Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1

Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC VÀ NƯỚC VỚI CUỘC SỐNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.

- Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất).

- Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của nước.

* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi, dụng cụ làm thí nghiệm 1,2,3,4, phiếu học tập

- HS: sgk, vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 68 trang Khánh Đăng 28/12/2023 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1

Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1
Khoa học (Tiết 1)
Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC VÀ NƯỚC VỚI CUỘC SỐNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất).
- Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của nước.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, dụng cụ làm thí nghiệm 1,2,3,4, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Nước có màu gì? (màu trắng, màu trong, màu vàng,)
+ Nước có mùi gì, vị gì? (không mùi, mùi thơm của nước cam, vị ngọt, không vị)
+ Nước có hình dạng gì? (hình cái cốc, hình cái bát, hình cái chai,)
- HS suy ngẫm trả lời.
- HS suy ngẫm.
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Tính chất của nước:
*Thí nghiệm 1: 
- GV gọi 3 HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: rót nước vào cốc, bát, chai.
- HS tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát, ngửi, nếm, cho biết màu sắc, mùi, vị và hình dạng của nước.
- HS quan sát, trả lời.
- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
*Thí nghiệm 2: 
- GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: đổ từ từ nước lên mặt tấm gỗ đặt nằm nghiêng trên khay.
- HS tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hướng chảy của nước trên mặt tấm gỗ; Khi xuống tới khay nước tiếp tục chảy như thế nào?
- HS quan sát, trả lời.
- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra mọi phía.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
*Thí nghiệm 3: 
- GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: đổ một thìa nước lên chồng khăn, chồng đìa, chồng giấy ăn sau đó nhấc ra.
- HS tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét nước thấm qua vật nào? Vì sao em biết?
- HS quan sát, trả lời.
- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước thấm qua một số vật (giấy ăn, khăn mặt, quần áo,..)
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
*Thí nghiệm 3: 
- GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: đổ một thìa nước lên chồng khăn, chồng đìa, chồng giấy ăn sau đó nhấc ra.
- HS tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét nước thấm qua vật nào? Vì sao em biết?
- HS quan sát, trả lời.
- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước thấm qua một số vật (giấy ăn, khăn mặt, quần áo,..)
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
*Thí nghiệm 4: 
- GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: cho 1 thìa đường, cát, muối ăn lần lượt vào các cốc rồi khuấy đều.
- HS tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hòa tan chất nào và không hòa tan chất nào?
- HS quan sát, trả lời.
- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước hòa tan đường, muối ăn, không hòa tan cát.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- GV tổng kết các tính chất của nước.
- Yêu cầu HS lấy ví dụng chứng tỏ nước thấm qua một số vật và hòa tan một số chất. 
- HS nêu.
- HS trả lời
- GV khen ngợi, tuyên dương HS.
HĐ 2: Vận dụng tính chất của nước: 
- Gọi 1-2 HS nhắc lại các tính chất của nước.
- 1-2 HS trả lời
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp quan sát hình 5, cho biết con người đã vận dụng tính chất của nước vào những hoạt động nào.
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu học tập.
Tính chất của nước
Hình ảnh vận dụng tính chất của nước
Nước thấm qua một số vật
5a, 5d
Nước chảy từ cao xuống thấp
5b, 5e
Nước hòa tan một số chất
5c, 5d
Nước chảy lan ra khắp mọi phía
5e
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- Gọi HS lấy thêm ví dụ trong thực tế. (dùng nước cọ sân, túi pha trà, áo mưa,...)
- HS nêu
- HS nêu
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nước có những tính chất gì? Lấy ví dụ.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Khoa học (Tiết 2)
Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC VÀ NƯỚC VỚI CUỘC SỐNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập hình 6, hình 7
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Nước có những tính chất gì?
+ Lấy ví dụ trong thực tiễn về các tính chất của nước.
- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
HĐ3: Vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 6 cho biết vai trò của nước đối với đời sống con người, động vật, thực vật.
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu.
Hình
Vai trò
Hình 6a
Cung cấp nước uống cho con người
Hình 6b
Cung cấp nước uống cho động vật
Hình 6c
Là môi trường sống của động vật, thực vật 
- GV gọi HS chia sẻ, nhắc lại vai trò của nước.
- HS nêu
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 7 cho biết nước sử dụng vào những hoạt động nào và ý nghĩa của những hoạt động đó.
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu.
Hình
Nước được dùng để
7a
Tắm gội cho cơ thể sạch sẽ
7b
Nấu chín thức ăn để phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của con người
7c
Trồng lúa để cung cấp lương thực cho con người, phục vụ chăn nuôi
7d
Sản xuất điện phục vụ cho việc thắp sáng
- GV gọi HS trình bày
- HS nêu
- Con người, động vật và thực vật sẽ như thế nào nếu như thiếu nước hoặc không có nước? (con người, động vật sẽ bị khát nước, cây trồng sẽ khô héo, khó phát triển)
- HS trả lời
- Hãy kể các hoạt động khác trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt cần đến nước ở gia đình và địa phương em. (nước uống, rửa rau, giặt quần áo, tưới tiêu,)
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS trả lời
3. Thực hành, luyện tập
- Tổ chức HS hoạt động nhóm 6, hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4 thể hiện: tính chất của nước, vai trò của nước.
- HS hoạt động
- GV cho HS trưng bày sản phẩm và đánh giá
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Lấy ví dụ trong thực tiễn về các tính chất của nước.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Khoa học (Tiết 3)
Bài 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước. 
- Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước. 
- Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực và yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, dụng cụ làm thí nghiệm ở hình 3. Khay nước, khay đá, bảng nhóm.
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV cho HS quan sát hiện tượng khi dùng khăn ẩm lau bảng thì thấy bảng ướt sau đó bảng khô. 
- Từ đó GV đặt câu hỏi: Vậy nước ở bảng đã đi đâu?
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS quan sát
- HS trả lời 
- HS lắng nghe
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS ghi bài 
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Sự chuyển thể của nước
*Thí nghiệm 1: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm HS, yêu cầu tất cả HS đọc thông tin trong SGK trước khi đi vào hoạt động cụ thể. 
- GV tiến hành thí nghiệm trong SGK trang 10.
- Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, thảo luận và trả lời câu hỏi vào bảng nhóm.
+ Cho biết nước có thể tồn tại ở thể nào? 
(Nước có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí)
+ Chỉ ra sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình? 
- HS thực hiện
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS trả lời
(Hình 2a: Từ thể lỏng sang thể rắn.
Hình 2b: Từ thể rắn sang thể lỏng
Hình 3a: Từ thể lỏng sang thể khí.
Hình 3b: Từ thể khí sang thể lỏng)
- GV cho 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi và nhận xét chéo nhau.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm. 
* Thí nghiệm 2: 
*Thí nghiệm 2: 
- GV hướng dẫn các nhóm quan sát hình 4, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK vào bảng nhóm:
+ Từ còn thiếu ở hình 4b là gì?
(Thể lỏng)
+ Hiện tượng nào tương ứng với các số (1), (2), (3), (4) mô tả sự chuyển thể của nước?
(Nóng chảy, bay hơi, ngưng tụ và đông đặc)
- GV cho các nhóm nhận xét chéo nhau?
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt lại kiến thức: Sự chuyển từ thể này sang thể khác của nước được diễn tả bằng các hiện tượng tương ứng trong bảng sau:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK trang11 để củng cố kiến thức.
- Quan sát hình 5 và cho biết sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình?
- GV tuyên dương và chuyển sang hoạt động tiếp theo? 
* HĐ 2: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
HĐ 2.1
- Hướng dẫn các nhóm quan sát và đọc thông tin hình 6, thảo luận và trả lời câu hỏi: “Hãy cho biết”
+ Mây được hình thành như thế nào?
+ Nước mưa từ đâu ra?
(Mưa được tạo ra từ các hạt nước lớn trong đám mây đen rơi xuống)
+ Sự chuyển thể nào của nước diễn ra trong tự nhiên” quan trọng đối với chúng ta?
(Có hai sự chuyển thể của nước trong tự nhiên là thể lỏng thành thể khí và thể khí thành thể khí thành thể lỏng và sự chuyển thể đó được lặp đi, lặp lại)
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS thực hiện 
- HS nêu
- HS trả lời
- HS nhận xét chéo nhau
- HS lắng nghe và nêu lại
- HS trả lời
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS nêu
- HS trả lời
- HS trả lời
+ Vì sao vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên quan trọng với chúng ta? 
(Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên quan trọng với chúng ta vì nước trên Trái Đất sẽ không bị mất đi: Nước từ mặt đất, sông, hồ, biển ... sau một chu trình lại trở về và giúp chúng ta lại có nước sinh hoạt, sản xuất.)
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nước có thể tồn tại ở thể nào?
- Nhận xét tiết học 
- HS nêu
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Khoa học (Tiết 4)
Bài 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- HS được củng cố lại các kiến thức đã học về sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, phiếu học tập 
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV tổ chức cho HS trò chơi: Ai nhanh ai đúng?
Câu 1: Nước có thể tồn tại ở dạng thể nào? 
A. Rắn B. Lỏng
C. Khí C. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng được gọi là:
A. Nóng chảy B. Đông đặc
C. Ngưng tụ D. Bay hơi
- HS tham gia chơi
- HS trả lời
- HS trả lời 
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức mới:
* HĐ 2.2
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 7: Thảo luận và trả lời câu hỏi, vẽ sơ đồ theo các gợi ý:
+ Từ nào trong các từ: Hơi nước, mây đen, mây trắng, giọi mưa phù hợp với các ô chữ A, B, C, D?
(Các từ: hơi nước, mây trắng, mây đen, giọi mưa tương ứng với các ô chữ)
+ Từ nào trong c ... i khí, nước, thức ăn của động vật với môi trường. 
- Vận dụng kiến thức về sự trao đổi chất ở động vật giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, sơ đồ hình 7 SGK
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Động vật thường ăn những thức ăn gì để sống? Hãy kể tên những con vật ăn cả động vật và thực vật.
- GV nhận xét
- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài
- Lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 3: Trao đổi nước, không khí, thức ăn của động vật với môi trường
- GV cho HS quan sát hình 6, thảo luận theo cặp và TLCH.
- Quan sát hình 6 và TLCH
- Hình thành nhóm và thực hiện
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày
- Đại diện nhóm trình bày
+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình.
+ HS mô tả
+ Những yếu tố nào động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường để duy trì sự sống?
+ Lấy từ môi trường: nước, khí ô-xi có trong không khí, thức ăn.
+ Động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì trong quá trình sống?
+ Thải ra môi trường khí các-bô-níc, các chất cặn bã, nước tiểu,...
+ Quá trình trên được gọi là gì?
+ Quá trình trao đổi chất ở động vật
+ Thế nào là quá trình trao đổi chất?
+ HS nêu
- GV chốt: Động vật thường xuyên lấy từ môi trường nước, không khí, thức ăn và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu. 
Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi rường xung quanh.
- Lắng nghe, ghi nhớ
3. Thực hành, luyện tập
- Tổ chức HS hoạt động nhóm 4, YC HS vẽ sơ đồ thể hiện sự trao đổi không khí, thức ăn của động vật với môi trường theo gợi ý:
- HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi không khí, thức ăn của động vật với môi trường trong nhóm.
- Gọi HS trình bày
- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và cử đại diện nhóm trình bày trước lớp. 
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày sơ đồ của nhóm mình trước lớp.
- Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm bạn
- GV nhận xét, tổng kết
- YC HS hoàn thiện sơ đồ vào vở
- HS hoàn thiện sơ đồ vào vở
- Gọi HS đọc mục “Em có biết”
- HS đọc và liên hệ thực tế
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Lấy được ví dụ về các điều kiện sống thích hợp cho động vật sống và phát triển.
- HS trả lời
VD: Ếch đồng cần sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ ao (hồ, đầm nước,...). Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc,
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Khoa học
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
– Vận dụng được kiến thức về nhu cầu sống của thực vật và động vật để đề xuất việc làm cụ thể trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi, giải thích được tại sao cần phải làm công việc đó.
– Thực hiện được việc làm phù hợp để chăm sóc cây trồng hoặc vật nuôi ở nhà.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, hình ảnh minh hoạ các nội dung liên quan đến bài học.
Dụng cụ chiếu tranh, ảnh lên màn ảnh (nếu có).
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mở đầu:
- GV cho cả lớp hát bài : Vườn cây cây của ba.
- GV hỏi:
+ Trong bài hát có nhắc đến những cây nào? 
Nhà em trồng những gì ? Hàng ngày em chăm sóc nó ra sao?
+ Ngoài cây trồng, nhà có nuôi con gì không?
Em chăm sóc nó thế nào?
- HS hát .
- HS trả lời.
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS lắng nghe, ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1. Chăm sóc cây trồng
Các việc làm chăm sóc cây trồng
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK.
- Yêu cầu HS nêu tên từng hoạt động chăm sóc cây trồng của các bạn nhỏ trong hình và cho biết hoạt động đó đáp ứng nhu cầu sống nào của cây.
– GV cho HS thảo luận nhóm 4 : Hãy kể một số việc làm chăm sóc cây trồng mà em đã thực hiện, hoạt động đã được thực hiện như thế nào ?
– GV nhận xét, chốt ý.
b) Tìm hiểu về nhu cầu sống của cây trồng.
– GV yêu cầu HS quan sát hình 2, đọc thông tin rồi thảo luận cặp đôi trả lời 2 câu hỏi. 
– GV yêu cầu HS đọc mục "Em có biết?" 
– GV yêu cầu các nhóm lấy ví dụ về cây trồng cần nhiều nước, ít nước, cây thích hợp ở nơi bóng râm, cây cần nhiều nắng....và đề xuất một số việc làm cụ thể để chăm sóc cây trồng đã lấy ví dụ. Giải thích vì sao cần làm việc đó.
Hoạt động 2. Chăm sóc vật nuôi
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 SGK .
- Hoạt động nhóm đôi: Nêu các công việc chăm sóc vật nuôi trong hình.
- GV gọi đại diện một hai HS trả lời.
- Cả lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung. 
- GV chốt câu trả lời.
- GV yêu cầu HS đọc phần (?)
- GV gợi ý cho HS thảo luận nhóm 4 nhiệm vụ mục hỏi (?).
- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.
Hình 1a: tưới cây => nhu cầu nước;
1b: bón phân => nhu cầu chất khoáng 
1c: xới đất => nhu cầu khí
1d: đưa cây ra nắng => nhu cầu ánh sáng.
- Một số đại diện HS trả lời, cả lớp lắng nghe và bổ sung
- HS làm việc cả nhân quan sát hình, đọc thông tin .
- HS tham gia thảo luận nhóm để thống nhất trả lời hai câu hỏi.
- Cây ưa bóng râm: hoa lan; cây cần nhiều nắng: xương rồng, hoa súng, hoa giấy .
Cây cần ít nước: xương rồng; cây cần nhiều nước: hoa súng.
- HS đọc.
– HS thảo luận, nếu ví dụ các cây và đề xuất một số việc làm cụ thể để chăm sóc cây trồng, giải thích lí do về những lưu ý khác biệt giữa các cây khi chăm sóc.
− HS quan sát ,thảo luận :
Hình 3a: cho vịt ăn → nhu cầu thức ăn; 
Hình 3b: tắm cho vật nuôi = làm mát (nhiệt độ), vệ sinh sạch sẽ; Hình 3c: che chắn chuồng nuôi = tránh gió rét (nhiệt độ); 
Hình 3d: thắp đèn = ảnh sáng và nhiệt độ.
- HS nhận xét.
- HS đọc
- HS thảo luận và chia sẻ với lớp.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và chốt ý.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Để chăm sóc cây trồng và vật nuôi ta phải làm như thế nào? Nêu 1 VD thực tế.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Dặn dò chuẩn bị tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Khoa học
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
–Đề xuất việc làm cụ thể trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi, giải thích được tại sao cần phải làm công việc đó.
– Thực hiện được việc làm phù hợp để chăm sóc cây trồng hoặc vật nuôi ở nhà.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu bài tập.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Khi chăm sóc vật nuôi em cần lưu ý những điều gì để vật nuôi sống tốt và khoẻ mạnh? Ở nhà em có nuôi con gì không? Em chăm sóc nó ra sao.
- GV nhận xét.
- HS trả lời
+ Em cho ăn, uống nước hằng ngày – đảm nhu cầu thức ăn, nước uống.
 – Khi vật nuôi đói khát: cần cho vật nuôi thức ăn đủ và phù hợp, cho nước uống đủ, sạch.
– Khi thời tiết quá nóng: tắm mát, cho uống đủ nước, ở trong chuồng trại thoảng mát... 
– Khi thời tiết lạnh giả: không thả vật nuôi, che chuồng trại tránh gió, mặc ấm,sưởi ấm cho vật nuôi, cho ăn nó,...
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS lắng nghe, ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động 3. Thực hiện chăm sóc cây trồng, vật nuôi
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xây dựng kế hoạch chăm sóc một loại cây trồng hoặc vật nuôi ở nhà theo bảng gợi ý trong SGK. 
– GV cử đại diện một số nhóm lên trình bày
- GV nhận xét, đánh giá, điều chỉnh, tổng kết.
– Nhiệm vụ 2 và 3: GV lưu ý HS về thực hiện ở nhà theo kế hoạch, ghi lại bằng mô tả hoặc hình ảnh sau một thời gian.
- GV tổ chức cho HS tổng kết bài học theo nội dung "Em đã học".
– HS thảo luận lập bằng chăm sóc.
- HS chia sẻ.
- HS nhận xét và lắng nghe.
3. Thực hành, luyện tập
- Về nhà chia sẻ cách chăm sóc cây trồng và vật nuôi với người thân.
- HS hoạt động
- Nhờ người thân đánh giá hoạt động của mình tốt chưa.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Nêu lại nội dung bài ?
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Bài 18: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Tóm tắt một số nội dung chính đã học dưới dạng sơ đồ.
- Nhận biết được vai trò của các yếu tố cần cho sự sống, phát triển của thực vật, động vật và vận dụng vào giải quyết một số tình huống trong cuộc sống
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, tìm hiểu khoa học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Thực vật cần yếu tố nào để sống và phát triển?(Thực vật cần đủ nước, chất khoáng, không khí,ánh sáng và nhiệt độ thích hợp để sống và phát triển.)
+ Động vật cần yếu tố nào để sống và phát triển?( Động vật cần có thức ăn, nước, khí ô – xi, nhiệt độ và ánh sáng thích hợp để sống và phát triển)
+ Chăm sóc cây trồng, vật nuôi cần chú ý điều gì?( Khi chăm sóc cây trồng, vật nuôi cần chú ý thực hiện đúng cách, đảm bảo các nhu cầu sống và điều kiện sống phufb hợp giúp cây trồng vật nuôi sống và phát triển tốt)
- HS suy ngẫm trả lời.
- HS suy ngẫm.
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Thực hành, luyện tập:
HĐ 1: Đọc thông tin trong hình 1 và trình bày tóm tắt các nội dung đã học:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài trên phiếu bài tập
- Mời đại diện các nhóm chia sẻ
- HS thảo luận nhóm 6
- Đại diện nhóm chia sẻ, lớp lắng nghe và bổ sung
- GV cùng HS rút ra kết luận: Sự trao đổi chất với môi trường của thực vật và động vật
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
* Thực vật tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ khí các – bô – níc, nước, các chất khoáng nhờ khả năng kì diệu của lá cây( quang hớp); động vật cần lấy thức ăn từ thực vật, động vật khác làm nguyên liệu để tổng hợp chất dinh dưỡng cần cho sự sống; thực vật thu nhận khí các – bô – níc và thải khí ô – xi khi quang hợp, nhưng khi hô hấp lại nhận khí ô – xi và thải ra khí các – bô – nic ; động vật thu nhận khí ô – xi và thải ra khí các – bô – nic.
HĐ 2: Cho HS làm việc với vở BTTH( nếu trường có vườn trường cho HS làm việc với thực tế)
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân với vở BTTH( hoặc thực tế ngoài vườn trường).
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm hoàn thành BT.
- GVmời đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
- HS làm việc cá nhân với vở TH
- HS thảo luận chia sẻ trong nhóm.
- Đại diện nhóm chia sẻ.
- GV cùng HS rút ra kết luận:
* - Vị trí B cây con có thể sẽ phát triển tốt: đất tơi xốp, đảm bảo ánh sáng, nước, không khí, chất khoáng, nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển
- Vị trí cây con sẽ không hoặc kém phát triển thường thiếu hoặc điều kiện không thích hợp với một hoặc một số yếu tố cần cho sự sống và phát triển của cây bao gồm A, C,D, E vì : Vị trí A: Các yếu tố cần thiết không tốt bằng vị trí B; C: đất sỏi đá thiếu nước và chất khoáng; D: nơi tỏa nhiệt nóng của điều hòa
-> nhiệt độ cao;E:dưới tán cây thiếu ánh sáng. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Thực hiện chăm sóc vật nuôi, cây trồng ở gia đình.
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY :

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_hoc_ki_1.docx