Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 1-4

I. MỤC TIÊU: HS có khả năng:

- Biết cách bắt chuyện với bạn mới gặp;

- Biết giới thiệu vể bản thân;

- Tự tin, cởi mở trong giao tiếp với bạn mới ở trường và nơi ở;

- Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và kĩ năng diễn đạt suy nghĩ;

- Hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực.

- HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập và rèn luyện.

II. CHUẨN BỊ:

a) Đối với GV: Băng/ đĩa bài hát: Chào người bạn mới đến (sáng tác: Lương Bằng Vinh), Tìm bạn thân (sáng tác: Việt Anh), Con chim vành khuyên (sáng tác: Hoàng Vân).

b) Đối với HS: Nhớ lại những điểu đã biết cần nói, cần làm khi gặp bạn mới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Khởi động:

- GV tổ chức cho HS nghe hoặc hát các bài hát sau: Chào người bạn mới đến, Tìm bạn thân, Con chim vành khuyên.

- GV nêu câu hỏi: Khi gặp những người bạn mới, chúng ta nên làm gì?

* KHÁM PHÁ - KẾT NỐI

1. HoẠT động 1: Tìm hiểu cachs làm quen với bạn mới.

- GV nêu câu hỏi: Khi gặp các bạn mới trong lớp, trong trường em đã làm quen với các bạn như thế nào?

- HS trả lời.

- GV yêu cầu HS xem lần lượt từng tranh 1, 2, 3 trong SGK và yêu cầu HS trả lời xem trong tranh 2 (bạn sẽ nói gì khi giới thiệu vê bản thân) và tranh 3 (khi hỏi thông tin về bạn).

- Dựa vào ý kiến của HS, GV bổ sung vào điểu chỉnh nội dung giao tiếp tương ứng với từng tranh và kết nối để các em biết được nội dung các bước làm quen.

- GV yêu cầu một số HS nhắc lại:

+ Cách bắt chuyện với bạn mới gặp: nói lời chào với nụ cười thân thiện.

+ Giới thiệu vể bản thân với bạn gồm những thông tin vể: tên, lớp, trường, sở thích của bản thân,. có thể hỏi thêm tên cô giáo, địa chỉ nhà,.

+ Tìm hiểu thông tin vể bạn: tên bạn, tuổi, trường, lớp, tên cô giáo, địa chỉ nhà, sở thích của bạn,.

- GV chốt lại: Khi làm quen với bạn mới cần theo các bước:

1/ Chào hỏi

2/ Giới thiệu bản thân

3/ Hỏi vể bạn.

 

doc 12 trang trithuc 17/08/2022 5520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 1-4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 1-4

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 1-4
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Kết nối tri thức với cuộc sống
TUẦN 1 
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
LỄ KHAI GIẢNG
I. MỤC TIÊU: HS có khả năng:
Nhận biết được ngày khai giảng là ngày đầu tiên của năm học;
Tự tin tham gia lễ khai giảng và cảm thấy vui, hạnh phúc khi được thầy cô và các anh chị chào đón;
Biết yêu trường, yêu lớp;
Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động; tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
- Đội trống, đội cờ và tập dượt các bài trống nghi thức theo quy định của Đội Thiếu niên Tiến phong Hồ Chí Minh.
- Chuẩn bị nhạc đón chào HS lớp 1 và chương trình văn nghệ chào mừng: ba hoặc bốn tiết mục (tuỳ theo yêu cầu của trường), khuyến khích có tiết mục văn nghệ của lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
1. Hoạt động 1: Lễ đón học sinh lớp 1
- HS lớp 1 được tập trung ở địa điểm thuận lợi cho việc di chuyển, tự tin, tay cầm cờ hoa, đi theo thứ tự, GVCN dắt tay HS đứng đầu, tiếp theo các anh chị lớp trên dắt tay các em đi theo nền nhạc. Khi người dẫn chương trình giới thiệu tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm, GVCN cùng các anh chị dẫn các em tiến vào sân, qua lễ đài HS vẫy cờ hoa, rồi vế vị trí ngồi dự lễ khai giảng.
- HS toàn trường vỗ tay, múa hát theo nhạc để đón chào các em cho đến khi lớp cuối cùng ngồi vào vị trí.
2. Hoạt động 2: Phần lễ
- Chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu Đội.
- Tuyên bố lí do.
- Giới thiệu đại biểu tham dự.
- Dẫn chương trình mời đại diện cán bộ địa phương (hoặc nhà trường) lên đọc thư của lãnh đạo Nhà nước, của Bộ, Ban, Ngành,... gửi GV và HS nhân ngày khai trường.
- Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai giảng và đánh trống khai trường.
- Sau trống khai trường, đại diện GV và HS hưởng ứng thi đua năm học mới:
3. Hoạt động 3: Phần hội
- Văn nghệ chào mừng. Toàn trường hưởng ứng, động viên, vỗ tay khích lệ các HS biểu diễn văn nghệ.
- Tổ chức trò chơi, múa hát tập thể, dân vũ,...
4. Hoạt động 4: Bế mạc khai giảng
- Đại diện BGH nói lời cảm ơn các đại biểu đã vể dự và tuyên bố bê' mạc.
- GV phụ trách cùng lớp trực tuần làm nhiệm vụ sau khai giảng.
- HS vào lớp hoặc nghỉ theo sự điểu khiển của GV
* Lưu ý: Chương trình văn nghệ có thể diễn ra ngay đầu buổi lễ, sau tiêng trống khai trường hoặc cuối chương trình. Tuỳ theo tình hình thực tê' của trường, có thể cho HS diễu hành rước cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ,... tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình khai giảng đảm bảo ngắn gọn, ý nghĩa, tạo không khí vui tươi cho HS.
BÀI 1: LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI
I. MỤC TIÊU: HS có khả năng:
Biết cách bắt chuyện với bạn mới gặp;
Biết giới thiệu vể bản thân;
Tự tin, cởi mở trong giao tiếp với bạn mới ở trường và nơi ở;
Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và kĩ năng diễn đạt suy nghĩ;
- Hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực.
- HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập và rèn luyện.
II. CHUẨN BỊ:
Đối với GV: Băng/ đĩa bài hát: Chào người bạn mới đến (sáng tác: Lương Bằng Vinh), Tìm bạn thân (sáng tác: Việt Anh), Con chim vành khuyên (sáng tác: Hoàng Vân).
Đối với HS: Nhớ lại những điểu đã biết cần nói, cần làm khi gặp bạn mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Khởi động:
GV tổ chức cho HS nghe hoặc hát các bài hát sau: Chào người bạn mới đến, Tìm bạn thân, Con chim vành khuyên.
GV nêu câu hỏi: Khi gặp những người bạn mới, chúng ta nên làm gì?
* KHÁM PHÁ - KẾT NỐI
1. HoẠT động 1: Tìm hiểu cachs làm quen với bạn mới.
- GV nêu câu hỏi: Khi gặp các bạn mới trong lớp, trong trường em đã làm quen với các bạn như thế nào?
- HS trả lời.
GV yêu cầu HS xem lần lượt từng tranh 1, 2, 3 trong SGK và yêu cầu HS trả lời xem trong tranh 2 (bạn sẽ nói gì khi giới thiệu vê bản thân) và tranh 3 (khi hỏi thông tin về bạn).
Dựa vào ý kiến của HS, GV bổ sung vào điểu chỉnh nội dung giao tiếp tương ứng với từng tranh và kết nối để các em biết được nội dung các bước làm quen.
GV yêu cầu một số HS nhắc lại:
+ Cách bắt chuyện với bạn mới gặp: nói lời chào với nụ cười thân thiện.
+ Giới thiệu vể bản thân với bạn gồm những thông tin vể: tên, lớp, trường, sở thích của bản thân,... có thể hỏi thêm tên cô giáo, địa chỉ nhà,...
+ Tìm hiểu thông tin vể bạn: tên bạn, tuổi, trường, lớp, tên cô giáo, địa chỉ nhà, sở thích của bạn,...
GV chốt lại: Khi làm quen với bạn mới cần theo các bước:
1/ Chào hỏi
2/ Giới thiệu bản thân
3/ Hỏi vể bạn.
THỰC HÀNH
2. Hoạt động 2: Sắm vai thực hành làm quen với bạn mới
GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2 trong SGK để nhận diện nơi hai bạn làm quen.
GV yêu cầu HS cùng bạn bên cạnh mỗi người sắm vai làm quen với bạn mới trong một tình huống theo các bước đã học ở hoạt động 1 (có thể mở rộng nội dung giao tiếp ở từng bước).
+ Nói lời chào với bạn
+ Giới thiệu vể bản thân mình
+ Hỏi thông tin vể bạn.
GV quan sát xem cặp nào làm tốt và mời một số cặp lên sắm vai trước lớp.
GV yêu cầu HS lưu ý: tên của mỗi bạn đểu có ý nghĩa và yêu cầu HS tìm hiểu ý nghĩa tên và ghi nhớ tên của bạn.
Yêu cầu HS quan sát, lắng nghe để nhận xét.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã sắm vai tốt.
VẬN DỤNG
3. Hoạt động 3: Làm quen với bạn em gặp và ở nơi em ở 
GV yêu cầu HS xung phong sắm vai thể hiện tình huống 1 hoặc tất cả 3 tình huống (tuỳ thuộc thời gian).
Yêu cầu HS quan sát, lắng nghe để nhận xét.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết sắm vai.
GV yêu cầu HS vể nhà tiếp tục vận dụng các bước làm quen để làm quen với những bạn hoặc người em mới gặp.
Tổng kết:
GV yêu cầu HS chia sẻ những điểu thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động.
GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Khi gặp bạn mới, hãy nói lời chào bạn cùng với nụ cười thân thiện, giới thiệu vẽ bản thân, sau đó hỏi tên, tuổi, lớp, trường hoặc địa chỉ nhà, sở thích của bạn,...; Can nhớ tên và sở thích của bạn.
TUẦN 2
BÀI 2: NHỮNG VIỆC NÊN LÀM TRONG GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI
MỤC TIÊU:
HS có khả năng:
Nêu được những việc nên và không nên làm trong giờ học, giờ chơi;
Rèn kĩ năng kiên định, từ chối thực hiện những việc không nên làm trong giờ học và giờ chơi;
Bước đầu rèn luyện kĩ năng thuyết phục bạn từ bỏ ý định thực hiện những việc không nên làm trong giờ học và giờ chơi;
Hình thành phẩm chất trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
Đối với GV
Một số hình ảnh vể những hành vi nên và không nên làm trong giờ học;
Một số hình ảnh hoặc thẻ chữ vể những hành vi nên và không nên làm trong giờ chơi;
Một số tình huống phù hợp với thực tế để có thể thay thế các tình huống được gợi ý trong hoạt động 4.
Bài thơ Chuyện ở lớp (sáng tác: Tô Hà);
Một quả bóng nhỏ;
Máy tính và máy chiếu để trình chiếu tranh ảnh (nếu có).
Đối với HS
Nhớ lại những điểu đã học vể việc thực hiện nội quy trường, lớp ở các bài trước và ở môn Đạo đức;
Thẻ có hai mặt: mặt xanh/ mặt cười và mặt đỏ/ mặt mếu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động:
Phương án 1:Tổ chức trò chơi “Ném bóng”
Luật chơi: GV cầm bóng ném vào em nào thì em đó nhắc lại một điểu được quy định trong “Nội quy nhà trường”, “Nội quy tự quản của lớp”. Sau đó, em sẽ có quyển ném bóng cho bạn khác (nếu không nhắc lại được thì sẽ được “thưởng” theo quy định mà lớp thoả thuận). Trò chơi tiêp tục cho đến khi HS nhắc được nhiểu các quy định trong nội quy nhà trường và của lớp.
Phương án 2:GV cho HS đọc bài thơ Chuyện ở lớp
GV đặt câu hỏi: Các bạn trong bài thơ đã làm những điểu gì không nên làm trong lớp? Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu những việc nên và không nên làm trong giờ học và giờ chơi.
Phương án 3:GV có thể hỏi xem HS đã thực hiện hoạt động tiêp nối của tiêt trước ở nhà như thê' nào (nêu cần).
KHÁM PHÁ - KẾT NỐI
Hoạt động 1: Chỉ ra những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi
GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận cùng bạn để xác định việc nên làm trong giờ học và việc nên làm trong giờ chơi.
Yêu cầu HS xung phong trả lời.
- Các bạn lắng nghe để bổ sung, điểu chỉnh.
- GV giải thích và chốt lại: tranh số 1 và 3 là những việc nên làm trong giờ học; tranh số 2 và số 4 là những việc nên làm trong giờ chơi.
Hoạt động 2: Kể tên những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi mà em biết
GV yêu cầu HS bổ sung những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi mà các em biết.
GV kẻ bảng 
GV ghi ý kiến đúng của HS vào các cột tương ứng trên bảng.
GV khen ngợi HS, tổng hợp, phân tích, bổ sung và chốt:
TT
Những việc nên làm trong giờ học
Những việc nên làm trong giờ chơi
1
Trật tự
Sử dụng thời gian chơi hữu ích
2
Tập trung, lắng nghe thầy/ cô giảng bài
Chơi hoà đồng, không phân biệt
3
Lắng nghe ý kiến bạn phát biểu
Chơi các trò chơi lành mạnh
4
Thực hiện yêu cầu của thầy/ cô
Chơi những trò chơi an toàn
5
Tích cực tham gia các hoạt động
Chơi ở những nơi an toàn như sân trường, hành lang lớp học,...
6
Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài
Giao tiếp lịch sự
7
Ngồi học đúng tư thế
Giữ vệ sinh chung, vứt rác đúng nơi quy định
8
Vào lớp đúng giờ
(GV có thể sử dụng sơ đồ tư duy để thể hiện những việc nên và không nên làm trong giờ học, giờ chơi)
GV lần lượt nêu từng việc nên làm trong giờ học, giờ chơi trong bảng trên và yêu cầu các em giơ thẻ mặt cười nê'u đã thực hiện được việc nên làm, còn giơ thẻ mặt mếu nêu không thực hiện được.
GV yêu cầu HS chia sẻ những điểu thu hoạch được sau khi tham gia các hoạt động.
TUẦN 3
BÀI 3: NÓI LỜI HAY - LÀM VIỆC TỐT
MỤC TIÊU
HS có khả năng:
Hiểu được ý nghĩa và biết được yêu cầu của “Nói lời hay, làm việc tốt”;
Đưa ra được cách ứng xử đúng và đẹp trong một số tình huống (biết nói lời hay, ứng xử có ý nghĩa với bạn bè, thầy cô, người thân và những người xung quanh);
Kể được những việc làm tốt giúp đỡ gia đình, bạn bè, thầy cô và những người gặp khó khăn; việc làm tốt bảo vệ trường lớp xanh, sạch, đẹp;
CHUẨN BỊ
Thực hiện “Nói lời hay, làm việc tốt” ở mọi nơi.
Đối với GV TPT
Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
Kịch bản chương trình;
Luyện tập cho HS dẫn chương trình.
Đối với HS
Chuẩn bị những câu trả lời thể hiện nói lời hay, làm việc tốt trong các tình huống của cuộc sống.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Chào cờ
- HS điểu khiển lễ chào cờ.
Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
TPT hoặc đại diện BGH phổ biến kế hoạch tuần.
Hoạt động 2:
HS dẫn chương trình kết nối: “Chúng ta đã biết giữ vẻ bên ngoài sạch, đẹp; nếu chúng ta biết nói lời hay, làm việc tốt nữa thì chúng ta sẽ có một vẻ đẹp toàn diện cả bên ngoài và bên trong”.
Sau đó HS dẫn chương trình nêu các câu hỏi, tình huống, mời các bạn HS trả lời. Nếu trả lời đúng được nhận quà. Có thể dùng các câu hỏi sau, hoặc lựa chọn các câu hỏi khác.
Khi vào trường gặp bác bảo vệ, em sẽ nói gì?
Bạn An bị đau bụng, em sẽ nói gì?
Giờ ra chơi, có bạn lớp khác trêu em, em sẽ nói gì với bạn?
Cô giáo khen em học tập tiến bộ, em nói lời gì với cô?
Nếu thấy hai bạn đang cãi nhau giữa sân trường, em nói gì với các bạn?
Bà bị đau chân, đi học về em thấy bà đang cố gắng đi, em sẽ nói và làm gì giúp bà?
Giờ sinh hoạt Sao, em bị đau bụng, chị phụ trách đưa em lên phòng y tế, em sẽ nói gì với chị?
Giờ chơi, bạn của em không may bị ngã, lúc đó em sẽ làm gì?
Nhìn thấy một số bạn vứt rác không đúng chỗ, em sẽ nói gì?
Đi siêu thị cùng bố mẹ, Hoa nhặt được tiên của ai đánh rơi. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?
Thấy đồ của bạn để quên trong lớp, em sẽ làm gì?
Em bị cô giáo nhắc nhở, em sẽ nói gì với cô?
Bố mẹ đi làm về muộn, mẹ phải làm nhiều việc, em sẽ làm gì giúp mẹ?
Mẹ bận, em của em đang khóc nhè, em sẽ làm gì?
Em thấy ai đó vứt rác ra bãi cỏ ở công viên, em sẽ làm gì ?
GV phụ trách tổng kết.
ĐÁNH GIÁ
GV yêu cầu HS toàn trường nói về thu hoạch và cảm xúc của các em sau hoạt động.
HS chia sẻ ý kiến, GV phân tích và kết luận: Làm việc tốt hằng ngày là em đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
GV dặn dò HS thực hiện các việc làm tốt hằng ngày ở nhà, ở trường.
HS khối 1 kết hợp với chủ đề “Những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi” để thực hiện.
TUẦN 4
VUI TRUNG THU
I. MỤC TIÊU
HS có khả năng:
- Được trải nghiệm không khí vui Tết Trung thu, qua đó thêm yêu thích ngày Tết Trung thu;
Thể hiện sự sáng tạo trong làm đồ chơi và sự khéo léo trong bày mâm cỗ Trung thu;
Hình thành lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, tính kỉ luật;
Rèn kĩ năng hợp tác nhóm và hình thành năng lực giải quyết vấn để, kĩ năng điểu chỉnh bản thân, lập kế hoạch và điểu chỉnh hoạt động, kĩ năng đánh giá hoạt động.
CHUẨN BỊ
Đối với nhà trường
Trang trí phông: các hình ảnh liên quan đến Tết Trung thu như: Chú Cuội, Chị Hằng, múa lân - sư tử, đèn ông sao, rước đèn, khóm tre,...;
Số bàn bằng số lớp thi “Bày mâm cỗ Trung thu”. Bàn bày cỗ nên ở vị trí xung quanh sân khấu, nơi tiến hành lễ (tuỳ sân khấu của trường rộng hay hẹp);
Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
Đội múa lân, trống (nếu có điểu kiện);
Quà tặng cho HS có hoàn cảnh khó khăn.
Đối với GV
Phân công hai lớp chuẩn bị văn nghệ - các bài hát, múa vể Trung thu (Chiếc đèn ông sao - sáng tác: Phạm Tuyên, Rước đèn tháng Tám - sáng tác: Đức Quỳnh); Phân công mỗi lớp khoảng 5 - 7 em tham gia thi “Bày mâm cỗ Trung thu”;
Danh sách HS có hoàn cảnh khó khăn được nhận quà Trung thu;
Chi đoàn GV hỗ trợ GV phụ trách tập múa lân cho HS (nếu có);
BGK chấm cỗ Trung thu: 7 HS và một GV làm thư kí tổng hợp điểm;
Đội cờ đỏ, sao đỏ chấm điểm kỉ luật hoạt động tập thể các lớp.
Đối với HS
Mỗi HS tự làm hoặc tự chuẩn bị một đồ chơi Trung thu như đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ các con vật, nhân vật yêu thích như thỏ ngọc, cún bông,...
HS có thể tự làm bằng các nguyên liệu sẵn có như giấy màu, bìa, lá, hoa,...;
HS các lớp với sự hỗ trợ của GVCN bày một mâm cỗ Trung thu, phân công HS chuẩn bị
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1:
GV yêu cầu các lớp xếp hàng ở hành lang lớp học, mỗi HS cầm một đồ chơi Trung thu, nhạc rước đèn nổi lên, các lớp lần lượt đi ra (xuống) sân đứng theo vị trí được phân công. Yêu cầu khi đi phải theo hàng, thứ tự, không chen lấn xô đẩy nhau. Vừa đi HS vừa hát theo nhạc tạo không khí vui vẻ;
- Đội cờ đỏ, sao đỏ chấm điểm, kết thúc phần múa lân báo lại kết quả chấm điểm cho GV phụ trách.
2. Hoạt động 2:
(Nếu Trung thu không trùng ngày thứ hai thì không có hoạt động này)
HS điểu khiển lễ chào cờ, nhận xét thi đua và phổ biên công việc của tuần mới;
HS dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nêu có).
Cả trường hát bài hát vể Trung thu.
Hoạt động 3
Tổ chức trung thu bày mâm ngũ quả
Bước 1: Khai mạc cuộc thi “Bày mâm cỗ Trung thu”
□ Bước 2: Giới thiệu BGK và tiêu chí cuộc thi
- Giới thiệu BGK chấm thi;
- Tiêu chí cuộc thi gồm bốn tiêu chí (tuỳ theo yêu cầu của các trường): Nội dung phong phú; Hình thức trình bày hấp dẫn, đẹp mắt; Sáng tạo (ví dụ: làm các con vật từ nguyên liệu thiên nhiên, cắt tỉa hoa trang trí,...); Tiết kiệm.
□ Bước 3: Tổ chức cuộc thi “Bày mâm cỗ Trung thu”
Khi HS thi bày cỗ, chuyển sang Hoạt động 4.
4. Hoạt động 4. Tặng quà hs có hoàn cảnh khó khăn
Bước 1: Chương trình văn nghệ
- Dẫn chương trình mời đại diện hai lớp lên biểu diễn văn nghệ.
Cả trường cùng vỗ tay và hát theo tạo không khí vui vẻ;
Dẫn chương trình nhận xét tiết mục biểu diễn của các bạn.
Diễn tiểu phẩm Chị Hằng đi đâu? (xem tiểu phẩm ở phần Phụ lục).
□ Bước 2: Tặng quà Trung thu cho HS có hoàn cảnh khó khăn
Sau khi kết thúc tiểu phẩm, GV Âm nhạc mở nhạc nển bài hát vể Trung thu, HS dẫn chương trình mời các bạn có hoàn cảnh khó khăn lên sân khấu để nhận quà (Chú Cuội bê quà, Chị Hằng tặng).
□ Bước 3: Múa lân, sư tử
Đội múa lân, sư tử biểu diễn: Biểu diễn trước toàn trường, đi vòng quanh sân trường tạo không khí náo nhiệt cho ngày hội.
ĐÁNH GIÁ
Đội trưởng đội cờ đỏ nhận xét phần rước đèn từ trên lớp xuống sân.
GV phụ trách tuyên dương các lớp rước đèn đẹp, nển nếp; nhắc nhở các lớp chưa nển nếp; dặn dò những việc các em nên làm khi tham gia hội vui Trung thu ở lớp, nơi sinh sống.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.doc