Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên - Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên (Tiết 1)

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết này HS

 - HS nắm được định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và số mũ.

- HS nắm được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

- HS nắm được công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số.

- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên.

2. Năng lực

- Năng lực riêng: HS biết viết gọn một tích có nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng lũy thừa, biết tính giá trị của các lũy thừa, biết nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số.

- Năng lực chung:Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Giáo án, SGV, thước kẻ. Bàn cờ vua, bảng bình phương, lập phương của mười số tự nhiên đầu tiên

2 - HS : Đồ dùng học tập; Bài tập luyện tập (sgk/ 24), máy tính bỏ túi, thước kẻ

 

docx 5 trang trithuc 19/08/2022 4920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên - Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên - Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên (Tiết 1)

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên - Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên (Tiết 1)
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT 8- BÀI 6. LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết này HS
 - HS nắm được định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và số mũ.
- HS nắm được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
- HS nắm được công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số.
- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng: HS biết viết gọn một tích có nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng lũy thừa, biết tính giá trị của các lũy thừa, biết nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số.
- Năng lực chung:Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Giáo án, SGV, thước kẻ. Bàn cờ vua, bảng bình phương, lập phương của mười số tự nhiên đầu tiên
2 - HS : Đồ dùng học tập; Bài tập luyện tập (sgk/ 24), máy tính bỏ túi, thước kẻ
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục đích:HS cảm thấy khái niệm lũy thừa gần gũi với đời sống hàng ngày. 
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
c. Sản phẩm: Từ bài toánHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chiếu hình ảnh và giới thiệu “bàn cờ vua”và gọi 1 hs đọc bài mở đầu.
- GV giới thiệu sợ về àn cờ vua ( có bàn cờ vua thật cho HS xem)
- Gv trình chiếu video giới thiệu môn cờ vua
- GV đặt vấn đề “ Truyền thuyết Ấn Độ kể rằng, người phát minh ra bàn cờ vua đã chọn phần thưởng là số thóc rải trên 64 ô của bàn cờ vua như sau:
+ Ô thứ nhất 1 hạt thóc
+ Ô thứ 2 để 2 hạt
+ Ô thứ 4 để 4 hạt
+ Ô thứ 4 để 8 hat
+......
Cứ như thế, số hạt ở ô sau gấp đôi ô trước. Liệu nhà vua có đủ thóc để thưởng cho nhà phát minh đó hay không?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về lũy thừa với số mũ tự nhiên và cách nhân chia lũy thừa cùng cớ số”
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Phép nâng lên lũy thừa
a. Mục tiêu:
+ HS phát biểu được định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và mũ. Biết viết gọn một tích nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng lũy thừa, biết tính giá trị các lũy thừa.
b. Nội dung:
+ GV giảng, trình bày.
+ HS tiếp thu, quan sát SGK, thảo luận, trả lời.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Chiếu slie bảng sau đây chỉ ra cách tính số hạt thóc ở một số ô trong bàn cờ trong bài toán mở đâu:
Ô thứ
Phép tính tìm số hạt thóc
Số hạt thóc
1
1
1
2
2
2
3
2.2
4
4
2.2.2
8
5
2.2.2.2
16
Gv giải thích với ô 1 ta được 1 hạt thóc, với ô thứ 2 ta được 2 hạt thóc, với ô thứ 3 ta được 2.2 = 4 hạt thọc. Vậy để tìm số thóc ở ô thứ 8, ta thực hiện phép nhân của bao nhiêu só 2?
Gv: Ta thường hay viết gọn
2. 2. 2 = 23; a. a. a. a. a = a5
Vậy để viết 
2.2.2.2.2.2.2 thu gọn ta viết như thế nào?
GV: Hướng dẫn cho học sinh cách đọc: 73: đọc là 7 mũ 3 hoặc 7 lũy thừa 3, hoặc lũy thừa bậc 3 của 7
(?)Tương tự em hãy đọc b4; a4; an ?
 GV: Dựa vào các ví dụ trên em hãy định nghĩa lũy thừa bậc n của a.
Gv : Nêu chú ý: Ta có 
cũng được gọi là a bình phương ( hay bình phương của a)
 cũng được gọi là a lập phương ( hay lập phương của a)
Gv cho hs đọc vd 1/ SGK/trang 23
Gv cho HS làm luyện tập 1.
GV cho hs làm vận dụng :
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân
Gv quan sát và trợ giúp các em nếu HS cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Hs đứng tại chỗ trình bày câu trả lời của mình
Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chột lại kiến thức trọng tâmGV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó
dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.
Phép nâng lên lũy thừa:
- Số thóc ở ô số 8 là: 2.2.2.2.2.2.2= 128
- 2. 2. 2.2.2.2.2 = 27
b4 đọc là b mũ 4 ( b lũy thừa 3); a4: đọc là a mũ 4 hoặc a lũy thừa 3, an  đọc là a lũy thừa n ( hoặc a mũ n)
Lũy thừa bặc n của số tự nhiên a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a:
 n thừa số
 đọc là “ a mũ n: hoặc “ a lũy thừa n”, a là cơ số, n là số mũ
a
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
4
9
16
25
36
49
64
81
100
Số hạt thóc có trong ô thứ 7 là: 64
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 a) Mục đích:Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1.36 và 1.37 SGK – tr24
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án
1.36. 
1.37
Lũy thừa
Cơ số
Số mũ
Giá trị của lũy thừa
4
3
64
3
5
243
2
7
128
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục đích:Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS giải đáp nhanh
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu Slide và yêu cầu HS hoàn thành nhanh bài tập vận dụng trang 1.39–SGK-tr24.
a)
b)
c)
d)
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm (rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC(Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Hướng dẫn bài tập về nhà:
Ôn tập kiến thức đã học.
Chuẩn bị bài sau : ” Luỹ thừa với số mũ tự nhiên”

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuon.docx