Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 8-18

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nhận biết được hành động thể hiện sự yêu thương

- Nêu được ý nghĩa của việc thể hiện hành động yêu thương đối với con người

- Thực hiện được những hành động yêu thương trong một số tình huống giao tiếp thông thường

- Hình thành tình yêu thương, ý thức trách nhiệm

2. Năng lực

- Biết trao đổi, chia sẻ trước tập thể.

3. Phẩm chất

- Kính trọng người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: -Bài hát có nội dung về tình yêu thương

- Các tình huống thẻ hiện hành vi yêu thương gắn bó với đời sống thực tế của HS

- Tranh ảnh, video về các hành vi thể hiện tình yêu thương (nếu có)

2. Học sinh: - Nhớ lại các nội dung đã học về “Yêu thương gia đình” và “Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình” ở môn Đạo đức (nếu đã được học trước”

- Nhớ lại những hành vi yêu thương và chưa yêu thương mà các em đã trải nghiệm

- Thẻ mặt cười, mếu

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm

 

docx 24 trang trithuc 16/08/2022 8570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 8-18", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 8-18

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 8-18
 Hoạt động trải nghiệm KNTT Tuân 8 Tiết 3 Kết nối tr thức
 BÀI 4: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (tiếp)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Nhận biết được hành động thể hiện sự yêu thương
- Nêu được ý nghĩa của việc thể hiện hành động yêu thương đối với con người
- Thực hiện được những hành động yêu thương trong một số tình huống giao tiếp thông thường
- Hình thành tình yêu thương, ý thức trách nhiệm
2. Năng lực
- Biết trao đổi, chia sẻ trước tập thể.
3. Phẩm chất 
- Kính trọng người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè. 
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: -Bài hát có nội dung về tình yêu thương
Các tình huống thẻ hiện hành vi yêu thương gắn bó với đời sống thực tế của HS
Tranh ảnh, video về các hành vi thể hiện tình yêu thương (nếu có)
Học sinh: - Nhớ lại các nội dung đã học về “Yêu thương gia đình” và “Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình” ở môn Đạo đức (nếu đã được học trước”
Nhớ lại những hành vi yêu thương và chưa yêu thương mà các em đã trải nghiệm
Thẻ mặt cười, mếu
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC
Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
KHỞI ĐỘNG
-GV tổ chức cho HS hát
-HS tham gia
22’
THỰC HÀNH
Hoạt động 5: Nhận xét hành động của các bạn trong tranh
-GV yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh ở tình huống 1, 2 để nhận diện được tranh nào thể hiện tình yêu thương, tranh nào thể hiện sự chưa yêu thương
-GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để phân tích và nhận xét hành động của từng bạn trong các tình huống
-GV khích lệ các cặp đôi chia sẻ phân tích và nhận xét hành động của các bạn, đồng thời yêu cầu cả lớp tập trung lắng nghe tích cực để học hỏi, nhận xét, góp ý,
-GV cùng HS nhận xét, phân tích và khẳng định cách xử lí phù hợp, thể hiện tình yêu thương con người trong tình huống 1 và phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm của bạn trong tình huống 2
Hoạt động 6: Chia sẻ cảm xúc
-GV nêu câu hỏi:
1/Em cảm thấy thế nào khi thực hiện lời nói, hành động yêu thương?
2/Khi em nhận được sự yêu thương của mọi người, em cảm thấy thế nào?
-GV ghi ý kiến lên bảng. Bổ sung thêm những cảm xúc có thể có khi con người thể hiện hoặc nhận được sự yêu thương của người khác để HS nhận biết thêm những cảm xúc mà các em chưa nêu hết
-GV phân tích và tổng hợp những ý chính
-HS quan sát tranh
-HS lắng nghe, thảo luận nhóm theo yêu cầu
-HS theo dõi
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe yêu cầu
-HS chia sẻ trước lớp, nhận xét
-HS theo dõi, lắng nghe
10’
VẬN DỤNG
Hoạt động 7: Thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống hằng ngày
-GV yêu cầu HS thể hiện lời nói và hành vi yêu thương đối với mọi người trong gia đình
-Đồng thời thể hiện lời nói và hành vi yêu thương trong các tình huống ở trường và nơi em sống
Tổng kết:
-Gv yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động
-Gv nêu thông điệp: Để cuộc sống tươi đẹp hơn, ta cần luôn yêu thương mọi người
-HS chia sẻ
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe, nhắc lại
2’
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò chuẩn bị tiết sau
-HS lắng nghe
Tuần 9Tiết 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGIỆM
THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Thể hiện được lời nói, thái độ, việc làm thể hiện sự thân thiện với bạn bè
- Biết thể hiện sự thân thiện với bạn
2. Năng lực
- HS nói được những việc làm thể hiện tình thân ái, hòa nhã ới bạn
3. Phẩm chất 
- Thân thiện với mọi người
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: -Thiết bị phát nhạc, một số bài hát về tình bạn phù hợp với HS lớp 1 (bài múa vui)
Học sinh: Thẻ mặt cười, mếu
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
KHỞI ĐỘNG
-GV tổ chức cho HS hát 1 bài hát về tình bạn
-HS tham gia
12’
KHÁM PHÁ – KẾT NỐI
Hoạt động 1: Chỉ ra những biểu hiện thân thiện với bạn
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, thảo luận cặp đôi để nhận biết hành động nào thể hiện sự thân thiện, hành động nào là không thân thiện với bạn
Bước 2: Làm việc chung cả lớp
- GV mời HS chia sẻ kết quả thảo luận
- GV nhận xét, kết luận
Kể những hành động thể hiện sự thân thiện với bạn
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để kể những hành động thể hiện sự thân thiện mà các em biết
- GV lấy tinh thần xung phong của các cặp HS chia sẻ kết quả thảo luận
- GV nhận xét, kết luận:
Các hành động như tươi cười với bạn, hỏi hank hi thấy bạn buồn, hỏi thăm khi bạn ốm, tặng quà hoặc nói lời chúc mừng nhân dịp sinh nhật bạn, giúp bạn học, cho bạn mượn đồ dùng học tập, đọc sách cùng bạn, là những hành động thể hiện sự thân thiện với bạn
12’
THỰC HÀNH
Hoạt động 2: Sắm vai xử lí tình huống
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu mỗi nhóm chọn 1 tình huống trong SGK để sắm vai
- Mời các nhóm cử đại diện sắm vai các nhân vật trong tình huống
Bước 2: Làm việc chung cả lớp
- Các nhóm lần lượt lên sắm vai, các nhóm khác quan sát, nhận xét về cách xử lí của nhóm bạn
- GV nhận xét, kết luận cách xử lí đúng
-HS quan sát tranh, thảo luận để đưa ra cách xử lí
-HS thực hiện sắm vai
-HS theo dõi, nhận xét
-HS lắng nghe
10’
VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Thể hiện sự thân thiện với bạn bằng lời nói và hành động
- GV yêu cầu HS về nhà chia sẻ với người thân về những hành vi đã ứng xử với bạn ở trường để gia đình góp ý kiến
- Dặn dò HS luôn ứng xử thân thiện với bạn ở trường, lớp, ở nhà và những nơi công cộng khác
Tổng kết:
- Gv yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động
- Gv nêu thông điệp: Để thân thiện với bạn, em cần: vui vẻ với bạn, giúp đỡ bạn, rủ bạn chơi cùng, quan tâm, chia sẻ với bạn, không đánh bạn
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe, nhắc lại
2’
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò chuẩn bị tiết sau
-HS lắng nghe
Tuần 10 Tiết 3 : HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Chủ đề Truyền thống trường em
Bài6: Thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy
I. Mục tiêu: HS có khả năng
- Biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước.
- Nhớ, đọc thuộc lòng Năm điều Bác Hồ dạy và xác định được những biểu hiện cụ thể cần phải làm theo Năm điều Bác Hồ dạy.
- Tự đánh giá được những việc đã làm được và những việc cần cố gắng trong thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy.
- Biết cách rèn luyện thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy để trở thành đội viên.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Thiết bị phát nhạc, một số bài hát về Bác Hồ phù hợp với HS lớp 1
2. Học sinh
- Thẻ mặt cười, mếu
III. Các hoạt động dạy – học
Khởi động:
- GV tổ chức cho HS hát bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, khai thác cảm xúc của HS bằng các câu hỏi:
+ Các em cảm thấy thế nào khi nghe và hát bài hát này?
+ Các em có muốn làm theo những lời Bác Hồ dạy không?
- HS tham gia hát.
- HS trả lời câu hỏi.
Khám phá – Kết nối:
HĐ1: Nhận biết những hành động thể hiện tình yêu thương.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh/SGK để nhận diện tình huống, trong đó các bạn trong tranh đã thể hiện hành động yêu thương như thế nào.
- GV phân tích, bổ sung thêm để các em hiểu sâu sắc hơn về những hành vi thể hiện sự yêu thương trong các tranh.
HĐ2: Tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy
Bước 1: Làm việc chung cả lớp.
- GV mời HS nhắc lại Năm điều Bác Hồ dạy
-Yêu cầu cả lớp lắng nghe tích cực để bổ sung hoặc điều chỉnh các ý kiến đã phát biểu trước đó.
- GV tổng hợp các ý kiến chia sẻ, nhận xét, bổ sung, điều chỉnh.
- GV chốt lại Năm điều Bác Hồ dạy:
1/ Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
2/ Học tập tốt, lao động tốt
3/ Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
4/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt
5/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
- GV đặt câu hỏi: Kể những việc em đã làm theo Năm điều Bác Hồ dạy.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Chia lớp thành 5 hoặc 10 nhóm (1 nhóm không quá 6 em)
- Tên nhóm là tên của số thứ tự điều Bác Hồ dạy.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi nhóm quan sát tranh /SGK, kể cho các bạn trong nhóm những điều em đã làm theo Năm điều Bác Hồ dạy.
+ Nhóm 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
+ Nhóm 2: Học tập tốt, lao động tốt
+ Nhóm 3: Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
+ Nhóm 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt
+ Nhóm 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Bước 3: Làm việc chung toàn lớp.
-Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- GV tổng hợp những việc nhi đồng cần làm để thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy.
- HS quan sát, trả lời.
- HS theo dõi.
- Cả lớp nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại, ghi nhớ.
- HS nêu những việc làm đã thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy.
- HS tạo nhóm theo yêu cầu.
- HS theo dõi, thực hiện yêu cầu.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
- HS ghi nhớ.
Thực hành
HĐ 2: Xử lí tình huống
a, Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV nêu tình huống, dành TG cho HS trao đổi trong nhóm để đưa ra cách giải quyết và phân công bạn sắm vai.
- Mời các nhóm cử đại diện sắm vai các nhân vật trong tình huống.
b, Bước 2: Làm việc chung cả lớp
- Các nhóm lần lượt lên sắm vai, các nhóm khác quan sát, nhận xét về cách xử lí của nhóm bạn
- GV nhận xét, kết luận cách xử lí đúng.
- Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm giải quyết 1 tình huống.
- HS thực hiện sắm vai.
- HS theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
Vận dụng
HĐ 3: Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy
- GV yêu cầu HS về nhà chia sẻ với người thân những điểm chưa hoàn thiện để bố mẹ và người thân giúp em thực hiện tốt hơn Năm điều Bác Hồ dạy
Tổng kết:
- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động
- GV nêu thông điệp: Năm điều Bác Hồ dạy rất cần thiết cho mỗi người, em cần thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, nhắc lại.
Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò chuẩn bị tiết sau.
- HS lắng nghe.
Tuần 11 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ : TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM
Bài 7: KÍNH YÊU BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Biết được các công việc hằng ngày của thầy, cô giáo.
- Biết thể hiện lòng biết ờn và kính yêu thầy, cô giáo.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng kể chuyện, sắm vai, lắng nghe, tự tin, hợp tác và giải quyết vấn đề, phẩm chất trung thực, trách nhiệm, tôn sư trọng đạo.
3. Phẩm chất 
- Yêu trường, lớp thầy cô bạn bè.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Sưu tầm câu chuyện về tấm lòng của thầy cô và lòng biết ơn của HS đối với thầy cô.
- Một số mẫu thiệp chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
2. Học sinh
- Thuộc bài hát Cô và mẹ .
- Dụng cụ, vật liệu làm sản phẩm trưng bày vào “Góc tri ân” của lớp và làm thiệp kính tặng thầy, cô.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát bài hát “Cô và mẹ”
+ Bài hát nói về điều gì? Em cảm thấy như thế nào khi hát bài hát này?
- HS tham gia hát.
- HS lắng nghe, trả lời.
B. Bài mới
Khám phá - Kết nối
HĐ1: Chia sẻ những điều thầy cô đã làm cho em hằng ngày
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thảo luận, chia sẻ theo gợi ý:
+ Em hãy kể lại những điều thầy cô đã làm cho em hằng ngày ở lớp, trường
+ Kể lại một câu chuyện em nhớ nhất về thầy, cô giáo
+ Nêu cảm nhận của em về thầy, cô giáo
- Mời 1 số HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm
- Khuyến khích HS xung phong kể lại câu chuyện em nhớ nhất về thầy, cô giáo và nêu cảm nhận của em về thầy cô
- Kết luận: Hằng ngày, t ... ạn không được nói tớ như vậy” trong tình huống 2 thì GV cần hỏi thêm: Nếu người bắt nạt không dừng lại thì em cần làm gì?
-Nếu HS trả lời được tiếp là “Em sẽ thưa cô giáo” hoặc “Kêu to nhờ người khác giúp đỡ” là câu trả lời đúng
-Còn nếu HS không có cách giải quyết khác thì GV cùng cả lớp phân tích cách xử lí của 2 nhóm. GV giải thích, bổ sung và chốt lại cách xử lí phù hợp
-Kết luận: Khi bị bắt nạt, em cần nói để học dừng lại, nếu không được phải báo cho người lớn biết để được giúp đỡ và thoát khỏi tình trạng bị bắt nạt
-HS thực hiện theo yêu cầu
-HS nhận diện
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
8’
VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Thực hiện ứng xử phù hợp khi bị bắt nạt trong cuộc sống hằng ngày
-Yêu cầu HS về nhà thực hiện ứng xử phù hợp nếu gặp các tình huống bị bắt nạt trong gia đình và ở nơi công cộng
-Yêu cầu các bạn cư xử thân thiện với bạn bè trong và ngoài lớp học
Tổng kết:
-GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động
-GV đưa ra thông điệp và yêu cầu nhắc lại: Khi bị bắt nạt, ép buộc, em phải nói “Không” và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe, nhắc lại
2’
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò chuẩn bị tiết sau
-HS lắng nghe
Tuần 16 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SỬ DỤNG AN TOÀN ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
- Kể tên, nêu được tác dụng của việc sử dụng một số đồ dùng trong gia đình
- Phân biệt được hành động an toàn và không an toàn khi sử dụng đồ dùng gia đình
2. Năng lực
- Biết trao đổi với bạn để làm bài tập
- Biết cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình
3. Phẩm chất
- Tự giác chấp hành những quy định về việc sử dụng đồ dùng gia đình an toàn khi giúp đỡ gia đình
II.CHUẨN BỊ
Giáo viên: - Các tranh, ảnh hoặc vật thật một số dụng cụ gia đình
Bài hát Bé quét nhà
Tranh ảnh một số hành động sử dụng đồ dùng gia đình đảm bảo an toàn và hành động sử dụng đồ dùng gia đình không an toàn (nếu có)
Các bong hoa cắt bằng giấy màu để thưởng cho HS
Học sinh: -Thẻ mặt cười, mếu 
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
4’
KHỞI ĐỘNG
-GV tổ chức cho HS nghe bài hát Bé quét nhà
-HS tham gia
12’
KHÁM PHÁ – KẾT NỐI
Hoạt động 1: Xác định những hành động sử dụng đồ dùng trong nhà an toàn và không an toàn
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kể chuyện về đồ dùng gia đình”
-GV nhận xét, bổ sung và khái quát: Có rất nhiều đồ dùng gia đình. Mỗi loại đồ dùng đều có đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng riêng. Có những đồ dùng đơn giản, dễ sử dụng, không gây nguy hiểm, nhưng cũng có những đồ dùng có thể gây tai nạn, thương tích nếu không biết sử dụng đúng cách, an toàn
-Yêu cầu HS mở SGK, quan sát các tranh trong HĐ 1
-Tổ chức thảo luận nhóm đôi để chỉ ra những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn và không an toàn
-Mời đại diện 1 số nhóm HS lên bảng nêu kết quả thảo luận, giải thích lí do vì sao em nhận định như vậy
-Kết luận: Khi làm việc nhà, các em chú ý thực hiện những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn, phù hợp với sức của mình; tuyệt đối không được thực hiện những hành động sử dụng đồ dùng gia đình không an toàn để tránh những tai nạn, thương tích có thể xảy ra.
-HS tham gia trò chơi
-HS lắng nghe
-Làm việc nhóm đôi
-HS trình bày, lắng nghe
-HS lắng nghe
12’
THỰC HÀNH
Hoạt động 2: Nhận xét các hành vi sử dụng đồ dùng gia đình
-GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận và nhận xét 2 hành vi được thể hiện trong tranh ở HĐ 2: 
+Bạn sờ tay vào ấm điện đang cắm
+Một bạn nam cầm kéo đùa với một bạn nữ 
-GV gợi ý thảo luận: Hành vi sử dụng đồ dùng gia đình của các bạn trong tranh 1, tranh 2 có an toàn không? Có thể gây tai nạn, thương tích gì? Nếu là bạn của những bạn trong tranh, em sẽ khuyên bạn như thế nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng đồ dùng gia đình?
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày
-Nhận xét, động viên, khuyến khích phần trình bày của các nhóm
-Mời 1 số HS nêu điều đã học được và cảm nhận của em sau khi tham gia hoạt động 1,2
-HS làm việc nhóm, thực hiện theo yêu cầu
-Đại diện nhóm trình bày
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
10’
VẬN DỤNG
Hoạt động 3: thực hành ở gia đình
Yêu cầu HS về nhà thực hiện những việc sau:
-Chia sẻ với bố mẹ, người thân những điều đã học hỏi được về việc sử dụng dụng cụ gia đình an toàn
-Nhờ bố mẹ, người thân hướng dẫn cách sử dụng 1 số đồ dùng gia đình bảo đảm an toàn
-Thực hành sử dụng một số đồ dùng vào việc giúp đỡ gia đình những việc vừa sức như quét nhà, lau bàn ghế, rửa rau, chăm sóc cây,
-Nghe bố mẹ, người thân nhận xét việc sử dụng đồ dùng gia đình của em
Tổng kết:
-Gọi 1 số HS chia sẻ những điều học được và cảm nhận của các em sau khi tham gia các hoạt động
-GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Mỗi người cần phải biết cách và thực hiện đúng những quy định về sử dụng an toàn đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn cho bản thân gia đình
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe, nhắc lại
2’
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
-Nhận xét tiết học	
-Dặn dò chuẩn bị tiết sau
-HS lắng nghe
Tuần 17 Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHÂN DUNG CỦA EM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nêu được những đặc điểm bên ngoài của bản thân
- Giới thiệu được với bạn bè và mọi người về những đặc điểm bên ngoài của bản thân
- Yêu thích và hài lòng về vẻ bề ngoài vốn có của bản thân
2. Năng lực
- Biết nhận xét, đánh giá vẻ ngoài của bản thân và người khác theo hướng tích cực, từ đó giáo dục lòng nhân ái cho HS
3. Phẩm chất 
- Mạnh dạn phát biểu, chia sẻ ý kiến cá nhân
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: -Bài hát (hoặc bài thơ) mô tả vẻ bên ngoài của con người dành cho hoạt động khởi động
Học sinh: -Mỗi em chuẩn bị 1 số bức ảnh chụp toàn thân của mình để mang đến lớp
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
4’
KHỞI ĐỘNG
-GV tổ chức cho HS hát 1 bài hát mô tả ngoại hình của con người để tạo hứng thú và liên tưởng của HS về nhận diện vẻ bên ngoài của bản thân
-HS tham gia
12’
KHÁM PHÁ – KẾT NỐI
Hoạt động 1: Chia sẻ về vẻ ngoài của em
Bước 1: Nhận biết vẻ bên ngoài của em
-GV yêu cầu HS ngồi cạnh nhau chia sẻ với bạn về những nét vẻ bên ngoài của mình, đặc biệt là chia sẻ những nét mà các em thích ở mình
-GV khích lệ những em còn tự ti về vẻ bên ngoài của mình tìm ra những điểm hài lòng
-Lưu ý HS tôn trọng những nét riêng của nhau và nhìn thấy nét đẹp của bạn để đưa ra những điều mình thích ở bạn nhằm khích lệ sự tự tin của bạn
-Yêu cầu HS rèn luyện kĩ năng lắng nghe tích cực và kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình trong quá trình chia sẻ với bạn 
Làm việc chung toàn lớp
-GV khích lệ 1 vài cặp đôi xung phong lên chia sẻ với lớp về những nét bên ngoài của bản thân và nét mình thích ở bạn
-GV khen ngợi tính tích cực và mạnh dạn của các em xung phong
Bước 2: Tổ chức trò chơi “Đi tìm những lời nhận xét về vẻ bên ngoài của mình”
-GV phổ biến cách chơi:
+Từng HS chạy đến chỗ các bạn trong lớp xin lời nhận xét “Bạn thích điều gì ở vẻ bên ngoài của tớ?”
+Các bạn cho lời nhận xét cần có cách nhìn tích cực về vẻ bên ngoài của bạn để nói cho bạn mình nghe
+Trong thời gian 7 phút, từng HS vừa xin ý kiến nhận xét vừa đưa ra ý kiến nhận xét của mình về vẻ ngoài của bạn
+Bạn nào thu được càng nhiều ý kiến của các bạn trong lớp càng tốt
Chia sẻ những điều mọi người nhận xét về vẻ bên ngoài của mình
-2 bạn ngồi gần nhau chia sẻ với nhau về những điều mà mọi người thích ở vẻ bên ngoài của mình
-GV gợi ý: từng em có thể bổ sung thêm ý kiến nhận xét của những người khác, có thể chia sẻ cả những điều mình băn khoăn về nhận xét nào đó mà mình cảm thấy chưa thật chính xác
Làm việc chung toàn lớp
-GV yêu cầu vài HS chia sẻ trước lớp về những nhận xét của mọi người về vẻ bên ngoài của 
mình
-Hỏi: Các em thấy mỗi bạn có những vẻ ngoài khác nhau và đều có điểm đáng yêu không?
Kết luận: Mỗi người đều có vẻ bên ngoài khác nhau và đều có những điểm đáng yêu. Ai cũng có quyền tự hào/ hài lòng với vẻ bề ngoài của mình
-HS tham gia nhóm đôi
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS trình bày, lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ với nhau theo yêu cầu
-HS chia sẻ, lắng nghe
-HS lắng nghe
12’
THỰC HÀNH
Hoạt động 2: Nói lời động viên để giúp bạn tự tin
Bước 1: Làm việc cá nhân
-GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2/SGK/44 để hiểu rõ nội dung của từng tranh và chuẩn bị câu nóitích cực về vẻ bên ngoài của các bạn trong mỗi tranh
Bước 2: Làm việc theo cặp
-GV yêu cầu 2 bạn ngồi cạnh chia sẻ với nhau về câu nói tích cực đã chuẩn bị về vẻ bên ngoài của các bạn trong tranh
-GV lấy tinh thần xung phong của các cặp HS chia sẻ với lớp về những nét bên ngoài của bản thân và nét mình thích ở bạn
Kết luận: Chúng ta nên có cái nhìn tích cực về vẻ bên ngoài của bản thân và người khác
-HS làm cá nhân, thực hiện theo yêu cầu
-HS chia sẻ trong nhóm
-Đại diện nhóm trình bày
-HS lắng nghe
10’
VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Giữ gìn vẻ ngoài đáng yêu và nhận xét tích cực về vẻ ngoài của người khác
-Hỏi: Để cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh, đáng yêu chúng ta cần làm gì hằng ngày?
-GV gợi ý HS vận dụng những điều đã học ở các môn học khác và kinh nghiệm đã có trong cuộc sống để đưa ra câu trả lời
-GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt lại yêu cầu HS giữ vệ sinh cá nhân, lựa chọn trang phục phù hợp, ăn uống đủ chất, an toàn, để giữ gìn vẻ ngoài đáng yêu của bản thân
-GV yêu cầu HS vận dụng đưa ra những nhận xét tích cực về vẻ ngoài của bạn. Hỏi HS về cảm xúc của các em sau khi nghe những ý kiến nhận xét tích cực của bạn
-Yêu cầu HS tiếp tục vận dụng cách nhìn tích cực vẻ bên ngoài của những người xung quanh và nói những lời khích lệ
Tổng kết: GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được. rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động
-GV đưa thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Ai cũng có những nét bên ngoài đáng yêu. Mọi người nên tự hào và hài lòng với vẻ bên ngoài của mình
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS nêu cảm xúc
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe, nhắc lại
2’
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
-Nhận xét tiết học	
-Dặn dò chuẩn bị tiết sau
-HS lắng nghe
Tuần 18 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆ ( chủ đề)
GIỮ VỆ SINH CÁ NHÂN
I. MỤC TIÊU	
1.Kiến thức,kĩ năng
 - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
2.Năng lực
 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân
3.Phẩm chất
 -Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
 GV: nội dung tình huống
 HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
2. Các hoạt động chủ yếu.
Hoạt động 1. Chia sẻ
* Cách tiến hành:
- GV cho hs chia sẻ việc làm để giữ gìn vệ sinh cá nhan
- qs tranh sgk
 *GV kết luận ( 1,4,3,2,5)
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng
Hoạt động 2. Thực hành
Hoạt động 2. Thực hiện giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày.
3. Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Hát
- HS chia sẻ
 - qs tranh sgk trang 46 nói cho nhau nghe các bước rửa mặt đúng.
- nx
- thực hành rửa mặt theo các bước đa sắp xế.
- thực hành rửa tay sạch sẽ
- chia sẻ điều em thấy bổ ích để bảo vệ sức khỏe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.docx