Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 15+16+17 - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được hình mẫu bộ đội trong đời thực.
- Hiểu được vai trò của bộ đội trong giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc
- Có thái độ biết ơn các chiến sĩ bộ đội đã và đang canh giữ bình yên cho Tổ quốc
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
- Nhà trường tổ chức buổi trò chuyện giữa chú bộ đội (hoặc cựu chiến binh) với HS toàn trường. Buổi trò chuyện được tổ chức theo hình thức toạ đàm về các nội dung theo gợi ý:
- Chú bộ đội chia sẻ về:
+ Nhiệm vụ của bộ đội.
+ Công việc hằng ngày của bộ đội.
+ Nơi làm việc của bộ đội.
+ Trang phục của bộ đội.
+ Phương tiện, vũ khí bộ đội sử dụng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Giao lưu giữa HS với chú bộ đội, theo các hình thức:
+ Đặt câu hỏi trò chuyện.
+ Tập các động tác đội hình, đội ngũ như chú bộ đội.
+ Hát cùng chú bộ đội.
- HS chia sẻ cảm xúc về buổi giao lưu với chú bộ đội.)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 15+16+17 - Năm học 2020-2021
TUẦN 15 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM GIAO LƯU VỚI CHÚ BỘ ĐỘI I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Biết được hình mẫu bộ đội trong đời thực. - Hiểu được vai trò của bộ đội trong giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc - Có thái độ biết ơn các chiến sĩ bộ đội đã và đang canh giữ bình yên cho Tổ quốc II. CHUẨN BỊ: - Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH: - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới: + Ổn định tổ chức. + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ + Đứng nghiêm trang + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ. + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường. - GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần: + Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần. + Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh. + Một số hoạt động của tiết chào cờ: * Thực hiện nghi lễ chào cờ * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh. * Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống. * Gợi ý cách tiến hành - Nhà trường tổ chức buổi trò chuyện giữa chú bộ đội (hoặc cựu chiến binh) với HS toàn trường. Buổi trò chuyện được tổ chức theo hình thức toạ đàm về các nội dung theo gợi ý: - Chú bộ đội chia sẻ về: + Nhiệm vụ của bộ đội. + Công việc hằng ngày của bộ đội. + Nơi làm việc của bộ đội. + Trang phục của bộ đội. + Phương tiện, vũ khí bộ đội sử dụng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. - Giao lưu giữa HS với chú bộ đội, theo các hình thức: + Đặt câu hỏi trò chuyện. + Tập các động tác đội hình, đội ngũ như chú bộ đội. + Hát cùng chú bộ đội. - HS chia sẻ cảm xúc về buổi giao lưu với chú bộ đội.) __________________________________ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SINH HOẠT LỚP – THAM GIA LÀM KẾ HOẠCH NHỎ I. MỤC TIÊU - Liên hệ và thể hiện cảm xúc về những việc tốt mà HS đã làm để giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh. - Cam kết thực hiện những lời nói, việc làm cụ thể để thể hiện tình yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS: -Năng lực hợp tác: thể hiện qua việc hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm trong hoạt động tập thể. -Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc thực hiện được sự mạnh dạn qua trình bày các bài hát trước lớp. . -Phẩm chất nhân ái: thể hiện thông qua sự thân thiện, yêu thương mọi người. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Phần I. Hoạt động trải nghiệm: 2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi: + Bạn đã làm gì để giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh? + Bạn làm việc đó khi nào? + Bạn cảm thấy như thế nào sau khi làm những việc đó? - HS thảo luận cặp đôi. - 2 đến 3 cặp HS chia sẻ trước lớp. phù hợp để giúp đỡ mọi người. - GV và HS cùng nhận xét và khen ngợi những bạn đã làm được những việc tốt phù hợp để giúp đỡ mọi người. *GV kết luận. - Khi bạn bè, người thân gặp khó khăn, em nên sẵn sàng việc làm cụ thể, phù hợp như: giúp bạn học bài; giúp đỡ, thăm hỏi khi bạn bị đau, ốm; chia sẻ khi bạn có chuyện buồn; giúp đỡ bố mẹ việc nhà; quan tâm, chăm sóc Ông bà, cha mẹ. Phần II. Sinh hoạt lớp MT - hoạt động Các hoạt động cụ thể 1.Hoạt động 1: MT: Đánh giá tuần trước PP: Thảo luận, đàm thoại, quan sát GV nhận xét chung: - Các em đã biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp, vở sách đầy đủ. Khen em: , -Trong tuần qua có những em tiến bộ trong học tập như: + Hăng say phát biểu xây dựng bài: + Bên cạnh đó còn có những em chưa chăm học như: + Đa số các em đi học đúng giờ. * HS nêu ý kiến. Hoạt động 2: MT: Kế hoạch cho tuần tới. PP: Thuyết trình - Tiếp tục thi đua học tập tốt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. -Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Không ăn quà vặt - Nói lời hay làm việc tốt -GV nhắc nhở những em hay quên sách vở nhớ mang sách vở đi học đầy đủ. -Cần chú ý trong giờ học. -Chấp hành tốt nội quy của nhà trường. Chú ý an toàn học đường. ---------------------------------------------------------------------- TUẦN 16 Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ AN TOÀN CHO NỤ CƯỜI TRẺ THƠ I. MỤC TIÊU: HS có khả năng: - Nhận biết được cần làm để đảm bảo an toàn cho bản thân khi ở nhà và nơi công cộng. - Thực hiện được các hành vi an toàn cho bản thân phù hợp với lứa tuổi. - Rèn luyện kĩ năng điều chỉnh hành động để đáp ứng với sự thây đổi, phẩm chất và trách nhiệm với bản thân II. CHUẨN BỊ: - Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH: + Ổn định tổ chức. + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ. + Đứng nghiêm trang. + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca. + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường. + GV phổ biến công việc tuần mới. * Tìm hiểu luật giao thông. GV nêu vấn đề: Phổ biến luật giao thông kết hợp với tranh và một số biển báo. - GV đưa câu hỏi để các em trả lời - HS đưa ra ý kiến. - GV tổng hợp bổ sung. - Giải thích cho HS hiểu. * Tìm hiểu những việc cần làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà và nơi công cộng. * Điều chỉnh bổ sung: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN, LẬP KẾ HOẠCH TUẦN TỚI I. Mục tiêu: - Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua. - GDHS chủ đề 5 “Quý trọng bản thân” . - Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện. - Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. - Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. II. Đồ dùng dạy – học: GV: băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: - GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau a/ Sơ kết tuần học * Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học. * Cách thức tiến hành: - CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua. - Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua. Sau báo cáo của mỗi ban, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến. - CTHĐTQ nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các trưởng ban đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay). - CTHĐTQ tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có). - CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về: + Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp. + Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần. + Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp). + Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. - CTHĐTQ: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. - CTHĐTQ: Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở ban nào về vị trí ban của mình. b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới * Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo. *Cách thức tiến hành: - CTHĐTQ yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. - Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi ban. - CTHĐTQ cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo kế hoạch tuần tới. - Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới. Sau mỗi ban báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. - CTHĐTQ: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các ban. Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời). - CTHĐTQ: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay. - CTHĐTQ: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. - Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban. - HS hát một số bài hát. - Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban. - CTHĐTQ nhận xét chung cả lớp. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. - Các ban thực hiện theo CTHĐ. - Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới. - Trưởng ban lên báo cáo. 3. Sinh hoạt theo chủ đề Gv yêu cầu HS chia sẻ : - Những điều em đã học hỏi và cảm nhận được trong Ngày hội Vì sức khỏe học đường. - Những việc đã làm được ở gia đình để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Cảm nhận của bản thân khi làm được những việc đó. - Chơi trò chơi, học múa hát. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS chia sẻ. Đánh giá: Cá nhân tự đánh giá GV HD HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: - Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau: + Tự làm được những việc giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày. + Giữ vệ sinh cá nhân đúng cách, sạch sẽ. + Tự giác thực hiện việc giữ vệ sinh cá nhân. - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên. - Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thường xuyên. b) Đánh giá theo tổ/ nhóm - GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung : + Có chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao không. + Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung. 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học của lớp mình. - GV dặn dò nhắc nhở HS. - HS tự đánh giá. - HS đánh giá lẫn nhau. - HS theo dõi. -------------------------------------------------------------------------------- TUẦN 17 Buổi sáng Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm (Tiết 49) SINH HOẠT DƯỚI CỜ: GIAO LƯU “NÉT ĐẸP TUỔI THƠ" I. MỤC TIÊU: HS có khả năng: 1. Năng lực: - Biết chọn trang phục phù hợp để tôn dáng vẻ bên ngoài của bản thân, phù hợp với mùa và các loại hình hoạt động; - Tự tin trình diễn vẻ đẹp giản dị bên ngoài của bản thân; 2. Phẩm chất: - Thể hiện được cả nét đẹp bên trong tâm hồn mình qua cách giao tiếp, ứng xử; - Rèn luyện các kĩ năng: thiết kế, tổ chức và đánh giá hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động; - Văn nghệ chào mừng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khởi động (2 phút) - Toàn trường hát bài: Đi đường em nhớ (sáng tác: Hoàng Văn Yến). -GV nhắc nhở HS trật tự chuẩn bị chào cờ. - HS tham gia Hoạt động 2: Khám phá (10 phút) * Chào cờ - HS điểu khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - GV hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. - HS tham gia - HS lắng nghe Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành (20 phút) GIAO LƯU “NÉT ĐẸP TUỔI THƠ” * Bước 1: TPT tuyên bố lí do tổ chức giao lưu “Nét đẹp tuổi thơ” * Bước 2: Lớp trực tuần giới thiệu lần lượt các màn trình diễn trang phục phù hợp với từng loại hoạt động của các lớp trong nển nhạc tạo nên không khí sôi động: + Trang phục đi học nam, nữ. + Trang phục tham gia thể thao. + Trang phục lao động nam, nữ. + Trang phục đi chơi nam, nữ. * Bước 3: TPT đưa ra các câu hỏi và tình huống về ứng xử để HS tham gia trả lời Sau mỗi câu trả lời cho câu hỏi, tình huống đặt ra, TPT khuyến khích những câu trả lời đa dạng khác nhau nhằm tạo cơ hội cho nhiểu em được tham gia, đồng thời để các em thấy được nội dung vấn để một cách toàn diện, sâu sắc hơn. (Các tiết mục văn nghệ được biểu diễn đan xen trong quá trình tổ chức.) * Bước 4: Chia sẻ cảm nghĩ - TPT nêu câu hỏi: Theo em, điều gì làm nên nét đẹp tuổi thơ? - Khích lệ HS toàn trường tham gia chia sẻ. - TPT khái quát ý kiến của HS và kết luận những ý chính thể hiện nét đẹp của tuổi thơ: + Vẻ đẹp bình dị bên ngoài với các bộ trang phục phù hợp. + Vẻ đẹp chân thành, hồn nhiên, trong sáng trong giao tiếp, ứng xử. ĐÁNH GIÁ - TPT nhận xét tinh thần, thái độ của HS khi tham gia giao lưu “Nét đẹp tuổi thơ”. - Biểu dương những tập thể, cá nhân chuẩn bị và thể hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình và tích cực tham gia trả lời câu hỏi, chia sẻ ý kiến. - Tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc qua buổi giao lưu. - Các đội tự giới thiệu về đội của mình: tên đội, số thành viên, đội trưởng, mong muốn của đội. - HS ngồi dưới quan sát để đưa ra bình luận, nhận xét, đánh giá và bình chọn những bạn tự tin trình diễn bộ trang phục phù hợp mà mình yêu thích. - HS tham gia trả lời. - HS toàn trường tham gia và lắng nghe tích cực để học tập, nhận xét và bình chọn những câu trả lời hay mà mình tâm đắc. - HS toàn trường tham gia chia sẻ. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS chia sẻ cảm xúc qua buổi giao lưu. Hoạt động 4: Vận dụng – sáng tạo (5 phút) - Yêu cầu HS các lớp tiếp tục phát huy nét đẹp tuổi thơ của mình qua cách ăn mặc, ứng xử phù hợp hằng ngày. - HS thực hiện Hoạt động 5: Tổng kết: (3 phút) - HS vào lớp hoặc nghỉ theo sự điểu khiển của GV - HS thực hiện --------------------------------------------------------------\ SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 17 I.Mục tiêu: 1. Năng lực: - Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua. - GDHS chủ đề 5 “Em quý trọng bản thân” - Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện. - Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 2. Phẩm chất: - Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. II.Đồ dùng dạy – học: - GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng - HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Tổ . III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức: 1 phút - GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau a/ Sơ kết tuần học: 10 phút - Lớp trưởng mời lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua. - Lớp trưởng nhận xét chung tinh thần làm việc của các tổ trưởng và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các tổ trưởng đã báo cáo bằng một tràng pháo tay. - Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, tổ điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, tổ nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có). - Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về: + Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, tổ trưởng; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp. + Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần. + Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp). + Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. - Lớp trưởng: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. - Lớp trưởng: Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở tổ nào về vị trí tổ của mình. b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới: 8 phút - Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các tổ lập kế hoạch thực hiện. - Các tổ thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi tổ . - Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các tổ báo cáo kế hoạch tuần tới. - Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các tổ . Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? - Lớp trưởng: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay. - Lớp trưởng: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. - Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các tổ . -HS hát một số bài hát. - Lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua. - Sau báo cáo của mỗi tổ, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến. - Vỗ tay - Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. - Lần lượt các Tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới. Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện - Các tổ thực hiện theo Lớp trưởng. - Cả lớp trả lời 3. Sinh hoạt theo chủ đề - Tổ chức trò chơi đoán tên bạn dựa trên đặc điểm bên ngoài: GV làm phiếu nhận biết trong đó có nêu 1 vài đặc điểm như: tóc, khuôn mặt, chiều cao, của HS trong lớp cho vào hộp - Mời HS lên bốc thăm, sau đó đọc to, rõ nội dung trong phiếu và có quyền đoán bạn có đặc điểm trong phiếu là ai; nếu không đoán được thì các bạn trong lớp sẽ tham gia đoán. Bạn nào đoán đúng sẽ được khen hoặc thưởng -HS tham gia trò chơi ĐÁNH GIÁ (6 phút) a) Cá nhân tự đánh giá GV HD HS tự đánh giá việc thể hiện lòng kính yêu thầy cô theo các mức độ dưới đây: -Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau: +Đã nhận biết được những nét bên ngoài của mình và giới thiệu được với bạn +Luôn nói lời khích lệ vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực -Đạt: Đã nhận biết được những nét bên ngoài của mình, nói được lời khích lệ về vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực nhưng chưa thường xuyên -Cần cố gắng: đã nhận biết được một vài nét bên ngoài của mình, chưa nói được lời khích lệ về vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực b) Đánh giá theo tổ/ nhóm -GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung trên và thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung -HS tự đánh giá -HS đánh giá lẫn nhau -HS theo dõi 4. Củng cố - dặn dò: 1 phút - Nhận xét tiết học của lớp mình. - GV dặn dò nhắc nhở HS -HS lắng nghe
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.doc