểu gì sẽ xảy ra?
5: Nói theo tranh 
Mục tiêu: Nhận biết về thời tiết
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: quan sát tranh; nghe, nói; cá nhân, nhóm.
Các em nhìn thấy những ai trong tranh? Những người đó mặc trang phục gì?
 Trang phục của họ cho thấy thời tiết như thế nào? 
- GV có thể mở rộng giúp HS nói về thời tiết khi nóng và lạnh. HS cản ăn mặc hay cần chú ý điều gì khi nóng và lạnh. Kết nối với nội dung bài đọc: Trời ấm, hoa đào nở, chim én bay về,... GV mở rộng: gìúp HS hiểu được con người, cũng như động vật, cây cối,... cần thay đổi để phù hợp với thời tiết.
3. Củng cố:
- Bài học vừa rồi chúng ta học vần gì?
- Hs đọc bài ở sách giáo khoa
- Dặn HS về nhà ôn lại bài đã học; tìm thêm từ ngữ chứa vần et, êt, it thực hành giao tiếp ở nhà. Xem trước Bài 52: ut ưt
- GV nhận xét tiết học.
-HS đọc bài 
chân đất, quả ngọt, bạn tốt
Gà mẹ ủ ấm cho các con.
-HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi.
- Hai chú vẹt
- Đang trò chuyện.
-HS quan sát ,nghe, đọc cả câu (đồng thanh)
-HS lên bảng chỉ các tiếng có vần et, êt, it: 
vẹt, hết rít.
- Hs nêu: Giống nhau đều có âm t cuối vần, khác nhau e, ê, i đầu vần.
- HS đánh vần cá nhân, dãy, đồng thanh
: e-tờ-et, ê-tờ-êt, i-tờ-it, 
- HS đọc trơn cá nhân, đồng thanh: et, êt, it
-HS ghép vần êt
- Vần it lấy âm ê ra, vần et lấy âm i ra giữ nguyên âm t
- HS thực hành tháo và ghép vần còn lại.
-HS đọc đồng thanh các vần: et, êt, it.
-HS: Thêm âm v đứng trước vần et và thanh nặng đặt dưới âm e.
 HS đánh vần: vờ-et-vét-nặng-vẹt:. cá nhân, dãy, đồng thanh
- Hs đọc trơn: họp: cá nhân, dãy, đồng thanh: vẹt
- HS nối tiếp nhau đánh vần : cá nhân, dãy, đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau đọc trơn: cá nhân, dãy, đồng thanh.
 HS tìm và ghép
- HS quan sát tranh.
- Con vẹt
- Tiếng vẹt có vần et.
- HS đánh vần và đọc trơn tiếng vẹt
- HS đọc cá nhân, dãy, đồng thanh: con vẹt. 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- HS quan sát chữ mẫu
HS: e, ê, i cao 2 li,
HS quan sát GV viết mẫu.
- HS viết vào bảng con các vần: et, êt, it, bồ kết, quả mít
Múa, hát, trò chơi
-Học sinh nghe
- HS viết bài vào vở.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- HS nêu và đọc các tiếng vừa tìm: Tết, rét, chít, rít
- Đoạn văn có 5 câu.
- HS đọc nối tiếp câu cá nhân, dãy, đồng thanh cả lớp.
- HS đọc cả đoạn cá nhân, dãy, đồng thanh cả lớp.
- Trời rét đậm
- Chi chít lộc non
- Đàn én nhỏ ríu rít bay về,...
 - HS quan sát
- Hai bạn nam
- Mùa nóng và mùa lạnh
- Tranh thể hiện thời tiết nóng và lạnh.)
- Hs chia sẻ
- et, êt, it
- 2 em đọc.
LUYỆN TOÁN
BÀI 11 : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức 
Giúp HS củng cố:
- Cách thực hiện phép trừ trong phạm vi 10 và làm tính với số 0 trong phép trừ.
- Nhìn tranh nêu được bài toán và viết phép tính thích hợp.
* Phát triển năng lực
- Làm được các bài toán thực tế đơn giản liên quan đến phép trừ (giải quyết một tình huống cụ thể trong cuộc sống).
- Giao tiếp diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài tính.
- Thực hiện vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 
II. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh minh họa, bảng phụ.
- HS: VBT, bảng con.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức
2. Bài cũ: GV viết lên bảng 3 phép tính:
5 - 3 = 9 -  ... i,
- cả bọn cùng đi kiếm thức ăn. Thỏ con nhổ cà rốt. Heo con hải quả dâu rừng. Cún con tìm được rất nhiều nấm. 
- Gấu con liền chạy về chỗ giá lọ mật ong lúc sáng và mang mật ong đến chia cho các bạn
- “Từ giờ mình sẽ không là gấu con ích kỷ nữa”.
HS kể hoặc đóng vai.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe
.
TIẾNG VIỆT
ÔN AP, ĂP, ÂP, OP, ÔP, ƠP
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về đọc viết các ap, ăp, âp, op, ôp, ơp đã học.
- Rèn kĩ năng đọc, viết
- Học sinh yêu thích môn Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
ap, ăp, âp, op, ôp, ơp 
- GV nhận xét, sửa phát âm.
- Luyện đọc ở sách giáo khoa
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, giáp, bắp, mập, hót, hộp, hớp. Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
Hs đọc cá nhân.
- HS viết vở ô ly.
- Dãy bàn 1 nộp vở.
..
Luyện Viết
Bài : ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS nắm và viết đúng các vần : ap, ăp, âp, op, ôp, ơp các từ: xe đạp, cải bắp, họp lớpvà câu : Mẹ có họp quà. 
- Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp, chính xác các con chữ, tiếng, từ.
- Học sinh chăm chỉ, tích cự, tự giác khi luyện viết.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT DỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hướng dẫn học sinh đọc các tiếng và từ đã học :
- Gọi Học sinh đoc.
- ap, ăp, âp, op, ôp, ơp
- xe đạp, cải bắp, họp lớp
- Mẹ có họp quà. 
GV theo dõi sửa sai cho một số em đọc chưa tốt
2. Hướng dẫn cho hs viết bảng con
GV viết mẫu trên bảng lớp và hướng dẫn cho hs cách viết:
ap, ăp, âp, op, ôp, ơp
xe đạp, cải bắp, họp lớp
 Mẹ có hộp quà 
- Gv yêu cầu học sinh viết bảng con
GV theo dõi sửa sai cho hs.
GV nhận xét chung 
3. Hướng dẫn cho hs viết vở ô li
GV theo dõi chỉnh sửa tư thế ngồi, tư thế cầm bút cho từng hs.
 GV chấm vở - nhận xét.
4.Nhận xét chung tiết học.
- Nhaän xeùt tieát hoïc 
 - Tuyeân döông hoïc sinh tích cöïc trong tiết luyện viết. 
-Học sinh đọc: 
- ap, ăp, âp, op, ôp, ơp
- xe đạp, cải bắp, họp lớp
- Mẹ có họp quà. 
- Học sinh đọc (cn- đt)
- Hs quan sát
Hs viết bảng con
- Hs viết vào vở ô li
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 12
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 3 “Truyền thống trường em” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II.Đồ dùng dạy – học:
GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
- GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
a/ Sơ kết tuần học
* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.
*Cách thức tiến hành:
- Lớp trưởng mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
- GV chủ nhiệm dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp nhận xét tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.
+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện.
b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới
- GV chủ nhiệm nêu kế hoạch, nhiệm vụ trong tuần và hướng phấn đấu thi đua để cả lớp thực hiện.
-HS hát một số bài hát.
-Các trưởng nhóm nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các nhóm.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
3. Sinh hoạt theo chủ đề 
-Tổ chức trò chơi đoán tên bạn dựa trên đặc điểm bên ngoài: GV làm phiếu nhận biết trong đó có nêu 1 vài đặc điểm như: tóc, khuôn mặt, chiều cao, của HS trong lớp cho vào hộp
- Mời HS lên bốc thăm, sau đó đọc to, rõ nội dung trong phiếu và có quyền đoán bạn có đặc điểm trong phiếu là ai; nếu không đoán được thì các bạn trong lớp sẽ tham gia đoán. Bạn nào đoán đúng sẽ được khen hoặc thưởng
Đánh giá
Cá nhân tự đánh giá
GV HD HS tự đánh giá việc thể hiện lòng kính yêu thầy cô theo các mức độ dưới đây:
-Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau:
+ Đã nhận biết được những việc làm thể hiện lòng kính yêu thầy cô và thực hiện những việc làm kính yêu thầy cô giáo.
-Đạt: + Đã nhận biết được những việc làm thể hiện lòng kính yêu thầy cô và thực hiện những việc làm kính yêu thầy cô tích cực nhưng chưa thường xuyên
- Cần cố gắng: Đã nhận biết được những việc làm thể hiện lòng kính yêu thầy cô nhưng chưa nói được và chưa thực hiện những việc làm kính yêu thầy cô.
b) Đánh giá theo tổ/ nhóm.
- GVHD tổ trưởng nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung trên và thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không
c) Đánh giá chung của GV.
GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổnhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung
4. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS
-HS tham gia trò chơi 
-HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe.
ĐẠO ĐỨC
 Bài 11. 	HỌC BÀI VÀ LÀM BÀI ĐẨY ĐỦ
I.MỤC TIÊU:
Về năng lực: 
- Hiểu được ý nghĩa của việc học bài và làm bài đẩy đủ.
- Thực hiện được việc học bài và làm bài đẩy đủ.
- Nhắc nhở bạn bè học bài và làm bài đầy đủ.
 2. Về phẩm chất:
- Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự học .
II. CHUẨN BỊ
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mêu, bài thơ, bài hát, âm nhạc 
(bài hát “Đến lớp học rất vui” - sáng tác: Phi Thường), 
Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
(H) Em cần làm gì để đi học đúng giờ ?
 -GVnhận xét- kết luận
2. Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Đến lớp học rất vui"
- GV tổ chức cho HS hát bài “Đến lớp học rất vui”.
- GV đặt câu hỏi: Cảm xúc của bạn nhỏ khi đến lớp như thế nào?
- HS suy nghĩ, trả lời.
Kết luận: Để mỗi ngày đến lớp là một ngày vui, em cần thực hiện đúng nội quy trường, lớp trong đó, có quy định học bài và làm bài đầy đủ.
3. Khám phá
Khám phá sự cần thiết của việc học bài và làm bài đầy đủ
*Mục tiêu:HS hiểu học bài và làm bài đầy đủ giúp em học giỏi hơn.
* Cách thực hiện:
- GV treo/chiếu các tranh ở mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS tự quan sát tranh trong SGK). 
- HS có thể tả lại tranh hoặc đóng vai để diễn tả lại tình huống trong SGK.
- HS thảo luận cặp đôi, trả lời từng câu hỏi:
+ Vì sao bạn Bi bị cô giáo nhắc nhở?
+ Các em có học theo bạn Bi không? Vì sao?
+ Tác hại của việc không học bài và làm bài đầy đủ là gì?
+ Vì sao bạn Bo được khen?
+ Các em có muốn được như bạn Bo không?
+ Để được như bạn Bo, em cần phải làm gì?
- HS trong lớp quan sát, nhận xét, bổ sung.
- GV hỏi: Học bài và làm bài đầy đủ đem lại lợi ích gì?
- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời hay.
Kết luận: Học bài và làm bài đầy đủ giúp em học giỏi hơn. Bố mẹ sẽ vui lòng, thầy cô và bạn bè sẽ yêu quý em hơn.
4.Luyện tập
*Mục tiêu:Giúp hs có thói quen học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm
- GV treo tranh ở mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát tranh. GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích vì sao.
- HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên làm, sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh sau đó đưa ra lời giải thích cho sự lựa chọn của mình.
- GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
Việc nên làm là: Làm toán xong rồi sẽ đi chơi (tranh 1).
Việc không nên làm là: Nhờ bạn viết hộ (tranh 2).
Hoạt động 2:Chia sẻ cùng bạn
- GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với bạn thói quen học bài và làm bài của em.
- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
Kết luận: Để đạt kết quả cao trong học tập em cẩn có thói quen học bài và làm bài đầy đủ.
5 Vận dụng:
Hoạt động 1 Xử lí tình huống
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh, thảo luận và đưa ra phương án xử lí tình huống (mục Vận dụng, nội dung “Em sẽ làm gì khi gặp tình huống sau?”).
Tình huống: Bạn nhỏ suy nghĩ trước bài toán khó.
+ HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày cách xử lí tình huống.
+ Các cách xử lí tình huống khác nhau:
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
+ GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm có cách xử lí tình huống hay, từ đó định hướng cho HS lựa chọn cách xử lí tình huống tốt nhất.
Kết luận: Em cần biết cách xử lí tình huống để đảm bảo luôn học bài và làm bài đầy đủ.
Hoạt động 2: Em cùng bạn nhắc nhau học bài và làm bài đây đủ
GV hướng dẫn HS đóng vai giúp nhau học bài và làm bài đầy đủ: HS có thể tưởng tượng để đóng vai theo các tình huống khác nhau. 
Kết luận: Các em cần nhắc nhau học bài và làm bài đầy đủ.
* Củng cố- Dặn dò:
GV chiếu câu thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc
GV giáo dục hs.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài tiếp theo:
Bài 12: Giữ trật tự trong trường – lớp.
HS có thể trả lời:
+ Chuẩn bị đầy đủ quần áo , sách vở từ tối hôm trước , không thức khuya .
+ Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy cho đúng giờ .
+ Tập thói quen dậy sớm, đúng giờ .
-HS hát
-HS trả lời: ngày đến lớp là một ngày 
Vui
-HS lắng nghe
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời: Làm việc riêng , không 
chú ý trong giờ học.
- HS liên hệ trả lời
-Không nắm được bài, bị cô phê bình.
Trả lời được bài, chăm chú nghe cô giảng
- Học bài và làm bài đầy đủ.
-Học bài và làm bài đầy đủ giúp em học giỏi hơn
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn
vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS nêu
- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
- GV nhận xét và khen ngợi những bạn đã có thói quen tốt và cách học tập khoa học, hiệu quả .
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu
1/ Không làm nữa vì khó quá;
2/ Cố gắng tự làm bằng được;
3/ Nhờ bạn trong lớp, cô giáo giảng;...
HS nêu
Hs nêu cách xử lí ví dụ:
A: B ơi, bài này khó quá, làm như thế nào?
B: À, bài này tớ làm rồi. Để tớ hướng dẫn cậu cách làm nhé!
Hoặc:
A nhìn vở của B và nhắc: Cậu viết còn thiếu. Viết tiếp cho đủ rồi hãy đi chơi!
2-3 HS đọc câu thông điệp
Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS lắng nghe, ghi nhớ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.doc