Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 7: Thân thiện với hàng xóm

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong, HS:

- Kể được tên, đổ tuổi, công việc của một số người hàng xóm xung quanh nơi gia đình mình sống.

- Kể được một số việc làm của mình và gia đình đã cùng làm với hàng xóm.

- Nói được lời chào hỏi khi gặp mặt và sử dụng đúng kính ngữ với đối tượng giao tiếp.

*Hình thành năng lực, phẩm chất:

+ Phẩm chất: nhân ái ,yêu thương

+Năng lực: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

III.CHUẨN BỊ

1.GV: -Một số tranh ảnh liên quan đến chủ đề.

 -SGK bộ môn HĐTN.

2.HS: -SGK Hoạt động trải nghiệm 1, vở BT Hoạt động trải nghiệm 1.

 

docx 12 trang trithuc 17/08/2022 13900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 7: Thân thiện với hàng xóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 7: Thân thiện với hàng xóm

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 7: Thân thiện với hàng xóm
CHỦ ĐỀ 7: THÂN THIỆN VỚI HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong, HS:
- Kể được tên, đổ tuổi, công việc của một số người hàng xóm xung quanh nơi gia đình mình sống.
- Kể được một số việc làm của mình và gia đình đã cùng làm với hàng xóm.
- Nói được lời chào hỏi khi gặp mặt và sử dụng đúng kính ngữ với đối tượng giao tiếp.
*Hình thành năng lực, phẩm chất: 
+ Phẩm chất: nhân ái ,yêu thương
+Năng lực: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
III.CHUẨN BỊ
1.GV: -Một số tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
 -SGK bộ môn HĐTN.
2.HS: -SGK Hoạt động trải nghiệm 1, vở BT Hoạt động trải nghiệm 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề
Bước 1: Cho cả lớp hát bài “ Chim vànhkhuyên”,nhạc và lời Hoàng Vân.
- Khi hát đến câu “ Chim gặp bác Chàomào” thì GV cho cả lớp từng đôi nhìn nhau cười thân thiện và nói “ Chào bác”
- Tương tự với các câu khác.
Bước 2: Nhận xét 
Bước 3: Yêu cầu HS quan sát tranh theo chủ đề trong SGK/ trang 63:
- Em nhìn thấy những gì trong bức tranh?
- Mọi người trong tranh thể hiện sự thân thiện như thế nào?
Bước 4: Nhận xét, chốt kiến thức:
Trong tranh có 2 gia đình của 2 bạn nhỏ. Các bạn nhỏ chia sẻ 1 phần hoa quả cho nhau . Vẻ mặt của ai trong bức tranh cũng rất vui vẻ và hạnh phúc. 
 Để mọi người luôn vui vẻ, sống tình cảm, chan hòa hơn thì chúng ta cần phải thân thiện với những người hàng xóm của mình và chủ đề hôm nay sẽ giúp các em biết cách thể hiện sự thân thiện với hàng xóm.
2. Hoạt động 2: Chia sẻ về hàng xóm của em.
* Giới thiệu tên người hàng xóm:
Bước 1: Yêu cầu HS mở Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 1 và làm việc nhóm đôi: Kể tên những người hàng xóm của mình cho bạn nghe
Bước 2: Gọi HS lên chia sẻ
Bước 3: Nhận xét, chốt: 
Các em đã biết rất nhiều tên hàng xóm của mình . Như vậy là các em cũng 1 phần quan tâm đến hàng xóm của mình rồi đấy! 
*Kể chuyện về người hàng xóm:
Bước 1: Yêu cầu HS quan sát tranh 1,2,3,4,5 trong SGK/ trang 64,65.
- Những việc làm cùng hàng xóm trong các bức tranh?
Bước 2: Gọi HS chia sẻ
Bước 3: Nhận xét
- Ngoài những việc làm trên, em còn biết những việc làm nào có thể làm cùng với hàng xóm nữa?
Bước 4: Yêu cầu mỗi HS chọn một việc làm của gia đình mình với hàng xóm mà mình thích nhất rồi chia sẻ trong nhóm 4
Bước 5: GV HD mẫu kể : “ Nhà tớ có cô hàng xóm tên là Hoa. Mẹ tớ và cô ấy thường hay đi chợ cùng nhau”
Bước 6: Trao đổi với HS :
- Vì sao cần thân thiện với hàng xóm của mình?
Bước 7: GV có thể hỏi nâng cao: 
- Em hiểu câu: Bán anh em xa, mua láng giếng gần nghĩa là như thế nào?
( GV có thể giải thích: Câu tục ngữ này không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn chúng ta nên ăn ở có tình , có nghĩa, sống vui vẻ, hòa thuận với hàng xóm, láng giềng kề bên.)
Bước 8: Nhận xét hoạt động, chốt kiến thức
Chúng ta cần phải thể hiện sự thân thiện với hàng xóm của mình bằng nhiều cách như: chào hỏi với vẻ mặt tươi cười, quan tâm giúp đỡ hàng xóm, cùng hàng xóm làm các công việc chung để tăng tính gắn kết giữa mọi người, để mọi người yêu thương nhau hơn.
- Cả lớp hát
- Quan sát
- Trong tranh có các bạn nhỏ, có bố của bạn gái và mẹ của bạn trai
- Bạn gái cho bạn trai chuối, vẻ mặt tươi cười
- HS thực hiện kể tên trong nhóm bàn- chia sẻ trước lớp.
- Quan sát
- Chia sẻ : vệ sinh đường làng, bạn nhỏ chào hỏi ông hàng xóm, sang thăm hàng xóm bị ốm, cho hàng xóm mớ rau, hàng xóm chúc Tết nhà nhau.
Tiết 2
Hoạt động 3: Chào hỏi hàng xóm
Bước 1: GV nêu ý nghĩa của việc tươi cười chào hỏi hàng xóm:
Khi chào hỏi hàng xóm chúng ta cần tươi cười để hàng xóm thấy tình cảm của mình và thấy mình dễ mến, dễ gần hơn. Họ sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn.
Bước 2: GV làm mẫu chào hỏi tươi cười với hàng xóm
Vd: Em chào chị, chị đi học về ạ!
( Vẻ mặt tươi tắn)
Bước 3: Đưa ra các tình huống trong SGK/ Trang 66,67. Yêu cầu HS sắm vai các nhân vật trong nhóm 4 và thực hiện lời chào hỏi. Sau đó đổi vai cho nhau:
TH1: Gặp bạn hàng xóm đi qua nhà.
TH2: Đến chơi nhà bạn hàng xóm, gặp bố của bạn.
TH3: Gặp bà và chú hàng xóm ngoài đường.
TH4: Khi em đi qua nhà hàng xóm gặp nhiều người bên nhà bạn.
Bước 4: GV quan sát các hoạt động của HS, hỗ trợ HS nếu thể hiện chưa tốt hành vi chào hỏi , lưu ý về thái độ khi chào hỏi.
Bước 5: Bổ sung các tình huống gắn với cuộc sống của HS để rèn luyện.
Vd: Em gặp bác hàng xóm có chuyện buồn( có người mất)
Bước 6: Mời một số HS thực hiện lời chào trước lớp
Bước 7:GV nhận xét, chốt:
Trong các tình huống mà các em vừa xử lí . Khi chào hỏi các em cần chú ý khi chào người lớn tuổi cần có thái độ lễ phép, kính trọng. Khi gặp nhiều người cùng 1 lúc các em cần chào người lớn tuổi trước rồi chào người ít tuổi. Khi chào, các em có thể hỏi thăm hàng xóm của mình. Chú ý khi chào hỏi các em cần phải tươi tắn. Nếu gặp hàng xóm mà nhà hàng xóm đang có chuyện buồn thì các em cần chú ý không nên tươi cười và cần động viên, an ủi họ.
- HS quan sát
-HS quan sát – thực hiện sắm vai
- Chào bạn, bạn mới đi học về à?
- Cháu chào bác ạ, bạn A có nhà không ạ?
- Con chào bà và chú ạ! Bà và chú đi đâu đấy ạ?
- Cháu chào các bà, các cô và các chú ạ!
- HS thực hiện chào hỏi
- HS thực hiện
CHỦ ĐỀ 7: THÂN THIỆN VỚI HÀNG XÓM
TUẦN 26 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỂ
I. Mục tiêu:
- Sau bài học học sinh:
+ Kể được tên, độ tuổi, công việc của một số người hàng xóm xung quanh nơi gia đình mình sinh sống.
+ Kể được một số việc HS và gia đình đã cùng làm với những người hàng xóm.
+ Nói được lời chào hỏi khi gặp mặt và sử dụng đúng kính ngữ với đối tượng giao tiếp.
+ Nói được lời cảm ơn, xin lỗi đề nghị trong các tình huống cuộc sống
- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
+ Kỹ năng giao tiếp: giúp HS rèn luyện nói lời cảm ơn xin lỗi trong các tình huống phù hợp khi sống tại cộng đồng.
+ Phẩm chất: 
* Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.
Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Khởi động:
- HS hát tập thể bài hát: Chim vành khuyên.
- GV đặt câu hỏi mở rộng;
+ Trong bài hát chú chim vành khuyên đã gặp và chào những ai?
+ Điều đó thể hiện chim vành khuyên là một chú chim như thế nào?
- GV kết luận và đưa ra yêu cầu tiết hoạt động.
2. Bài mới
Nhiệm vụ 3: Rèn luyện kỹ năng
Hoạt động 4: Nói lời cảm ơn, xin lỗi
Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phù hợp khi sống tại cộng đồng.
- GV nêu ý nghĩa của việc nói lời cảm ơn xin lỗi, vì sao phải nói lời cảm ơn xin lỗi: “Cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó đối với những người giúp mình.  “Xin lỗi” là lời bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra cho những người khác. Tùy theo hậu quả xảy ra mà lời xin lỗi có được tha thứ. Lời cảm ơn và xin lỗi tưởng rất ngắn gọn nhưng rất đỗi quan trọng trong cuộc sống hằng ngày và một người không chỉ có tài năng mà còn có những phẩm chất đạo đức quý giá và hãy thực hành nó ngay từ hôm nay bằng cách nói “Cảm ơn” và “Xin lỗi” với mọi người.
 GV hỏi HS: Cảm xúc của em khi nhận được lời cảm ơn? 
- GV làm mẫu nói lời cảm ơn xin lỗi với hàng xóm.
- GV cho HS quan sát các tình huống trong SGK. Phân tích nội dung từng tình huống.
- Một số HS lên bảng trình bày.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi sắm vai các nhân vật và thực hiện nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- Yêu cầu một số nhóm lên thể hiện trước lớp.
- GV bổ sung một số tình huống gắn với cuộc sống của HS để rèn luyện.
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
- HS hát.
+ Chim vành khuyên đã gặp và chào: bác Chào mào, cô Sơn Ca, anh Chích Choè, chị Sáo Nâu.
+ Là một chú chim ngoan ngoãn và biết gọi dạ bảo vâng.
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Em cảm hấy rất vui.
- HS quan sát vẻ mặt thân thiện khi nói lời cảm ơn, lời nói chân thành, biết lỗi khi nói lời xin lỗi.
- HS quan sát thực hiện nhiệm vụ.
+ TH1: Hà đi học về qua nhà hàng xóm và được bà hàng xóm hỏi thăm.
+ TH2: Khi em đang chơi bị ngã và được chú hàng xóm giúp đỡ.
+ TH3: Khi em va vào cô hàng xóm và làm rơi đồ của cô
+ TH4: Khi em bị bác hàng xóm nhắc nhở vì em làm ồn.
- HS đóng vai tình huống theo nhóm đôi.
- Một vài nhóm lên đóng vai trước lớp.
- Hs nêu cách giải quyết.
- HS nhận xét cách giải quyết của bạn.
Hoạt động 5: Nói lời đề nghị phù hợp
Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện nói lời đề nghị trong các tình huống phù hợp khi sống tại cộng đồng.
- GV giải thích cho HS vì sao trong trong cuộc sống chúng ta cần biết nói những lời đề nghị khi cần thiết: Vì khi có những việc quan trọng chúng ta cần có những lời đề nghị, yêu cầu lịch sự với người khác để mọi người có thể giúp đỡ chúng ta.
- GV làm mẫu nói lời đề nghị với hàng xóm. GV lưu ý HS khi nói lời đề nghị nên dùng từ có thể trước những động từ mà chúng ta muốn giúp. Ví dụ: có thể chỉ giúp; 
- GV cho HS quan sát các tình huống trong SGK. Phân tích nội dung từng tình huống.
- Một số HS lên bảng trình bày.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi sắm vai các nhân vật và thực hiện nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- Yêu cầu một số nhóm lên thể hiện trước lớp.
- GV bổ sung một số tình huống gắn với cuộc sống của HS để rèn luyện.
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
- Hs lắng nghe.
- HS quan sát biểu cảm khuôn mặt để có thể làm theo..
- HS quan sát thực hiện nhiệm vụ.
+ TH1: Khi em nhìn thấy bạn hàng xóm vứt rác bừa bãi.
+ TH2: Khi em đang bê vật nặng và co bác hàng xóm đi qua.
+ TH3: Khi em nhỏ bị ngã.
- HS đóng vai tình huống theo nhóm đôi.
- Một vài nhóm lên đóng vai trước lớp.
- Hs nêu cách giải quyết.
- HS nhận xét cách giải quyết của bạn.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc nhở HS khi nói lời cảm ơn, xin lỗi hay đề nghị nên nói một cách lịch sự, nhẹ nhàng và chân thành. Và nên nói lời cảm ơn, xin lỗi hay đề nghị trong những trường hợp cần thiết.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
______________________________________________
CHỦ ĐỀ 7: THÂN THIỆN VỚI HÀNG XÓM
TUẦN 27 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỂ
I. Mục tiêu:
- Sau bài học học sinh:
+ Kể được tên, độ tuổi, công việc của một số người hàng xóm xung quanh nơi gia đình mình sinh sống.
+ Kể được một số việc HS và gia đình đã cùng làm với những người hàng xóm.
+ Nói được lời chào hỏi khi gặp mặt và sử dụng đúng kính ngữ với đối tượng giao tiếp.
+ Nói được lời cảm ơn, xin lỗi đề nghị trong các tình huống cuộc sống
- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
+ Kỹ năng giao tiếp: giúp HS rèn luyện nói lời cảm ơn xin lỗi trong các tình huống phù hợp khi sống tại cộng đồng.
+ Phẩm chất: 
* Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.
Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Khởi động:
- Chơi trò chơi: 5 ngón tay xinh
- GV phổ biến cách chơi và HD HS chơi
- GV liên hệ và nêu yêu cầu tiết hoạt động.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe
2. Bài mới
Nhiệm vụ 4: Vận dụng – mở rộng
Hoạt động 6: Cùng làm và giúp đỡ hàng xóm:
Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS kể lại những việc cùng làm hoặc giúp đỡ hàng xóm để tạo quan hệ thân thiện.
- GV cho HS quan sát các tình huống trong SGK. 
- Cho HS thảo luận nhóm 4: phân tích nội dung từng tình huống và nói những việc có thể làm ở các tình huống .
- Gọi HS trình bày ý kiến
- GV yêu cầu HS kể thêm những việc khác mà mình đã từng làm với hàng xóm
- GV nhận xét hoạt động, khen ngợi những bạn đã có những việc làm tốt giúp đỡ hàng xóm. Gợi mở cho HS những việc khác có thể giúp đỡ hay cùng làm với hàng xóm.
- HS quan sát thực hiện nhiệm vụ.
- Một số nhóm lên bảng đóng vai và thể hiện cách giải quyết của nhóm: 
+ TH1: Khi bác hàng xóm tổ chức liên hoan em có thể phụ dọn chén đĩa và chơi cùng em bé để người lớn làm
+ TH2: Khi em thấy bà cụ hàng xóm bị mệt em có thể ngòi xuống hỏi thăm bà, nói chuyện với bà, bà đau chân thì nên bóp chân cho bà
+ TH3: Khi nhìn thấy cô hàng xóm vừa mang vác nặng vừa bế em bé em có thể xách túi vào nhà giúp cô, đỡ em bé xuống và trông em bé.
-HS nhận xét cách giải quyết của nhóm bạn.
- Hs kể cho cả lớp cùng nghe.
- HS nghe.
Nhiệm vụ 5: Tự đánh giá 
Hoạt động 7: Nhìn lại tôi
Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá những việc đã làm được trong chủ đề Thân thiện với hàng xóm và thông qua tự đánh giá, HS hiểu hơn về ý nghĩa của chủ đề.
- GV yêu cầu hS suy nghĩ về những điều đã làm trong chủ đề Thân thiện với hàng xóm và đánh dấu vào ô phù hợp (Sử dụng NV 5 trong vở Thực hành HĐTN)
- GV đề nghị những HS làm được giơ thẻ xanh và HS chưa làm được giơ thẻ đỏ. GV đếm số lượng và khen ngợi động viên HS.
- Cho HS chia sẻ đã thực hiện việc chào hỏi, giao tiếp với hàng xóm như thế nào và đã giúp được gì cho hàng xóm.
- GV chia sẻ cảm xúc khi HS tiếp bộ.
- HS thực hiện nhiệm vụ 5 vào vở Thực hành HĐTN.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS chia sẻ ý kiến
- HS lắng nghe
Hoạt động 8: Thích gì, mong gì ở bạn
Mục tiêu: Giúp HS hình thành kĩ năng đánh giá đồng đẳng, thông qua đó hoàn thiện dần kĩ năng tự đánh giá, làm cho tự đánh giá khách quan hơn.
- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi nói cho bạn mình biết mình thích nhất việc làm nào của bạn tong chủ để 7.
- GV gọi một vài nhóm chia sẻ trước cả lớp.
- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, đề nghị mỗi bạn trong nhóm nói ra 1 điều mình mong muốn
- Gọi 1 số HS chia sẻ điều mình mong muốn với các bạn trong lớp.
- GV nhận xét và tổng kết HĐ.
- HS thực hiện theo nhóm đôi.
- Một số nhóm lên chia sẻ trước cả lớp.
- HS thực hiện theo nhóm.
- Một số HS chia sẻ: 
+ Tôi mong bạn hay cười hơn.
+ Tôi mong bạn có thể chơi cùng tôi.
Hoạt động 9: Tổ chức buổi sinh hoạt cộng đồng
Mục tiêu: Giúp HS nhìn lại sư thể hiện thái độ, kĩ năng trong giao tiếp với hàng xóm. Qua đó có những đánh giá đầy đủ hơn về HS.
- GV giao tình huống nhiệm vụ cho HS thể hiện: Hôm nay có cuộc họp khu dân cư trên địa bàn mình sinh sống. Mọi người đến bước vào phòng họp và chào hỏi nhau. Các em hãy sắm vai là những người trong khu dân cư này để nói lời chào hỏi, làm quen với mọi người.
- GV làm mẫu.
- Chia lớp thành 3 nhóm thực hiện nhiệm vụ.
- Yêu cầu mỗi nhóm thực hiện nhiêm vụ chào hỏi.
- GV nhận xét chung về tinh thần tham gia của HS nhấn mạnh đến sự tiến bộ trong kĩ năng chào hỏi, lmf quen và nói lời phù hợp khi giao tiếp của HS.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm lần lượt thực hiện nhiệm vụ.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 10: Luôn thể hiện sự thân thiện trong cuộc sống hằng ngày.
Mục tiêu: Giúp HS bước đầu biết duy trì thái độ thân thiện với hàng xóm trong cuộc sống hàng ngày.
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân viết vào vở Thực hành Hoạt động trải nghiệm 1 việc em nên duy trì với hàng xóm của mình.
- Gợi ý cho HS mỗi lần làm được việc tốt với hàng xóm em có thể viết vào “bàn tay yêu thương” và treo lên “Cây việc tốt”.
- GV nhắc nhở HS tiếp tực thực hiện các lời nói, việc làm thể hiện sự thân thiện với hàng xóm trong cuộc sống hằng ngày.
- Hs viết vào vở.
- Hs lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.docx