Giáo án điện tử 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10 - Năm học 2023-2024

CHỦ ĐỀ 3: LÀM VIỆC KHOA HỌC

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ - Câu chuyện về ngày hôm qua

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS hiểu được ý nghĩa và giá trị tư duy khoa học trong sắp xếp và thực hiện các công việc, hoạt động hằng ngày.

- HS tự tin trình diễn tiểu phẩm và chia sẻ được bài học rút ra từ tiểu phẩm.

II. ĐỒ DÙNG , PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Nhà trường:

- Trang trí sân khấu phù hợp với trình diễn tiểu phẩm.

2. Học sinh:

- Một nhóm HS chuẩn bị tiểu phẩm để trình diễn: Trang phục, đạo cụ để diễn

- HS ngồi xem trình diễn:Trang phục chỉnh tề, ghế ngồi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 33 trang Khánh Đăng 28/12/2023 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10 - Năm học 2023-2024

Giáo án điện tử 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10 - Năm học 2023-2024
TUẦN 10
Thứ hai ngày 06 tháng 11 năm 2023
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 3: LÀM VIỆC KHOA HỌC
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ - Câu chuyện về ngày hôm qua
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS hiểu được ý nghĩa và giá trị tư duy khoa học trong sắp xếp và thực hiện các công việc, hoạt động hằng ngày.
- HS tự tin trình diễn tiểu phẩm và chia sẻ được bài học rút ra từ tiểu phẩm.
II. ĐỒ DÙNG , PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
1. Nhà trường: 
- Trang trí sân khấu phù hợp với trình diễn tiểu phẩm.
2. Học sinh: 
- Một nhóm HS chuẩn bị tiểu phẩm để trình diễn: Trang phục, đạo cụ để diễn
- HS ngồi xem trình diễn:Trang phục chỉnh tề, ghế ngồi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Học sinh vui vẻ, phấn khởi.
- Cách tiến hành:
- Mời HS tham gia 1 đến 2 tiết mục văn nghệ.
- HS theo dõi lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ:Câu chuyện về ngày hôm qua
- Mục tiêu: 
+ Học sinh hiểu được ý nghĩa và giá trị tư duy khoa học trong sắp xếp và thực hiện các công việc, hoạt động hằng ngày.
+ Học sinh tự tin trình diễn tiểu phẩm. 
- Cách tiến hành:
- Nhà trường giới thiệu tiết mục trình diễn tiểu phẩm Câu chuyện về ngày hôm qua
- Mời nhóm học sinh lên trình diễn tiểu phẩm.
- HS chú ý lắng nghe.
- Nhóm học sinh lên trình diễn tiểu phẩm.
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Học sinh hiểu được ý nghĩa và giá trị tư duy khoa học trong sắp xếp và thực hiện các công việc, hoạt động hằng ngày.
+ Chia sẻ được bài học rút ra từ tiểu phẩm.
- Cách tiến hành:
- GV mời một số em chia sẻ bài học rút ra được từ tiểu phẩm.
- GV nêu câu hỏi:
Qua tiểu phẩm :
+ Em có nhận xét gì về cách sắp xếp và thực hiện công việc của bạn Minh?
+ Em hãy giúp bạn Minh sắp xếp và thực hiện công việc hợp lí hơn.
+ Theo em, việc sắp xếp và thực hiện công việc, hoạt động hằng ngày hợp lí có tác dụng gì?
- GV nhận xét, biểu dương.
- Kết thúc, dặn dò.
- HS tham gia chia sẻ ý kiến.
- 1 số HS trả lời theo suy nghĩ của mình. 
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:.....................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Tiếng Việt:
Đọc: VẼ MÀU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Vẽ màu, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ khi vẽ tranh.
- Nhận biết được màu sắc của các sự vật, cách gọi màu sắc của sự vật trong bài thơ; nhận xét được đặc điểm, cách gợi màu sắc của sự vật cùng những cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Cần trân trọng, phát huy năng lực tưởng tượng, sáng tạo của mỗi cá nhân. 
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Đọc nối tiếp bài Trước ngày xa quê và trả lời câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ không muốn xa quê?
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu chủ điểm: Niềm vui sáng tạo. 
- Yêu cầu HS quan sát tranh chủ điểm và cho biết tranh nói với em điều gì về chủ điểm?
- GV giới thiệu bài: Vẽ màu
- HS quan sát và chia sẻ.
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu cả bài hoặc gọi HS đọc (lưu ý đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, thể hiện tâm trạng, cảm xúc, sự khám phá của nhân vật).
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: Còn màu xanh chiếu là; Làm mát những rặng cây; Màu nâu này biết không;..
+ Đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ (nhấn giọng vào những từ ngữ chỉ màu sắc, thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật)
- 5HS đọc nối tiếp cả bài thơ.
- HS đọc
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt.
- Gọi HS đọc trước lớp.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển để tìm nghĩa của từ đại ngàn.
- HS trả lời 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc và trả lời câu 1: Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ màu sắc của mỗi sự vật (hoa hồng, nắng đêm, lá cây, hoàng hôn, rừng đại ngàn)
- HS làm vào phiếu bài tập
Hoa hồng – màu đỏ; nắng – màu vàng; đêm – màu đen (mực); lá cây – màu xanh; hoàng hôn – màu tím; rừng đại ngàn – màu nâu.
- Yêu cầu thảo luận theo cặp: Các khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm nào?
- HS thảo luận và chia sẻ
Đáp án: Khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở buổi sáng (bình minh ở khổ 2), buổi chiều tối (hoàng hôn ở khổ 3), buổi đêm (đêm ở khổ 4)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Theo em, bạn nhỏ muốn nói gì qua hai dòng thơ “Em tô thêm màu trắng/ Trên tóc mẹ sương rơi..”?
- HS trả lời
- GV nêu yêu cầu: Nếu được vẽ một bức trang với đề tài tự chọn, em sẽ vẽ gì? Em chọn màu vẽ nào để vẽ? Vì sao?
- HS trả lời. 
- GV kết luận, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng tại lớp, đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với mẹ? Em đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- Sưu tầm tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: .
..
Tiếng Việt:
Luyện từ và câu: BIỆN PHÁP NHÂN HÓA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nắm được khái niệm biện pháp nhân hóa và nhận biết được các vật, hiện tượng được nhân hóa, biện pháp nhân hóa.
- Nói và viết được câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV và học sinh cùng múa, hát một bài hát: Cháu vẽ ông mặt trời.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- HS múa hát
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu: Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dùng để gọi con vật nào? Em có nhận xét gì về cách dùng những từ đó trong đoạn văn?
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc
- HS trả lời 
- Gọi 1 HS đọc to các từ in đậm: anh, cô, chú, ả, chị, bác.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
GV chốt: Tác dụng của các từ hô gọi trên làm cho các con vật trong đoạn văn trở nên sinh động, gần gũi với con người hơn. Đoạn văn viết về những con vật như nói về con người.
- HS đọc
- HS thảo luận và thống nhất câu trả lời.
Stt
Từ in đậm
Con vật
1
anh
Chuồn chuồn ớt
2
cô
Chuồn chuồn kim
3
chú
Bọ ngựa
4
ả
Cánh cam
5
chị
Cào cào
6
bác
Giang, dẽ
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài: Tìm trong đoạn thơ những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả các vật hoặc hiện tượng tự nhiên.
- HS nêu
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- HS đọc bài thơ, tìm từ ngữ theo yêu cầu của bài tập. 
Bụi tre
Tần ngần, gỡ tóc
Hàng bưởi
Bế lũ con
Chớp
Rạch ngang trời
Sấm
Ghé xuống sân, khanh khách cười
Cây dừa
Sải tay bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
- GV chốt bài
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài: Trong đoạn thơ, những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hóa? Chúng nhân hóa bằng cách nào?
- HS đọc
- HS làm việc cá nhân, tìm và viết vào vở
- HS tìm và viết vào vở
Mầm cây tỉnh giấc; Hạt mưa trốn tìm; Cây đào lim dim, cười; Quất gom nắng.
- GV nhận xét: Dùng từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để nói về hoạt động, đặc điểm của vật.
Bài 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu: Đặt 1-2 câu về con vật, cây cối, đồ vật, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.
- GV yêu cầu HS đặt câu vào vở, đổi vở chia sẻ cặp đôi.
- HS đọc yêu cầu
- HS đặt câu.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhân hóa là gì? Có những cách nhân hóa nào?
- 2-3 HS trả lời
- Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa nói về học tập.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..
Toán:
Bài 19: GIÂY THẾ KỈ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Làm quen với các đơn vị thời gian, giây, thế kỉ
- Chuyển đổi và tính toán với đơn vị thời gian đã học
* Năng lực chung: NL tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi. 
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, hỏi: 
+ Tranh vẽ gì?( Trên màn hình đang chiếu phim hoạt hình có nhân vật là que diêm, cây thông và hội thoại giữa que diêm và cây thông)
+ Tranh vẽ có mấy nhân vật?
+ Yc học sinh đóng vai nêu lại tình huống? 
- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ.
- GV giới thiệu- ghi bài
- Lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:
- GV cho hs quan sát chiếc đồng hồ có kim giây chuyển động, GT thế kỉ Gv giới thiệu về tuổi của ông bà để sánh độ dài ngắn của giây và thế kỉ.
+ GVGT: giây là đơn vị TG
1 phút = 60 giây
1 giờ = 60 phút
+ Hỏi: Em biết năm nay là năm gì không? 
( Để đánh dấu các năm người ta dùng các số còn để đánh dấu các thế kỉ người ta dùng chữ số La mã)
Thế kỉ: là một đơn vị đo thời gian
 1 thế kỉ = 100 năm
+ Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một ( Thế kỉ I)
.
+ Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt ( Thế kỉ XXI)
- Quan sát
- Trả lời
- Yêu cầu HS lấy ví dụ.
- GV khuyến khích HS lấy thêm nhiều ví dụ ở ngoài
3. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Bài toán cho chúng ta biết gì?
- Cho HS thảo luận, làm bài vào bảng nhóm
- Yêu cầu HS chia sẻ.
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
a) 60 giây; 1 phút; 180 giây; 3phút
b) 100 năm; 1 thế kỷ, 400 năm; 4 thế kỉ
- HS đọc.
- Thực hiện làm bài nhóm 4
- HS chia sẻ, nhận xét, chữa bài
- Lắng nghe
Bài 2.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho chúng ta biết gì?
+Cho HS làm bài CN tham gia trò chơi Ai nhanh ai đúng
KQ: a) Trần Hưng Đạo sinh năm 1228 thuộc TK XIII
b) Nguyễn Trãi sinh năm 1380 thuộc TK XIV
c) Phan Bội Châu sinh năm 1867 thuộc TK XIX
d) Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924 thuộc TK X
- GV giới thiệu với học sinh về 4 nhân vật lịch sử
Bài 3: 
- YC hs nêu bài toán
- GVHD học sinh
- YCHS làm vào vở
- Đại diện chia sẻ
Bài giải
Năm canh tý tiêp theo là
1900 + 60 = 1960
Vậy năm canh tý tiếp theo thuộc TK XX
- HS đọc.
- HS trả lời
- Tham gia chơi
- Lắng nghe
- HS làm bài vào vở, chia se
4. Vận dụng, trải nghiệm:
+ GVGT với học sinh về Can và chi trong âm lịch
- Nhận xét giờ học
- Lắng nghe 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:..
..
BUỔI CHIỀU
Công nghệ:
CHỦ ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
 Bài 5. GIEO HẠT VÀ TRỒNG CÂY CON TRONG CHẬU (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Bài học này nhằm hình thành và phát triển ở HS năng lực và phẩm chất với những biểu hiện cụ thể như sau:
1. Năng lực
a) Năng lực công nghệ
- Năng lực nhận thức công nghệ: Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt và trồng cây con trong chậu.
- Năng lực giao tiếp công nghệ: Giới thiệu được sản phẩm châu gieo hạt do mình làm ra.
- Năng lực sử dụng công nghệ: Thực hiện được việc gieo hạt trong chậu
- Năng lực đán ... ét và giải thích được ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ thông qua bản đồ hoặc lược đồ phân bố dân cư.
- Mô tả được một số hoạt động sản xuất truyền thống (trồng lúa nước, nghề thủ công,) ở Đồng bằng Bắc Bộ. Mô tả được một hệ thống đê và nêu được vai trò của đê điều trong trị thủy.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Hình thành năng lực nhận thức khoa học Địa lí thông qua việc kể tên một số dân tộc và mô tả một số hoạt động sản xuất, một hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Hình thành năng lực tìm hiểu Địa lí thông qua việc sử dụng lược đồ phân bố dân cư để nhận xét sự phân bố dân cư ở vùng.
- Hình thành năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc giải thích sự phân bố dân cư ở vùng.
- Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm.
3. Phẩm chất
- Yêu nước thông qua việc trân trọng các hoạt động sản xuất truyền thống của quê hương.
- Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt giữa các dân tộc.
- Chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
 Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
 Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
- Lược đồ mật độ dân số theo tỉnh/thành phố vùng Đồng bằng Bắc Bộ năm 2020.
- Hình ảnh, video về dân cư, hoạt động trồng lúa nước, một số nghề thủ công truyền thống, đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Máy tính, ti vi .
Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ trong SGK.
                                  “Hạt gạo làng ta
                                    Có vị phù sa
                                   Của sông Kinh Thầy”
(Trần Đăng Khoa, Hạt gạo làng ta, in trong Góc sân và khoảng trời, NXB Kim Đồng, 2017)
 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn thơ giúp em liên tưởng đến hoạt động sản xuất nào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá: Đoạn thơ giúp liên tưởng đến hoạt động sản xuất lúa gạo ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 9 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Biết một số dân tộc trong vùng.
- Biết một số hoạt động sản xuất truyền thống.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục (SGK tr41).
- GV nêu yêu cầu: Kể tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lên trình bày. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về một số dân tộc ở vùng.
Người Mường
Người Tày
Người Nùng
Người Dao đỏ
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV yêu cầu HS quan sát thông tin (SGK tr41) và hình 2, thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhận xét sự phân bố dân cư của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Giải thích vì sao vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
- GV cho HS làm việc theo cặp đôi.
- Gợi ý: GV hướng dẫn HS khai thác lược đồ bằng những câu hỏi gợi mở:
+ Tỉnh/thành phố nào có mật độ dân số cao nhất/thấp nhất?
+ Mật độ dân số là bao nhiêu?
- GV cho HS quan sát hình 1 và chiếu hình ảnh về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hình 1
                  Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Đồng bằng Bắc Bộ là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta.
- GV yêu cầu giải thích: Vì sao vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước?
- Gợi ý: Vì đây là vùng có địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, đất đa màu mỡ thuận lợi cho giao lưu, sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số hoạt động sản xuất truyền thống (Học tiết 2)
Hoạt động 3: Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành.
 GV giới thiệu bản dồ Tự nhiên Việt Nam yêu cầu HS quan sát vị trí địa lí của đồng bằng Bắc Bộ. (cũng có thể trình chiếu bản đồ trên màn hình)
- Gọi một vài em lên bảng chỉ vị trí địa lí
 của đồng bằng Bắc Bộ và nêu vùng tiếp giáp
- GV mời cả lớp cùng quan sát và đánh giá kết quả.
- GV nhận xét tuyên dương
- HS đọc đoạn thơ.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thông tin.
- HS trả lời.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS làm việc theo cặp đôi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời câu hỏi.
 HS quan sát tìm vị trí địa lí của đồng bằng Bắc Bộ. 
- HS lên chỉ trên bản đồ TNVN và nêu các vùng tiếp giáp.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:.
.
	HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM:
CHỦ ĐỀ 3: LÀM VIỆC KHOA HỌC
SHL: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Biết lập kế hoạch hoạt động của lớp mình theo tuần.
- Xác định được các nhiệm vụ của bản thân để chuẩn bị thực hiện.
2. Năng lực Chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có khả năng lập kế hoạch hoạt động của lớp mình theo tuần.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập kế hoạch hoạt động của lớp mình theo tuần một cách khoa học, hợp lí, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn trong làm việc nhóm về lập kế hoạch hoạt động của lớp mình theo tuần.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng, yêu quý và lắng nghe bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ để hoàn thành kế hoạch.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng nền nếp, nội quy lớp học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Xây dựng kĩ năng quan sát, thực hành để nhận ra khả năng của bản thân 
- Cách tiến hành:
- GV mời học sinh quan sát một số hình ảnh (video) về các hoạt động của lớp trong tuần vừa qua.
- Mời học sinh nhận xét về các hoạt động của lớp đã làm được trong tuần vừa qua
- GV Nhận xét, tuyên dương khen ngợi.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS theo dõi.
- Một số HS nhận xét và đưa ra ý kiến 
HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- MT: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc theo tổ)
- GV mời lớp trưởng điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. 
- Lớp trưởng lên điều hành nội dung sinh hoạt: Mời các tổ thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần:
+ Sinh hoạt nền nếp.
+ Thi đua của đội cờ đỏ tổ chức.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
+ Một số nội dung phát sinh trong tuần...
- Lớp trưởng mời Tổ trưởng các tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tổng hợp kết quả và mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung.
- GV NX chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4 hoặc theo tổ)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm (tổ) thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt theo chấm điểm của đội cờ đỏ.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- Lớp trưởng báo cáo kết quả thảo luận kế hoạch và mời GV nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp trưởng lên điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. 
- Mời các nhóm thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả hoạt động cuối tuần.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4 hoặc tổ: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu: 
+ Biết lập kế hoạch hoạt động của lớp mình theo tuần.
+ Xác định được các nhiệm vụ của bản thân để chuẩn bị thực hiện.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3: Kế hoạch hoạt động của lớp em
1. Tổ chức thực hiện: Làm việc nhóm
- GV phổ biến yêu cầu hoạt động: Các nhóm thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp trong tuần tới.
+ Liệt kê các hoạt động của lớp.
+ Xác định thời gian thực hiện và những công việc cần chuẩn bị.
+ Thống nhất phân công nhiệm vụ để thực hiện.
2. Tổ chức trình bày: làm việc chung cả lớp.
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả:
+ Giới thiệu và chia sẻ kế hoạch của nhóm mình.
+ GV mời các nhóm khác nhận xét, bày tỏ ý kiến chọn kế hoạch mình thích nhất.
- GV hướng dẫn các nhóm treo kế hoạch ở vị trí phù hợp nhất.
- HS lắng nghe GV phổ biến yêu cầu hoạt động.
- Các nhóm chuẩn bị dụng cụ để tiến hành lập kế hoạch.
- Trao đổi, thảo luận xây dựng kế hoạch.
- Trao đổi và tiến hành lập kế hoạch hoạt động của lớp trong tuần tới.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Giới thiệu kế hoạch của nhóm mình
- Các nhóm khác nhận xét, bày tỏ ý kiến về kế hoạch mình thích nhất.
- Các nhóm treo kế hoạch ở vị trí phù hợp nhất.
5. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Chia sẻ những thành quả đã cùng bạn thực hiện được.
+ Chia sẻ những sáng kiến của bản thân trước lớp cách làm việc khoa học.
 - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:.................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
KÝ CỦA GIÁO VIÊN, KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ BAN GIÁM HIỆU:
Xuân Chinh, ngày 02 tháng 11 năm 2023
GIÁO VIÊN SOẠN GIẢNG:
TỔ TRƯỞNG:
BAN GIÁM HIỆU:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_10_nam.docx