Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 34

Tiếng Việt

Đọc: LỄ HỘI Ở NHẬT BẢN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng bài Lễ hội ở Nhật Bản, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện thông tin quan trọng về lễ hội ở Nhật Bản, thể hiện niềm tự hào của các bạn nhỏ Nhật Bản về lễ hội trên đất nước mình.

- Biết được một số lễ hội đặc trưng của Nhật Bản (về thời gian tổ chức lễ hội, ý nghĩa của lễ hội, các hoạt động diễn ra trong lễ hội, .); thấy được vẻ đẹp của một đất nước từ sự quan tâm yêu thương của toàn xã hội dành cho thiếu nhi. Hiểu điều tác giả muốn nói qua thông tin về một số lễ hội ở Nhật Bản.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: Thêm yêu Lễ Hội; Yêu truyền thống văn hóa của quê hương; đam mê đọc sách báo để hiểu biết thêm về phong tục tập quán về thiên nhiên và cuộc sống tươi đẹp của các quốc gia trên thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi

- HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 19 trang Khánh Đăng 28/12/2023 3801
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 34

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 34
TUẦN 34
Tiếng Việt
Đọc: LỄ HỘI Ở NHẬT BẢN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng bài Lễ hội ở Nhật Bản, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện thông tin quan trọng về lễ hội ở Nhật Bản, thể hiện niềm tự hào của các bạn nhỏ Nhật Bản về lễ hội trên đất nước mình. 
- Biết được một số lễ hội đặc trưng của Nhật Bản (về thời gian tổ chức lễ hội, ý nghĩa của lễ hội, các hoạt động diễn ra trong lễ hội,.); thấy được vẻ đẹp của một đất nước từ sự quan tâm yêu thương của toàn xã hội dành cho thiếu nhi. Hiểu điều tác giả muốn nói qua thông tin về một số lễ hội ở Nhật Bản.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: Thêm yêu Lễ Hội; Yêu truyền thống văn hóa của quê hương; đam mê đọc sách báo để hiểu biết thêm về phong tục tập quán về thiên nhiên và cuộc sống tươi đẹp của các quốc gia trên thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- 2 HS đọc nối tiếp bài Chuyến du lịch thú vị và TL CH: Tháp Ép-phen đẹp thế nào qua cảm nhận của Dương và qua lời kể của bà Mi-su?
- GV nhân xét, tuyên dương.
- Gọi 1 HS đọc YC khởi động: Chia sẻ cùng bạn: Em biết gì về đất nước Nhật Bản?
+ GV đưa tranh ảnh và hỏi: Mỗi tranh thể hiện hình ảnh nào rất đặc trưng của đất nước Nhật Bản? Em biết đất nước Nhật Bản qua những thông tin gì? (về tên gọi, quốc kì, thiện nhiên, con người, trang phục, ẩm thực, lễ hội,.)
+ YC HS trao đổi trong nhóm 4
+ Gọi 2-3 nhóm trình bày trước lớp.
+ Gv nhận xét, ghi nhận những thông tin chính xác, lí thú.
- GV đưa ra một số thông tin:
+ Nhật Bản còn gọi là “xứ sở mặt trời mọc”, “xứ sở hoa anh đào”. Quốc Kỳ Nhật Bản còn được gọi là “lá cờ mặt trời”, “vòng tròn mặt trời”, được thiết kế đơn giản với nền trắng và một vòng tròn đỏ ở trung tâm. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và chính trực màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành và nhiệt tình.
+ Địa hình chủ yếu của Nhật Bản là đồi núi; nhiều núi lửa; ngọn núi cao nhất là Phú Sĩ cao hơn 3.776 m. Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất và sóng thần.
+ Người Nhật rất chăm chỉ, tập trung vào công việc, đi đúng giờ, có ý thức cộng đồng (thể hiện rõ qua những trận động đất sóng thần.)
+ Trang phục truyền thống của Nhật là Kimono; những món ăn truyền thống: Sushi (cơm trộn dấm kết hợp với thịt cá hải sản và các loại rau củ quả tươi); Sashimi (hải sản tươi sống); tempura (món rán hải sản.)
- Giáo viên giới thiệu bài đọc Lễ hội ở Nhật Bản: Bài đọc sẽ đưa các em tới vùng đất Nhật Bản nơi có nhiều lễ hội độc đáo nhiều lễ hội rất ý nghĩa và thú vị dành cho thiếu nhi. 
- GV ghi bài 
- HS lên bảng đọc và TLCH
- Hs lắng nghe
- HS quan sát, trao đổi nhóm 4 và TLCH
- HS trình bày
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Nêu giọng đọc: ngữ điệu chung: to, rõ ràng, không cần diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn
- Hướng dẫn HS đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dế phát âm sai (xứ sở, quây quần, hi-si-mô-chi, nghỉ lễ,....), chú ý sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Ngắt giọng ở câu dài: Trên nóc nhà,/ mỗi gia đình/ thường treo dải đèn lồng cá chép sặc sỡ,/ để thể hiện sức mạnh/ và ý chí kiên cường.
+ Chia bài đọc thành 3 đoạn và nêu nội dung từng đoạn: 
Đoạn 1: từ đầu.....xứ sở hoa anh đào (giới thiệu về lễ hội Hoa anh đào ở Nhật Bản)
Đoạn 2: tiếp đến bánh hi-si-mô-chi (giới thiệu về lễ hội Búp bê ở Nhật Bản)
Đoạn 3: còn lại (giới thiệu về tết Thiếu nhi ở Nhật Bản)
- HS đọc
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi các nhóm đọc bài
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV HD HS đọc từ ngữ chú thích trong SGK, tìm thêm từ ngữ chưa hiểu (anh đào, mệnh danh,...) để tự tra từ điển.
- GV HD HS TLCH trong SGK
Câu 1: Ở Nhật Bản, lễ hội nào được xem là lớn nhất, lâu đời nhất?
- YC HS đọc thầm đoạn 1 và tìm câu trả lơi.
- Gọi 2-3 HS phát biểu trước lớp.
- Cả lớp NX, Gv chốt đáp án:
+ Ở Nhật Bản, Lễ hội Hoa anh đào được xem là lễ hội lớn nhất, lâu đời nhất.
Câu 2: Có những hoạt động gì trong lễ hội lớn nhất, lâu đời nhất đó?
- Gv nêu câu hỏi
- YC HS làm việc cá nhân, tìm câu trả lơi, sau đó trao đổi trong nhóm đôi để thống nhất câu TL
- Gọi một số HS phát biểu trước lớp.
- GV NX, chốt đáp án: Trong lễ hội Hoa anh đào, người ta tổ chức rất nhiều hoạt đọng: ngắm hoa, ăn liên hoan, hát hò, nhảy múa,.)
Câu 3: Lễ hội Búp bê và tết Thiếu nhi ở Nhật Bản có những điểm gì khác nhau?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2+3
- YC HS làm việc theo nhóm 4 bằng hình thức hỏi – đáp (2 em hỏi, 2 em trả lời)
- Đại diện một số nhóm thể hiện kết quả Hỏi - đáp trước lớp.
- Giáo viên khen ngợi những nhóm học sinh hỏi đáp tự nhiên; nêu chính xác sự khác biệt giữa lễ hội Búp bê và tết thiếu nhi ở Nhật Bản.
- Giáo viên nhận xét và chốt câu trả lời đúng:
+ Lễ hội búp bê dành cho các bé gái, Tết Thiếu nhi dành cho các bé trai.
+ Lễ hội Búp bê được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm; tết Thiếu nhi được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 hàng năm.
+ Lễ hội búp bê cầu may mắn và sức khỏe cho các bé gái; tết Thiếu nhi thể hiện ước mong về sức khỏe và sự thành công cho các bé trai.
+ Trong lễ hội búp bê mọi người trưng bày nhiều búp bê Hina trong căn phòng đẹp nhất của gia đình, quây quần bên nhau ăn cơm đậu đỏ và ăn bánh hi-si-mo-chi; trong tết Thiếu nhi các gia đình thường treo những giải cờ hình cá chép sặc sỡ nhiều màu sắc trên nóc nhà.
Câu 4: Trong những lễ hội được nói đến ở bài đọc, em thích nhất lễ hội nào nhất? Vì sao?
+ Mời HS đọc Câu hỏi 4.
+ GV gợi ý: Xem lại bài đọc, hình dung từng lễ hội, suy nghĩ và nhận xét về các lễ hội: quang cảnh (hoa anh đào nở rộ; búp bê hi-na trong căn phòng đẹp; đèn lồng cá chép; những dải cờ hình cá chép sặc sỡ, nhiều màu..); hoạt động (liên hoan, hát hò, nhảy múa; quay quần bên nhau, ăn cơm, ăn bánh, treo đèn lồng,.); ý nghĩa (giải thích lí do Nhận Bản được mệnh danh là xứ sở hoa anh đào; cầu may mắn và sức khỏe cho các bé gái, thể hiện sức mạnh và ý chí kiên cường của các bé trai,.)
+ Gọi một số HS trình bày ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, góp ý, khen ngơi sự sáng tạo.
Câu 5: Ở VN có những ngày lễ, ngày tết nào dành cho trẻ em? Em hãy kể một số hoạt động được trẻ em yêu thích trong ngày lễ, tết đó?
- 2 HS đọc câu hỏi 5
- YC HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trao đổi trong nhóm 4 để thống nhất câu TL.
- Đại diện 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS trả lời 
- HS đọc thầm, tìm và trao đổi với bạn cùng nhóm
- HS nêu – Nhận xét
- HS đọc thầm và TLCH
- Đại diện các nhóm TL
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc nhóm 4; Trao đổi chung nhóm để thống nhất câu trả lời.
VD 1 số câu hỏi: Lễ hội Búp bê dành cho ai? Tết thiếu nhi dành cho ai? Lễ hội Búp bê được tổ chức vào thời gian nào? Tết Thiếu nhi được tổ chức vào thời gian nào? Lễ hội Búp bê có ý nghĩa gì? Tết Thiếu nhi có ý nghĩa gì? Có hoạt động nào trong lễ hội Búp bê? Có hoạt động nào diễn ra trong tết thiếu nhi?
- Các nhóm trình bày
- HS đọc thầm câu hỏi theo, suy nghĩ và trả lời theo cảm nhận của mình.
- HS chia sẻ trước lớp: Thích nhất lễ hội Búp bế vì lễ hội này thể hiện sự quan tâm, yên thương tới các bé gái; Trong lễ hội có nhiều búp bê đẹp. Lễ hội rất vui: mọi người quay quần bên nhau cùng ăn cơm đậu đỏ, bánh hi-si-mô-chi,
- Hs đọc câu hỏi
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày: Ở Việt Nam có tết thiếu nhi (mùng 01 tháng 06); Có Tết Trung thu (rằm tháng 8) dành cho trẻ em. Trong ngày lễ ngày tết đó có một số hoạt động được trẻ em yêu thích: được người lớn tặng quà; đi chơi công viên; phá cỗ trông trăng; xem và biểu diễn văn nghệ; tặng quà các bạn có hoàn cảnh đặc biệt.
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc nối tiếp
- HS luyện đọc theo cặp.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ DẤU CÂU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Luyện tập sử dụng các dấu câu đã học theo công dụng, cụ thể: dấu gạch ngang để đánh dấu các ý liệt kê và nối từ ngữ trong một liên danh; dấu ngoặc kép để đánh dấu lên tác phẩm hoặc tài liệu; dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Hãy nêu các dấu câu đã học?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài: Hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau đi ôn lại các dấu câu đã học.
- 2-3 HS trả lời
- HS lắng nghe, ghi bài vào vở.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài tập 1:
- Giáo viên trình chiếu bài tập và gọi một học sinh đọc bài tập nêu yêu cầu của bài tập
- Đặt câu hỏi “biên giới” (nêu trong đoạn văn) thể hiện quan hệ gắn kết giữa hai nước nào? Thắng cảnh độc đáo của Lào được kể ra gồm những gì?
- Gọi đại diện 2 - 3 nhóm học sinh trình bày kết quả trước lớp
- Giáo viên có thể nhận xét và chốt đáp án: Dấu câu thay thế cho bông hoa là dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang ở đây có hai công dụng:
+ Nối các từ ngữ trong một liên danh (Việt – Lào) 
+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kê Liệt kê những thắng cảnh ở nước Lào.
Bài tập 2: Đoạn văn đã bị lược bỏ dấu ngoặc kép và dấu ngoặc đơn hãy cho biết những dấu câu đó được đặt ở đâu?
- Gọi một học sinh đọc bài tập, nêu yêu cầu của bài tập 
- Giáo viên phát phiếu bài tập cho các nhóm
- Giáo viên có thể gợi ý: tìm trong các đoạn văn tên các tác phẩm, phần chú thích, thuyết minh về năm sinh năm mất của tác giả năm ra đời của tác phẩm; nhớ lại yêu cầu khi đánh dấu tên tác phẩm ở phần chú thích
- Cả lớp và giáo viên nhận xét và chốt đáp án:
a/ “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” là phim hoạt hình nổi tiếng của Oan Đi-xni. Phim được chuyển thể từ câu chuyện “Nàng Bạch Tuyết” trong tập “Truyện cổ Grim”.
b/ Trần Văn Cẩn (1910-1994) là họa sĩ tài năng bậc nhất Việt Nam. Ông sáng tác bức tranh “Em Thúy” (1943) dựa trên nguyên mẫu là cô cháu gái đáng yêu của mình. Bức tranh đã được chuyên gia người Ô-xtray-li-a phục chế năm 2004.
- Nêu yêu cầu của bài tập
- Trả lời câu hỏi theo hiểu biết cá nhận
- Học sinh làm việc cá nhân sau đó trao đổi nhóm đôi và thống nhất kết quả
- Đại diện 2 đến 3 nhóm học sinh trình bày kết quả trước lớp
- Một học sinh đọc và Nêu yêu cầu của bài tập
- Học sinh làm việc nhóm 4 để thống nhất kết quả vào phiếu bài tập.
- Đại diện 2 đến 3 nhóm học sinh trình bày phiếu bài tập trước lớp.
Bài tập 3 
- Giáo viên gọi hai học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4 
- Gọi đại diện 2 - 3 nhóm học sinh trình bày kết quả đã làm lớp
- Nhận xét chọn ra câu đúng và hay nhất giáo viên nhận xét và ghi những câu sử dụng dấu câu đúng nhất và yêu cầu.
VD: Dấu gạch ngang:
Cô của mình dã đi du lịch nhiều nước trên thế giới:
- Hà Lan, nơi có những chiếc cối xay gió độc đáo.
- Đan Mạch, quê hương của An-đéc-xen
- Cam-pu-chia, đất nước có đền Ăng-co Vát cổ kính,
Dấu ngoặc kép: Hồi học lớp 3, em rất thích bài thơ “Một mái  ... hành hoặc thay đổi thông tin đính kèm bằng cách gửi thêm tệpGhi vào sổ tay một số lỗi và dự kiến cách sửa lỗi
HĐ4. Nghe thầy cô nhận xét và chỉnh sửa bài làm theo hướng dấn
- GV nhận xét chung về bài viết.
3. Vận dụng – trải nghiệm
- GV HD học sinh thực hiện yêu cầu ở hoạt động vận dụng: Trao đổi với người thân về nội dung thư điện tử mà em và Lắng nghe sự góp ý của người thân về nội dung mà em đã viết.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của bài 29 
- Giáo viên hỏi học sinh thấy yêu thích nhất nội dung nào ở bài 29
- Giáo viên tóm tắt lại nội dung bài học nhận xét kết quả học tập của các em
- Khen ngợi động viên các em học tập tích cực dặn trước các em đọc trước bài 30
- Nhắc lại cách viết thư điện tử (đã nêu trong hoạt động viết ở bài 28
- Làm việc cá nhân thực hiện các yêu cầu của giáo viên
- Học sinh thực hiện theo YC
- Viết thư vào vở như đã chuẩn bị
- Học sinh đọc lại bài tự chỉnh sửa lỗi nếu có theo các gợi ý các phần của thư.
- Hs đọc lại bài viết của mình và lời nhận xét của GV; tìm ra ưu điểm, nhược điểm của thư điện tử mình đã viết.
+ Trao đổi nhóm đôi về ưu điểm, nhược điểm trong thư điện tử của mình
+ Chỉnh là bài làm theo hướng dẫn
- Hs lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
______________________________________
Tiếng Việt
Đọc: NGÀY HỘI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Ngày Hội; giọng đọc hào hứng, vui tươi, biết nhấn giọng ở những chỗ thể hiện cảm xúc, biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
- Nhận biết và hiểu được các hình ảnh thơ, hiểu được nội dung và thông điệp tác giả muốn nói qua bài thơ.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. Có ý thức chung tay bảo vệ môi trường và xây dựng thế giới hòa bình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV gọi HS chia sẻ điều các em thích ở bài Lễ hội ở Nhật Bản.
- HS chia sẻ
- GV cho Hs quan sát tranh minh họa bài đọc và cho biết bức tranh vẽ gì?
- H: Hình ảnh bồ câu trắn trong bức tranh có ý nghĩa gì?
H: hình ảnh bồ câu trắng thường thấy ở đâu?
- GV và HS nhận xét, góp ý.
- HS quan sát và trả lời (tranh vẽ các bạn nam, nữ thiếu nhi có các màu da khác nhau đang tung những chú bồ câu trắng lên bầu trời)
- HS TL theo hiểu biết (Chim bồ câu trắn được coi là biểu tượng của hòa bình, yên vui và hạnh phúc.)
- GV giới thiệu bài mới: Ngày thiếu nhi khắp thế giới tụ họp tại trại hè thế giới để vui chơi, cùng nhau tung những chú chim bồ câu trắn lên bầu trời để bày tỏ tình đoàn kết và mong ước hòa bình cho thế giới. Chung ta hãy cùng đọc để hiểu và cảm nhận cái đẹp của bài thơ và khát vọng hòa bình lớn lao đó nhé.
- Ghi tên bài
- HS lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài. Nêu giọng đọc: đọc rõ ràng, diễn cảm, hào hứng, vui tươi
* HD HS đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: tung lên, nào, lời nhắn, tiếng nói, niềm tin, ánh nắng,....
- HS lắng nghe, theo dõi
- HS lắng nghe
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ/ câu thơ thể hiện cảm xúc.
- 5 HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp
- 5 HS đọc
- Cho HS luyện đọc theo cặp, theo nhóm.
- GV gọi 1 HS lên chia sẻ phần luyện đọc
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS luyện đọc
- Hs lên chia sẻ
b. Tìm hiểu bài:
- GV HD HS đọc chú giải từ ngữ trong SGK và tìm thêm những từ chưa hiểu, HD HS tra từ điển.
- GV HD HS TLCH trong SGK:
Câu 1: Ở khổ thơ đâu, trại hè thiếu nhi thé giới được giới thiệu bằng hình ảnh nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì?
- YC HS TL nhóm đôi để trả lời câu hỏi
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
- GV và HS nhận xét, góp ý và thống nhất câu TL: Trại hè thế giới được giới thiệu bằng hình ảnh “trăm sông dồn biển”, có nghĩa là: trại hè này có rất nhiều bạn nhỏ từ khắp nơi trên thế giới đến tham dự. Trại hè như hình ảnh thế giới thu nhỏ lại.
- 1-2 HS đọc YC, cả lớp đọc thầm theo.
- Đại diện một số nhóm trình bày
- HS lắng nghe.
Câu 2: Nêu những đặc điểm khác nhau của các bạn dự trại hè thiếu nhi trên thế giớ?
- GV nêu câu hỏi
- YC HS làm việc cá nhân để TLCH
- 3-4 HS báo cáo kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Chốt đáp án: Khác nhau về địa lí: Họ đến từ những vùng đất khác nhau như Trung Quốc, châu Mỹ, châu Âu (gần sông Đa-nuýp) và Việt Nam; Khác nhau về màu da: da đen, da vàng, da đỏ; Khác nhau về tiếng nói: mỗi người nói một thứ tiếng khác nhau.
Câu 3: Đoán xem các bạn thiếu nhi ở trại hè đã gửi lời nhắn, lời chúc gì tới bồ câu trắng?
- Gọi 1 HS đọc câu hỏi.
- YC HS suy nghĩ cá nhân rồi thống nhất với bạn cùng bàn.
- Gọi 1 số HS trả lời trước lớp
- GV và cả lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời: Mong ước, lời chúc và niềm tin về một thế giới hòa bình, yên vui, ngập tràn hạnh phúc.
Câu 4: Bầu trời được miêu tả như thế nào ở khổ thơ cuối?
- Gọi 1 HS đọc khổ thơ cuối 
- Gọi 2-3 HS trả lời
- GV và HS nhận xét, thống nhất đáp án.
- GV tuyên dương HS.
Câu 5: Nếu em được tham gia trại hè, em sẽ nói những gì về đất nước Việt Nam với các bạn?
- GV nêu câu hỏi
- Gọi HS trả lời theo ý kiến riêng
- GV nhận xét, tuyên dương HS
- HS nối tiếp nêu
- HS đọc, lớp đọc thầm theo
- HS trao đổi trong nhóm
- HS TL theo ý kiến riêng.
- HS đọc, cả lớp đọc thầm theo
- HS trả lời: Bầu trời rộng lớn, trong xanh, đầy ánh nắng và rất nhiều bồ câu trắng được tung lên mang theo những ước mong của các bạn thiếu nhi trên thế giới về một thế giới yên bình.
- HS trả lời: có thể nói về cảnh đẹp đất nước, về con người, về văn hóa –lịch sử Việt Nam,..
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS luyện học thuộc lòng bài thơ.
- HS thực hiện
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc thuôc lòng bài thơ.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Luyện tập theo văn bản đọc:
Câu 1:
- Gọi HS đọc YC trong SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 để thực hiện yêu cầu của bài tập.
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung và thống nhất đáp án.
Câu 2: 
- Gọi Hs đọc YC
- YC HS tìm câu thơ có sử dụng BPNH trong bài.
- Gọi HS TL
H: Tác dụng của BPNH trong câu thơ đó là gì?
- Gv nhận xét, tuyên dương.
5. Vận dụng, trải nghiệm:
- HS đọc YC, lớp đọc thầm
- HS thảo luận nhóm 4.
- Hs trình bày: Tính từ chỉ màu sắc trong bài thơ: xanh, trắng, đen, vàng, đỏ.
- Hs đọc YC
- HSTL: câu thơ có sử dụng BPNH: Một lời nhắn với chim
- Ở đây bồ câu được nhân hóa để tiếp nhận lời nhắn của các bạn thiếu nhi. Phép nhân hóa này giúp cho câu thơ trở nên sinh động, chim bồ câu như người bạn gần gũi, thân thiết của con người.
- Nêu nội dung của bài tập đọc?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về chuẩn bị bài.
- HS nêu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Viết: 	VIẾT GIẤY MỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết viết giấy mời theo mẫu
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV giới thiệu ghi bài
- HS lắng nghe
2. Luyện tập, thực hành:
HĐ1. Đọc giấy mời và tìm thông tin ứng với các mục nêu ở bên 
- Giáo viên trình chiếu giấy mời trên màn hình và gọi một học sinh đọc bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm, phát phiếu học tập cho 4 nhóm để học sinh điền nội dung trả lời vào phiếu 
- Gọi đại diện 2 đến 3 nhóm trình bày giáo viên nhận xét và chốt đáp án:
+ Tiêu đề giấy mời: Giấy mời tham dự buổi thi Kể chuyện sáng tạo
+ Người mời: Vũ Mạnh Hoàn, lớp trưởng lớp 4A.
+ Người được mời: Ngô minh Loan, lớp trưởng lớp 4B.
+ Sự kiện mời: buổi thi kể chuyến sáng tạo.
+ Thời gian tổ chức sự kiện: 15 giờ 30 phút, thứ Năm, ngày 11 háng 4 năm 2024.
+ Địa điểm tổ chức: Phòng học lớp 4A.
+ Mong muốn và đề nghị: Rất vui được đón tiếp!
HĐ2. Viết giấy mời để mời một bạn lớp bên tới dự buổi thi hùng biện tiếng Việt cho lớp em tổ chức
- Một học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Giáo viên lưu ý học sinh
+ Sự kiện mời: buổi thi hùng biện tiếng Việt
+ Xem lại cách viết của một giấy mời và những gợi ý ở bài tập 1 
+ Chọn cách trang trí giấy mời sao cho đẹp mắt nêu mong muốn và đề nghị cho phù hợp với sự kiện. 
+ Viết giấy mời (có thể viết vào giấy giáo viên quan sát và giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn
HĐ3. Trao đổi và nhận xét
- Học sinh nhóm 4 hoặc 6 trao đổi giấy mời để góp ý cho nhau.
HĐ 4: Nghe thầy cô nhận xét và chỉnh sửa giấy mời theo hướng dẫn.
- Gọi HS trình bày
- Giáo viên và cả lớp nhận xét đánh giá bình chọn giấy mời đúng với thể thức có ý tưởng trình bày độc đáo sáng tạo học sinh chỉnh sửa giấy mời theo góp ý của nhóm và nhận xét của thầy cô 
- Giáo viên đánh giá chung với câu hỏi hoạt động viết; khen ngợi những bạn viết tốt, cách trình bày giấy mời độc đáo, sáng tạo; chốt lại những điều học sinh cần lưu ý
- Học sinh đọc toàn bộ giấy mời
- Học sinh làm việc nhóm 4, điền vào phiếu học tập nội dung trả lời về thông tin ứng với các mục đã nêu trong sách
- Đại diện 2 đến 3 nhóm trình bày
- Lắng nghe nhận xét của giáo viên
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Viết giấy mời vào vở
- 4-5 học sinh đại diện nhóm trình bày giấy mời trước lớp học 
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Nói và nghe: CHÚNG EM SÁNG TẠO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết kể lại một việc đã tham gia góp phần giữ môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
 * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu đọc sách
- HS: sách, báo sưu tầm có nội dung về khoa học công nghệ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Cho Hs hát
- GV giới thiệu bài học, ghi tên bài
- GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập, thực hành:
HĐ 1: Chuẩn bị
- 1-2 HS đọc YC
- GV HD HS đọc kĩ một số gợi ý trong SGK.
HĐ 2: Nói
- Giáo viên hướng dẫn thực hiện làm việc nhóm: Từng học sinh kể lại việc mình đã tham gia góp phần giữ môi trường sống xanh sạch đẹp trong nhóm theo ý đã chuẩn bị 
- Giáo viên quan sát và lưu ý học sinh nói to rõ ràng có được bộ cử chỉ thân thiện 
- Làm việc cả lớp: 2 đến 3 học sinh trình bày trước lớp cả lớp và 
- Giáo viên góp ý giáo viên khen ngợi học sinh kẻ tốt thể hiện cảm xúc chân thực điệu bộ cử chỉ thân thiện
HĐ 3: Trao đổi góp ý
- GV gọi Hs nhận xét sau khi nghe bạn giới thiệu.
- Gv nhận xét, tuyên dương
HĐ 4: Ghi chép:
- GV HD HS ghi lại những việc em và các bạn đã làm để giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp
- Hs hát
- HS đọc YC
- HS thực hiện theo HS của GV
- Hs làm việc nhóm
- Hs trình bày
- HS nhận xét, bổ sung (có thể nhận xét về cách nói, cử chỉ, điệu bộ của bạn)
- HS nêu câu hỏi để hiểu rõ hơn điều bạn kể.
- HS thực hiện theo YC
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- YC HS về nhà: Em hãy chia sẻ với người thân về những việc em đã làm để bảo vệ môi trường.
- GV nhận xét buổi học. Khen ngợi, động viên các em học tập tích cực.
- Dặn HS churaanr bị cho tuần ôn tập.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_34.doc