Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024

Đọc: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Thằn lằn xanh và tắc kè, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.

- Nhận biết được bối cảnh, diễn biến của các sự việc qua lời kể của tác giải câu chuyện. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói nhân vật. Hiểu điều tác giả mốn nói qua bài đọc: Mỗi loài vật đều có những đặc tính riêng với một môi trường sống phù hợp với những đặc điểm đó.

- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, biết trân trọng môi trường sống; biết chia sẻ để hiểu hơn về bản thân mình và những người xung quanh.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thương và bảo vệ các loại động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi

- HS: sgk, vở ghi

 

doc 31 trang Khánh Đăng 28/12/2023 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024

Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024
TUẦN 3 Thứ Hai ngày 18 tháng 9 năm 2023
Tiếng Việt
Đọc: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Thằn lằn xanh và tắc kè, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.
- Nhận biết được bối cảnh, diễn biến của các sự việc qua lời kể của tác giải câu chuyện. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói nhân vật. Hiểu điều tác giả mốn nói qua bài đọc: Mỗi loài vật đều có những đặc tính riêng với một môi trường sống phù hợp với những đặc điểm đó.
- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, biết trân trọng môi trường sống; biết chia sẻ để hiểu hơn về bản thân mình và những người xung quanh.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thương và bảo vệ các loại động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi về thói quen, môi trường sống điển hình của lạc đà, chim cánh cụt, cú.
- HS nối tiếp trả lời.
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài.
-HS lắng nghe, ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- HS đọc.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- HS trả lời.
-GV nhận xét, chốt lại: Bài chia làm 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến thằn lằn xanh.
+ Đoạn 2: Tiếp đó đến đói quá rồi!
+ Đoạn 3: Tiếp đó đến Mình đói quá rồi!
+ Đoạn 4: Còn lại.
-HS theo dõi.
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (thằn lằn, thầm nghĩ, bụi cỏ, làm sao, đổi lại, trở lại,..)
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Mình không thể bò trên tường/ giống như tắc kè,/cũng không thể kiếm ăn/ theo cách của tắc kè. Thằn lằn xanh/ trở về với cái cây của mình/ và thích thú đi kiếm ăn/ vào ban ngày.
+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tnhân vật: Ồ, một người bạn mới!; Tớ chán những bức tường lắm rồi.; Mới nghĩ thế mà tớ đã thấy vui làm sao!; Mình đói quá rồi!
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS luyện đọc theo phân vai nhân vật.
- Cho HS đọc toàn bài trước lớp.
- 1 -2 HS đọc.
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ? 
- HS trả lời. 
- GV nhận xét, kết luận: Các bạn đã tự giới thiệu tên và tập tính của mình.
-HS lắng nghe.
- Yêu cầu thảo luận theo cặp: Vì sao hai bạn muốn đổi cuộc cho nhau?
- HS thảo luận và chia sẻ
- Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình?
- HS trả lời
- Các bạn đã cảm thấy thế nào khi quay lại cuộc sống trước đây của mình?
- HS trả lời. 
-Tìm đọc đoạn văn trong bài có nội dung ứng với mỗi ý trong sách học sinh.
- HS nêu nối tiếp.
- GV kết luận, khen ngợi HS.
a. Thế là hai bạn quyết định đổi cuộc sống cho nhau đến về cuộc sống.
b. Thằn lằn xanh nhận ra đến quá rồi!
c. Trong khi đó đến quá rồi!
- HS lắng nghe
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Khi con người bắt các động vật hoang dã nhốt chúng vào trong một không gian nhỏ, hẹp thì môi trường sống đó có thực sự phù hợp với các con vật không?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe.
- Tìm hiểu thêm về thói quen và tập tính của một số loại động vật em thích.
- HS lắng nghe, thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Toán 
GIẢI BÀI TOÁN CÓ BA BƯỚC TÍNH 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết và nắm được cách giải bài toán có ba bước tính (phân tích tóm tắt đề bài, tìm cách giải, trình bày bài giải)
- Vận dụng giải được các bài toán thực tế có ba bước tính.
- Biết cách diễn đạt, trình bày bài giải liên quan đến ba bước tính.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi. 
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, hỏi: 
+ Tranh vẽ gì?( Tranh vẽ các cô chú đang trồng cây)
+ Hai bạn Việt và bạn Nam nói chuyện gì với nhau? ( Hai bạn đang nói tới số cây của mỗi đội (3 đội)
+ Trong toán học, ta làm thế nào để biết được số cây trồng của cả ba đội? (Câu hỏi mở)
- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ.
- GV giới thiệu- ghi bài
- Quan sát
2. Hình thành kiến thức:
- Theo các em muốn giải được bài toán này ta làm thế nào?
(Ta phải biết được số cây của mỗi đội)
+ Đội 1 trồng được bao nhiêu cây? (Đội 1 trồng được bao 60 cây)
+ Muốn biết đội 2 trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào? ( Thêm 20 cây vào số cây của đội 1 sẽ được số cây của đội 2.)
+ Vậy ta làm phép tính gì? ( Ta làm phép tính cộng, lấy 60 +20 = 80 cây.)
+ Muốn biết đội 3 trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào? ( Bớt 10 cây vào của đội 2 sẽ được số cây của đội 3).
+ Ta làm tính gì ? ( Ta làm phép tính trừ, lấy 80 - 10 = 70 cây.)
+ Cuối cùng ta làm gì ? Tính như thế nào ?( Tìm tổng số cây của cả ba đội trồng được: Làm tính công:
 60 +80 + 70 = 210 cây)
- Đưa sơ đồ tóm tắt bài toán như SGK lên bảng.
- Mời 1 HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp làm nháp.
 Bài giải:
 Số cây đội Hai trồng được là:
 60 + 20 = 80 (cây)
 Số cây đội Ba trồng được là:
 80 – 10 = 70 (cây)
 Số cây cả ba đội trồng được là:
 60 + 80 + 70 = 210 (cây)
 Đáp số: 210 cây
- YC hs thảo luận cặp nêu các bước giải bài toán này.
- GV chốt: Ta có thể tính theo ba bước
Tìm số cây của đội Hai
Tìm số cây của đội Ba
Tìm số cây của ba đội
- HS trả lời. 
- HS nhìn tóm tắt nêu lại đề bài toán.
- Thảo luận - nêu
- Yêu cầu HS lấy ví dụ.
(Tổ Một vẽ được 10 bức tranh, tổ Hai vẽ được nhiều hơn tổ Một 5 bức tranh, tổ Ba vẽ được ít hơn tổ Hai 3 bức tranh. Cả ba tổ vẽ được bao nhiêu bức tranh?)
- GV khuyến khích HS lấy thêm nhiều ví dụ ở dạng toán giải bài toán có ba bước tính.
- HS nêu. 
3. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho chúng ta biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Tóm tắt:
- Cho HS thảo luận, làm bài vào bảng nhóm
- Yêu cầu HS chia sẻ.
 Bài giải:
 Số tiền mua 5 quyển vở là:
 8 000 x 5 = 40 000 (đồng)
 Số tiền mua hai hộp bút là:
 25 000 x 2 = 50 000 (đồng)
 Số tiền phải trả tất cả là:
 40 000 + 50 000 = 90 000 (đồng)
 Đáp số: 90 000 đồng
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
- HS đọc.
- Thực hiện làm bài nhóm 4
- HS chia sẻ, nhận xét, chữa bài
- Lắng nghe
Bài 2.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho chúng ta biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài CN vào vở, chia sẻ.
 Bài giải:
 Số túi táo là:
 40 : 8 = 5 (túi)
 Số túi cam là:
 36 : 6 = 6 (túi)
 Số túi cam nhiều hơn số túi táo là:
 6 – 5 = 1 (túi)
 Đáp số: 1 túi
- HS đọc.
- HS trả lời
- HS làm bài vào vở, chia se
4. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Em hãy tính nhanh đáp số bài toán:
+ Bạn Nam có 10 viên bi. Bạn Tú có nhiều hơn bạn Nam 4 viên bi. Bạn Sơn có nhiều hơn bạn Tú 3 viên bi. Hỏi cả ba bạn có bao nhiêu viên bị ? (Đáp số: 41 viên bi)
- Nhận xét giờ học
- HS thảo luận
- Chia sẻ
- Lắng nghe 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận diện và phân loại một số nhóm danh từ theo đặc điểm về nghĩa.
- Nói và viết được câu văn sử dụng danh từ.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Danh từ là gì? Đặt 1 câu có sử dụng danh từ đã học.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- 2-3 HS trả lời
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS trả lời (Tìm danh từ chỉ thời gian, con vật, cây cối trong đoạn văn dưới đây)
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2
- HS thảo luận và thống nhất đáp án
- GV mời HS đại diện nhóm phát biểu
- HS trả lời.
- GV cùng HS nhận xét.
+Danh từ chỉ thời gian: đêm đêm, ngày.
+Danh từ chỉ con vật: vành khuyên.
+Danh từ chỉ cây cối: lá, bưởi, cỏ.
-HS lắng nghe.
-Yêu cầu HS tìm thêm danh từ chỉ thời gian, con vật, cây cối trong bài Thăn lằn xanh và tắc kè.
- HS chia sẻ nối tiếp.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu
- Tổ chức HS chơi trò chơi Xì điện tìm tiếp các danh từ chỉ nguời cho mỗi nhóm.
- HS tham gia chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Trong gia đình: bố, ông, bà, anh, chị, em,
+Trong trường học: học sinh, cô giáo, bạn bè, hiệu trưởng,..
+ Trong trận bóng đá: cầu thủ, thủ môn, tiền đạo, trung vệ, trọng tài,
- HS lắng nghe
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc
- Cho HS làm bài cá nhân: Tìm từ điền vào chỗ trống, đọc lại câu để kiểm tra.
- HS làm bài vào nháp.
- Tổ chức cho HS nêu kết quả điền từ và nhận xét, chỉnh sửa câu: nắng, mây, gió, chớp, sấm, mưa.
- HS chia sẻ.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc.
-Yêu cầu HS viết câu vào vở.
- HS thực hiện.
-Tổ chức HS chia sẻ, nhận xét và chỉnh sửa câu.
- HS chia sẻ.
- GV tuyên dương HS đặt câu văn hay, sáng tạo.
-HS lắng nghe.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Yêu cầu HS cùng người thân thi tìm nhanh danh từ thuộc 2 nhóm (danh từ chỉ động vật hoang dã, danh từ chỉ cây ăn quả).
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
_____________________________________
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
Bài 3. LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG EM (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Mô tả được một số nét đặc trưng chính về văn hoá nơi địa phương em.
- Trình bày được một số hoạt động về văn hoá truyền thống nơi địa phương em.
- Thể hiện được tình cảm với địa phương và bảo vệ giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của địa phương. 
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, yêu thiên nhiên, chăm chỉ, ham học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, Tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, tài liệu về bản sắc văn hoá, địa phương em đang ở tranh ảnh, video.
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ.
- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Khám phá: (tiết 1)
*HĐ1. Tìm hiểu về các nét văn hoá truyền thống 
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về 1 hoạt động kinh tế ở địa phương
+ Nhóm 1: Phong tục tập quán
+ Nhóm 2: Trang phục truyền thống.
+ Nhóm 3: Nhà ở 
- Yêu cầu HS dựa vào tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, cùng hiểu biết và kiến thức của bản thân để thực hiện nhiệm vụ
- HS dựa vào tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, cùng hiểu biết và kiến thức của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS chia sẻ trước lớp
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ CỦA TỈNH
Hoạt động văn hoá
Đặc điểm
Phong tục tập quán
Trang phục truyền thống.
Nhà ở
- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ 
- GV đánh giá, tuyên dương HS
- GV đánh giá, tuyên dương HS
*HĐ2. Tìm hiểu và kể chuyện về danh nhân
- GV yêu cầu HS làm việc cá nh ... :
- Tổ chức cho HS chia sẻ bài với các bạn và ghi lại những điều cần lưu ý khi viết báo cáo thảo luận.
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Toán 
LUYỆN TÂP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được phép cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.
- Tính được giá trị của biểu thức liên quan đến phép cộng, trừ, nhân, chia có và không có dấu ngoặc.
- Tính được giá trị của biểu thức chứa hai, ba chữ.
- Giải được bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, trừ, nhân.
- Qua giải bài toán thực tế giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: bảng nhóm, máy tính, ti vi, phiếu bài 1.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Thực đặt tính rồi tính
3 245 x 4 = ?
43 650 : 5 = ?
- HS thực hiện.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc.
+ Đặt tính rồi tính và thử lại.
- GV yêu cầu HS thực hiện trên phiếu bài tập
- HS thực hiện.
 8 413
 7
 58 891
Thử lại
58 891 : 7 = 8 413
56 732 8
 0 73 7 091
 12
 4
Thử lại
7 094 x 8 + 4 = 56 732 
- GV nhận xét, khen ngợi.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở cho bạn kiểm tra.
a) Với a = 539, b = 243 ta có: a + b -135
= 539 + 243 – 135
= 782 – 135
= 647
b) Với c = 2 370, m = 105 và n=6 ta có: c + m x n 
 = 2 370 + 105 x 6
 = 2 370 + 630
 = 3 000
- GV khen ngợi HS.
- HS đọc.
- Tính giá trị của biểu thức 
- Thực hiện
- Lắng nghe
Bài 3: 
- Gọi HS đề bài toán.
- HD HS tìm hiểu đề toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào bảng nhóm, thực hiện nhóm 4.
Bài giải
Số tiền của 5 quyển vở là:
6 500 x 5 = 32 500 (đồng)
Số tiền mua 1 bút mực và 5 quyển vở là:
8 500 +32 500 = 41 000 (đồng)
Cô bán hàng trả lại Mai số tiền là:
50 000 – 41 000 = 9 000 (đồng)
 Đáp số: 9 000 đồng
- Nhận xét, khen ngợi.
- HS đọc.
- HS trả lời
- Thảo luận, chia sẻ KQ
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- YC HS làm bài trong phiếu BT theo cặp 
a) (13 640 – 5 537) x 8 = 8 103 x 8
 = 64 824
b) 27 164 + 8 470 – 1 230 
 = 35 634 – 1230 
 = 34 404
- Gọi HS chia sẻ bài
- Nhận xét, khen ngợi.
- HS đọc.
- Thảo luận cặp
- Chia sẻ trước lớp.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Yêu cầu HS thực hiện bài toán 5.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Số bé nhất có hai chữ số có chữ số hàng chục là số nào? + Số 1
+ Khi đó, để có số lẻ bé nhất thì chữ số hàng đơn vị phải là chữ số nào? + Số 1
Vậy số lẻ bé nhất có hai chữ số là số nào? + Số lẻ bé nhất có hai chữ số là số 11. Vậy năm nay chị Hoa 11 tuổi.
- HS nêu.
- Trả lời
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
	Khoa học (Tiết 2)
Bài 3: SỰ Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC. MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được và vận động được những gười xung quanh (gia đình và địa phương) cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
- Trình bày được một số cách làm sạch nước, liên hệ thực tế về một số cách làm sạch nước ở gia đình và địa phương
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập, nước bẩn, cốc có mỏ nhọn và chất khử trùng
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
HĐ3: Sử dụng tiết kiệm nước
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 3 cho biết vì sao cần tiết kiệm nước.
- Gọi HS chia sẻ bài làm.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời
Cần tiết kiệm nước
- Để người khác có nước dùng.
- giảm chi phí sinh hoạt.
- Bảo vệ nguồn tài nguyên nước tránh bị cạn kiệt.
- GV kết luận, tuyen dương
- HS nêu
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 4 cho biết việc nên làm và không nên làm
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu.
Việc nên làm
Việc không nên làm
Hình 4d và 4b xoa xà phòng và xoa dầu gội đã tắt vòi nước, việc làm đó tiết kiệm nước
Hình 4a và 4c xoa xà phòng và xoa dầu gội vẫn mở vòi nước gây lãng phí nước.
- GV gọi HS trình bày
- HS nêu
- GV kết luận, tuyên dương và gọi HS chia sẻ thêm một số việc làm khác để tiets kiệm nguồn nước.
- HS trả lời
HĐ4: Môt số cách làm sạch nước
- GV tổ chức HS thảo luận theo nhóm 4 tiến hành thí nghiệm ( cách đọc thông tin, cách thục hiện, yêu cầu an toàn khi thí nghiệm)
- HS thực hiện
- Gọi các nhóm chia sẻ kết quả
Cách lọc
Loại bỏ được các chất không hoà tan trong nước
Cách đun sôi
Làm chết hầu hết vi khuẩn và loại bỏ bớt các chất gây mùi cho nước
Cách khử trùng
Khử được vi khuẩn trong nước
- GV gọi HS chia sẻ cách phù hợp làm sạch nước và trình bày theo thực tế gia đình em.
- HS thực hiện
3. Thực hành, luyện tập
- Tổ chức HS hoạt động nhóm 6, hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4 thể hiện nội dung bài em đã học : sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước, một số cách làm sạch nước.
- HS hoạt động
- GV cho HS trưng bày sản phẩm và đánh giá
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nêu một số cách làm sạch nước, nêu các việc em đã làm và sẽ làm để tiết kiệm nước.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Thứ Sáu ngày 22 tháng 9 năm 2023
Toán 
BÀI 7. ĐO GÓC, ĐƠN VỊ ĐO GÓC ( TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được đơn vị đo góc: độ (o).
- Sử dụng được thước đo góc để đo các góc: 60o, 90o, 120o, 180o.
- Đọc viết đúng đơn vị đo góc; sử dụng thước đo góc đo được đúng các góc theo yêu cầu.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác, năng lực sử dụng công cụ toán học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, bộ đồ dùng dạy học toán 4.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ ý a trong SGK.
+ Tranh vẽ gì? 
- Tranh vẽ hai góc nhọn AOB và MPN và hai bạn đang tranh luận với nhau.
+ Hai bạn Việt và bạn Nam nói chuyện gì với nhau?
 - Hai bạn nêu ý kiến của mình về sự so sánh góc AOB và góc MPN.
+ Đối với các góc, ta làm thế nào để biết được góc nào lớn hơn, góc nào bé hơn ? (câu hỏi mở)
- Quan sát tranh
- HS suy nghĩ, nêu theo ý hiểu
- GV giới thiệu: - ghi bài
- Lắng nghe, ghi đầu bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Yêu cầu HS quan sát 2 góc nhọn AOB và MPN.
+ Theo em, góc nào lớn hơn, góc nào bé hơn ? ( góc MPN lớn hơn góc AOB)
+ Em làm cách nào để biết điều đó ? ( dùng thước đo để đo)
- GV giới thiệu: Để đo độ lớn của góc ta cần dùng thước đo độ - Cho HS quan sát thước đo độ.
+ Độ là đơn vị đo góc, kí hiệu là o (viết ở trên số). Chẳng hạn một độ viết là 1o. 
- GV thao tác sử dụng thước đo độ đo góc AOB và góc MPN
+ Góc đỉnh O, cạnh OA, OB bằng ba mươi độ. Ba mươi độ viết là 30o
- Quan sát 
+ Trả lời
- Quan sát
b. Cách đo góc bằng thước đo góc.
- GV thao tác trên bảng để HS cùng thực hiện
Đo góc đỉnh O cạnh OA, OB:
. Đặt đỉnh O của góc trùng với tâm của thước đo góc; cạnh OB nằm trên đường kính của nửa hình tròn của thước.
. Cạnh OA đi qua một vạch trên nửa đường tròn của thước, chẳng hạn vạch ghi số 30, ta được số đo góc đỉnh O, cạnh OA, OB bằng 30o.
- Thực hiện trên SGK như GV HD
- GV vẽ một, hai góc lên bảng, gọi HS lên thực hành.
- GV lưu ý HS cách cầm thước đo sao cho chính xác
- HS lên thực hành
3. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc bài toán: Quan sát thước đo góc rồi nêu số đo của mỗi góc.
- Yêu cầu HS chia sẻ.
- HS nêu số đo của mỗi góc : Góc đỉnh O, cạnh OD, OC bằng 90o; góc đỉnh O, cạnh OE, OM bằng 120o; góc đỉnh O, cạnh ON, OP bằng 180o
- HS đọc yêu cầu
- Thực hiện cá nhân
Bài 2.
- Gọi HS đọc bài toán: Quan sát tranh rồi nêu số đo các góc.
- Yêu cầu HS chia sẻ.
- HS nêu số đo của mỗi góc: Góc đỉnh N, cạnh NM, NH bằng 60o; góc đỉnh H, cạnh HM, HN bằng 90o; góc đỉnh C, cạnh CA, CD bằng 120o, góc đỉnh d, cạnh dA, db bằng 60o.
- HS đọc yêu cầu
- Thực hiện cá nhân
4. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Để đo góc ta cần dùng dụng cụ nào ? Tên đơn vị đo góc là gì ?
- Cho HS đo một, hai góc của khung sắt cửa sổ lớp học
- Nhận xét giờ học
- HS trả lời câu hỏi
- HS thực hiện 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Nói và nghe: KẾ CHUYỆN BỐN ANH TÀI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nghe hiểu câu chuyện Bốn anh tài; trả lời được các câu hỏi dưới tranh; kể lại được 1 – 2 đoạn trong câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu: 
-Tổ chức cả lớp hát bài: Quê hương tươi đẹp.
- GV giới thiệu vào bài.
-HS hát tập thể.
-HS lắng nghe.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1. 
-Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS nêu: Nghe kế chuyện và ghi lại những chi tiết quan trọng.
- GV giới thiệu nhân vật Cẩu Khây, những người bạn và nhân vật yêu tinh trong 4 bức tranh,
- HS quan sát.
- GV kể chuyện lần 1 kết hợp chỉ vảo các hình ảnh.
- HS quan sát và lắng nghe.
- GV kể chuyện lần 2 kết hợp với hỏi nội dung câu chuyện.
+ Vì sao Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh?
+Cẩu Khây đã gặp những ai trên đường đi?
+ Cẩu Khây và những người bạn chiến đấu với yêu tinh như thế nào?
+Câu chuyện kết thúc ra sao?
- HS lắng nghe và tương tác ghi lại những chi tiết quan trọng.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả làm việc.
-HS chia sẻ nối tiếp.
-GV nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe.
Bài 2. 
-Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS nêu: Trả lời câu hỏi dưới tranh.
-Tổ chức HS thảo luận nhóm 4.
-HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu.
-Cho HS trình bày, các nhóm khác nhận xét.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Tranh 1: Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh vì thương dân bản bị yêu tinh quấy phá.
Tranh 2: Cẩu Khây tìm được 3 người bạn để cùng diệt yêu tinh: Nắm Tay Đóng Cọc, Lất Tai Tát Nước, Mong Tay Đục Máng.
Tranh 3: Cẩu Khây cùng các bạn chiến đấu với yêu tinh: Nắm Tay Đóng Cọc đắm yêu tinh gãy hết răng, Cẩu Khây nhổ cây quật túi bụi,..
Tranh 4: Yêu tinh quy hàng, dân bản trở lại cuộc sống bình yên. 
-HS theo dõi.
Bài 3. 
-Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS nêu: Kể lại câu chuyện trên.
-Yêu cầu HS nhìn tranh, dựa vào câu hỏi gợi ý tự kể chuyện.
-HS thực hiện cá nhân.
-Tổ chức HS kể chuyện theo nhóm.
-HS kể nối tiếp câu chuyện theo nhóm 4.
-GV mời các nhóm thực hành kể chuyện.
- HS các nhóm thực hiện.
-GV và HS nhận xét, tuyên dương.
-HS lắng nghe.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Em hãy kể lại cho người thân nghe câu chuyện này.
- HS về tìm đọc câu chuyện có nhân vật mang đặc điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách để chuẩn bị tiết học sau.
- HS thực hiện.
-HS lắng nghe, thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_3.doc