Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 2
Tiết 2 Tiếng Việt
Đọc: ANH EM SINH ĐÔI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Kiến thức:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Anh em sinh đôi.
- Biết đọc diễn cảm các đoạn hội thoại phù hợp với tâm lí, cảm xúc của nhân vật.
- Nhận biết được các sự vệc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian.
- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mọi người có thể giống nhau về ngoại hình hoặc một đặc điểm nào đó, nhưng không ai giống ai hoàn toàn, bơi bản thân mỗi người là một thực thẻ duy nhất.
* Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 2
TUẦN 2 Ngày soạn: 09/09/2023 Ngày giảng: Thứ hai 11/09/2023 Tiết 2 Tiếng Việt Đọc: ANH EM SINH ĐÔI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Anh em sinh đôi. - Biết đọc diễn cảm các đoạn hội thoại phù hợp với tâm lí, cảm xúc của nhân vật. - Nhận biết được các sự vệc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian. - Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mọi người có thể giống nhau về ngoại hình hoặc một đặc điểm nào đó, nhưng không ai giống ai hoàn toàn, bơi bản thân mỗi người là một thực thẻ duy nhất. * Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV nêu yêu cầu của trò chơi, đồng thời treo tranh lên bảng hoặc chiếu tranh lên màn hình và giao nhiệm vụ cho HS: + Chơi trò chơi theo nhóm (Tìm và nói nhanh 5 diểm khác nhau giữa 2 tranh) hoặc đại diên nhóm lên chơi trước lớp + HS hoặc đội nào tìm được 5 điểm khác nhau nhanh hơn, HS hoặc đội đó sẽ chiến thắng. - Khi HS nêu điểm khác nhau, GV khoanh tròn (hoặc chỉ vào) điểm đó trên tranh. - HS lắng nghe - HS chơi trò chơi. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Đáp án; (1) Bụi cây truóc mặt cậu bé, (2) bụi cây sau thân cây lớn, (3)màu áo của cậu bé, (4) màu quyển sách, (5)chỏm tóc của cậu bé. - GV gọi HS chia sẻ. - GV tổng kết trò chơi: Qua trò chơi, HS có thể thấy, dù có những sự vật, hiện tượng nhìn thoáng qua tưởng như rất giống nhau, ví dụ như các anh chị em sinh đôi, nhung họ vẫn có những khác biệt nhất định về hình thức, tinh cách, GV có thể cho HS xe ột số tranh ảnh về các cặp sinh đôi nổi tiếng (nếu có), và giới thiệu những sự khác biệt giữa họ (về cuộc sống, về lĩnh vực hoạt động,) - GV mời HS nêu nội dung tranh minh hoạ. Sau đó GV giới thiệu khái quát bài đọc Anh em sinh đôi. - HS chia sẻ - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV gọi HS đọc mẫu toàn bài. - GV HS đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng để phát âm sai, chú ý cách ngắt giọng ở những câu dài. - Bài chia làm mấy đoạn? - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (vấn vương, xếp khéo léo,...) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - Hướng dẫn HS đọc: + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Hai anh em mặc đồng phục/ và đội mũ/ giống hệt nhau,/ bạn bè/ lại cổ cũ nhầm mất thôi; Các bạn cuống quýt/ gọi Khánh thay thế/ khi thấy Long nhăn nhó vì đau/ trong trận kéo co. - HS đọc - Bài chia làm 4 đoạn. Đoạn 1: từ đến đến chẳng bận tâm đến chuyện đó; đoạn 2: tiếp theo đến nỗi gạch nhiên ngập tràn của Long; đoạn 3: tiếp theo đến để trêu các cậu đấy, đoạn 4: còn lại. - HS đọc nối tiếp - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Gv nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. - HS luyện đọc b. Tìm hiểu bài: - GV hỏi: Câu 1. Long và Khánh được giới thiệu như thế nào? - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp Câu 2. Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh? - GV HD HS đọc lại đoàn đầu của VB, sau đó tìm chi tiết trả lời cho câu hỏi. - HS trao đổi theo cặp để TLCH. - HS trả lời + Đáp án: Long và Khánh được giưới thiệu là anh em sinh đôi, giống nhau như đúc. - Ví dụ: + Cảm xúc của Long khi thấy mình giống anh: Hồi nhỏ cảm thấy khoái chí, lớn lên không còn thấy thú vị nữa, khi chuẩn bị đi hội thao thì Long rất lo lắng. + Hành động của Long; Cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi, đến trang phục, kiểu tóc. Câu 3. Theo em, vì sao Long không muốn giống anh của mình? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến của em. A. Vì Long không thích bị mọi người gọi nhầm. B. Vì Long cảm thấy phiền hà khi giống người khác. C. Vì Long muốn khẳng định vẻ riêng của mình. - GV nêu câu hỏi, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ đẻ chuẩn bị câu trả lời. - HS làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu đại diện nhóm nêu ý kiến trước lớp. - GV cho HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. Câu 4. Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào? - GV nêu yêu cầu câu hỏi. - GV gợi ý HS đọc lại đoạn hội thoại giữa các bạn nhỏ trong câu chuyện để tìm ý trả lời cho câu hỏi. - GV có thể đặt câu hỏi phụ: ? Các bạn đã nói những gì về sự khác nhau giữa Long và Khánh? - GV cho HS trao đổi trong nhóm, theo cặp và thống nhất đáp án. - GV cho HS trình bày trước lớp. - GV cho HS nhận xét. - GV nhận xét, góp ý hoạt động Câu 5. Nhận xét về đặc điểm của Long và Khánh thể hiện qua hành động, lời nói của từng nhân vật. - GV yêu cầu HS xác định đề bài - GV HD HS tìm các chi tiết thể hiện hành động và lời nói của Long và Khánh, sau đó nhận xét về Long và Khánh qua các hành động và lời nói đó. - HS trao đổi trong nhóm. - GV cho HS nhận xét trong nhóm - GV cho HS trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương - HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện theo yêu cầu - Đại diện HS trả lời. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS nêu yêu cầu. - HS đọc đoạn hội thoại. - HS lắng nghe. - Đáp án: Các bạn nói Long và Khánh mỗi người một vẻ, không hề giống nhau. Long chậm rãi, lúc ào cũng nghiêm túc; Khánh nhanh nhảu, hay cười. - HS thảo luận nhóm để trả lời - HS trình bày đáp án. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS xác định đề bài. - HS có thẻ kẻ bảng hoặc liệt kê chi tiết về hành động và lời nói của Khánh và Long. - HS trao đổi, thảo luận nhóm về Khánh và Long. - HS nhận xét - HS trình bày trước lớp. - HS lắng nghe. 3. Luyện tập, thực hành: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm - HS lắng nghe - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc. - HS thực hiện - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng, trải nghiệm: ? Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì về tình cảm của anh em Long và Khánh? - HS trả lời. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Công chúa và người dẫn chuyện. Tiết 3: Toán BÀI 3: SỐ CHẴN, SỐ LẺ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng: Sau bài học này, HS sẽ: Hiểu thế nào là số chẵn, số lẻ Nắm được dấu hiệu nhận biết số chẵn, số lẻ 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Năng lực riêng: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học: Thông qua hoạt động khám phá, vận dụng thực hành giải các bài tập Năng lực giải quyết vấn đề: Qua giải bài toán thực tế 3. Phẩm chất Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân. Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận. Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm. Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên Giáo án. Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4. Máy tính, máy chiếu. Bảng phụ. b. Đối với học sinh SHS. Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1: SỐ CHẴN, SỐ LẺ A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai đúng?” + GV chọn 1 bạn trong lớp làm quản trò, 2 bạn làm trọng tài + Quản trò sẽ hô bất kì số nào trong dãy số tự nhiên + Nếu đó là số lẻ thì người chơi vỗ tay 1 cái, còn số chẵn thì người chơi im lặng (không vỗ tay) + Trọng tài quan sát xem bạn nào làm không đúng theo lời nói là vi phạm luật chơi và bị một hình phạt (múa, nhảy, hát,...) - GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3: Số chẵn, số lẻ – Tiết 1: Số chẵn, số lẻ". B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: - Giúp HS hiểu và nhận biết thế nào là số chẵn, số lẻ. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh thực tế là dãy phố ghi số nhà, qua bóng nói của Mai và Rô – bốt và cho biết: + Các số nào là số chẵn? + Các số nào là số lẻ? + Trong các số trên, những số nào chia hết cho 2? Những số nào không chia hết cho 2? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Rút ra cách nhận biết số chẵn, số lẻ + Lấy các ví dụ minh họa. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS vận dụng giải được các bài tập 1, 2, 3 ở phần hoạt động b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Trong các số dưới đây, số nào là số chẵn, số nào là số lẻ? - GV yêu cầu HS dựa vào dấu hiệu nhận biết số chẵn, số lẻ để xác định được trong các số đã cho, số nào là số chẵn, số nào là số lẻ. - GV nhận xét, chữa bài Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Nêu các số chẵn, số lẻ trên tia số dưới đây - GV cho HS làm bài tập theo nhóm đôi. - GV cho HS tìm số chẵn, số lẻ ở các đoạn khác nhau của tia số. - GV mời đại diện vài cặp xác định trước lớp - GV nhận xét, đánh giá, chữa bài. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Từ 10 đến 31 có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ? - GV yêu cầu HS viết các số trên tia số rồi đếm. - GV thêm các yêu cầu khác: + Từ 10 đến 30 có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ? + Từ 11 đến 31 có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ? - GV nhận xét, chữa bài * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Luyện tập - HS lắng nghe luật chơi, tích cực tham gia - HS lắng nghe - HS quan sát tranh, trả lời: + Các số chẵn: 10, 12,14, 16, 18,... + Các số lẻ: 11, 13, 15, 17, 19, ... + Các số 10, 12, 14, 16, 18,... là những số chia hết cho 2 Các số 11, 13, 15, 17, 19,... là những số không chia hết cho 2 - HS trả lời: + Các số có chữ số tận cùng 0, 2, 4, 6, 8 là các số chẵn. Ví dụ: 40, 72, 214, 96, 2 318,... + Các số có chữ số tận cùng 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ. Ví dụ: 31, 73, 615, 107, 1 909,... - Kết quả: + Các số chẵn là: 12, 108, 194, 656, 72 + Các số lẻ là: 315, 71, 649, 113, 107 - HS thực hiện theo yêu cầu GV - Kết quả: Các số chẵn là: 0, 2, 4, 6, 8, 10, 12 Các số lẻ là: 1, 3, 5, 7, 9, 11 - HS hoàn thành bài theo yêu cầu GV. - Kết quả: Từ 10 đến 31 có 11 số chẵn và 11 số lẻ - HS thực hiện theo yêu cầu của GV - HS chú ý nghe - HS lưu ý rút kinh nghiệm cho các tiết học sau. - HS chú ý lắng nghe Tiết 4 Khoa học BÀI 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Sau bài học này, HS: Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước. Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước. Vẽ sơ đồ và ghi chú được “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. 2. Năng lực: Năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt ... gười thân có hành vi, thái độ biết ơn những người lao động. - HS có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực: + Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. + Năng lực tự chủ và tự học NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL điều chỉnh hành vi, NL phát triển bản thân, NL tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. II.Đồ dùng dạy - học: - GV: Kế hoạch bài dạy - HS: SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (cả lớp) - GV tổ chức múa hát bài “Lớn lên em sẽ làm gì?” – Nhạc Trần Hữu Pháp để khởi động bài học. + GV Cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát : Em hãy kể tên những nghề nghiệp được nhắc đến trong bài hát. + GV hỏi thêm: Lớn lên em sẽ làm gì? - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới. 2. Khám phá 1. Tìm hiểu những đóng góp của người lao động. (Làm việc chung cả lớp) - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài - GV mời HS làm việc chung cả lớp, cùng đọc thầm bài thơ “Tiếng chổi tre” và trả lời câu hỏi. + Việc làm của chị lao công giúp ích gì cho cuộc sống chúng ta? - GV mời HS trả lời. - GV mời cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Khi mọi người đã ngủ, chị lao công vẫn cần mẫn quét rác trên đường phố trong những đêm hè vắng lặng và những đêm đông giá rét. Việc làm của chị lao công góp phần giữ sạch, đẹp đường phố, để “Hoa Ngọc Hà/ Trên đường rực nở/ Hương bay xa/ Thơm ngát đường ta”. Bởi vậy, chúng ta cần biết ơn việc làm của chị lao công. - GV tiếp tục dùng kĩ thuật Tia chớp để HS trả lời nhanh câu hỏi: + Hãy kể thêm một số công việc của người lao động khác mà em biết. (Bác sĩ, giáo viên, ca sĩ, diễn viên, nông dân,) + Những công việc đó có đóng góp gì cho xã hội? (Những công việc đó đóng góp cho xã hội: khám chữa bệnh, dạy kiến thức, tạo ra lương thực,) - GV kẻ bảng, lần lượt điền vào bảng những câu trả lời đúng. - BVN cho cả lớp cùng múa hát theo nhịp điều bài hát. - HS chia sẻ những nghề nghiệp mà em nghe thấy trong bài hát. - HS trả lời theo suy nghĩ và ước mơ của mình. - Nghe, ghi đầu bài. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS làm việc chung cả lớp: cùng đọc thầm bài thơ “Tiếng chổi tre” và trả lời câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi theo hiểu biết của mình - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - HS trả lời theo hiểu biết của mình. STT Nghề nghiệp Đóng góp 1 Nông dân (lái máy gặt) Góp phần tạo ra lúa, gạo cho xã hội 2 Công nhân (may) May quần áo cho mọi người 3 Giáo viên Dạy kiến thức, đạo đức, kĩ năng,...cho HS. 4 Nhân viên bán hàng Giúp mọi người mua bán, trao đổi hàng hoá. 5 Bác sĩ Khám, chữa bệnh cho mọi người. 6 Nhà khoa học Nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống. 3. Luyện tập – Thực hành. - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi ‘‘Giải đố về nghề nghiệp”. GV chọn hai đội chơi, mỗi đội khoảng 3 − 5 HS. Lần lượt đội A nêu câu hỏi, đội B trả lời và ngược lại. Có thể sử dụng câu đố vui về nghề nghiệp hoặc mô tả hoạt động của một nghề nghiệp để đội bạn gọi tên nghề nghiệp đó. 1/ Nghề gì cần đến đục, cưa Làm ra giường, tủ, sớm, trưa ta cần? 2/ Nghề gì vận chuyển hành khách, hàng hoá từ nơi này đến nơi khác? 3/ Nghề gì chân lấm tay bùn Cho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày? 4/ Nghề gì bạn với vữa, vôi Xây nhà cao đẹp, bạn tôi đều cần? 5/ Nghề gì chăm sóc bệnh nhân Cho ta khỏe mạnh, vui chơi học hành? - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Vận dụng - GV tổ chức cho HS chơi trò “Phóng viên nhí”, chia sẻ một số việc bản thân đã làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động. - GV chọn một HS xung phong làm phóng viên, lần lượt hỏi các bạn trong lớp: + Bạn đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động? + Có khi nào bạn chứng kiến những lời nói, việc làm chưa biết ơn người lao động? + Bạn có suy nghĩ gì về điều đó? - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tích cực. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà. - HS chia làm 2 đội, tham gia trò chơi. - Nghề thợ mộc - Nghề lái xe, tài xế - Nghề làm nông - Nghề thợ xây - Nghề bác sĩ - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. - HS tham gia chơi. - 1HS làm phóng viên và hỏi cả lớp. - 3-5 HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân - Lắng nghe - Thực hiện Ngày soạn: 13/09/2023 Ngày giảng: Thứ sáu 15/09/2023 Tiết 1: Tiếng Việt Viết: VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - Viết được đoạn văn nêu ý kiến (nêu lý do vì sao mình thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe) - Biết chỉnh sửa đoạn văn cho hay hơn. * Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV giới thiệu ghi bài - HS lắng nghe 2. Luyện tập, thực hành: Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. a. Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã học hoặc đã nghe. - GV cho HS đọc lại yêu cầu của đề bài, xác định yêu cầu trọng tâm. - GV cho HS suy nghĩ, chuẩn bị các ý kiến rồi trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm. - GV mời 2 – 3 HS nêu ý kiến. Các em có thể có những cách diễn đạt khác nhau. - GV hướng dẫn HS đọc phần lưu ý trong SHS. - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS thảo luận theo nhóm - HS trình bày. - HS lắng nghe. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - GV hướng dẫn HS cách đọc soát bài viết theo những tiêu chí trong SHS. - Tổ chức cho HS chia sẻ bài với các bạn và ghi lại những câu văn, những điều em muốn học tập - HS thực hiện - Nhận xét tiết học Tiết 2: Tiếng Việt ĐỌC MỞ RỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - Tìm đọc được sách báo để có thêm những hiểu biết về các thành tựu khoa học, công nghệ. - Biết trao đổi, chia sẻ với bạn về nội dung câu chuyện đã đọc; nhớ tên những câu chuyện của tác giá yêu thích và kể lại cho người thân * Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu đọc sách - HS: sách, báo sưu tầm có nội dung về khoa học công nghệ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV cho HS hát và nhảy theo nhạc. - GV yêu cầu HS mag sách báo, tài liệu m đem đến ktra. - HS thực hiện theo yêu cầu 2. Luyện tập, thực hành: a. Đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật. - GV hướng dẫn HS chia sẻ cách tìm văn bản đọc mở rộng theo yêu cầu nêu trong SHS. - GV nhắc HS tham khảo tác phẩm theo gợi ý trong SHS (ngoài ra, HS có thể kể thêm tên các tác phẩm khác mà các em yêu thích). - HS nào tìm được câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật và có mang sách, truyện đến lớp thì tự đọc hoặc đọc trong nhóm. HS nào chưa tìm được thì đọc chung cùng với các bạn (hoặc GV cung cấp). b. Viết phiếu đọc sách theo mẫu. - HS ghi tóm tắt những gì mình đọc được vào phiếu đọc sách. - GV mời HS trong lớp chia sẻ những nội dung đã ghi trong phiếu đọc sách với các bạn. - HS ghi chép các thông tin cơ bản vào phiếu đọc sách hoặc có thể trao đổi về nhân vật, năng khiếu của nhân vật trong câu chuyện theo nhóm. - HS chia sẻ trong nhóm, ghi vào phiếu đọc sách các thông tin cơ bản trong phiếu và những lí do yêu thích câu chuyện. c. Trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện mà em đã đọc. - HS trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện đã đọc (VD: Nội dung câu chuyện nói về điều gì? Nhân vật chính trong truyện là ai? Nhân vật đó có năng khiếu gì nổi bật? Em hãy nêu tình cảm, cảm xúc của mình về nhân vật đó,). - HS làm việc nhóm 3 hoặc nhóm 4, giới thiệu về tác giả cuốn sách, những câu chuyện trong sách, 3. Vận dụng, trải nghiệm - GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu ở hoạt động Vận dụng: Kể với người thân một câu chuyện của tác giả mà em yêu thích. - GV nhận xét kết quả học tập của HS. Khen ngợi, động viên các em học tập tích cực. Dặn HS ôn Bài 4 và đọc trước Bài 5. - HS lắng nghe. - HS thảo luận tìm hiểu. - HS viết những điều m đọc vào phiếu đọc sách. - HS trao đổi, chia sẻ. - HS trao đổi nhóm. - HS lắng nghe. - HS thực hiện Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm SINH HOẠT LỚP Chủ đề: Em Lớn lên cùng mái trường mến yêu I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Qua tiết hoạt động, HS: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Bầu được ban cán sự lớp. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định mục tiêu và tham gia hoạt động ứng cử, đề cử ban cán sự lớp. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 2 và phương hướng hoạt động tuần 3 a. Sơ kết tuần 2: - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 2. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. Báo cáo kết quả của cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm. - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét. b. Phương hướng tuần 3 - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau TUẦN 2: Đánh giá hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a. Mục tiêu: HS đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động của bản thân b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đánh giá theo các tiêu chí sau: + Xác định và giới thiệu những đặc điểm đáng tự hào của bản thân. + Xác định và giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân. + Xác định khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản. + Xác định khả năng điều chỉnh suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản. - GV phát cho HS Phiếu đánh giá và yêu cầu: Mỗi HS tự đánh giá về các hoạt động của em đã thực hiện trong chủ đề Nhận diện bản thân. Sau đó, em hãy đổi Phiếu đánh giá với bạn cùng bàn để bạn đánh giá về việc thực hiện các hoạt động trong chủ đề của em. - GV yêu cầu HS về nhà xin ý kiến người thân về việc em đã thực hiện. - GV ghi ý kiến nhận xét vào Phiếu đánh giá và tổng kết hoạt động. - HS lắng nghe tiêu chí đánh giá. - HS tự đánh giá và đổi Phiếu đánh giá với bạn cùng bàn. - HS về nhà xin ý kiến người thân. - HS lắng nghe. MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ: PHIẾU ĐÁNH GIÁ Họ và tên: Lớp: Trường: 1. Tự đánh giá và bạn đánh giá em Tô màu vào J với mỗi nội dung em tự đánh giá và bạn đánh giá theo gợi ý dưới đây: Hoàn thành tốt: Hoàn thành: Chưa hoàn thành: STT Nội dung Em tự đánh giá Bạn đánh giá em 1 Xác định và giới thiệu những đặc điểm đáng tự hào của bản thân. 2 Xác định và giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân. 3 Xác định khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản. 4 Xác định khả năng điều chỉnh suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản. Người kiểm tra Người lên KHDH Võ Ngọc Thọ
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_2.doc