Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 29 - Trương Thị Ngọc Anh
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:- Phát triển kĩ năng
- HS đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin đơn giản và ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có tiên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết có trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
- HS nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với động vật và thiên nhiên nói chung, ý thức bảo vệ thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn: GV nắm được đặc điểm VB thông tin và nội dung của VB Loài chim của biển cả; nắm được nghĩa của các từ khó trong VB (sải cánh, đại dương, màng, dập dềnh, bão) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống: GV nắm được kiến thức thực tế về chim hải âu và có thể thu nhập thêm thông tin về hải âu trong Từ điển tranh về các con vật của lê Quang Long hoặc trên Internet.
3. Phương tiện dạy học: Tranh, ảnh về chim hải âu và tranh minh họa (chân vịt có màng) để giải thích nghĩa của từ “màng”; máy tính, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh,
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 29 - Trương Thị Ngọc Anh
TUẦN 29 LOÀI CHIM CỦA BIỂN CẢ (4 tiết) I. MỤC TIÊU Giúp HS:- Phát triển kĩ năng - HS đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin đơn giản và ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có tiên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết có trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. - HS nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. - Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với động vật và thiên nhiên nói chung, ý thức bảo vệ thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi. II. CHUẨN BỊ 1. Kiến thức ngữ văn: GV nắm được đặc điểm VB thông tin và nội dung của VB Loài chim của biển cả; nắm được nghĩa của các từ khó trong VB (sải cánh, đại dương, màng, dập dềnh, bão) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. 2. Kiến thức đời sống: GV nắm được kiến thức thực tế về chim hải âu và có thể thu nhập thêm thông tin về hải âu trong Từ điển tranh về các con vật của lê Quang Long hoặc trên Internet. 3. Phương tiện dạy học: Tranh, ảnh về chim hải âu và tranh minh họa (chân vịt có màng) để giải thích nghĩa của từ “màng”; máy tính, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để tìm ra điểm khác nhau giữa chim và cá. - Nhận xét và dẫn vào bài học Loài chim của biển cả. 2. Đọc - Đọc mẫu toàn VB. - Đọc câu: + HD HS đọc một số từ ngữ khó (loài, biển, thời tiết, ). + HD HS đọc những câu dài (Hải âu còn bơi rất giỏi/ nhờ chân của chú có màng, như chân vịt). GIẢI LAO - Đọc đoạn: + Chia VB thành 2 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến có màng như chân vịt, đoạn 2: phần còn lại). + Giải thích nghĩa các từ ngữ: sải cánh (Giải thích bằng động tác), đại dương (biển lớn), dập dềnh, bão (giải thích bằng đoạn phim); GV dùng tranh minh họa để giải thích từ màng. + Nhận xét. - Đọc toàn VB: + Đọc lại toàn bài và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. - Thảo luận nhóm đôi. + 2 – 3 HS trả lời: chim biết bay; chim ở trên trời; cá bơi dưới nước, + HS khác bổ sung. - Lắng nghe. - Lắng nghe và theo dõi SHS. - Đọc nối tiếp từng câu lần 1. - Đọc nối tiếp từng câu lần 2. - HS khác nhận xét. - Nghe và theo dõi. - Đọc nối tiếp từng đoạn. - Đọc đoạn theo nhóm. - 1 -2 HS đọc thành tiếng toàn VB. - HS khác nhận xét. - Lắng nghe. TIẾT 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3. Trả lời câu hỏi - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trao đổi về bức tranh minh họa và trả lời các câu hỏi: + Bài đọc nói về loài chim nào? a, Hải âu có thể bay xa như thế nào? b, Ngoài bay xa, hải âu còn có khả năng gì? + Khi trời sắp có bão, hải âu làm gì? c, Vì sao hải âu được gọi là loài chim báo bão? - Quan sát và hướng dẫn các nhóm. - Nhận xét. GIẢI LAO 4. Viết vào vở các câu trả lời cho câu hỏi a và b ở mục 3 - Nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và b (có thể trình chiếu lên bảng): a, Hải âu có thể bay qua những đại dương mênh mông. b, Ngoài bay xa, hải âu còn bơi rất giỏi. - Yêu cầu HS viết vào vở. - Lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. - Nhận xét bài của HS. - TL nhóm quan sát tranh, trả lời câu hỏi: + Hải âu. + Hải âu có thể bay qua những đại dương mênh mông. + Ngoài bay xa, hải âu còn bơi rất giỏi. + Hải âu bay thành đàn tìm nơi trú ẩn. + Khi trời sắp có bão, hải âu bay thành đàn tìm chỗ trú ẩn. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và theo dõi. - Viết 2 câu trả lời vào vở. TIẾNG VIỆT LOÀI CHIM CỦA BIỂN CẢ I. MỤC TIÊU Giúp HS:- Phát triển kĩ năng - HS đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin đơn giản và ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có tiên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết có trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. - HS nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. - Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với động vật và thiên nhiên nói chung, ý thức bảo vệ thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi. II. CHUẨN BỊ 1. Kiến thức ngữ văn: GV nắm được đặc điểm VB thông tin và nội dung của VB Loài chim của biển cả; nắm được nghĩa của các từ khó trong VB (sải cánh, đại dương, màng, dập dềnh, bão) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. 2. Kiến thức đời sống: GV nắm được kiến thức thực tế về chim hải âu và có thể thu nhập thêm thông tin về hải âu trong Từ điển tranh về các con vật của lê Quang Long hoặc trên Internet. 3. Phương tiện dạy học: Tranh, ảnh về chim hải âu và tranh minh họa (chân vịt có màng) để giải thích nghĩa của từ “màng”; máy tính, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 3 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - Quan sát và giúp đỡ các nhóm. - Nhận xét. - Yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - Kiểm tra và nhận xét bài của HS. GIẢI LAO 6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh - Giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát và nói về nội dung bức tranh, theo các từ gợi ý: hải âu, máy bay, bay, cánh. - Lưu ý khai thác thêm ý đối với HS có khả năng tiếp thu tốt (Sức mạnh sáng tạo của con người thật to lớn, sự kì thú của thiên nhiên, ) - GV tổ chức trò chơi “Phát thanh viên nhí”. Yêu cầu một số nhóm trao đổi to cho cả lớp cùng nghe. - Nhận xét, tuyên dương. - Thảo luận nhóm chọn từ để hoàn thiện câu: a, Ít có loài chim nào có thể bay xa như hải âu. b, Những con tàu lớn có thể đi qua các đại dương. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Viết câu vào vở. - Lắng nghe. - Chú ý theo dõi. - Trao đổi nội dung tranh cùng các bạn trong nhóm. - Một số nhóm thực hiện. - Nhóm khác bổ sung. TIẾNG VIỆT TIẾT 4 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 7. Nghe viết - Đọc to đoạn văn cần nghe viết. - Lưu ý HS: + Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ viết dễ sai chính tả: loài/ lớn. - Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + Đọc từng câu cho HS viết (mỗi câu đọc theo từng cụm từ, mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần). Đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Đọc lại 1 lần đoạn văn và Y/C HS rà soát lỗi. + Kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. GIẢI LAO 8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông - Dùng bảng phụ HD HS thực hiện yêu cầu. - Nêu nhiệm vụ. - Quan sát, hướng dẫn. - Nhận xét, tuyên dương. 9. Trao đổi: Cần làm gì để bảo vệ các loài chim? - Tổ chức cho HS luyện nói tự do thông qua cuộc thi “Tuyên truyền viên nhí”. - Lưu ý một số chi tiết: Không được bắn chim, bắt chim, phá tổ chim, - Nhận xét, chốt ý. 10. Củng cố - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. - Tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - Nhận xét, tuyên dương, động viên HS. - Theo dõi. - Lắng nghe. - Lắng nghe và thực hiện. - Viết chính tả. - Soát lỗi và đổi vở với bạn để kiểm tra lỗi. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm đôi để tìm vần phù hợp - 2-3 HS lên bảng điền vần vào ô vuông. - Đọc to các từ: CN – ĐT. - Trình bày ý kiến cá nhân. - Lắng nghe. - Nhắc lại nội dung bài. - Nêu ý kiến về bài học. - Lắng nghe. TIẾNG VIỆT: BẢY SẮC CẦU VỒNG (2 tiết) I. MỤC TIÊU Giúp HS Phát triển kĩ năng - HS đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. -HS nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. - Phát triển phẩm chất và năng lực chung: yêu quý vẻ đẹp và sự kì thú của thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi. II. CHUẨN BỊ 1. Kiến thức ngữ văn: GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Bảy sắc cầu vồng; nghĩa và cách giải thích nghĩa của những từ khó trong bài thơ (ẩn hiện, bừng tỉnh, mưa rào). 2. Kiến thức đời sống: Cầu vồng với bảy sắc đã tạo nên một ấn tượng đẹp và đi vào kí ức tuổi thơ của mỗi người với những màu rực rỡ, lung linh. Hiện tượng cầu vồng là một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt 3. Phương tiện dạy học: Tranh minh họa về cầu vồng; một số đồ vặt mang màu của 7 sắc cầu vồng (cam, đu đủ, lá cây, ); máy tính, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ôn và khởi động - Yêu cầu HS nhắc lại bài trước. - Khởi động: + Chiếu câu đố lên màn hình (hoặc viết lên bảng), gọi HS đọc nối tiếp. + Yêu cầu HS giải đố. + Có thể đưa thêm các câu hỏi phụ (Em đã từng thấy cầu vồng chưa? Cầu vồng xuất hiện ở đâu? Em có cảm nghĩ gì khi thấy cầu vồng?). + Nhận xét và giới thiệu bài thơ. 2. Đọc - Đọc mẫu toàn bài thơ (đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp). * Đọc câu thơ: - HD HS luyện đọc một số từ khó (tươi thắm, màu chàm, bừng tỉnh). - HD HS cách đọc ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. - Nhận xét. GIẢI LAO * Đọc khổ thơ: - HD HS nhận biết khổ thơ. - Giải thích nghĩa các từ ngữ: bừng tỉnh (hỏi HS, sau đó cho HS thực hiện động tác mô tả từ), mưa rào (chiếu đoạn phim).. - Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. - Nhận xét, đánh giá. * Đọc bài thơ: - Yêu cầu HS đọc cả bài thơ. - Nhận xét. 3. Tìm trong bài thơ những tiếng có vần ông, ơi, ưa - HD HS làm việc nhóm. - Mời đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét. - Nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị đã học được từ bài học đó. - Đọc nối tiếp. - Nêu đáp án giải đố. - 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung. - Lắng nghe. - Lắng nghe và theo dõi. - Đọc nối tiếp từng câu thơ lần 1. - Đọc nối tiếp từng câu thơ lần 2. - HS khác nhận xét. - Đọc nối tiếp từng khổ thơ. - Lắng nghe. - Đọc từng khổ thơ theo nhóm. - Một số HS đọc từng đoạn thơ. - HS khác nhận xét. - Đọc bài thơ: CN – ĐT. - TL nhóm đọc lại bài thơ và tìm trong bài những tiếng có vần ông, ơi, ưa. - Đại diện nhóm trình bày (vồng, trông, trời, bơi, mưa). - Nhóm khác nhận xét. TIẾT 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4. Trả lời câu hỏi - HD HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi: a, Cầu vồng xuất hiện khi nào? b, Cầu vồng có mấy màu, đó là những màu nào? c, Câu thơ nào cho thấy cầu vồng xuất hiện và tan đi rất nhanh. + Vậy em hiểu “ẩn hiện” có nghĩa là gì? - Nhận xét. 5. Học thuộc lòng - Treo bảng phụ hoặc trình chiếu bài thơ. - HD HS học thuộc lòng 1 khổ thơ bất kì bằng cách xóa dần một số từ ngữ trong khổ thơ cho đến khi xóa hết. - Nhận xét. GIẢI LAO 6. Viết vào vở tên từng màu trong bảy màu của cầu vồng - Yêu cầu HS nhắc lại tên của 7 màu cầu v ... h thiên nhiên và có thể giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên của quê hương . II .CHUẨN BỊ a ) Đối với GV : Thiết bị phát nhạc , một số bài hát về các loại cây , về thiên nhiên phù hợp với HS lớp 1 như : Về với thiên nhiên ( sáng tác : Hoàng Vũ ) ; Vui cùng thiên nhiên ( nhạc : dân ca Phần Lan , lời : Vũ Quốc Bình ) , ... b ) Đối với HS : Nhớ lại các bài hát liên quan tới thiên nhiên đã học ở môn Âm nhạc . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : GV yêu cầu cả lớp hát một bài hát về các loại cây hoặc vẽ thiên nhiên ( nếu các em thuộc ) , hoặc GV mở thiết bị phát nhạc bài hát về các loại cây để dẫn nhập HS thực hiện KHÁM PHÁ - KẾT NỐI Hoạt động 1 NHẬN BIẾT LỢI ÍCH CỦA MỘT SỐ LOẠI CÂY Bước 1 : Làm việc theo nhóm GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm hiểu lợi ích của một số loại cây mà các em biết . Bước 2 : Làm việc chung cả lớp Đại diện HS trong nhóm chia sẻ về kết quả thảo luận của nhóm mình . GV nhận xét , kết luận . HS thảo luận nhóm Hoạt động 2 CHIA SẺ CẢM XÚC Bước 1 : Làm việc cá nhân GV yêu cầu HS xem các bức ảnh vịnh Hạ Long , cảnh biển , cảnh núi , cảnh ruộng bậc thang trong SGK ở mục Khám phá - Kết nối để trả lời câu hỏi : Em thích nhất cảnh dẹp nào ? Vì sao ? Bước 2 : Làm việc chung cả lớp GV lấy tinh thần xung phong của một vài HS để chia sẻ cảm nhận về cảnh quan thiên nhiên HS chia sẻ Hoạt động 3 Nhận xét - Dặn dò - NX chung giờ học- dặn dò về nhà quan sát những cảnh đẹp thiên nhiên ở quê em HS thực hiện HĐTN: SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 29 I.MỤC TIÊU - Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua. - Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện. - Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. - Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức: - GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau a/ Sơ kết tuần học * Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau: a/ Sơ kết tuần học * Cách thức tiến hành: - Lớp trưởng mời các tổ trưởng lên báo cáo tình hình học tập của tổ mình về tất cả các môn học trong tuần. - Lớp trưởng tiếp tục mời lớp phó học tập và lớp phó văn thể mĩ báo cáo tình hình của lớp. - Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.GV chủ nhiệm nêu nhận xét chung về ưu, khuyết điểm và đề nghị lớp trưởng điều khiển các tổ vạch ra biện pháp khắc phục những hạn chế. b/ Kế hoạch tuần tới. - Lớp trưởng tiếp tục mời các tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới. - Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các tổ.. -HS hát một số bài hát. -HS hát một số bài hát. - Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về tổ mình. Sau khi báo cáo mời các bạn cho ý kiến. -HS theo dõi HS chia sẻ, lắng nghe, nhận xét. -HS theo dõi, lắng nghe. - HS lắng nghe. - Các tổ trưởng thảo luận trong tổ đưa ra biện pháp khắc phục và chia sẻ trước lớp. - Các tổ trưởng lần lượt nêu kế hoạch của tổ mình trong tuần tới 3. Sinh hoạt theo chủ đề GV tổ chức cho HS chia sẻ : + Những việc em đã làm khi chăm sóc vườn cây nhà trường . + Cảm nhận của em khi làm những việc đó . GV yêu cầu HS tìm hiểu xem trường mình có những cây trồng náo , những cây nào cần được chú ý chăm sóc nhiều hơn - HS chia sẻ -HS tham gia trò chơi ĐÁNH GIÁ a.Cá nhân tự đánh giá GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây : Tốt : Thực hiện thường xuyên được các yêu cầu sau : + Biết được tên và lợi ích của một số loại cây . + Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên , Đạt : Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên . Cần cố gắng : Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên , chưa thể hiện rõ , chưa thường xuyên . b) Đánh giá theo tổ/ nhóm - GV hướng dẫn tổ trưởng nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau : - Có biết được lợi ích của một số loại cây và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên hay không . Thái độ tham gia hoạt động có tích cực , tự giác , hợp tác , trách nhiệm , ... hay không c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát , tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ nhóm để đưa ra nhận xét , đánh giá chung . -HS tự đánh giá -HS đánh giá lẫn nhau -HS theo dõi 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học của lớp mình. - GV dặn dò nhắc nhở HS -HS lắng nghe TOÁN(TC): LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu:I 1. Kiến thức: - Thực hiện được phép cộng trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số -. Thực hiện được tính nhẩm. - Viết được phép tính v à câu trả lời giải bài toán có lời văn. 2. Phát triển năng lực: - Giải được các bài toán thực tế có liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số. Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế, 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bộ đồ dùng dạy toán 1.- HS: Bộ đồ dùng học toán 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động: - GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi: rung chuông vàng.. - GV giảng giải, dẫn dắt vào bài học. HS tham gia chơi 2. Luyện tập GV viết đề bài lên bảng Bài 1 : Đặt tính rồi tính 42+4 84-3 60+ 27 67-30 36+43 79-32 Bài 2 Bài 2 : Điền số vào ô trống 64+ = 87 45 + = 97 67- = 35 - 58= 40 Bài 3 : Nga và hà hái được 67 bông hoa. Riêng Hà hái được 32 bông hoa. Hỏi Nga hái được bao nhiêu bông hoa?. a. Viết phép tính thích hợp vào ô trống B, E hãy nêu câu trả lời -HS nêu yêu cầu -Làm bài vào vở -Đổi bài kiểm tra nhau Trò chơi : Nối nhanh nhanh nối đúng --GV nêu tên trò chơi ;Thi nối nhanh ,nối đúng -Hướng dẫn cách chơi -GV nhận xét tuyên dương những em học tốt . Hoạt động nhóm 6 - Các nhóm trình bày. -Lớp nhận xét -Nhóm nào nối đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Tổng kết dặn dò * Nhận xét giờ học -Tuyên dương những em học tốt -dặn HS về nhà ôn bài TIẾNG VIỆT (TC) ANH HÙNG BIỂN CẢ I. MỤC TIÊU: - Biết đọc đúng từ, ngữ tốc độ đọc tốt bài văn. - Viết đúng chính tả đoạn văn . * Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập. * Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh. II. CHUẨN BỊ: GV: VBT. HS: VBT, bảng con, màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Luyện đọc - GV cho HS đọc lại bài Anh hùng biển cả Cá heo là tay bơi giỏi nhất của biển. Nó có thể bơi nhanh vun vút như tên bắn. Cá heo sinh con và nuôi con bằng sữa. Nó khôn hơn cả chó khỉ. Có thể dạy nó canh gác bờ biển, dẫn tàu thuyền vào ra các cảng, săn lùng tàu thuyền giặc. Một chú cá heo ở Biển Đen mới đây mới đây đã được thưởng huân chương. Chú cá heo này đã cứu sống một phi công khi anh nhảy dù xuống biển vì máy bay bị hỏng. * Luyện viết chính tả: -Gv chọn 1 đoạn trong bài - Cho HS viết vào bảng các từ khó - GV đọc cho HS viết vào vở ô li. Đọc lại GV nhận xét bài của HS. - HS đọc: + HS đọc nối tiếp câu + HS lập nhóm đôi đọc nối tiếp đoạn + HS đọc cả bài + HS đọc đồng thanh cả bài - HS đọc đoạn cần viết - HS viết bảng con -HS viết bài - HS dò bài. -HS đổi vở kiểm tra 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học - Nhận xét, tuyên dương HS. HS lắng nghe và thực hiện TIẾNG VIỆT(TC): LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết sắp xếp các từ ngữ thành câu - Biết làm bài tập chính tả phân biệt . - Biết sử dụng vốn từ sẵn có để viết câu. * Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập. * Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh. II. CHUẨN BỊ HS: bảng con, màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Luyện đọc. *Gv cho hs đọc lại bài học buổi sáng. 2. Luyện Tiếng Việt Bài 1 - GV đọc yêu cầu - Em thử ghép các tiếng đã cho thành câu xem câu nào phù hợp rồi viết lại câu? sinh con/ bằng sữa/ Cá heo/ và nuôi con - GV nhận xét tuyên dương. - Lưu ý: Khi viết câu cần viết hoa chữ cái đầu câu và kết thúc câu có dấu chấm. Bài 2: Điền k, c, qu Gói .....ẹo gà .....on tự ....ản ....ẫy đuôi ....ây hoa dòng ....ênh - GV nhận xét HS, tuyên dương Bài 3 - Viết 1-2 câu về một con vật mà em biết. - GVNhận xét tuyên dương -HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày -HS nhận xét - HS đọc và viết lại câu: Cá heo sinh con và nuôi con bằng sữa. - HS làm việc cá nhân - Vài em trình bày’ - Lớp nhận xét .HS làm bài. - Vài em trình bày Lớp nhận xét bổ sung. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học - Nhận xét, tuyên dương HS. HS lắng nghe và thực hiện TIẾNG VIỆT (LH) LOÀI CHIM CỦA BIỂN I. MỤC TIÊU: - Biết đọc đúng từ, ngữ tốc độ đọc tốt bài văn. - Viết đúng chính tả đoạn văn . * Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập. * Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh. II. CHUẨN BỊ: GV: VBT. HS: VBT, bảng con, màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Luyện đọc - GV cho HS đọc lại bài : Loài chim của biển * Luyện viết chính tả: -Gv chọn 1 đoạn trong bài - Cho HS viết vào bảng các từ khó - GV đọc cho HS viết vào vở ô li. Đọc lại GV nhận xét bài của HS. - HS đọc: + HS đọc nối tiếp câu + HS lập nhóm đôi đọc nối tiếp đoạn + HS đọc cả bài + HS đọc đồng thanh cả bài - HS đọc đoạn cần viết - HS viết bảng con -HS viết bài - HS dò bài. -HS đổi vở kiểm tra 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học - Nhận xét, tuyên dương HS. HS lắng nghe và thực hiện TIẾNG VIỆT(LH): BẢY SẮC CẦU VỒNG I. MỤC TIÊU: - Biết đọc đúng từ, ngữ tốc độ đọc tốt bài, đọc thuộc lòng bài thơ. - Viết 2 khổ thơ. * Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập. * Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh. II. CHUẨN BỊ: GV: VBT. HS: VBT, bảng con, màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1+2 TIẾT 1 * Luyện đọc - GV cho HS đọc thuộc lòng lại bài thơ: Bảy sắc cầu vồng . * Luyện viết viết 2 khổ thơ trong bài -GV nêu yêu cầu Hướng dẫn viết từ khó - GV nhận xét - GV đọc bài Đọc lại GV nhận xét bài của HS. - HS đọc: + HS đọc nối tiếp dòng thơ + HS lập nhóm đôi đọc nối tiếp khổ thơ + HS đọc cả bài + HS đọc đồng thanh cả bài + HS đọc thuộc lòng bài thơ. - Vài HS đọc khổ thơ cần viết - HS viết từ khó vào bảng con -HS viết vào vở - HS dò bài. -HS đổi vở kiểm tra 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học - Nhận xét, tuyên dương HS. HS lắng nghe và thực hiện
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thu.doc