Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Bài 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.

- Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.

- Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”

* Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.

* Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực và yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, ti vi, dụng cụ làm thí nghiệm ở hình 3. Khay nước, khay đá, bảng nhóm.

- HS: SGK, vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 5 trang Khánh Đăng 28/12/2023 3500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Khoa học (Tiết 3)
Bài 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước. 
- Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước. 
- Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực và yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, dụng cụ làm thí nghiệm ở hình 3. Khay nước, khay đá, bảng nhóm.
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV cho HS quan sát hiện tượng khi dùng khăn ẩm lau bảng thì thấy bảng ướt sau đó bảng khô. 
- Từ đó GV đặt câu hỏi: Vậy nước ở bảng đã đi đâu?
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS quan sát
- HS trả lời 
- HS lắng nghe
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS ghi bài 
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Sự chuyển thể của nước
*Thí nghiệm 1: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm HS, yêu cầu tất cả HS đọc thông tin trong SGK trước khi đi vào hoạt động cụ thể. 
- GV tiến hành thí nghiệm trong SGK trang 10.
- Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, thảo luận và trả lời câu hỏi vào bảng nhóm.
+ Cho biết nước có thể tồn tại ở thể nào? 
(Nước có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí)
+ Chỉ ra sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình? 
- HS thực hiện
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS trả lời
(Hình 2a: Từ thể lỏng sang thể rắn.
Hình 2b: Từ thể rắn sang thể lỏng
Hình 3a: Từ thể lỏng sang thể khí.
Hình 3b: Từ thể khí sang thể lỏng)
- GV cho 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi và nhận xét chéo nhau.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm. 
* Thí nghiệm 2: 
*Thí nghiệm 2: 
- GV hướng dẫn các nhóm quan sát hình 4, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK vào bảng nhóm:
+ Từ còn thiếu ở hình 4b là gì?
(Thể lỏng)
+ Hiện tượng nào tương ứng với các số (1), (2), (3), (4) mô tả sự chuyển thể của nước?
(Nóng chảy, bay hơi, ngưng tụ và đông đặc)
- GV cho các nhóm nhận xét chéo nhau?
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt lại kiến thức: Sự chuyển từ thể này sang thể khác của nước được diễn tả bằng các hiện tượng tương ứng trong bảng sau:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK trang11 để củng cố kiến thức.
- Quan sát hình 5 và cho biết sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình?
- GV tuyên dương và chuyển sang hoạt động tiếp theo? 
* HĐ 2: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
HĐ 2.1
- Hướng dẫn các nhóm quan sát và đọc thông tin hình 6, thảo luận và trả lời câu hỏi: “Hãy cho biết”
+ Mây được hình thành như thế nào?
+ Nước mưa từ đâu ra?
(Mưa được tạo ra từ các hạt nước lớn trong đám mây đen rơi xuống)
+ Sự chuyển thể nào của nước diễn ra trong tự nhiên” quan trọng đối với chúng ta?
(Có hai sự chuyển thể của nước trong tự nhiên là thể lỏng thành thể khí và thể khí thành thể khí thành thể lỏng và sự chuyển thể đó được lặp đi, lặp lại)
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS thực hiện 
- HS nêu
- HS trả lời
- HS nhận xét chéo nhau
- HS lắng nghe và nêu lại
- HS trả lời
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS nêu
- HS trả lời
- HS trả lời
+ Vì sao vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên quan trọng với chúng ta? 
(Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên quan trọng với chúng ta vì nước trên Trái Đất sẽ không bị mất đi: Nước từ mặt đất, sông, hồ, biển ... sau một chu trình lại trở về và giúp chúng ta lại có nước sinh hoạt, sản xuất.)
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nước có thể tồn tại ở thể nào?
- Nhận xét tiết học 
- HS nêu
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Khoa học (Tiết 4)
Bài 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- HS được củng cố lại các kiến thức đã học về sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, phiếu học tập 
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV tổ chức cho HS trò chơi: Ai nhanh ai đúng?
Câu 1: Nước có thể tồn tại ở dạng thể nào? 
A. Rắn B. Lỏng
C. Khí C. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng được gọi là:
A. Nóng chảy B. Đông đặc
C. Ngưng tụ D. Bay hơi
- HS tham gia chơi
- HS trả lời
- HS trả lời 
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức mới:
* HĐ 2.2
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 7: Thảo luận và trả lời câu hỏi, vẽ sơ đồ theo các gợi ý:
+ Từ nào trong các từ: Hơi nước, mây đen, mây trắng, giọi mưa phù hợp với các ô chữ A, B, C, D?
(Các từ: hơi nước, mây trắng, mây đen, giọi mưa tương ứng với các ô chữ)
+ Từ nào trong các từ in đậm ở hình 6 phù hợp với các số (1), (2), (3), (4) trên hình 7?
(Từ in đậm trong hình 6: bay hơi, ngưng tụ, tiếp tục ngưng tụ, mưa, trở về tương ứng với các số tương ứng trong hình)
- GV cho các nhóm trả lời câu hỏi, trình bày sơ đồ đã vẽ 
- GV yêu cầu HS nhận xét chéo nhau.
- GV hỏi: Em hãy nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên sau khi hoàn thành sơ đồ?
3. Thực hành, luyện tập
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi vào phiếu
Câu 1: Nước có thể tồn tại ở thể nào?
(Nước có thể tồn tại ở thể: rắn, lỏng, khí)
Câu 2: Hãy sử dụng các cụm từ: Bay hơi, ngưng tụ, đông đặc và nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước ở hình 2 và hình 3 trong SGK?
(Thể rắn nóng chảy Thể lỏng 
Thể khí Ngưng tụ Thể lỏng 
Thể lỏng Đông đặc Thể rắn 
Thể lỏng Bay hơi Thể rắn)
Câu 3: Người ta thường sấy tóc sau khi gội đầu. Em hãy cho biết mục đích của việc làm này và giải thích?
(Mục đích của sấy tóc là để tóc khô vì dưới tác dụng từ nhiệt của máy sấy thì nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí và bay hơi)
- GV gọi đại diện các nhóm nêu
- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét chéo.
- GV nhận xét, khen nhóm trả lời tốt
4. Vận dụng, trải nghiệm
- GV gọi HS trả lời mục: Em có thể”
- Nhận xét tiết học
- HS quan sát 
- HS trả lời
- HS trả lời
- Đại diện các nhóm trả lời
- HS thực hiện
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm 
- HS nêu
- Đại diện các nhóm nêu
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS thực hiện 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_2_su_c.doc