Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên - Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS cần:

- Nhận biết được số hạng, tổng, số bị trừ, số trừ, hiệu.

- Nhận biết được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.

2. Năng lực

- Năng lực tính toán: Thực hiện được các phép cộng và trừ trong tập hợp số tự nhiên.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các vấn đề thực tiễn gắn liền với thực hiện các phép tính cộng, trừ.

- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.

- Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép được các thông tin toán học cần thiết.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3, phấn màu.

2. HS: SGK, nháp, bút, tìm hiểu trước bài học.

 

docx 6 trang trithuc 19/08/2022 4140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên - Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên - Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên - Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
Ngày soạn: .../... /...
Ngày dạy: .../.../... 
Tiết 4 §4. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS cần:
- Nhận biết được số hạng, tổng, số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Nhận biết được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng. 
2. Năng lực
- Năng lực tính toán: Thực hiện được các phép cộng và trừ trong tập hợp số tự nhiên. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các vấn đề thực tiễn gắn liền với thực hiện các phép tính cộng, trừ. 
- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.
- Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép được các thông tin toán học cần thiết.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3, phấn màu...
2. HS: SGK, nháp, bút, tìm hiểu trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)
a) Mục tiêu: HS thấy được nhu cầu sử dụng các phép tính cộng, trừ trong đời sống hằng ngày.
b) Nội dung: Tìm hiểu bài toán ở đầu bài: “Mai đi chợ mua cà tím hết 18 000 đồng, cà chua hết 21 000 đồng và rau cải hết 30 000 đồng. Mai đưa cô bán hàng tờ 100 000 đồng thì được trả lại bao nhiêu tiền?”
c) Sản phẩm: HS nêu được phép tính cần thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ GV chiếu đề bài lên màn hình.
+ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
Câu hỏi 1: Nêu cách tính số tiền Mai phải trả cho cô bán hàng. 
Câu hỏi 2: Nêu cách tính số tiền Mai được trả lại. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới
Để tính số tiền Mai phải trả cho cô bán hàng, ta phải cộng số tiền mua cà tím, số tiền mua cà chua và số tiền mua rau cải.
Để số tiền Mai được trả lại, ta lấy 100 000 đồng trừ đi số tiền Mai phải trả.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (27 phút)
1. Phép cộng hai số tự nhiên
a) Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại khái niệm số hạng và tổng.
b) Nội dung: Học sinh thực hiện theo các chỉ dẫn của GV: Đọc hiểu và Vận dụng 1.
c) Sản phẩm: Phép cộng hai số tự nhiên; Vận dụng 1.
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ Học sinh nghe GV nhắc lại về phép cộng hai số tự nhiên: số hạng, tổng và minh họa phép cộng nhờ tia số.
+ Làm bài tập: Vận dụng 1. Diện tích gieo trồng lúa vụ Thu Đông năm 2019 vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt 713 000 ha, giảm 14 500 ha so với vụ Thu Đông năm 2018. Hãy tính diện tích gieo trồng lúa mùa vụ Thu Đông năm 2018 của Đồng bằng sông Cửu Long.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.
1. Phép cộng hai số tự nhiên
a. Cộng hai số tự nhiên
- Phép cộng hai số tự nhiên a và b cho ta một số tự nhiên gọi là tổng của chúng, kí hiệu là 
a + b.
- Vận dụng 1: 
Diện tích gieo trồng lúa vụ Thu Đông năm 2018 của Đồng bằng sông Cửu Long là:
713 200 + 14 500 = 727 700 (ha) 
2. Tính chất của phép cộng
a) Mục tiêu: HS nhớ lại tính chất của phép cộng. Hình thành thói quen quan sát, lập kế hoạch tính toán hợp lí.
b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện để khái quát tới hai tính chất cơ bản của phép cộng.
c) Sản phẩm: Hai tính chất của phép cộng, Luyện tập 1.
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ GV chia lớp thành 8 nhóm thực hiện Phiếu học tập số 1.
+ GV khái quát hai tới hai tính chất của phép cộng.
+ GV giới thiệu nội dung Chú ý.
+ GV trình bài Ví dụ 1, hướng dẫn cho học sinh cách ghép cặp phù hợp.
+ Học sinh thực hiện Luyện tập 1 theo nhóm đôi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.
b. Tính chất của phép cộng
- Phiếu học tập số 1
Câu 1:
a) a + b = 59, b + a = 59.
b) a + b = b + a.
Câu 2:
a) a + b = 55, b + a = 55.
b) a + b = b + a.
Câu 3:
a) (a + b) + c = 62, a + (b + c) = 62.
b) (a + b) + c = a + (b + c).
Câu 4:
a) (a + b) + c = 69, a + (b + c) = 69.
b) (a + b) + c = a + (b + c).
- Phép cộng số tự nhiên có các tính chất:
 + giao hoán: a + b = b + a.
 + kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c).
- Luyện tập 1:
 117 + 68 + 23
= (117 + 23) + 68
= 140 + 68
= 208
3. Phép trừ số tự nhiên
a) Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại khái niệm số bị trừ, số trừ và hiệu.
b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện để hình thành kiến thức về cách viết tập hợp.
c) Sản phẩm: Phép trừ số tự nhiên; Luyện tập 2; Vận dụng 2.
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ Học sinh trả lời nhanh:
Câu 1: Tính: a) 3 + 4; b) 7 – 4;
Câu 2: Biết 57 + 38 = 95. Tính 95 – 57 và 95 – 38.
+ Học sinh nghe GV nhắc lại về phép trừ hai số tự nhiên: số bị trừ, số trừ, hiệu, minh họa phép trừ nhờ tia số và điều kiện để thực hiện được phép trừ trong tập hợp các số tự nhiên.
+ Học sinh thực hiện Luyện tập 2.
+ Học sinh thực hiện Vận dụng 2.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.
2. Phép trừ số tự nhiên
- Câu 1: a) 3 + 4 = 7; b) 7 – 4 = 3;
 Câu 2: 95 – 57 = 38; 95 – 38 = 57.
- Với hai số tự nhiên a, b đã cho, nếu có số tự nhiên c sao cho a = b + c thì ta có phép trừ a – b = c.
 Trong tập hợp số tự nhiên, phép trừ a – b chỉ thực hiện được nếu a b.
- Luyện tập 2
 865 279 – 45 027 = 820 252
- Vận dụng 2
 Số tiền Mai phải trả:
 18 000 + 21 000 + 30 000 = 69 000 (đồng)
 Số tiền Mai được trả lại:
 100 000 – 69 000 = 31 000 (đồng)
 Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố về các phép tính cộng và trừ số tự nhiên.
b) Nội dung: HS thực hiện: Bài 1.17, 1.18, 1.19 (SGK/16)
c) Sản phẩm: Bài 1.17, 1.18, 1.19
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Bài 1.17: Tính tổng, hiệu bằng cách đặt tính:
a) 63 548 + 19 256; b) 129 107 – 34 693.
Bài 1.18: Thay “?” bằng số thích hợp:
? + 2 895 = 2 895 + 6 789
Bài 1.19: Tìm x thỏa mãn:
a) 7 + x = 362;
b) 25 – x =15;
c) x – 56 = 4.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.
Bài 1.17: 
a) 63 548 b) 129 107
 + 19 256 – 34 693.
 82 804 94 414
Bài 1.18: 
6 789 + 2 895 = 2 895 + 6 789
Bài 1.19: 
a) 7 + x = 362
 x = 362 – 7
 x = 355
b) 25 – x =15
 x = 25 – 15 
 x = 10
c) x – 56 = 4
 x = 4 + 56
 x = 60
 Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu: Giải quyết bài toán thực tiễn
b) Nội dung: Học sinh làm bài 1.20.
c) Sản phẩm: Bài tập 1.20
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Học sinh làm bài tập 1.20: Năm 2020 dân số Việt Nam ước tính khoảng 97 triệu người và dự kiến tới đầu năm 2021 sẽ tăng thêm khoảng 830 nghìn người. Ước tính dân số Việt Nam đầu năm 2021.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, HDVN
Bài 1.20:
 Ước tính dân số Việt Nam đầu năm 2021:
97 000 000 + 830 000
 = 97 830 000 (người)
* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)
- Ôn tập lại kiến thức về phép tính cộng và trừ số tự nhiên.
	- Làm các bài tập 1.21, 1.22 (SGK/16).
- Tìm hiểu trước bài 5. Phép nhân và phép chia số tự nhiên
	IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
 V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm) 
Phiếu học tập số 1: (Slide)
Câu 1: Cho a = 23 và b = 36. 
	a) Tính a + b và b + a. 	b) So sánh các kết quả nhận được ở câu a).
Câu 2: Cho a = 37 và b = 18. 
	a) Tính a + b và b + a. 	b) So sánh các kết quả nhận được ở câu a).
Câu 3: Cho a = 17, b = 19, c = 26. 
	a) Tính (a + b) + c và a + (b + c). 	b) So sánh các kết quả nhận được ở câu a).
Câu 4: Cho a = 11, b = 23, c = 35. 
	a) Tính (a + b) + c và a + (b + c). 	b) So sánh các kết quả nhận được ở câu a).

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuon.docx