Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 12
Tiếng Việt
ĐỌC: LÀM THỎ CON BẰNG GIẤY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Làm thỏ con bằng giấy.
- Nhận biết được thông tin quan trọng trong bài: (dụng cụ, vật liệu, các bước làm thỏ con bằng giấy ) Hiểu nội dung khái quát của bài đọc: Những hướng dẫn cụ thể để làm thỏ con bằng giấy.
- Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
- Nắm được cấu trúc của bài viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- Biết cách sắp xềp các hoạt động khi thực hiện một công việc; biết vận dựng các điều đã được học vào thực tế và chia sẻ với mọi người xung quanh; biết trân trọng những đồ vật do mình tự làm ra.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 12
TUẦN 12 Tiếng Việt ĐỌC: LÀM THỎ CON BẰNG GIẤY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Làm thỏ con bằng giấy. - Nhận biết được thông tin quan trọng trong bài: (dụng cụ, vật liệu, các bước làm thỏ con bằng giấy) Hiểu nội dung khái quát của bài đọc: Những hướng dẫn cụ thể để làm thỏ con bằng giấy. - Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài. - Nắm được cấu trúc của bài viết hướng dẫn thực hiện một công việc - Biết cách sắp xềp các hoạt động khi thực hiện một công việc; biết vận dựng các điều đã được học vào thực tế và chia sẻ với mọi người xung quanh; biết trân trọng những đồ vật do mình tự làm ra. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: Bài cũ: Nêu cảm nghĩ của em về bài đọc trước và nêu 1 chi tiết mà em thích nhất trong bài đọc - GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Em biết làm những đồ chơi nào? Chia sẻ với bạn cách làm đồ chơi? - HS thảo luận nhóm đôi - GV gọi HS chia sẻ. - HS chia sẻ - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV gọi HS đọc mẫu toàn bài. - Bài chia làm mấy đoạn? - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (nét đứt, trang trí, vui sướng,...) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - Hướng dẫn HS đọc: + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Dùng hai mép dán của mỗi hình chữ nhật/ để tạo đầu thỏ/ và thân thỏ; + Nhấn giọng ở một số từ ngữ chứa thông tin về dụng cụ, vật liệu, cách làm: Dùng hồ dán ...... để tạo....; Dùng bút màu vẽ mắt,.... thân thỏ. - HS đọc - Bài chia làm 4 đoạn (theo các bước làm con thỏ) - HS đọc nối tiếp - HS lắng nghe - Cho HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc b. Tìm hiểu bài: - GV hỏi: Dựa vào bài đọc, cho biết cần chuẩn bị những gì để làm con thỏ bằng giấy? - HS trả lời - GV cho HS quan sát hình ảnh những đồ vật, nguyên vật liệu cần chuẩn bị: Băng dính, kéo, giấy trắng giấy màu, kim chỉ, keo dán, kéo... - HS chỉ tranh và giới thiệu - Yêu cầu thảo luận theo cặp: Để làm được con thỏ bằng giấy, cần phải thực hiện những bước nào? Nêu hoạt động chính của mỗi bước? - HS thảo luận, ghi kết quả vào vở và chia sẻ (3 bước chính) Bước 1: Cắt Bước 2: Dán Bước 3: Vẽ - Dựa vào bài đọc, trình bày 1-2 bước làm con thỏ bằng giấy - HS trả lời Câu 4. Giới thiệu về chú thỏ con bằng giấy được nói đên trong bài đọc. GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, quan sát chú thỏ trong tranh và đọc lại các bước làm chù thỏ con bằng giấy. Yêu cầu HS xác định chủ đề chính của bài đọc. -1 HS đọc câu hỏi. - HS làm việc nhóm; đại diện nhóm chia sẻ: giới thiệu chú thỏ con về đặc điểm hình thức: Chú thỏ được làm bằng nguyên liệu gì? Hình dáng ra sao? Kích thước thế nào? Chú thỏ bằng giấy gồm những bộ phận gì?...) và cách làm chú thỏ: Để làm chú thỏ cần thực hiện may bước? Mỗi bước cần làm gì?... - HS trả lời. - GV kết luận, khen ngợi HS 3. Luyện tập, thực hành: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm - HS lắng nghe - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc. - HS thực hiện - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Em hãy nêu lại nguyên liệu, dụng cụ để làm con thỏ bằng giấy? - Em hãy nêu các bước để làm 1đồ chơi khác bằng giấy mà em thích? - HS trả lời. - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm con thỏ bằng giấy và những đồ chơi bằng giấy mà em biết.. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Tiếng Việt Luyện từ và câu: TÍNH TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Biết tính từ là từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái,...; biết dùng tính từ để miêu tả đặc điểm của sự vật. - Nhận biết được từ chỉ đặc điểm theo yêu cẩu. - Nói và viết được câu văn sử dụng tính từ * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV hỏi: So sánh là gì? Đặt 1 câu có sử dụng biện pháp so sánh? - Nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài – ghi bài - 2-3 HS trả lời 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - HS đọc - HS trả lời (Tìm các từ ngữ chỉ mùi, vị, màu sắc,hình dáng, kích thước, âm thanh) - GV yêu cầu thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu học tập. - HSlàm việc cá nhân; thảo luận và thống nhất đáp án Vị của quả táo: ngọt, ngọt ngào, ngọt lịm, chua, chát,... Mùi hương của hoa hồng: thơm, thơm lững, thơm ngát, thơm phức,... Kích thước của một chú voi: to, cao, to lớn, to đùng,... Màu của mặt trời: vàng, cam, đỏ, hổng,... Hình dáng của cầu vồng: cong, cong cong,... Âm thanh trong giờ ra chơi: ồn, Ồn ào, ầm ĩ, xôn xao,... - GV mời HS đại diện nhóm phát biểu - HS trả lời - GV cùng HS nhận xét. => Các từ ngữ chỉ mùi, vị, màu sắc,hình dáng, kích thước, âm thanh của sự vật hay hoạt động, trạng thái được gọi là Tính từ. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - HS nêu: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn và xếp vào nhóm thích hợp - Yêu cầu HS xác định từ chi đặc điểm của sự vật; từ chi đặc điểm của hoạt động - HS tự trả lời VD: vàng ruộm (là đặc điếm của sự vật “ánh nắng”), nhanh (là đặc điếm của hoạt động “lướt đi “ - Tìm từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn và xác định đó là đặc điểm của sự vật nào, hoạt động nào? - GV khen ngợi HS có cách giải thích đúng - GV chốt lại: Tính từ là từ chỉ đặc điểm cúa sự vật, hoạt động, hạng thái Thế nào là tính từ? Tính từ có tác dụng gì? - Gọi HS đọc ghi nhớ - HS trả lời; vàng ruộm, nâu sẫm, đỏ rực, xanh mướt (đặc điểm của nắng) thơm nồng (đặc điểm của cánh đồng), um tùm (đặc điểm của vườn cây), nhỏ xíu, tròn xoe, bé nhỏ (đặc điểm của giọt sương). - nhanh (đặc điểm của hoạt động lướt), thoăn thoắt (đặc điểm của hoạt động đổi màu), kín đáo (đặc điếm của hoạt động nấp), nhè nhẹ, chậm rãi (đặc điểm của hoạt động đậu xuống), cao (đặc điểm của hoạt động lên). - HS lắng nghe Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - HS đọc Đặt câu có sử dụng 1 - 2 tính từ nói về đặc điểm của từng sự vật, hoạt động sau: (Bữa sáng của em; Bộ quần áo em thích; Một hoạt động trong giờ học) - Cho HS đặt câu vào vở; khuyến khích HS có thể tìm nhiều hơn 2 tính từ (càng nhiều càng tốt). - HS đặt câu vào vở - Tổ chức cho HS đọc câu và nhận xét, chỉnh sửa câu. - 3 – 4 HS đọc câu VD: - Bữa sáng của em thơm phức, ngon lành, nóng hổi, giòn tan - Bộ quần áo em thích phẳng phiu, mềm mại, thơm tho; (áo) trắng tính, (quần) xanh thẫm; - Một hoạt động trong giờ học: Hoạt động đóng kịch rất vui nhộn, thú vị/lâu/nhanh . - GV tuyên dương HS đặt câu hay, sáng tạo. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Chơi trò chơi: Đoán đổ vật. - GV nêu trò chơi và luật chơi - GV hướng dẫn HS chơi trong nhóm hoặc cử 2 nhóm đại diện chơi với nhau - GV tổng kết trò chơi và khen ngợi các đội chơi đoán đúng và nhanh. - HS thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): _____________________________________ Tiếng Việt Viết: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT CÔNG VIỆC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Nắm được cấu trúc của bài viết hướng dẫn thực hiện một công việc - Viết được đoạn văn hướng dẫn các hoạt động khi thực hiện một công việc; biết vận dụng các điều đã được học vào thực tế và chia sẻ với mọi người xung quanh; biết trân trọng những đồ vật do mình tự làm ra. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - Nêu các bước để làm con thỏ bằng giấy? => Để tìm hiểu cấu trúc và nội dung của bài viết hướng dẫn thực hiện một công việc, chúng ta học bài hôm nay - GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài. - 2-3 HS trả lời 2. Luyện tập, thực hành: a/ GV yêu cầu HS đọc bài hướng dẫn và thực hiện yêu cầu. - GV quan sát, hỗ trợ HS. - GV lưu ý HS đọc kĩ bài hưóng dẫn và phân tích các phần của bài viết theo đánh dấu trong SHS. GV: Bài viết hướng dẫn làm chú nghé ọ bằng lá gồm các phần: -Phần chuẩn bị -Phần hướng dẫn thực hiện có hai bước: + Bước 1: Dùng kéo cắt hoặc dùng tay xé hai đường chéo theo gân lá + Bước 2: Cuộn phần lá hai bên lại thánh hình tròn. => Nêu cấu trúc và nội dung của bài viết hướng dẫn thực hiện một công việc? - Thực hiện theo hướng dẫn + Bước 1: HS làm việc cá nhân, đọc bài hướng dẫn và các câu hỏi, chuẩn bị câu trả lời để trao đỗi trong nhóm. + Bước 2: HS làm việc nhóm, trao đổi ý kiến để thống nhất câu trả lời cho các câu hỏi. + Bước 3: Đại diện 2-3 nhóm phát biểu trước lớp b/ Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài hướng dẫn thực hiện một công việc. - GV có thể chốt các ý mà HS cần nhớ khi viết bài hướng dẫn thực hiện một công việc. + Cấu trúc bài viết: chuẩn bị, các bước thực hiện. + Cách trình bày: trật tự các bước thực hiện được trình bày rõ ràng, cân đối. + Từ ngữ diễn đạt: ngắn gọn, súc tích, đủ thông tin, rõ ràng, mạch lạc. => Ghi nhớ (SGK) - HS trao đổi nhóm 4 theo hướng dẫn của GV; tìm thêm những điểm cần lưu ý, cần biết, cần thể hiện trong bài viết hướng dẫn thực hiện một công việc. - Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. - HS đọc to ghi nhớ về bài viết hướng dẫn thực hiện một công việc. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - Tìm đọc bài viết hướng dẫn cách làm một đồ chơi đơn giản và cùng người thân làm đồ chơi đó. (GV khuyên khích HS mang đồ chơi đã làm đến lớp đế giới thiệu với bạn bè ở buổi học sau.) IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ______________________________________ Tiếng Việt Đọc: BỨC TƯỜNG CÓ NHIỀU PHÉP LẠ (4 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bức tường có nhiều phép lạ. Biết đọc diễn cảm các từ ngữ và các đoạn hội thoại phù hợp vói tâm lí, cảm xúc của nhân vật. -Hiểu được nội dung bài; Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Để làm một bài văn nói chung và văn miêu tả nói riêng, chúng ta cấn phối hợp giữa quan sát thực tế và tưởng tượng, tái hiện lại những hình ảnh đã từng gặp trong trí nhớ. - Biết đọc diễn cảm lời của các nhân vật trong câu chuyện; * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV gọi HS đọc bài Làm thỏ con bằng giấy nối tiếp theo đoạn. - HS đọc nối tiếp - GV gọi HS trả lời một số câu hỏi: SGK - HS trả lời - GV nhận xét - Hãy nói về một điều tường tượng mà em mong là có thật => Tranh minh họa => Giới thiệu bài mới. - 2-3 HS trả lời - HS lắng nghe 2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. - Bài có thể chia làm mấy đoạn? - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (tả lại, nhìn thẳng, phép lạ, đúng lúc...) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - HS lắng nghe, theo dõi - Bài chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến bảo Quy cách làm bài Đoạn 2: Tiếp đến trời đang nắng thì mưa Đoạn 3: Còn lại - HS đọc nối tiếp - Hướng dẫn HS đọc ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở những từ ngữ dùng để hỏi; từ ngữ thể hiện cảm xúc. VD: Quy ngồi vào bàn,/ nhìn lên bức tường/ và thấy chiếc thuyền giấy trôi bông bềnh giữa sân,/ những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày/ những hạt mưa đan nhau rơi xuông rào rào. - HS lắng nghe - Cho HS luyện đọc theo cặp, theo nhóm. - HS luyện đọc b. Tìm hiểu bài: - GV hỏi: Câu 1. Tìm chi tiết tả không gian nơi Quy đang ngồi học? - HS trả lời (Chi tiết tả không gian Quy ngồi học: Quy nhìn lên bức tường trước mặt. Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng) - Yêu cầu thảo luận theo cặp: Câu 2. Hành động và suy nghĩ nào của Quy cho biết Quy đang gặp khó khăn với bài làm văn? - HS thảo luận N4 và chia sẻ: +Hành động: Quy chống tay, tì má, đọc nhẩm đề bài tập làm văn, thở dài +suy nghĩ : Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa. Câu 3. Điểu gì khiến Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép lạ? - HS thảo luận N4 và chia sẻ: Vì Quy quan sát thấy bố thường tì cằm lên tay, nhìn vào bức tường một hồi rồi cầm bút viết lia lịa, nên Quy nghĩ bức tường có phép lạ, có thể gợi ý cho bố cách viết văn. Câu 4. Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa? - HS thảo luận N2, chọn đáp án và giải thích Đại diện nhóm trình bày: Đáp án: c. Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ lại những trận mưa mà Quy đã gặp. Câu 5. Theo em, vì sao Quy có thế làm được bài văn mà không cần nhìn bức tường có nhiều phép lạ nữa? - Nhận xét, bổ sung, khen ngợi HS - GV kết luận: Như vậy, để làm một bài văn miêu tả, đầu tiên cần phải quan sát vả ghi nhớ những điều mình đã quan sát, sau đó tái hiện trong đầu, kết hợp với tưởng tượng, dùng ngôn ngữ để tả lại những gì được tái hiện. Việc quan sát là vô cùng quan trọng khi muốn làm một bài văn miêu tả tốt. -HS thảo luận N4 , có thể ghi chép câu trả lời dưới dạng Sơ đồ tư duy - Đại diện nhóm trình bày: Quy làm văn mà không cần nhìn vảo bức tường có nhiều phép lạ. Vì Quy đã hiểu ra cách làm một bài văn tả cơn mưa là cần dựa vào những gì mình đã quan sát và ghi nhớ được, sau đó kết hợp với trí tưởng tượng và dùng từ ngữ để thể hiện những điểu đó. 3. Luyện tập, thực hành: - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm - HS thực hiện - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc. - HS thực hiện 4. Luyện tập theo văn bản đọc Câu 1: Tìm 3- 5 tính từ chỉ đặc điểm của sự vật hoặc hoạt động có trong bài Bức tường có nhiều phép lạ. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. - Tính từ chỉ đặc điểm của sự vật: xanh mát, rông, tài, bé tí,... - Tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động: (nhìn) thẳng, (viết) lia lịa, (trôi) bồng bềnh, (rơi) rào rào, cắm cúi (viết)... Câu 2: Viết 2-3 câu tả một cơn mưa, trong đó có sử dụng tính từ tả tiếng mưa. - HS làm việc các nhân. HS xung phong chữa bài. VD: Cơn mưa ào đến, tiếng mưa rào rào/đồm độp/ lộp bộp trên mái tôn. - Tiếng mưa tí tách suốt ngày đêm 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Để làm một bài văn miêu tả em cần chú ý những gì? - Để làm một bài văn miêu tả, đầu tiên cần phải quan sát vả ghi nhớ những điều mình đã quan sát - GV cùng HS nhận xét và sửa câu. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Tiếng Việt Viết: VIẾT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT CÔNG VIỆC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Nắm được cấu trúc, nội dung hướng dẫn thực hiện một công việc - Biết cách viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi mà em yêu thích đúng cấu trúc, rõ nội dung, các bước mạch lạc dễ thực hiện. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống để đem lại niềm vui cho chính bản thân và mọi người xung quanh. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV giới thiệu ghi bài - HS lắng nghe 2. Luyện tập, thực hành: - Đọc và phân tích đề bài. * Chuẩn bị - GV giúp HS chọn đồ chơi để viết hướng dẫn - Đọc và phân tích đề bài: Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi mà em yêu thích - HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi. + Bạn chọn đồ chơi nào để viết hướng dẫn? + Đồ chơi đó được làm bằng gì? + Cần chuẩn bị dụng cụ, vật liệu gì để làm đố chơi? + Khi làm đồ chơi, cần thực hiện những bước nào? - GV tổ chức cho HS chia sẻ sau khi thảo luận - HS chia sẻ * Lập dàn ý. - GV phân tích dàn ý. => dàn ý cho bài văn hướng dẫn các bước làm một đồ chơi yêu thích cần trình bày được hai nội dung chính: + Dụng cụ, vật liệu cần chuẩn bị để làm đồ chơi. + Hướng dẫn thực hiện: kể lại các bước hướng dẫn làm đồ chơi theo trình tự, mỗi bước có thể gồm một số việc. - HS đọc thầm dàn ý được gợi ý trong SHS. - HS làm việc cá nhân: lập dàn ý - HS thảo luận nhóm, mỗi cá nhân trình bày dàn ý cho bài văn viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích mà mình xây dựng dựa vào gợi ý. -Đại diện 1-2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp * Viết hướng dẫn theo dàn ý đã lập. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV lưu ý HS một số điểm khi viết hướng dẫn các bước làm đồ chơi: + Trước khi viết, em cần quan sát chi tiết từng bước làm đồ chơi xem mỗi bước có những hoạt động nào, sử dụng những vật liệu và dụng cụ nào. + Cần sử dụng dấu hiệu phù hợp đế chỉ ra trình tự các bước làm đồ chơi như chữ số (1, 2, 3,...) hoăc chữ cái (a, b, c,) - GV hỗ trợ nhũng HS gặp khó khăn trong quá trình viết. 1 - 2 HS đọc yêư cầu của bài tập - HS làm việc cá nhân: viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích theo dàn ý đã lập * Đọc soát và chỉnh sửa - GV hướng dẫn - GV và HS nhận xét, khen ngợi các bài viết hay. - HS làm việc nhóm để đọc rà soát và chỉnh sửa bài viết cho nhau về cách trình bày các bước, cách dùng từ, đặt câu. - Một số HS đọc bài trước lóp. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Tổ chức cho HS chia sẻ bài với các bạn và ghi lại những cách làm đồ chơi em muốn học tập. - Về nhà làm đồ chơi theo hướng dẫn - HS thực hiện - Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Tiếng Việt NÓI VÀ NGHE KỂ CHUYỆN NHÀ PHÁT MINH VÀ BÀ CỤ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Nghe hiểu câu chuyện Nhà phát minh và bà cụ, kể lại được câu chuyện dựa vào tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời GV kể). - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống để đem lại niềm vui cho chính bản thân và mọi người xung quanh. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu đọc sách - HS: sách, báo sưu tầm có nội dung về khoa học công nghệ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: GTB 2. Luyện tập, thực hành: * Nghe kể chuyện và ghi lại những sự việc chính. + GV giới thiệu nhân vật Ê-đi-xơn và bà cụ trong câu chuyện. + GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ tranh + GV kể câu chuyện (lần 2) => Em ấn tượng nhất với sản phẩm nào do Ê-đi-xơn tạo ra? - HS đọc yêu cầu 1. - HS lắng nghe - Tổ chức cho HS ghi lại những sự việc chính của câu chuyên - Dựa vào tranh và phần kê chuyện của GV, HS ghi lại những sự việc chính của câu chuyện. + Sự việc 1: Mọi người đến xem đèn điện do Ê-đi-xơn chế tạo ra. + Sự việc 2: Ê-đi-xơn nói chuyện vói bà cụ và nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện. + Sự việc 3: Ê-đi-xơn đang chế tạo, làm lốp xe diện. + Sự việc 4: Ê-đi-xơn và bà cụ đang ngồi trên xe điện, khuôn mặt bà cụ rất vui tưoi. - Một số HS phát biểu ý kiên trước lớp - HS viết phiếu * Kể lại câu chuyên. - GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS cách thực hiện - GV động viên, khen ngợi HS + Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh và tập kể lại đoạn đó + Bưóc 2: HS tập kể trong nhóm (nhóm 4) và nghe các bạn góp ý. + Bước 3: 1 - 2 HS kể trước lớp theo đoạn hoặc cả câu chuyện. * Tìm hiểu Ý nghĩa câu chuyện: - Thảo luận nhóm 4: Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là gì? Vì sao? - GV khích lệ và khen ngợi HS => Nhà phát minh Ê-đi-xơn đã vận dụng kiến thức vào cuộc sống để đem lại niềm vui cho chính bản thân và mọi người xung quanh. - HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp VD: Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là ông rất yêu khoa học; Nhà phát minh Ê-đi-xơn rất giàu lòng thương người; Nhà phát minh Ê-đi-xơn không những rất giỏi về khoa học mà còn luôn gần gũi, thân thiện với mọi người 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe - Em hãy chia sẻ với người thân về câu chuyện, nêu cảm nghĩ về câu chuyện đó. - Tìm đọc một cầu chuyện về nhà khoa học để chuẩn bị cho hoạt động Đọc mở rộng ở Bài 24. - HS thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_12.doc