Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 28 - Lê Thị Kim Yến
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).
- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
2. Phát triển năng lực:
- Giải các bài toán tình huống thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (nêu được phép tính thích hợp với “tình huống” trong tranh)
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Que tính, mô hình.
HS: Đồ dùng học toán 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 28 - Lê Thị Kim Yến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 28 - Lê Thị Kim Yến
TOÁN: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiết 1), I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính). - Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số. 2. Phát triển năng lực: - Giải các bài toán tình huống thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (nêu được phép tính thích hợp với “tình huống” trong tranh) 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Que tính, mô hình. HS: Đồ dùng học toán 1 III. Các hoạt động dạy - học: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động. -Trò chơi đố bạn - GVNX - Hs thực hiện. - HS theo dõi 2. Khám phá: Bài toán a) - GV hướng dẫn học sinh lấy 76 que tính, bớt 32 que tính - Còn bao nhiêu que tính - GV thự hiên trên màn hình Có 76 que tính, bớt đi 32 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính? - GV yêu cầu HS cho biết bài toán cho biết gì và hỏi gì? - Để tìm số que tính con lại, ta cần thực hiện phép tính gì? - 76 – 32 là phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số. - Gv yêu cầu HS tính và nêu kết quả 76 – 32 = ? GV trình chiếu lên màn hình - Gv nhận xét. Bài toán b) - Gv nêu bài toán: Mẹ có 52 quả táo, mẹ biếu bà 20 quả. Hỏi mẹ còn lại mấy quả táo? - GV hỏi: + Bài toán cho biết gì?+ Bài toán hỏi gì? - GV Hãy nêu lại cách đặt tính và tính. - Gv nhận xét trình chiếu lên màn hình. -HS thực hiện - HS trả lời - HS theo dõi. - HS trả lời: + Có 76 que tính, bớt đi 32 que tính. + Hỏi còn lại mấy que tính. - HS trả lời: 76 - 32 - HS thảo luận nhóm2 cách đặt tính - HS trình bày cách đặt tính - Vài em nhắc lại - HS theo dõi. - HS đọc lại đề bài. . - HS trả lời. - HS thực hiên - Lớp nhận xét - Vài em nhawcd lại 3.Hoạt động : Thực hành – Luyện tập: Bài 1: Tính: - HS nêu yêu cầu. - Chú ý HS tính trừ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. - Tổ chức cho HS làm bài tập vào bảng con. Bài 2: Đặt tính và tính. - Gọi HS nêu yêu cầu - Gọi HS nhắc cách đặt tính. - GV nhận xét. Bài 3: Quả dưa nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất? - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, tìm kết quả phép tính ở mỗi quả dưa. So sánh và tìm ra kết quả lớn nhất. - GV nhận xét bổ sung. Bài 4: - Gọi HS đọc đề toán. - Hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS điền và thực hiện phép tính. - Gọi HS nêu kết quả. - Nhận xét - HS nêu yêu cầu - HS theo dõi - HS thực hiện. - HS nêu.. - HS thực hiện. - HS theo dõi, sửa sai. - HS nêu. - HS thực hiện, trình bày kết quả - HS theo dõi nhận xét. - HS đọc - HS trả lời: - HS thực hiện: 75 – 35 = 40 - HS nêu: 75 – 35 = 40 - HS theo dõi. 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - NX chung giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại cách trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số. - Xem bài giờ sau. - HS lắng nghe. PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiết 2),tr 60, 61 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.. - Làm được các bài toán thực tế liên quan đến phép trừ (giải quyết tình huống) - Giao tiếp, diễn đạt, trình bày lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán. 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. Đồdùngdạy - học: GV: Những tư liệu, vật liệu (bằng bìa), xúc xắc, để tổ chức trò chơi trong bài học (sgk) HS: Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính,) III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi – Bắn tên- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình 60 – 30 = 68 – 41 = 95 – 71 = 76 – 32 = 54 – 14 = 35 – 10 = - GVnhận xét. 2. Hoạt động 2: - GV giới thiệu bài, ghi đề. 3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập * Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu - GV đưa bài mẫu: 60 – 20 = ? H: 60 còn gọi là mấy? 20 còn gọi là mấy? Vậy nếu ta lấy 6 chục trừ 2 chục còn lại bao nhiêu? -GV nói: Vậy 60 – 20 = 40. - GV yêu cầu HS tính nhẩm và điền vào phiếu bài tập - GV quan sát lớp và chấm bài một số HS. - GV sửa bài và nhận xét. * Bài 2:Gọi HS nêu yêu cầu - GV hỏi HS cách đặt tính. GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính. -GV gọi 4 HS lên bảng làm và yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào bảng con. - GV sửa bài trên bảng và nhận xét bài ở bảng con. * Bài 3:Gọi HS nêu yêu cầu a) GV hướng dẫn HS cách làm: thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải (theo chiều mũi tên) - GV sửa bài và nhận xét. -Thực hiện tương tự với bài robot màu xanh. b) GV củng cố quy tắc phép trừ đã học đồng thời hướng dẫn HS cách làm. - GV gọi 5 HS lên bảng làm vào 5 ô trống trên bảng. - GV sửa bài và nhận xét. * Bài 4:Gọi HS nêu yêu cầu H: Đề bài cho biết điều gì? Đề bài yêu cầu làm gì? -GV yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập. - GV yêu cầu một số HS đọc phép tính. - GV sửa và nhận xét. 4. Hoạt động 4: Vận dụng vào thực tiễn * Trò chơi: Nối kết quả với phép tính đúng. - GV chia lớp thành 2 đội.Trong khu vườn có rất nhiều loài hoa, mỗi loài hoa có một phép tính. HS suy nghĩ và tìm một chiếc lá có kết quả đúng và dán vào mỗi bông hoa. Đội nào dán đúng số chiếc lá nhiều hơn thì đội đó thắng. - GV cho HS tham gia trò chơi. - GV tổng kết trò chơi. - GV nhận xét chung giờ học, dặn dò HS - Xem bài giờ sau. Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . - HSnhận xét (Đúng hoặc sai). -HS đọc đề. Tính nhẩm (theo mẫu) chục, 2 chục 4 chục -HS lắng nghe - HS làm vào phiếu bài tập. - HS lắng nghe và sửa bài. - Đặt tính rồi tính _ HS trả lời - 4 HS lên bảng làm và lớp thực hiện bài tập vào bảng con. - HS lắng nghe và sửa bài. -Số? - HS lắng nghe. HS thảo luận nhóm 2 - Vài nhóm trình bày - Lớp nhận xét bổ sung - Kết quả: 60 – 20 = 40. - HS biết được 9 – 4 = 5 nên số trong ô ở hàng đơn vị là số 9. - HS quan sát bạn làm và nhận xét. - HS lắng nghe. 1 em đọc đề bài - HS trả lời - HS điền : 86 – 50 = 36 - HS trình bày. - HS thựchiệntheoyêucầu. GV nêu các phép tính: 38 – 12=; 39 – 24 = ; 57 – 32 = ; 47 –15 =; 90 – 20 =,.... -HS tham gia chơi. - HS lắng nghe. TOÁN: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiết 3),tr 62, 63 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố quy tắc tính và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Thực hiện được phép trừ và phép cộng số có hai chữ số cho số có hai chữ số. 2. Phát triển năng lực: - Làm được các bài toán thực tế liên quan đến phép trừ (giải quyết tình huống) - Giao tiếp, diễn đạt, trình bày lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán. 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. Đồ dung dạy - học: GV: Những tư liệu, vật liệu (bằng bìa), xúc xắc, để tổ chức trò chơi trong bài học (sgk) HS: Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính,) III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi – Nhanh như chớp nhí- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình 90 – 30 = 68 – 48 = 55 – 21 = 72 – 32 = 64 – 13 = 30 – 10 = - GVnhận xét. 2. Hoạt động 2: - GV giới thiệu bài, ghi đề. 3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập * Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu - GV hỏi HS cách đặt tính. GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính. -GV gọi 6 HS lên bảng làm và yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào bảng con. - GV nhận xét, sửa sai * Bài 2:Gọi HS nêu yêu cầu H: Trong bài 2 có bao nhiêu bạn nhỏ? GV gợi ý: Mỗi bạn nhỏ cầm một phép tính. Để biết được bạn nào cầm thẻ ghi phép tính có kết quả lớn nhất chúng ta cần làm gì? - GV yêu cầu HS nhẩm và đọc lần lượt các kết quả của các phép tính.- H: Số nào lớn nhất? Đó là kết quả của phép tính nào? - GV sửa bài và nhận xét. - GV chốt: Muốn biết phép tính nào có kết quả lớn nhất (bé nhất) chúng ta cần nhẩm xem kết quả của các phép tính và so sánh các kết quả đó để tìm ra số lớn nhất (bé nhất). * Bài 3:Gọi HS nêu yêu cầu - GV nói: Hãy tưởng tượng em là bác sĩ đang đo chiều cao cho các bạn robot. Vậy theo bác sĩ, bạn robot nào cao nhất, bạn robot nào thấp nhất? -GV yêu cầu 3 HS đọc chiều cao của 3 bạn robot. -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để hỏi đáp. - GV yêu cầu HS trình bày. - GV nhận xét bổ sung - GV có thể liên hệ: Muốn có chiều cao tốt, các em có thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục thể thao để cơ thể phát triển tốt. 4. Hoạt động 4: Vận dụng vào thực tiễn * Trò chơi: Hái nấm - GV dán sẵn các số 6, 12, 34, 35, 50, 67 vào sáu mặt của con xúc xắc. GV chia lớp thành các nhóm. Khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc để nhận được một số mặt trên xúc xắc. Hái cây nấm ghi phép tính có kết quả bằng số nhận được. Trò chơi sẽ kết thúc khi hái được 4 cây nấm - GV cho HS tham gia trò chơi. - GV tổng kết trò chơi. - GV nhận xét chung giờ học, dặn dò HS - Xem bài giờ sau. Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . - HS nhận xét (Đúnghoặcsai). -HS đọc đề. - Đặt tính rồi tính . - 6 HS lên bảng làm và lớp thực hiện bài tập vào bảng con. - HS lắng nghe và sửa bài. -Bạn nào cầm thẻ ghi phép tính có kết quả lớn nhất? - 4 bạn: Nam, Việt, Mai, Robot. - HS trả lời: Tính kết quả của mỗi phép tính và so sánh xem số nào lớn nhất. -HS lắng nghe - HS lắng nghe. Đo chiều cao của ba bạn robot được kết quả như hình vẽ. Hỏi bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất? - HS lắng nghe và quan sát. HS thảo luận nhóm 2 - Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét. - HS lắng nghe và ghi nhớ. -HS tham gia chơi. - HS lắng nghe. TUẦN 28 HĐTN: SHDC: LỄ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ “ NUÔI HEO ĐẤT - GIÚP BẠN ĐẾN TRƯỜNG : I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Có thói quen tiết kiệm theo gương Bác Hồ găn với phong trào Thiếu nhi thi đua thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. -2.Kĩ năng : - Phát huy tinh thần tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Giáp dục ý thức tiết kiệm. 3. Phẩm chất: - Giáo dục truyền thống lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc ta. Qua đó góp phần giúp đỡ các bạn nghèo không có điều kiên để đến trường có, nguy cơ bỏ học, những bạn học sinh vượt khó học tập tốt... thực hiện được ước mơ cắp sách đến trường giúp các bạn trở thành công dân có ích cho xã hội. II. CHUẨN BỊ: -Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động. - HS Trang phục và các trò chơi . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: * Hoạt động 1: Chào cờ - GV tổ chức cho hs xếp hàng theo đơn vị lớp đúng vị trí đã được phân chia. - GV tổ chức cho HS chào cờ, hát quốc ca đội ca và hô đáp khẩu hiệu Đội. -Gv lớp trực tuần nhận xét thi đua. - GV mời đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần tới. Hoạt động 2: Phong trào em làm kế hoạch nhỏ - B1: Văn nghệ chào mừng - Giới thiệu tiết mục văn nghệ theo chủ đề : Thân thiện với bạn bè. B2: Phát động phong trào “ Nuôi heo đất giúp bạn đến trường” - Dẫn chương trình giới thiệu đại biểu, nêu mục đích ý nghĩa của phong trào *TPT nêu nội dung và hình thức thực hiện. + Đối với các chi đội: Phải có 1 con ... ao bầy sói có thể thỏa thuê ăn thịt đàn cừu? c. Em rút ra được điều gì từ câu chuyện này? GV và HS thống nhất câu trả lời - GV nhận xét, chốt ý đúng, khen ngợi HS - HS đọc - HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. a. Ban đầu nghe tiếng kêu cứu,các bác nông dân đã tức tốc chạy tới. b. Bầy sói có thể thỏa thuê ăn thịt đàn cừu vì không có ai đến đuổi giúp chú bé. c. Trong cuộc sống chúng ta cần đùa vui đúng lúc, đúng chỗ,không lấy việc nói dối làm trò đùa ....(Tùy theo ý hiểu của HS) - HS trình bày câu trả lời. -Các bạn nhận xét, đánh giá. 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3. - GV nhắc lại hoặc treo bảng phụ hoặc có thể trình chiếu câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3. - GV hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. + Viết hoa chữ cái đầu câu. Đặt dấu chấm đúng vị trí. - GV kiểm tra, nhận xét bài của một số HS. - Một HS đọc thành tiếng câu trả lời - Lắng nghe hướng dẫn - Viết vào vở: Em nghĩ rằng chúng ta không nên nói dối. TIẾNG VIỆT: BÀI 4: CHÚ BÉ CHĂN CỪU MỤC TIÊU 1. Phát triển kỹ năng - HS đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài đọc; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong bài đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn văn ngắn. - HS trao đổi về nội dung của bài đọc và nội dung được thể hiện trong tranh. 2. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: - Nói điều chân thật, không nói dối hay không đùa cợt không đúng chỗ, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi. II. CHUẨN BỊ Phương tiện dạy học Tranh minh họa có trong SGK Tiết 3 5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. - GV treo bảng phụ ghi sẵn BT 5 và các từ - Gọi HS nêu yêu cầu BT - GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm để chọn từ ngữ thích hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả - GV gọi HS nhận xét - GV nhận xét, chốt câu đúng. - GV kiểm tra nhận xét một số bài của HS. - Quan sát - HS đọc yêu cầu BT - HS thảo luận nhóm. - HS trao đổi sản phẩm với bạn bên cạnh, nhận xét sản phẩm của nhau. - Đại diện nhóm trình bày a. Nhiều người hốt hoảng vì có đám cháy. b.Các bác nông dân đang làm việc chăm chỉ. - Theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Viết câu vào vở. - Nhận xét bài của bạn. 6. Kể lại câu chuyện: Chú bé chăn cừu - GV đưa ra các bức tranh phóng to từ SHS - GV gợi ý chia câu chuyện thành 4 đoạn nhỏ có nội dung theo 4 bức tranh + Tranh 1: Chú bé đang la hét. + Tranh 2: Các bác nông dân đang tức tốc chạy tới chỗ kêu cứu. + Tranh 3: Cậu bé hốt hoảng kêu cứu nhưng các bác nông dân vẫn thản nhiên làm việc. + Tranh 4:Bầy sói tấn công đàn cừu. - GV chia lớp thành các nhóm - YC HS dựa vào các bức tranh, xây dựng để mỗi bạn kể lại câu chuyện cho các bạn trong nhóm cùng nghe. - Gv yêu cầu đại diện một số nhóm kể câu chuyện trước lớp. - Gv nhận xét, khen ngợi hs. - Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện này? - GV chốt lại nội dung câu chuyện: Chúng ta không nên nói dối và lấy việc nói dối làm trò đùa. - Quan sát tranh - Lắng nghe - Làm việc theo nhóm - Đại diện 3,4 nhóm kể trước lớp - HS khác lắng nghe, nhận xét. - HS trả lời theo ý hiểu. - Lắng nghe. - Vài học sinh nhắc lại nội dung. Tiết 4 7. Nghe – viết - Giới thiệu đoạn văn - GV đọc đoạn văn - Đoạn văn gồm có mấy câu? - Những chữ nào cần viết hoa chữ cái đầu tiên? - Kết thúc một câu ta dùng dấu gì? - GV đọc cho HS viết bảng con từ khó - GV đọc cho HS viết, lưu ý cho HS tư thế ngồi, cách cầm bút, - GV đọc cho HS soát lỗi - GV kiểm tra, nhận xét bài của một số học sinh - Quan sát, đọc nhẩm - Lắng nghe - Đoạn văn có 3 câu - Những chữ đầu câu: Một, Chú, Các - Dùng dấu chấm - HS viết bảng con: sói, hốt hoảng, vẫn - Viết chính tả vào vở. - Lắng nghe, soát lỗi chính tả - Lắng nghe 8. Chọn vần phù hợp thay vào ô vuông. - GV nêu yêu cầu - Gọi đại diện nhóm trả lời - Gọi HS nhận xét, bổ sung - Viết lại các tiếng, từ lên bảng - Yêu cầu Hs đọc, phân tích, đánh vần lại các tiếng. - YC học sinh đọc đồng thanh Thảo luận nhóm đôi chọn vần phù hợp Các nhóm trình bày: bày trò, bài học, chạy trốn. Viêc làm, tạm biệt, rạp xiếc. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Làm theo yêu cầu của GV (cá nhân – nhóm- tổ) - Đọc đồng thanh 9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: - GV giới thiệu tranh - Nêu yêu cầu: Em hãy quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói về tình huống: Chú bé chăn cừu không nói dối và được các bác nông dân đến giúp. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, khen HS, chốt ý. - Quan sát tranh và thảo luận nhóm 4. - Lắng nghe yêu cầu Đại diện nhóm trình bày. 10. Củng cố - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu, xem trước bài học sau. - Nhận xét tiết học. - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào) TOÁN(TC): LUYỆN TẬP I. Mục tiêu:I 1. Kiến thức: - Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số -. Thực hiện được tính nhẩm. - Viết được phép tính giải bài toán có lời văn. 2. Phát triển năng lực: - Giải được các bài toán thực tế có liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số. Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế, 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bộ đồ dùng dạy toán 1.- HS: Bộ đồ dùng học toán 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động: - GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi: Đố bạn . - GV giảng giải, dẫn dắt vào bài học. 2. Luyện tập GV viết đề bài lên bảng Bài 1 : Đặt tính rồi tính 68-34 45-25 37-20 98-54 73-41 69-29 Bài 2 : Tìm và nối hai phép tính có kết quả bằng nhau 47-25 87-44 56-36 89- 34 73- 30 79-57 43+12 98- 78 Bài 3 : Viết phép tính thích hợp vào ô trống Nam có 67 cuốn vở . Nam đã dùng hết 45 cuốn vở. Hỏi Nam còn lại bao nhiêu cuốn vở. -HS nêu yêu cầu -Làm bài vào vở -Đổi bài kiểm tra nhau Trò chơi : Nối nhanh nhanh nối đúng --GV nêu tên trò chơi ;Thi nối nhanh ,nối đúng -Hướng dẫn cách chơi -GV nhận xét tuyên dương những em học tốt . Hoạt động nhóm 6 - Các nhóm trình bày. -Lớp nhận xét -Nhóm nào nối đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Tổng kết dặn dò * Nhận xét giờ học -Tuyên dương những em học tốt -dặn HS về nhà ôn bài TIẾNG VIỆT (TC) CÂU HỎI CỦA SÓI I. MỤC TIÊU: - Biết đọc đúng từ, ngữ tốc độ đọc tốt bài văn. - Viết đúng chính tả đoạn văn . * Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập. * Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh. II. CHUẨN BỊ: GV: VBT. HS: VBT, bảng con, màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Luyện đọc - GV cho HS đọc lại bài Câu hỏi của sói * Luyện viết chính tả: -Gv chọn 1 đoạn trong bài - Cho HS viết vào bảng các từ khó - GV đọc cho HS viết vào vở ô li. Đọc lại GV nhận xét bài của HS. - HS đọc: + HS đọc nối tiếp câu + HS lập nhóm đôi đọc nối tiếp đoạn + HS đọc cả bài + HS đọc đồng thanh cả bài - HS đọc đoạn cần viết - HS viết bảng con -HS viết bài - HS dò bài. -HS đổi vở kiểm tra 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học - Nhận xét, tuyên dương HS. HS lắng nghe và thực hiện TIẾNG VIỆT(TC): LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết sắp xếp các từ ngữ thành câu - Biết làm bài tập chính tả phân biệt . - Biết sử dụng vốn từ sẵn có để viết câu. * Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập. * Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh. II. CHUẨN BỊ HS: bảng con, màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Luyện đọc. *Gv cho hs đọc lại bài học buổi sáng. 2. Luyện Tiếng Việt Bài 1 - GV đọc yêu cầu - Em thử ghép các tiếng đã cho thành câu xem câu nào phù hợp rồi viết lại câu? Vì chúng tôi/ lúc nào cũng vui/ có nhiều bạn tốt/ Chúng tôi/ - GV nhận xét tuyên dương. - Lưu ý: Khi viết câu cần viết hoa chữ cái đầu câu và kết thúc câu có dấu chấm. Bài 2 - GV yêu cầu chọn dấu hỏi hay dấu ngã thích hợp để điền vào chữ in đậm Ve đẹp tập ve ông lao Gia gạo mưa bao dạy bao - GV nhận xét HS, tuyên dương Bài 3 -GV Nêu yêu cầu:Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm rồi viết lại câu: gây gổ, siêng năng, chơi đùa Các bạn đang..................... với nhau thật vui vẻ - GVNhận xét tuyên dương -HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày -HS nhận xét - HS đọc và viết lại câu: Chúng tôi lúc nào cũng vui vì chúng tôi có nhiều bạn tốt. - HS làm việc cá nhân - Vài em trình bày’ - Lớp nhận xét .HS làm bài. - Vài em trình bày Lớp nhận xét bổ sung. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học - Nhận xét, tuyên dương HS. HS lắng nghe và thực hiện TIẾNG VIỆT (LH) ÔN TẬP : CHÚ BÉ CHĂN CỪU I. MỤC TIÊU: - Biết đọc đúng từ, ngữ tốc độ đọc tốt bài văn. - Viết đúng chính tả đoạn văn . * Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập. * Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh. II. CHUẨN BỊ: GV: VBT. HS: VBT, bảng con, màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Luyện đọc - GV cho HS đọc lại bài : Chú bé chăn cừu * Luyện viết chính tả: -Gv chọn 1 đoạn trong bài - Cho HS viết vào bảng các từ khó - GV đọc cho HS viết vào vở ô li. Đọc lại GV nhận xét bài của HS. - HS đọc: + HS đọc nối tiếp câu + HS lập nhóm đôi đọc nối tiếp đoạn + HS đọc cả bài + HS đọc đồng thanh cả bài - HS đọc đoạn cần viết - HS viết bảng con -HS viết bài - HS dò bài. -HS đổi vở kiểm tra 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học - Nhận xét, tuyên dương HS. HS lắng nghe và thực hiện TIẾNG VIỆT (LH) ÔN TẬP : TIẾNG VỌNG CỦA NÚI I. MỤC TIÊU: - Biết đọc đúng từ, ngữ tốc độ đọc tốt bài văn. - Viết đúng chính tả đoạn văn . * Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập. * Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh. II. CHUẨN BỊ: GV: VBT. HS: VBT, bảng con, màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Luyện đọc - GV cho HS đọc lại bài : Tieengs vọng của núi * Luyện viết chính tả: -Gv chọn 1 đoạn trong bài - Cho HS viết vào bảng các từ khó - GV đọc cho HS viết vào vở ô li. Đọc lại GV nhận xét bài của HS. - HS đọc: + HS đọc nối tiếp câu + HS lập nhóm đôi đọc nối tiếp đoạn + HS đọc cả bài + HS đọc đồng thanh cả bài - HS đọc đoạn cần viết - HS viết bảng con -HS viết bài - HS dò bài. -HS đổi vở kiểm tra 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học - Nhận xét, tuyên dương HS. HS lắng nghe và thực hiện
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thu.doc