Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 18

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 1 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Củng cố kĩ năng đọc diễn cảm một câu chuyện, bài thơ đã học trong học kì I, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/ phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc chỗ ngắt nhịp thơ. Đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong những đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật.

- Nắm được nội dung chính của các bài đọc. Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản trên cơ sở suy luận từ các chi tiết trong văn bản.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: máy tính, ti vi

- HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 13 trang Khánh Đăng 28/12/2023 4480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 18

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 18
TUẦN 18
Tiếng Việt
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 1 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Củng cố kĩ năng đọc diễn cảm một câu chuyện, bài thơ đã học trong học kì I, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/ phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc chỗ ngắt nhịp thơ. Đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong những đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật.
- Nắm được nội dung chính của các bài đọc. Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản trên cơ sở suy luận từ các chi tiết trong văn bản.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu
- GV yêu cầu HS kể cho nhau nghe về ước mơ của mình
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hoạt động ôn tập
 2.1 Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.
a. Xếp tên các bài đọc trên những chiếc khinh khí cầu vào hai chủ điểm Niềm vui sáng tạo và Chắp cánh ước mơ.
– GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài tập.
-GV gọi 1 – 2 HS đọc những dòng chữ trên những chiếc khinh khí cầu. Các HS khác đọc thầm theo.
– GV cho HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm, tìm câu trả lời.
-Gọi HS chia sẻ
b .Kể tên những bài đọc chưa được nhắc đến trong hai chủ điểm trên.
GV nhận xét tuyên dương
2.2 Đọc 1 bài trong các chủ điểm đã học và trả lời câu hỏi.
- Bài đọc thuộc chủ điểm nào?
- Nội dung chính của bài đọc đó là gì?
- Nhân vật hoặc chi tiết nào trong bài để lại cho em ấn tượng sâu sắc?
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
2.3. Tìm từ để hoàn thiện sơ đồ và đặt câu với một từ tìm được trong mỗi nhóm.
- GV có thể tổ chức thực hiện bài tập dưới hình thức thi hoàn thiện sơ đồ: tổ chức lớp thành 3 hoặc 4 đội, mỗi đội hội ý tìm nhanh 2 tỉnh từ chỉ màu sắc, 2 tỉnh từ chỉ âm thanh, 2 tỉnh từ chỉ hương vị, 2 tỉnh từ chỉ hình dáng trong thời gian giới hạn (tuỳ GV ấn định khoảng thời gian).
- GV và HS cùng nhận xét, ghi nhận những đáp án đúng. Nhóm nào có kết quả đúng nhiều nhất và nhanh nhất sẽ được khen.
- GV và HS cùng nhận xét, ghi nhận, khen ngợi những câu đúng và hay.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Đọc thuộc lòng 1 bài em đã được học ?
-Thi đọc hay 1 đoạn trong bài học thuộc lòng.
- HS Hoạt động nhóm
– Đại diện một số cặp hoặc nhóm trả lời trước lớp. GV và cả lớp nhận xét.
Đáp án: Các bài đọc Đồng cỏ nở hoa, Bầu trời mùa thu, Bức tường có nhiều phép lạ thuộc chủ điểm Niềm vui sáng tạo và các bài đọc Nếu em có một khu vườn, Ở Vương quốc Tương Lai, Anh Ba thuộc chủ điểm Chắp cánh ước mơ.
– HS làm việc cá nhân, nhớ lại những bài đã học để tìm câu trả lời.
– HS trao đổi trong nhóm và thống nhất đáp án.
– 2 – 3 đại diện nhóm phát biểu trước lớp.
Đáp án: Những bài đọc chưa được nhắc đến trong hai chủ điểm trên là Vẽ màu, Thanh âm của mùi, Làm thỏ con bằng giấy, Bét-tô-ven và bản xô-nát “Ánh trăng”, Người tìm đường lên các vì sao, Bay cùng ước mơ, Bốn mùa mơ ước, Cảnh chim nhỏ, Con trai người làm vườn, Nếu chúng mình có phép lạ.
- HS làmviệc nhóm đôi, mỗi nhóm luân phiên hỏi và trả lời về 1 bài đọc.
- HS trả lời – HS nhận xét
- HS quan sát kĩ sơ đồ tư duy về tính từ và các nhánh về màu sắc, âm thanh, hương vị, hình dáng.
- Các nhóm viết kết quả vào giấy.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. Cả lớp lắng nghe và nhận xét kết quả của nhóm bạn.
- HS đặt câu với một từ tìm được trong mỗi nhóm.
- 2, 3 HS đọc 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
 Tiếng Việt
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Củng cố kĩ năng đọc diễn cảm một câu chuyện, bài thơ đã học trong học kì I, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/ phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc chỗ ngắt nhịp thơ. Đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong những đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật.
- Nắm được nội dung chính của các bài đọc. Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản trên cơ sở suy luận từ các chi tiết trong văn bản.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS hát ngâm thơ
- GV gọi HS chia sẻ
- HS hát, ngâm thơ
- GV giới thiệu - ghi bài
2. Hoạt động ôn tập
 2.4. Xếp những từ in đậm trong đoạn văn vào nhóm thích hợp.
− GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài tập.
– GV và cả lớp nhận xét, góp ý và thống nhất đáp án.
+ Danh từ danh từ riêng (Bà Dương Nội ), danh từ chung (gió, buổi chiều, sân đình, làng). + Động từ: động từ chỉ hoạt động (tổ chức, bay, ngắm, trao), động từ chỉ trạng thái (ngất ngây).
+ Tính từ. Tỉnh từ chỉ đặc điểm của sự vật (rực rỡ, cao), tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động (cao, xa). (Lưu ý: Cùng từ “cao”, nhưng trong câu này là tỉnh từ chỉ đặc điểm của sự vật, trong câu khác lại có thể là tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động, vì vậy, thực chất sự phân biệt này thuộc về cách dùng, chứ không phải là vấn đề từ loại.)
- GV nhận xét tuyên dương
2.5. Tìm vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong các đoạn và cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.
- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài tập.
- GV và HS cùng nhận xét, ghi nhận những đáp án đúng,
2.6. Đặt cầu về nội dung tranh, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.
– GV hướng dẫn cách thực hiện.
− GV và cả lớp nhận xét, đánh giá
– GV khen ngợi, khích lệ những HS đặt được câu hay về nội dung bác tranh.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Danh từ là gì?
- Tính từ là gì?
1 – 2 HS đọc các từ in đậm và tên các nhóm
- HS làm việc cá nhân, xếp các từ in đậm vào các nhóm, nếu kết quả làm việc trong nhóm. Cả nhóm thống nhất đáp án.
- Đại diện 2 – 3 nhóm nêu kết quả.
-1 HS đọc các cách nhân hoá.
- 2 HS, mỗi em đọc 1 đoạn văn hoặc thơ ở bài tập 5, các HS khác đọc thầm theo.
- HS làm việc nhóm, thảo luận để xác định sự vật được nhân hoá và cách nhân hoá. – Đại diện các nhóm nêu kết quả của nhóm mình.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc nhóm, quan sát bức tranh rồi đặt câu về nội dung bức tranh, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoả (Gợi ý: Bức tranh có những con vật này? Những con vật ấy đang làm gì? Trông chúng như thế nào?...).
- Một số HS đặt câu trước lớp.
- HS trả lời
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 3 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nắm được nội dung chính của các bài đọc. Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản trên cơ sở suy luận từ các chi tiết trong văn bản.
- Củng cố kĩ năng viết một số kiểu đoạn văn, bài văn đã học trong học kì I (đoạn văn ngắn dưới sự hướng dẫn các bước thực hiện một công việc)
* Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Động từ là gì? Đặt 1 câu có sử dụng 1 động từ chỉ hoạt động.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- 2-3 HS trả lời
2. Luyện tập, thực hành:
2.1: Đọc thuộc lòng 1 trong 3 bài thơ và trả lời câu hỏi : Em thích câu thơ hoặc khổ thơ nào nhất? Vì sao?
- GV cho HS gắp phiếu chuẩn bị 2 phút và đọc theo phiếu.
- GV khích lệ , tuyên dương
- HS đọc thầm lại các bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ, Vẽ màu, Bốn mùa mơ ước.
- Mỗi HS đọc 1 bài trong số 3 bài thơ trước lớp. Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- Trả lời câu hỏi: Em thích câu thơ hoặc khổ thơ nào nhất? Vì sao?
2. 2: Các vật và hiện tượng tự nhiên nào dưới đây được nhãn hoá? Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất? Vì sao?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu
- GV và HS cùng nhận xét, ghi nhận những đáp án đúng.
– GV hướng dẫn HS trả lời ý tiếp theo
Lưu ý: Đây là câu hỏi mở, HS thích hình ảnh nào là hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận cá nhân của mỗi em. GV khích lệ HS thể hiện ý kiến cá nhân và trình bày được lí do vì sao HS thích hình ảnh đó.
2.3: Dấu câu nào có thể thay cho mỗi bông hoa?
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu
- GV chiếu (hoặc viết) đoạn văn lên bảng, đọc đoạn văn, đọc đến chỗ cần điền dấu thì dừng lại gọi 1 HS trả lời, mới một vài HS khác nhận xét đúng, sai.
Đáp án
Chim sâu con hỏi bố
– Bố ơn, chúng ta có thể trở thành hoạ mi được không ạ?
– Tại sao con muốn trở thành hoạ mi?
– Con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý.
Chim bố nói:
– Con hãy bắt thật nhiều sâu để bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quý.
- 1 HS đọc đoạn văn a, 1 HS khác đọc đoạn thơ b, các HS khác đọc thầm theo.
- HS làm việc nhóm, thảo luận để xác định các vật và hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong đoạn văn và đoạn thơ.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, đoạn thơ một lần nữa để cảm nhận cái hay, cái đẹp của các hình ảnh nhân hoá, suy nghĩ xem mình thích nhất hình ảnh nào và vì sao mình thích.
- HS làm việc cá nhân, đọc thầm đoạn văn, vừa đọc vừa quan sát và chọn dấu câu phù hợp để thay cho các bông hoa.
- HS làm vào vở
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhân hóa là gì? Có những cách nhân hóa nào?
- 2-3 HS trả lời
- Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa nói về học tập.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
_____________________________________
Tiếng Việt
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 4 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nắm được nội dung chính của các bài đọc. Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản trên cơ sở suy luận từ các chi tiết trong văn bản.
- Củng cố kĩ năng viết một số kiểu đoạn văn, bài văn đã học trong học kì I (đoạn văn ngắn dưới sự hướng dẫn các bước thực hiện một công việc)
* Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nào? Nêu ví dụ?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- 2-3 HS trả lời
2. Luyện tập, thực hành:
 2.4: Chọn dấu câu thích hợp thay cho bông hoa. Nêu tác dụng của các dấu câu đó.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập	
- HS đọc thẩm đoạn a và câu b.
- HS làm việc nhóm 4
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu học tập.
- HS thảo luận và thống nhất đáp án
- GV và HS cùng nhận xét, ghi nhận những đáp án đúng. Nhóm nào đúng nhiều nhất và nhanh nhất sẽ giành phần thắng.
– Trồng cây gây quỹ Đội
— Vì màu xanh quê hương
– Sạch nhà – sạch lớp - sạch trường
– Làm kế hoạch nhỏ,
b. Đoàn tàu Hà Nội – Vĩnh khởi hành tại ga Hà Nội lúc 18 giờ hằng ngày. 
Tác dụng của các dấu câu
– Dấu gạch ngang trong đoạn a dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê 
– Dấu gạch ngang trong đoạn b dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh
 2.5: Giải ô chữ.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV chọn 2 hình thức tổ chức: thi theo nhóm hoặc tổ chức làm chung cả lớp. Dưới đây phương án thi theo nhóm.
GV làm trọng tài và đọc từng thành ngữ, tục ngữ để các nhóm tìm tiếng còn thiếu (có thể đọc không theo thứ tự).
- HS chơi theo 2 nhóm, mỗi nhóm 5 HS,
- GV mời HS trong lớp xung phong làm những câu còn lại để giải ô chữ
- GV mời 1 HS đọc ô chữ hàng dọc.
- GV khen ngợi tuyên dương, động viên các nhóm.
- HS trả lời
- HS đọc: NIỀM VUI KHÁM PHÁ
- HS lắng nghe
2.6. Nghe - viết.
- GV mời HS đọc đoạn văn trước lớp.
- GV nói rõ mục tiêu luyện nghe viết đoạn văn này là để cho HS luyện tập viết danh từ riêng.
- Cho HS tìm danh từ riêng và nêu cách viết hoa
- 1 HS đọc
- HS theo dõi.
- HS tìm và nêu cách viết
- GV đọc đoạn văn, đọc chậm từng câu một, mỗi câu đọc 3 – 4 lần, HS viết theo.
- GV đọc lại đoạn văn cho HS soát lỗi và chỉnh sửa.
- GV chữa bài, nhận xét.
- HS viết bài vào vở
- HS soát lỗi.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nêu cách trình bày cách viết đoạn văn?
- 2-3 HS trả lời
- Chọn viết 1 đoạn văn em thích ở nhà.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
_____________________________________
Tiếng Việt
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 5 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Củng cố kĩ năng viết một số kiểu đoạn văn, bài văn đã học trong học kì I (viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc, đã nghe; viết bài văn ngắn hướng dẫn các bước thực hiện một công việc, viết bài văn miêu tả con vật, viết đơn hoặc viết thư cho bạn bè, người thân,...).
- Củng cố kĩ năng nói ngắn gọn về một đề tài phù hợp với chủ điểm đang học, kể lại được một sự việc đã tham gia và chia sẽ được cảm xúc của mình.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Đặt câu theo mẫu câu Ai làm gì?, Ai thế nào? nói đặc điểm , hoạt động của con vật
- GV nhận xét, dẫn vào bài mới.
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài.
- 2-3 HS đặt câu chia sẻ trước lớp
2. Luyện tập, thực hành:
2.1. Nói về một con vật có điểm đặc biệt về ngoại hình hoặc hoạt động 
- GV chiều sơ đồ gợi ý lên bảng.
- GV yêu cầu 1 HS đọc sơ đồ gợi ý, các HS khác đọc thẩm theo.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc cá nhân, lựa chọn con vật minh yêu thích, hình dung bài nói, sắp xếp ý theo sơ đồ đã gợi ý.
- GV gọi một số HS trình bày bài nói trước lớp.
- GV và HS cùng góp ý, nhận xét.
2. 2. Viết lại những điều đã nói ở bài tập 1 thành một đoạn văn
GV gợi ý: Sơ đồ gợi ý trong phần luyện nói ở bài tập 1 có thể dùng để viết bài tập này. GV đưa thêm các gợi ý, nếu cần, VD:
- Em viết về con vật nào?
- Em nuôi con vật ấy hay thấy nó ở đâu ?
- Vì sao em yêu quý và lựa chọn viết về con vật đó
- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ ở bài tập 1 để viết thành đoạn văn
- GV quan sát, giúp đỡ HS
2.3. Trao đổi với bạn để góp ý cho nhau rồi chỉnh sửa bài viết.
a. Đọc và góp ý cho nhau.
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp đọc bài của nhau, nêu điều mình muốn góp ý cho bạn và điều mình muốn
học tập ở bạn, VD:
+ Cách viết mở đoạn (cách giới thiệu về con vật và lí do lựa chọn viết về con vật), kết đoạn (cách nêu tình cảm đối với con vật).
+ Cách tả về điểm đặc biệt của con vật về hình dáng hoặc hoạt động...
+ Cách dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu
b. Chỉnh sửa bài viết:
- GV yêu cầu HS chỉnh sửa bài viết sau khi các nhóm đôi đã đọc và góp ý cho nhau.
- GV mời một số HS đọc lại bài viết của mình.
- GV nhận xét, khen ngợi các bài hay, độc đáo,...
- HS trình bày trước lớp về đặc điểm hình dáng và hoạt động của con vật.
- 2 HS đọc yêu cầu bài
- HS lắng nghe.
- HS viết bài vào vở
- HS làm việc theo cặp, đọc và nhận xét bài của bạn
- HS sửa bài 
- HS đọc bài viết đã sửa trước lớp
- Lớp nghe, nhận xét
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV chọn đoạn văn hay cho HS đọc trước lớp
- HS đọc trước lớp 
- Yêu cầu chia sẻ với người thân về đoạn văn mà em viết.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
______________________________________
Tiếng Việt
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 6 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4, HKI (Bộ GD& ĐT- Đề KT học kì cấp TH, lớp 4, tập 1, Nhà xuất bản Giáo Dục 2018).
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc; trả lời được câu hỏi liên quan nội dung bài đọc.
- Đọc hiểu và trả lời các câu hỏi liên quan nội dung bài đọc.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV nêu yêu cầu tiết kiểm tra
- HS lắng nghe
2. Luyện tập thực hành:
- GV có thể giới thiệu cấu trúc của phiếu kiểm tra, gồm:
+ Bài kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (câu hỏi miệng).
+ Bài kiểm tra đọc hiểu (đọc một bài và trả lời câu hỏi bằng hình thức viết),
A. Đọc thành tiếng
- GV mời HS đọc bài Nhắm mắt lại trước lớp, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
Câu 1. Thế giới bao la được nhắc đến trong bài thơ là thế giới gì ?
Câu 2. Các bé gái, bé trai và các con vật làm những gì trong thế giới đó ?
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe, theo dõi
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu
Câu 1. Thế giới bao la được nhắc đến trong bài thơ là thế giới tưởng tượng của bạn nhỏ.
Câu 2. Trong thế giới tưởng tượng đó:
+ Các bé gái: hoá công chúa kiêu sa 
+ Các bé trai: gọi nhau là hoàng tử 
+ Bẩy thủ dữ: ngủ khỏ trên là khô 
+ Cá mập: đùa nhảy nhớt trên sóng
+ Ốc sên: có thể hót
+ Lợn sổ nhìn chân bay
+ Dơi: tung tăng cả ngày.
+ Cá: lên bờ đi bộ
B. Đọc hiểu
GV nhắc HS các bước thực hiện yêu cầu đọc hiểu.
+ Đọc thẩm câu chuyện Hương vị đồng quê.
+ Đọc thẩm từng câu hỏi.
+ Đối với mỗi câu hỏi, xem lại câu chuyện để tìm đoạn chứa nội dung trả lời. Đọc
thẩm đoạn đó, trả lời câu hỏi bằng lời hoặc loại trừ các phương án sai (đối với câu hỏi lựa chọn đáp án).
- GV phát phiếu cho HS
- Yêu cầu HS làm bài
- HS lắng nghe
- HS nhận phiếu kiểm tra, ghi đầy đủ thông tin
- HS làm bài trên phiếu
Câu 1. Chi tiết nào thể hiện Nam nhớ thành phố? 
Câu 2. Trong câu chuyện, Siêng được miêu tả như thế nào? 
Câu 3. Nam dã cùng Siêng làm những việc gì ở Thất Sơn? 
Câu 4. Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của Nam khi được làm những việc thú vị đỏ. 
Câu 5. Viết 1 – 2 cầu nêu nhận xét về Siêng qua những chi tiết:
- Cười tươi rói khi nhìn Nam mải mê ăn món cá mình làm.
- Cười hiển khô, không có ý định chọc quê bạn khi bạn không biết về món cả nướng trai. 
Câu 6. Viết 2 – 3 cầu nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện. 
Câu 1: C. Kể với bạn về các hoạt động thường làm ở thành phố.
Câu 2: D. Là cậu bé nhỏ xíu, đen đùa, tóc cháy nắng 
Câu 3: D. Dùng trứng kiến làm mỗi câu, câu cả, thưởng thức cá nướng.
Câu 4: sung sướng, thích thú, .
Câu 5: VD: Siêng là một người bạn chân thành, chất phác, mộc mạc. 
- HS viết theo cảm nghĩ
Câu 7. Tìm các động từ trong câu: "Nam mãi ăn, đến lúc nhìn lên thấy Siêng đang ngỏ nó, miệng cười tươi rói. 
Câu 7: ăn, nhìn, thấy, ngỏ, cười.
Câu 8. Tìm từ có nghĩa trái ngược với tử nhỏ xíu, hiền khô để thay cho mỗi bông hoa trong câu. 
Câu 8: VD: Nghe tiếng gầm dữ tợn từ xa, thổ sợ hãi tưởng tượng ra chúa sơn lâm với thân hình to lớn, dũng mãnh sắp xuất
Câu 9. Đặt 2 câu, mỗi cứu chưa 1 danh từ trong bài đọc, chỉ con vật, chỉ thời gian. 
Câu 10. Các dấu gạch ngang đứng ở đầu dòng trong bài đọc có tác dụng gì? 
Câu 9: HS đặt câu
Câu 10: đánh dấu lời nói trực tiếp.
- GV thu bài.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Gv nhận xét giờ học
- Nhắc HS chuẩn bị bài kiểm tra viết
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 7 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Kiểm tra (viết) theo mứcc độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng cuối HKI: Viết được bài văn miêu tả một đồ dùng học tập của em.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Kiểm tra việc chuẩn bị giấy, ĐDHT của hs.
- Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập, thực hành:
- GV chép đề bài lên bảng
- GV hướng dẫn HS: 
+ Đọc thẩm cả 2 để
+ Lựa chọn một để phù hợp với năng lực của bản thân.
+ Thực hành viết bài.
- GV thu bài
- HS theo dõi, đọc đề bài, lựa chọn đề bài để viết.
- HS viết bài
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị sách học kì II.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_18.doc