Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thanh Hương

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết được quyền của trẻ em để có thể tự bảo vệ và thực hiện quyền của mình.

- Hiểu và có ý thức thực hiện bổn phận,trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và XH.

- Rèn kỹ năng thiết kế, tổ chức và đánh giá hoạt động

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: -Bộ tranh ảnh hoặc thẻ chữ về 1 số nơi vui chơi an toàn và nơi có thể gây tai nạn thương tích

- Bộ tranh về các trò chơi không an toàn

- Một quả bóng nhỏ

2. Học sinh: -Nhớ lại: Những trò chơi an toàn, những tình huống gây tai nạn, thương tích mà các em biết hoặc đã gặp phải trong thực tiễn đời sống

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- HĐ 1: Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

 

doc 4 trang trithuc 17/08/2022 6760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thanh Hương

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thanh Hương
TUẦN 13 
Thứ 2 ngày 30 tháng 11 năm 2020.
 CHỦ ĐỀ 4 : AN TOÀN CHO EM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : TÌM HIỂU QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
Sau hoạt động, HS có khả năng:	
- Biết được quyền của trẻ em để có thể tự bảo vệ và thực hiện quyền của mình.
- Hiểu và có ý thức thực hiện bổn phận,trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và XH. 
- Rèn kỹ năng thiết kế, tổ chức và đánh giá hoạt động
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: -Bộ tranh ảnh hoặc thẻ chữ về 1 số nơi vui chơi an toàn và nơi có thể gây tai nạn thương tích
Bộ tranh về các trò chơi không an toàn
Một quả bóng nhỏ
Học sinh: -Nhớ lại: Những trò chơi an toàn, những tình huống gây tai nạn, thương tích mà các em biết hoặc đã gặp phải trong thực tiễn đời sống
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- HĐ 1: Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* HĐ 2: DIỄN ĐÀN QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM.
Khởi động:
Bước 1: Tuyên bố lí do tổ chức diễn đàn
Bước 2: Trình diễn tiểu phẩm
ĐÁNH GIÁ:
GV nhận xét tinh thần, thái độ của HS khi tham gia biểu diễn tiểu phẩm. Khen các em HS tự tin, mạnh dạn khi biểu diễn văn nghệ, tuyên dương các lớp sôi nổi, nhiệt tình tham gia trả lời các câu hỏi trong phần biểu diễn tiểu phẩm tìm hiểu về quyền vì bổn phận của trẻ em.
Nêu các câu hỏi để kiểm tra HS:
1/ Qua hoạt động “ Tìm hiểu về quyền vì bổn phận của trẻ em”,hôm nay em ghi nhớ điều gì?
2/Em hãy kể một số quyền cơ bản của trẻ em.
3/Trẻ em có phải thực hiện bổn phận của mình k/Hãy nêu một số bổn phận mà trẻ em phải thực hiện.
Mời đại diện các khối chia sẻ ý kiến, nhắc nhở các em cần thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình. 
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
GV yêu cầu HS về nhà hỏi thêm bố mẹ và người thân về quyền và bổn phận của mình.
HS thực hiện quyền và bổn phận của mình trong học tập và rèn luyện hàng ngày.
Thứ 6 ngày 4 tháng 12 năm 2020
Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 13
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 4 “An toàn cho em” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II.ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
- GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
a/ Sơ kết tuần học
*Cách thức tiến hành:
- CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, 
- Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả Sau báo cáo của mỗi ban, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- CTHĐTQ nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban 
- CTHĐTQ tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).
- CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:
+ Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.
+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.
+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp).
+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.
b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới
*Cách thức tiến hành:
- CTHĐTQ yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. 
- Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu
- CTHĐTQ cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo kế hoạch tuần tới.
- Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới.
Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời)
- CTHĐTQ: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.
3. Sinh hoạt theo chủ đề 
a) Chia sẻ mong muốn của em về điều kiện vui chơi an toàn
-GV mời HS nêu những mong muốn của mình đối với nhà trường, gia đình, địa phương về việc tạo ra những khu vực, trò chơi an toàn cho các em
-GV khen ngợi những em mạnh dạn nêu lên những mong muốn của mình
-GV hứa sẽ chuyển những mong muốn của các em tới nhà trường, gia đình và địa phương để có thể đáp ứng
b) Vẽ tranh về chủ để “Vui chơi an toàn”
-GV yêu cầu mỗi nhóm tự chọn và vẽ 1 tranh về chủ đẻ vui chơi an toàn.
-Khích lệ các nhóm giới thiệu với lớp về bức tranh và ý tưởng bức tranh của nhóm mình
-Yêu cầu các bạn trong lớp tập trung quan sát, chú ý lắng nghe để nhận xét hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn
-GV khen ngợi sự sáng tạo của các nhóm.
-HS hát một số bài hát.
-Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.
- CTHĐTQ nhận xét chung cả lớp.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Các ban thực hiện theo CTHĐ.
- Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.
- Trưởng ban lên báo cáo.
-Mỗi HS chia sẻ trong vòng 1-2 phút 
-Các nhóm bàn bạc và thống nhất ý tưởng rồi cùng vẽ
-HS giới thiệu tranh 
-Lắng nghe, bình chọn
-HS tự đánh giá
-HS đánh giá lẫn nhau
-HS theo dõi
-HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.doc