Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Chất - Bài 1: Tính chất và vai trò của nước

BÀI 1: TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía; thấm qua một số vật và hoà tan một số chất).

- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.

- Vận dụng được tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản.

- Liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của nước.

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Chú ý học tập, tự giác thực hiện thí nghiệm để tìm hiểu tính chất và vai trò của nước từ đó hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực, sôi nổi và nhiệt tình thảo luận trong các hoạt động nhóm. Trình bày được tính chất và vai trò của nước sau khi thực hiện các thí nghiệm; Nêu được ứng dụng tính chất của nước và vai trò của nước thông qua quan sát hình vẽ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của nước. Tìm được một số ví dụ về vai trò của nước trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất ở mức độ đơn giản. Tích cực tham gia các hoạt động vận dụng.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ tài nguyên nước. Có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhóm.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập và tự giác tìm hiểu tính chất và vai trò của nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Các thiết bị dùng chung cả lớp: Hình ảnh một số ứng dụng tính chất của nước vào cuộc sống hằng ngày; Hình ảnh về vai trò của nước.

2. Các thiết bị dùng để HS thực hành theo nhóm, cá nhân: Đồ dùng thí nghiệm tìm hiểu tính chất của nước (ly nhiều hình dạng khác nhau, khay, vải, ni – lông); phiếu thảo luận nhóm ghi lại kết quả thí nghiệm cho hoạt động 1.

 

docx 6 trang Khánh Đăng 28/12/2023 580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Chất - Bài 1: Tính chất và vai trò của nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Chất - Bài 1: Tính chất và vai trò của nước

Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Chất - Bài 1: Tính chất và vai trò của nước
CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
BÀI 1: TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía; thấm qua một số vật và hoà tan một số chất). 
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
- Vận dụng được tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản.
- Liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của nước.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Chú ý học tập, tự giác thực hiện thí nghiệm để tìm hiểu tính chất và vai trò của nước từ đó hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực, sôi nổi và nhiệt tình thảo luận trong các hoạt động nhóm. Trình bày được tính chất và vai trò của nước sau khi thực hiện các thí nghiệm; Nêu được ứng dụng tính chất của nước và vai trò của nước thông qua quan sát hình vẽ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của nước. Tìm được một số ví dụ về vai trò của nước trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất ở mức độ đơn giản. Tích cực tham gia các hoạt động vận dụng.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ tài nguyên nước. Có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập và tự giác tìm hiểu tính chất và vai trò của nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Các thiết bị dùng chung cả lớp: Hình ảnh một số ứng dụng tính chất của nước vào cuộc sống hằng ngày; Hình ảnh về vai trò của nước.
2. Các thiết bị dùng để HS thực hành theo nhóm, cá nhân: Đồ dùng thí nghiệm tìm hiểu tính chất của nước (ly nhiều hình dạng khác nhau, khay, vải, ni – lông); phiếu thảo luận nhóm ghi lại kết quả thí nghiệm cho hoạt động 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1: Tính chất của nước
A. MỞ ĐẦU
* Mục tiêu
- Tạo cảm xúc vui tươi trước khi vào tiết học.
- Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về tính chất của nước.
* Cách tiến hành
- Tổ chức cho HS hát và vận động theo bài: “Mưa rồi, mưa rơi rồi”.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Bài hát vừa rồi nhắc đến hiện tượng tự nhiên gì?
+ Khi trời mưa lớn, bạn thường trú mưa ở đâu?
+ Thông thường mái nhà được làm nghiêng như hình dưới đây để che mưa, vậy điều đó giúp ích gì khi trời mưa?
- GV nhận xét và tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới: “Khi trời mưa, đứng trong nhà nhìn ra sẽ thấy nước từ trên mái nhà chảy xuống. Đó là một trong những tính chất của nước. Vậy nước có những tính chất nào?Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu: 
Bài 1: Tính chất và vai trò của nước”
- GV viết tựa bài lên bảng và yêu cầu HS nhắc lại.
- Cả lớp hát và vận động theo bài hát.
- Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi:
+ Bài hát vừa rồi nhắc đến hiện mưa.
+ Khi trời mưa lớn thường trú ở: trong nhà, sân có mái che, 
+ Nhà được làm mái nghiêng như trong hình giúp cho nước mưa chảy từ trên cao xuống, không đọnng lại nước trên mái,
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe và nhắc lại.
B. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu:
- Thực hành, sử dụng được các giác quan để nhận biết một số tính chất của nước.
- Nêu được ứng dụng tính chất của nước thông qua quan sát hình vẽ.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu một số tính chất của nước
- GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trước lớp nhận đồ dùng làm thí nghiệm và phếu học tập.
1. Tìm hiểu về màu, mùi và vị của nước
- Ở phần này chúng ta sẽ thữ hiên vào phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM
Màu sắc
Mùi
Vị
Hình dạng
Nước ở cốc
?
?
?
?
Nước ở bát
?
?
?
?
Nước ở chai
?
?
?
?
- Mời 1 HS đọc hướng dẫn trong SGK trang 5.
- Yêu cầu HS tiến hành thảo luận, sử dụng các giác quan của mình (mắt, mũi, lưỡi) thí nghiệm với nước theo các bước trong SGK và ghi lại kết quả tìm hiểu về màu, mùi và vị của nước vào PHT. 
Lưu ý: GV trợ giúp, hướng dẫn HS kịp thời khi gặp khó khăn.
- GV nhắc HS: 
+ HS có thể dùng nước ở bình nước lọc có sẵn ở trog lớp.
+ Nhắc HS khi lấy nước phải cẩn thận, không để nước đổ ra nền lớp học gây trơn, trượt, mất vệ sinh.
+ Mỗi HS tự uống ly của mình, không uống chung một ly nước.
- Gọi HS nhận xét tuyên dương
- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
về hình dạng của nước của nước.
2. Tìm hiểu về hướng chảy của nước
- Mời 1 HS đọc hướng dẫn trong SGK trang 6.
- - GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: đổ từ từ nước lên mặt tấm gỗ đặt nằm nghiêng trên khay..
GV nhắc nhở HS: Khi đổ nước phải nhẹ nhàng, từ từ để quan sát nước chảy trên bảng nhựa và trong khay.
- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hướng chảy của nước trên bảng nhựa và trong khay rồi ghi lại kết quả tìm hiểu.
- Gv cho HS trình bày ý kiến của bản thân và cho các bạn nhận xét tuyên dương.
- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra mọi phía.
4. Tìm hiểu về tính thấm của nước
- Mời 1 HS đọc hướng dẫn trong SGK trang 6.
- GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: đổ một thìa nước lên chồng khăn, chồng đìa, chồng giấy ăn sau đó nhấc ra..
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét nước thấm qua vật nào? Vì sao em biết?
- GV mời HS trả lời sau đó gọi HS nhận xét – tuyên dương
- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước thấm qua một số vật (giấy ăn, khăn mặt, quần áo,..)
Lưu ý: GV trợ giúp, hướng dẫn HS kịp thời khi gặp khó khăn.
5. Tìm hiểu về tính chất hòa tan của nước
- Mời 1 HS đọc hướng dẫn trong SGK trang 6.
- GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: cho 1 thìa đường, cát, muối ăn lần lượt vào các cốc rồi khuấy đều.
- Yêu cầu HS quan sát 3 ly A, B, C rồi ghi lại kết quả tìm hiểu.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hòa tan chất nào và không hòa tan chất nào?
- GV mời HS trả lời sau đó gọi HS nhận xét – tuyên dương
Lưu ý: GV trợ giúp, hướng dẫn HS kịp thời khi gặp khó khăn
- Hoàn thành 4 thí nghiệm, GV mời đại diện lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm, thảo luận từng tính chất trước lớp.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Để khắc sâu tính chất của nước, yêu cầu HS trả lời câu hỏi vận dụng thảo luận nhóm 5: 
+ Vậy qua các thí nghiệm trên em đã phát hiện ra những tính chất gì của nước?
+ Nêu một số ví dụ chứng minh nước thấm qua một số vật và hòa tan một số chất ?
- 
GV cùng HS rút ra kết luận đồng thời chiếu hình ảnh ví dụ chứng minhnước thấm qua một số vật và hòa tan một số chất : 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Vận dụng tính chất của nước
- Mời 1 HS đọc yêu cầu SGK trang 7.
- Chia lớp thành các nhóm 4. Yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận và trả lời câu hỏi: Mỗi hình thể hiện ứng dụng tính chất nào của nước?
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày lần lượt các hình.
- Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Hãy kể thêm ví dụ khác trong đời sống hàng ngày ở gia đình, địa phương em mà con người đã vận dụng tính chất của nước.
Trả lời:
- Làm áo mưa để mặc không bị ướt khi trời mưa.
- Che ô khi đi trong trời mưa.
- Làm ruộng bậc thang để nước chảy xuống, cung cấp nước cho ruộng.
- Lợi dụng sức nước để xây nhà máy thủy điện.
- Làm sạch thực phẩm, lau sàn nhà, rửa bát.
3. Vận dụng.
-Gv hỏi: Nếu em có một đôi giày vải và một đôi ủng bằng cao su thì khi trời mưa, em sẽ chọn đi đôi nào? Vì sao? 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV cùng HS kết luận.
- Chú ý lắng nghe và tiến hành thực hiện theo yêu cầu.
- 1 HS đọc hướng dẫn và thực hiện, sau đó đại diện nhóm trính bày kết quả.
- 1 HS đọc hướng dẫn. 
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hướng chảy của nước trên mặt tấm gỗ; Khi xuống tới khay nước tiếp tục chảy như thế nào?
- Quan sát và ghi lại kết quả và trình bày ý kiến.
- HS trình bày và NX
- 1 HS đọc hướng dẫn.
- HS tiến hành thảo luận, thực hiện thí nghiệm.
- Quan sát và ghi lại kết quả và trình bày ý kiến.
- 1 HS đọc hướng dẫn 5.
- HS tiến hành thảo luận, thực hiện thí nghiệm.
- Quan sát và ghi lại kết quả.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm, thảo luận.
- nước hòa tan đường, muối ăn, không hòa tan cát vì đường và muối đã biến mất, cát thì còn đọng lại dưới đáy cốc.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm, thảo luận.
- Chú ý lắng nghe và nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi:
+ “Nước ở dạng lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất.”
+ Nước thấm qua khăn bông, quần áo, giấy ăn...
+ Nước hoà tan được đường, muối, giấm ăn, ...
.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Chú ý lắng nghe và tiến hành thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện một số nhóm trình bày lần lượt các hình:
Hình a - Thấm qua một số vật.
Hình b - Chảy từ trên cao xuống thấp.
Hình c - Hòa tan một số chất.
Hình d - Thấm qua một số vật.
Hình e - Chảy lan ra khắp mọi phía.
- Đại diện các nhóm khác nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe và trả lời.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_1_c.docx