Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 33

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: BĂNG TAN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài băng tan, biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, ờ lời miêu tả.

- Nhận biết được thông tin chính trong bài. Hiểu nghĩa của các chi tiết, hình ảnh miêu tả. Nhận biết được ý chính của mỗi đoạn trong bài. Hiểu được điều tác giả muốn nói thông qua văn bản: Con người cần chung tay bảo vệ môi trường để thoát khỏi những thảm họa do băng tan.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: có ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi

- HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 13 trang Khánh Đăng 28/12/2023 5181
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 33

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 33
TUẦN 33
TIẾNG VIỆT
ĐỌC: BĂNG TAN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài băng tan, biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, ờ lời miêu tả.
- Nhận biết được thông tin chính trong bài. Hiểu nghĩa của các chi tiết, hình ảnh miêu tả. Nhận biết được ý chính của mỗi đoạn trong bài. Hiểu được điều tác giả muốn nói thông qua văn bản: Con người cần chung tay bảo vệ môi trường để thoát khỏi những thảm họa do băng tan.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: có ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS đọc bài Ngôi nhà của yêu thương và nêu nội dung của bài.
- 1,2 HS đọc và trả lời.
- GV yêu HS thảo luận nhóm đôi: Kể tên một số hiện tượng thiên tai và tác hại của nó.
- GV nhận xét.
- 3 nhóm đại diện trình bình và nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi vở.
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (nóng lên, đất liền,...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Với tình trạng băng tan như hiện nay,/ gấu Bắc Cực buộc phải bơi xa hơn / để kiếm ăn,/ mất dần môi trường sống.//
 Cùng cảnh ngộ đó,/ chim cánh cụt ở Nam Cực/ cũng không có nguồn thức ăn / và mất nơi cư trú.//
- HS đọc
- Bài chia làm 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe, luyện đọc.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: 
Câu 1. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng băng tan?
+ Gọi 1,2 HS trình bày.
+ GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng.
GV cho HS thảo luận nhóm 4 câu 2,3,4. Mời đại diện nhóm trình bày và các nhóm khác nhận xét trong 4 phút.
Câu 2: Nêu những hậu quả do băng tan gây ra đối với :
Cuộc sống của con người 
Môi trường sống của động vật.
 Câu 3: Chỉ ra nội dung mỗi phần trong bài băng tan . 
Câu 4: Bài đọc giúp em có thêm những hiểu biết gì? 
- Cả lớp suy nghĩ tìm chi tiết của câu hỏi:
 Trái đất nóng lên là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng băng tan.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Đại diện nhóm trình bày :
+ Hậu quả của việc băng tan đối với con người: nước biển dâng cao làm thay đổi bản đồ thế giới ,vùng đất ven biển nhiễm mặn, ngày càng nhiều nước ngọt sẽ ít hơn, các đảo và quần đảo có thể bị nhấn chìm con người có thể bị mất đất mất nhà. 
+ Đối với môi trường sống của động vật mất dần môi trường sống
- HS đọc câu hỏi 3 và trả lời.
- HS thảo luận và chia sẻ:
Em hiểu hiện tượng băng tan là gì? Nguyên nhân của việc băng tan là do Trái Đất đang nóng lên.
- GV kết luận, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài đọc, theo em chúng ta cần làm gì để Trái Đất sẽ trở nên tốt hơn ?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuận bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP LỰA CHỌN TỪ NGỮ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Hiểu nghĩa và biết sử dụng một số từ hán việt phù hợp với ngữ cảnh.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV cho cả lớp hát bài Trái đất này là chúng mình.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- Cả lớp hát và múa theo.
- HS lắng nghe và ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc
- HS trả lời (Xếp các từ có tiếng kì dưới đây vào nhóm thích hợp)
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu học tập.
- HS thảo luận và thống nhất đáp án
- GV mời HS đại diện nhóm phát biểu.
(lên bảng viết bảng phụ).
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án.
- HS trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
+ kì tài, kì diệu, kì ảo, kì quan, kì tích, kì vĩ.
+ chu kì, học kì, thời kì, định kì
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bộ các từ ở BT1.
- HS đọc.
- GV cho HS thảo luận nhóm theo cặp để tìm từ thích hợp.
- GV mời HS phát biểu.
- GV chốt đáp án và chiếu lên ti vi.
- HS thảo luận nhóm.
- HS phát biểu. Các HS khác nhận xét.
a) kì quan b) kì tích 
c) kì tài d) thời kì
- HS lắng nghe
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc
- Cho HS tìm hiểu nghĩa từng từ.
- HS đặt câu vào vở
- Cho HS thảo luận nhóm 2.
- Tổ chức cho HS thi các nhóm với nhau, bình chọn nhóm có từ hay, phù hợp nhất.
Hỏi: Tại sao em chọn từ đó ?
- HS thực hiện 
- GV nhận xét và tuyên dương HS làm tốt.
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài bài hôm nay, chúng ta cần chú ý gì khi lựa chọn từ phù hợp câu văn ?
- 2-3 HS trả lời
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
_____________________________________
TIẾNG VIỆT
VIẾT: VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG ( Tiết 1,2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Viết được đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- Bước đầu xây dựng được những chi tiết thể hiện sự sáng tạo.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS đọc lại dàn ý đã lập ở tiết trước, trả lời câu hỏi:
+ Đề bài yêu cầu những gì?
+ Em chọn câu chuyện nào để viết đoạn văn tưởng tượng?
+ Em có muốn thay đổi hoặc điều chỉnh gì ở phần kết thúc ?
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- 2-3 HS đọc và trả lời
- HS lắng nghe và ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành:
- GV cho HS viết đoạn kết thúc. Nhắc nhở HS viết hợp lí với câu chuyện.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
- HS viết bài vào vở.
- Yêu cầu HS chia sẻ bài.
+ HS tự đọc lại bài và sửa lỗi.
+ Cho HS hoạt động nhóm 4, từng bạn chia sẻ bài mình, các bạn trong nhóm nhận xét và sửa lỗi cho bạn .
+ Làm việc cả lớp: Gọi HS đọc bài trước lớp. 
- GV và cả lớp nhận xét.
- GV khen ngợi các bài hay và đọc đáo. 
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu chia sẻ với người thân về đoạn văn tưởng tượng mà em viết.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
______________________________________
TIẾNG VIỆT
ĐỌC: CHUYẾN DU LỊCH THÚ VỊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Chuyến du lịch thú vị. Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, lời đối thoại của các nhân vật trong bài.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của tháp Ép-phen qua lời đối thoại của các nhân vật. Cảm nhận được thái độ trân trọng của tác giả đối với nước Pháp, với thủ đô Pa-ri. Nhận biết được ý chính của mỗi đoạn trong bài.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Có nhu cầu học hỏi, tìm hiểu văn hoá của các quốc gia trên thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV gọi HS đọc bài Băng tan nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc nối tiếp
- GV gọi HS trả lời một số câu hỏi: Vì sao có hiện tượng băng tan ?
- HS trả lời
-  Em đã từng được đi tham quan hoặc du lịch ở đâu? Nêu cảm nhận của em khi được đến nơi đó.
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
- 2-3 HS trả lời
- HS lắng nghe, ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Bài có thể chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó ( Ép- phen, Thô-ca-đê-rô, Mi-su, Lu-vơ-rơ,,...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- HS lắng nghe, theo dõi
- Bài chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến tàu điện ngầm.
Đoạn 2: Tiếp đến ấn tượng nhất với tháp Ép- phen.
Đoạn 3: Còn lại
- HS đọc nối tiếp
- Hướng dẫn HS đọc ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở những từ ngữ dùng để hỏi; từ ngữ thể hiện cảm xúc.
 Đứng trên quảng trường Thô-ca-đê-rô rộng lớn,/ Dương được ngắm nhìn /toàn cảnh tháp Ép-phen cao sừng sững/ trên nền trời xanh bao la. //
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc câu dài.
- Cho HS luyện đọc theo cặp, theo nhóm.
- Gọi HS đọc giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc
- HS đọc.
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi và chiếu yêu cầu lên màn hình : 1. Dương được ba mẹ cho đi du lịch ở đâu? Điểm tham quan nào gây ấn tượng nhất với cậu bé? 
- HS trả lời. ( Dương được ba mẹ cho đi du lịch ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Dương ấn tượng nhất với tháp Ép-phen. )
2. Qua con mắt Dương và lời kể của bà Mi-su, tháp Ép-phen đẹp như thế nào?  
- HS trả lời:
- Qua con mắt Dương và lời kể của bà Mi-su, tháp Ép-phen đẹp:
+ Tháp Ép-phen cao sừng sững trên nền trời xanh bao la.
+ Tháp Ép-phen được lắp đặt hệ thống gồm 20 000 ngọn đèn và 336 máy chiếu sáng, tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp. Vào buổi tối, ánh sáng đèn lung linh làm nổi bật kiến trúc độc đáo của tháp. Đó là lí do vì sao mọi người lại gọi Pa-ri là kinh đô của ánh sáng.
3. Theo em, vì sao Dương cảm thấy Pa-ri trở nên thân thiện hơn? 
- HS trả lời
Dương cảm thấy Pa-ri trở nên thân thiện hơn vì có bà Mi-su. 
4. Em có những hiểu biết gì về Pa-ri sau khi đọc bài “Chuyến du lịch thú vị”? 
- HS chia sẻ
- Yêu cầu thảo luận theo cặp.
- Khích lệ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
(Em có những hiểu biết về Pa-ri sau khi đọc bài “Chuyến du lịch thú vị”:
+ Pa-ri có rất nhiều địa điểm để tham quan như bảo tàng Lu-vơ-rơ, Khải Hoàn Môn, tháp Ép-phen,.... 
+ Đứng trên quảng trường Thô-ca-đê-rô rộng lớn có thể ngắm nhìn toàn cảnh tháp Ép-phen cao sừng sững trên nền trời xanh bao la.
- GV kết luận, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
- HS thực hiện
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Gọi HS đọc yêu cầu 1,2.
- HS đọc.
- Yêu cầu hoạt động nhóm 4 trả lời và chia sẻ trước lớp.
1. Dấu gạch ngang được sử dụng trong câu chuyện trên có công dụng gì? 
2. Ngoài công dụng nêu ở bài tập 1, dấu gạch ngang còn có công dụng nào? Em hãy đưa ra ví dụ minh hoạ.
-HS thảo luận và chia sẻ, sau đó chia sẻ trước lớp.
+ Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ tác dụng liệt kê. HS nêu VD.
- GV cùng HS nhận xét và sửa câu.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
TIẾNG VIỆT
VIẾT: HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT THƯ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết cách viết thư điện tử, gửi tệp (file) đính kèm.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mở đầu:
- GV cho cả lớp hát bài: Bác đưa thư .
- GV giới thiệu ghi bài
- Cả lớp hát theo nhạc.
- HS lắng nghe, ghi vở.
Hình thành kiến thức:
HĐ1: Đọc thư điện tử
- GV chiếu lá thư lên bảng .
− GV mời 1 – 2 HS đọc câu hỏi a, b.
 - GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu a. 
+ Cá nhân đọc thư và thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: 
Nội dung thư viết về điều gì?
Dựa vào điều để nhận biết nhanh nội dung thư ?
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
 +GV chốt đáp án.
GV có thể nói thêm: Theo em, lời cảm ơn, lời chúc mừng sinh nhật,... có quan trọng không? Vì sao? Có cách nào để thể điều quan trọng ấy khi viết thư điện tử? - GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu b (Trong thư, bạn nhỏ đã gửi ảnh cho có hàng cách nào?) 
+ Hỏi: Cách bạn nhỏ gửi ảnh cho cô bằng thư điện tử thế nào ?
+ GV mời 2 - 3 HS trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- GV tổng hợp ý kiến của HS, chốt câu trả lời đúng.
3. Luyện tập, thực hành:
HĐ2 :Trao đổi với bạn về cách viết thư điện tử và gửi tệp đính kèm
Cho HS thảo luận nhóm 4 : Cách viết thư điện tử và cách gửi tệp đính kèm. 
- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu theo gợi ý trong sách.
– HS thảo luận nhóm sau đó trình bày kết quả trước lớp. GV và HS nhận xét. GV thống nhất ý kiến.
- GV cũng chiếu lên màn hình các bước gửi tệp đính kèm được sắp xếp đúng.
- GV khen một số bạn trong lớp biết trình bày rõ ràng, hiểu các bước gửi tệp đính kèm.
 - GV mời 2 – 3 HS đọc phần ghi nhớ. GV khuyến khích xung phong không nhìn sách mà vẫn nêu được ghi nhớ .
- HS quan sát
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện.
+ Nội dung thư viết về việc chúc mừng sinh nhật cô An của bạn nhỏ tên là Minh Khôi. 
+ Dựa vào chủ đề của thư, chúng ta có thể nhận biết nhanh nội dung thư.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
(Rất quan trọng vì chúng thể hiện sự quan tâm, lòng biết ơn của em về những điều tốt đẹp mà người khác đã làm cho mình. Nên viết lời cảm ơn/ chúc mừng ngay trong chủ đề thư và trong phần nội dung chính của thu.)
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Bạn nhỏ gửi ảnh cho cô bằng cách đính kèm tập .
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- HS nêu lại cách viết thư điện tử và cách gửi tệp đính kèm.
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
TIẾNG VIỆT
ĐỌC MỞ RỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Tìm đọc được sách báo để có thêm những hiểu biết về những công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới.
- Viết được phiếu đọc sách theo mẫu.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu đọc sách
- HS: sách, báo sưu tầm có nội dung về khoa học công nghệ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
2. Luyện tập, thực hành:
- GV nêu yêu cầu của giờ học mở rộng
- HS lắng nghe
- Tổ chức cho HS đọc và chia sẻ sách báo đã sưu tầm.
- HS đọc
- Phát phiếu đọc sách và yêu cầu HS viết phiếu
- HS viết phiếu
- Thảo luận nhóm 4: chia sẻ với bạn về những công trình kiến trúc trong bài đọc.
- Cho 2- 3 HS trình bày trước lớp.
- HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp
- GV động viên, khen ngợi HS
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Em hãy chia sẻ với người thân về những thông tin công trình kiến trúc nổi tiếng, em đọc được từ sách báo.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_33.doc