Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 3: Số nguyên - Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức: - Nhận biết được quy tắc dấu ngoặc

2. Năng lực:

- NL toán học:

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác tư duy, quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt các ví dụ cụ thể.

+ Năng lực giải quyết vấn đề toán học:Áp dụng quy tắc dấu ngoặc trong tính toán.

+ Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu các thuật ngữ toán học.

-NL chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học:Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: nghe hiểu, đọc hiểu, ghichép, diễn tả được các thông tin toán học cần thiết trong văn bản toán học; sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán họckết hợp với ngôn ngữ thông thường để trao đổi, trình bày được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tácvới người khác.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của cá nhân (hoặc nhóm) .

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Các miếng bìa nhỏ: +a, -a, a, +b, - b, b, +c, -c, c, (,) , các phiếu học tập.

2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

 

docx 5 trang trithuc 19/08/2022 5100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 3: Số nguyên - Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 3: Số nguyên - Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 3: Số nguyên - Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc
Ngày soạn: .../... /...
Ngày dạy: .../.../... 
Tiết 34 §15.QUY TẮC DẤU NGOẶC
I. MỤCTIÊU
1. Kiến thức: - Nhận biết được quy tắc dấu ngoặc
2. Năng lực:
- NL toán học:
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác tư duy, quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt các ví dụ cụ thể. 
+ Năng lực giải quyết vấn đề toán học:Áp dụng quy tắc dấu ngoặc trong tính toán. 
+ Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu các thuật ngữ toán học. 
-NL chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học:Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: nghe hiểu, đọc hiểu, ghichép, diễn tả được các thông tin toán học cần thiết trong văn bản toán học; sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán họckết hợp với ngôn ngữ thông thường để trao đổi, trình bày được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tácvới người khác.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của cá nhân (hoặc nhóm) .
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: Các miếng bìa nhỏ: +a, -a, a, +b, - b, b, +c, -c, c, (,) , các phiếu học tập.
2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Hoạt động 1:Mở đầu (4 phút)
a) Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết khi bỏ dấu ngoặc trong một số trường hợp.
b) Nội dung: GV đưa ra tình huống mở đầu, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: HS trả lời được theo yêu cầu của GV 
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV thực hiện phép tính sau bằng cách hợp lý: 
(259-394)+394 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV mời 1 HS trình bày cách làm HS khác nhận xét: Trong cách làm trên bạn đã thực hiện những bước nào? 
- Bước 4: GV đưa ra kết luận- dẫn dắt vào bài mới
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (24 phút)
	Hoạt động 2.1: Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản
a) Mục tiêu:
-HS làm quen với việc bỏ dấu ngoặc trong trường hợp ngoặc chỉ có một số âm hoặc dương.
- Mở rộng khái niệm tổng: 
b) Nội dung: HS làm việc với sgk, lắng nghe GV thuyết trình thực hiện nhiệm vụ. 
c) Sản phẩm: Thực hiện được câu hỏi đánh giá, nắm được nội dung theo yêu cầu
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS quan sát thông tin sgk tại mục kết hợp với lắng nghe gv thuyết trình sau đó thực hiện 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.
1. Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản. 
Vì phép trừ thực chất cũng là phép cộng nên ta cũng xem một biểu thức với phép cộng và phép trừ là một tổng. 
VD: 3-7-4+8 là một tổng
3, -7, -4, 8 là các số hạng. 
 (-23) -15-(-23)+5+(-10) 
= -23-15+23+5-10 
= -23+23-15+5-10
= 0-10-10= -(10+10) 
	Hoạt động 2.2: Dấu của một số hạng khi bỏ dấu ngoặc 
a) Mục tiêu: Khám phá quy tắc dấu ngoặc 
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện, học sinh thảo luận nhóm phiếu học tập, rút ra quy tắc dấu ngoặc 
c) Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập 1A,1B, 2 à rút ra quy tắc dấu ngoặc. 
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1,2: Thực hiện phiếu học tập số 1A (phụ lục) 
+ Nhóm 3,4: Thực hiện phiếu học tập số 1B(phụ lục) 
Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 3 phút
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV mời đại diện nhóm 1 và nhóm 3 trình bày kết quả, nhóm 2, 4 nhận xét bổ sung.
à rút ra kết luận điền vào phiếu học tập 2 (phụ lục) (trong quá trình thực hiện yêu cầu HS gấp sách giáo khoa) 
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học, lắng nghe GV phân tích ví dụ. 
2. Quy tắc dấu ngoặc. 
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” đổi thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+” 
VD: + (a+b-c) = a+b-c
-(a+b-c) = -a+b-c 
 Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút)
a) Mục tiêu:Hình thành kỹ năng vận dụng quy tắc dấu ngoặc trong tính toán, tính hợp lý. 
b) Nội dung: HS thực hiện các bài tập trong phần luyện tập 1, 2 sgk, kết hợp với đàm thoại vấn đáp – trực quan – tái hiện. 
c) Sản phẩm:Đáp án các bài tập, nắm được cách thay đổi tùy ý vị trí các số hạng, nhóm các số hạng. 
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Luyện tập 1: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS làm luyện tập 1 theo cặp đôi 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS nêu chú ý:GV dùng các miếng bìa minh họa trực quan cho HS. 
*Luyện tập 2: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS dựa vào chú ý, làm các bài tập luyện tập 2. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS
Luyện tập 1
Giải:
a) (-385 + 210) + (385 - 217) = -385 + 210 + 385 - 217 = -7
b) (72 - 1 956) - (-1 956 + 28) = 72 - 1 956 + 1956 - 28 = 44
Chú ý: SGK 
Luyện tập 2: 
Giải:
a) 12 + 13 + 14 - 15 - 16 - 17 = (12 - 15) + (13 - 16) + (14 - 17) = (-3) + (-3) + (-3) = -9
b) (35 - 17) - (25 - 7 + 22) = 35 - 17 -25 + 7 - 22 = (35 - 25) - (17 - 7) - 22 = 10 - 10 - 22 = -2
 Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học trong bài 
b) Nội dung: HS áp dụng quy tắc dấu ngoặc hoàn thành bài tập 3.22a, 3.23a 
c) Sản phẩm: Bài làm của HS được trình bày bảng;vở
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 3.22a và 3.23a vào vở nháp. 
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ, gv hỗ trợ HS nếu cần. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi 2 HS lên bảng trình bày HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.
3.22a
a) 232 - (581 + 132 - 331)
= 232 - 581 - 132 + 331
= (232 - 132) - (581 - 331)
= 100 - 250 = -150
3.23
a) Với x = 7
(23 + x) - (56 - x) = (23 + 7) - (56 - 7) = 30 - 49 = -19
* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)
- HS làm phần thử thách nhỏ, các bài tập còn lại trong SGK.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
 V. HỒ SƠ DẠY HỌC 
PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP 1A.
Tính và so sánh kết qủa
a) 4+ (12-15) và 4+12-15
PHIẾU HỌC TẬP 1B.
Tính và so sánh kết qủa 
b) 4 - (12 - 15) và 4 - (12 - 15)
PHIẾU HỌC TẬP 2
Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc 
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " + " đằng trước, ta  của các số hạng trong ngoặc
+ (a+b-c) = ..
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " - " đằng trước, ta phải  tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu " + " đổi thành   và dấu " - " đổi thành 
-(a+b-c) = .
Đáp án: 
PHIẾU HỌC TẬP 1A.
a) 4 + (12 - 15) = 4 + (-3) = 1
    4 + 12 - 15 = 16 - 15 = 1
Vậy 4 + (12 - 15) = 4 + 12 – 15
PHIẾU HỌC TẬP 1B.
b) 4 - (12 - 15) = 4 - (-3) = 7
    4 - 12 + 15 = -8 + 15 = 7
PHIẾU HỌC TẬP 3.
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " + " đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.
+ (a+b-c) = a+b-c
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " - " đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu " + " đổi thành " - "  và dấu " - " đổi thành " + "
-(a+b-c) = -a+b-c 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuon.docx